Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Poetry & Performance
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Thị Anh
Đây là một Literature live do Hội Đồng Anh chủ trì. Thực tế những năm qua cho thấy, L'Space, Việnt Goethe quá mạnh với các hoạt động nghệ thuật, văn chương, còn Hội Đồng Anh cũng rất mạnh, nhưng thường thiên về các dự án nghệ thuật như trình diễn sắp đặt, nhiếp ảnh, sân khấu...

Đây sẽ là một hoạt động thường niên dành cho những ngươì yêu văn học, họ sẽ được thamgia vào câu lạc bộ Văn học của Hội đồng Anh. Câu lạc bộ sẽ là nơi gặp gỡ, chuyện trò với các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình, dịch giả của Việt Nam và vương quốc Anh về các chủ đề văn học khác nhau như Văn học đương đại Anh, văn học đương đại Việt Nam, các tác phẩm văn học dịch nổi tiếng, các tác phẩm mới của nhà văn, nhà thơ Việt Nam.

Tại Hà Nội, câu lạc bộ sẽ được tổ chức vào các ngày thứ 6 đầu tiên hàng tháng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ định kỳ 2 tháng 1 lần.


Những người trình diễn thơ đầu tiên ngày 24-1-2006, tại Lý Club có nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương, Nguyễn Thúy Hằng, Vi Thùy Linh, và anh nhà thơ Roger Robinson. Người dẫn chương trình là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

Sự khởi đầu của Nguyễn Vĩnh Tiến gây bất ngờ cho người xem trình diễn thơ. Anh có chất giọng khá tốt, và với sự kết hợp giữa 2 tiếng đàn, một của dân tộc (đàn kìm) và một của hiện đại (đàn violin). Với những lời thơ như đồng dao, Anh múa may, rất ngẫu hứng, nghe giống nhạc điệu của chầu văn, tâm trạng thì như lên đồng. "Tay trỏ đặt lên má, thế là ma ngủ đến. Nó bắt tôi nằm im…” hay ở bài Viển Vông, Nguyễn Vĩnh Tiến sử dụng tiếng mõ, nghe na ná như bài Giọt sương bay lên của anh. "Viển vông vừa đi vừa thu lu vừa quấy bột những lần áo lót.// Trầm tích tưởng tượng, đầy.// Vết sẹo thời gian cứ dài ngoằng ngoặc// Vừa chợt nhớ ra thực tại. Viển vông vừa sống chung, vừa khép.// Giật ta ra khỏi khu phố yên hàn…

Vi thuỳ Linh với nhẹ nhàng, tình cảm, với điệu nhạc trữ tình, vẫn Mơ Linh, vẫn Cây Nữ Tu, và cô “suốt mùa// tiếng kèn quay quất// không có bước chân nào thực lòng yêu//, dừng trước nhà tu kín…” … Khao khát của nữ tu trong tu viện được giọng đọc truyền cảm, hơi khàn khàn đặc trưng của Vi Thuỳ Linh

http://i16.photobucket.com/albums/b47/a2512/vtc_34797_Nguyen_Thuy_Hang.jpg

Nguyễn thúy Hằng, đã xuống tóc trong cuộc trình diễn thơ ở Lý Club. Còn trong bức ảnh này là tại cuộc triển lãm tranh của Trần Vũ (con trai của Trần Dần, chồng của nhà văn Thuận, )


(còn...

Hic, tớ phải đi làm. Tớ ghi âm toàn bộ, nhưng ko biết cách up.:(
nicochiphai
Ặc ! Thúy Hằng cạo đầu. Hồi ở SG bả cứ dụ mình để bả cắt tóc giùm cho, may mà mình ko chịu, nếu ko là cái đầu trọc lóc bình vôi luôn rồi hehehe w00t.gif

Buổi làm ở SG sẽ diễn ra tối ngày 26/01. Em từ chối ko đến nhưng biết đâu lại quởn lên đến đó để về tường thuật cho TA nghe nhỉ ?
Evil
QUOTE(Thị Anh @ Jan 25 2007, 07:20 AM)
Đây là một Literature live do Hội Đồng Anh chủ trì. Thực tế những năm qua cho thấy, L'Space, Việnt Goethe quá mạnh với các hoạt động nghệ thuật, văn chương, còn Hội Đồng Anh cũng rất mạnh, nhưng thường thiên về các dự án nghệ thuật như trình diễn sắp đặt, nhiếp ảnh, sân khấu...

*



Đọc đoạn này của TA mới nhớ hôm trước em có đi xem triển lãm tranh Bụi đời (the Dust of Life) của Mai Duy Minh (Minh kính). Triển lãm do viện Goethe tổ chức. Không biết dân làng mình có ai đi xem không? có nhiều yếu tố trong tranh của Minh khiến em không thích và cũng hơi ngạc nhiên trước sự bảo trợ của viện Goethe. Nhưng không biết viện Goethe lựa chọn họa sỹ để làm triển lãm như thế nào?
Phó Thường Nhân
Chọn thế nào á ???

Thì như cái tượng đài xấu òm nó để trước cửa ấy. 3 cái nắm tay đấm lên trời. Tức là đấu tranh với Trời ý.

Còn tất nhiên phải biết uống bia Đức 7% cồn, ăn rau cải chua...Cái này thì không cần gì, chỉ cần có tiền là nó phục vụ.
leuleu.gif leuleu.gif leuleu.gif
Còn chọn Tranh thì có lẽ

Tưởng là Tranh mà không phải là Tranh.
Đúng là Tranh mà không phải là Tranh.
Là Tranh tức là phải đấu Tranh.
3 năm tay giơ lên trời là đấu tranh.

Chú thích 4 câu trên là thơ mới, không có vần mà lại bắt vần bằng từ Tranh. Xứng đáng làm tranh chọn của viện Gớt.
leuleu.gif leuleu.gif leuleu.gif
cobebuongbinh
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 25 2007, 04:26 PM)

Còn chọn Tranh thì có lẽ

Tưởng là Tranh mà không phải là Tranh.
Đúng là Tranh mà không phải là Tranh.
Là Tranh tức là phải đấu Tranh.
3 năm tay giơ lên trời là đấu tranh.

leuleu.gif  leuleu.gif  leuleu.gif
*


EM THÍCH Ý TƯỞNG NÀY! cheers.gif cheers.gif cheers.gif
tao_lao
Tui nghe nói về cái vụ thơ trình diễn (performance poetry) đã lâu nhưng mà chưa được coi live bao giờ. Bà con có ai có video hay audio thì share giùm với. Cảm ơn.
Thị Anh
Thôi, tớ mệt lắm, chỉ post lại bài của bạn Zim và bạn Lương. Các bạn đọc là sẽ thấy được hết, sáng nay tớ cũng vội, thôi cũng bỏ luôn ý định viết nghiêm túc.


Trình diễn thơ: Không mới, chẳng cũ (Zim)

Có trong tay tấm vé mời của chị, mình biết là phải được ưu ái lắm. Bỏ công việc và bao nhiêu lo toan, số má để đối phó với kiểm toán trong suốt mấy ngày để đắm chìm trong một không gian của thơ, nhạc, và cảm xúc.

Một buổi trình diễn thơ - quá mới mẻ đến "không biết phải làm thế nào" với các nhà thơ trẻ Hà Nội, với chính cả MC Nguyễn Quang Thiều và ngay cả những người tham dự cũng "bị động".

Ấn tượng nhất, có lẽ là chuyện, các bài thơ được trình diễn đã quá cũ. Cứ mong là gặp Linh, gặp Tiến trong những tác phẩm mới mẻ hơn, mà vẫn thế.

http://i16.photobucket.com/albums/b47/a2512/368655010_7dcf19f1f4.jpg
NVT- Zim


Nguyễn Vĩnh Tiến mở đầu bằng Ma ngủ, tiếp theo là Viển vông, Mùa thất trận. Vẫn là cái kiểu sáng tác nhạc không cần kiến thức về nhạc lý. Vẫn cứ ì à í a i a, vẫn là cứ gõ mõ đàn nhị, vẫn cứ là một chút động tác múa may, một chút giọng mai mái, vẫn cứ như bóng dáng của Ngọc Khuê, Vương Dung lẩn khuất đâu đó, không thoát ra được. Hơn tất cả, là cảm xúc đang dâng lên của người xem và nghe đột nhiên bị tụt xuống vì đến bài thứ 3 thì Nguyễn Vĩnh Tiến phải... cầm giấy mà đọc. Thế cho nên, cái cách mà có người nói "anh Tiến như bị nhập đồng", nhắm nghiền mắt để ngâm thơ, đột nhiên trở nên phản cảm và mất tác dụng vì cứ vài ba câu nhập đồng, anh lại buộc phải "mở mắt" mà nhìn vào... bản photocopy. Thành thử, với cá nhân mình, thấy nó cứ... điêu điêu.

http://i16.photobucket.com/albums/b47/a2512/368655004_a14a5ee201.jpg
VLinh- Zim

Vi Linh gặp trục trặc chút đầu với âm thanh. Cô hôm nay trang điểm trông như một cô gái Trung Quốc với hai cặp mắt sắc lẹm và hai gò má hơi xương đỏ rực. Suốt cả phần trình diễn của Linh, vẫn gần như lặp lại toàn bộ lần đọc thơ trước của Linh tại L'Espace - tác phẩm cũ, video clip cũ, kiểu đọc và biểu cảm cũ. Vẫn là những Nữ tu, Đôi mắt anh,... Hình ảnh xuyên suốt mà Linh đã cố tạo dựng trước kia bằng những bông loa kèn trắng của tháng 4 độc quyền ngày sinh, giờ bị thay bằng lys trắng trên màn hình và lys hồng trên sân khấu. Tiếc quá! Loa kèn trái mùa vẫn đang bán và nở đầy đường mà Linh! Ấn tượng lớn nhất có lẽ là hình ảnh chiếc bào thai được chiếu projector đúng vào phần váy ngắn của Linh, nhưng cũng là đáng tiếc nhất, vì những hình ảnh này sau đó đều bị chiếu sai và không đúng ý đồ của người thể hiện, thành ra hiệu quả thị giác của phần trình diễn đồ họa này gần như không còn.


http://i16.photobucket.com/albums/b47/a2512/368655008_caf284202a.jpg
DTPhuong-Zim


Dạ Thảo Phương trở lại bằng những bài thơ (với riêng tôi) là không mới, nhưng với nhiều người, có lẽ là rất mới. Trên sân khấu với hình ảnh những đoàn người càng chạy, càng lấn càng lùi, tiếng hát Khánh Ly với "Đời cho ta thế" vang lên khiến người ta lặng người vì sự giản dị vô cùng của nó. Và đã có lúc, tôi đã run cả người vì giọng đọc quá truyền cảm của chị. Tôi đã đọc tất cả các bài thơ trước đó của chị nhiều lần, nhưng không bao giờ có cảm giác như tối qua. Ngược hẳn với Linh, chất giọng khàn vỡ khiến nội dung bài thơ trở nên khô khan hơn, những bài thơ của Dạ Thảo Phương, qua giọng đọc của tác giả, đã tăng thêm giá trị rất nhiều lần.

Roger Robinson không làm người xem chú ý như ý đồ của nhà tổ chức, có lẽ vậy. Thứ nhất, cho dù, đối tượng được mời khá chọn lọc, thì việc chạy song song phần dịch tiếng Việt với giọng đọc tiếng Anh của anh bị lệch, đã ảnh hưởng ít nhiều tới sự cảm nhận của người nghe. Giản dị - là tất cả những gì có thể nói về anh. Cảm động nhất có lẽ là bài thơ anh viết về mẹ và người dì song sinh.

http://i16.photobucket.com/albums/b47/a2512/368655000_7bc4e61c2a-1.jpg
NTHang, ngoài cùng, bên trái- Zim.


Kết thúc của phần trình diễn là Nguyễn Thúy Hằng, chứ không là Phan Huyền Thư vì lý do bị ốm. Nguyễn Thúy Hằng thử thách sự kiên nhẫn của người xem và người nghe bằng những âm điệu ù ì, mỏi mệt, rời rạc và sự im lặng tưởng chừng vô nghĩa kéo dài. Gần như không là thơ. Gần với trình diễn hơn. Ba người phụ nữ đầu trọc đi qua sân khấu và cởi những chiếc tất trái với điệu bộ rón rén. Tôi không cảm nhận được nhiều từ những gì Hằng thể hiện, vẫn như ngày xưa.

Cuối cùng thì, thế nào nhỉ, tôi vừa kể cho bạn nghe tối qua tôi đã làm gì. Thì đó, dự một buổi trình diễn thơ. Và sau đó, về nhà với một cái bụng đói và 12h đi ngủ. Vậy thôi!



Bai của bạn Lương trên vtc.



Khi thơ bị nêm nhiều gia vị

Thơ đã chứng tỏ sức hút của mình khi Lý Club (51 Lý Thái Tổ Hà Nội) tối 24/1 đông nghẹt người (bỏ qua trận Việt Nam – Thái Lan nóng hổi trên sân Mỹ Đình – Cúp FFA 2007). Đủ mặt anh tài mọi giới, từ văn chương, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh… tới những tay chơi ngoại đạo mê nghệ thuật.



Các nhà thơ trẻ sẽ sắp đặt, trình diễn "live thơ"



Nguyễn Vĩnh Tiến trong màn trình diễn bài thơ "Ma ngủ".


http://i16.photobucket.com/albums/b47/a2512/vtc_35014_NguyenVinhTien.jpg
NVTien- Na Sơn

Tất cả cùng hào hứng đón đợi lần trình diễn đầu tiên của nàng thơ thử nghiệm qua cách sắp đặt của Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương, Nguyễn Thuý Hằng và Roger Robinson. Phan Huyền Thư cáo ốm không tham dự vào phút chót.



Mở đầu chương trình với “Ma ngủ”, “Mùa thất trận”… được trình diễn cùng tiếng đàn kìm, dường như tất cả sự lãng mạn, dữ dội, phá cách trong người Nguyễn Vĩnh Tiến đã chảy vào nhạc và thơ, tạo ra một thứ cộng hưởng nghệ thuật khá đặc biệt. Có lẽ Tiến cũng là người ghi điểm cao nhất trong mức thang đánh giá của (số đông) khán giả có mặt tại Đêm Thơ này.



Vi Thuỳ Linh vẫn luôn tự tin với sự “ngoại hạng” của mình. Giọng khàn đặc trưng cùng trái tim bồng bột chuyện yêu khiến Linh luôn là sứ giả truyền cảm tại các đêm thơ. Thế nhưng, không hiểu có phải do thời gian chuẩn bị quá gấp gáp mà phần của Linh chỉ còn là động tác hâm nóng lại những gì đã cũ (!)

http://i16.photobucket.com/albums/b47/a2512/vtc_35017_ViThuyLinh.jpg
Vlinh- Na Sơn.

Linh đọc những sáng tác từ rất lâu, mấy bài đều đã ở trong lòng người đọc cùng với … nhạc của Ngọc Đại: “Khát”, “Cây nữ tu”… Thơ vang lên cùng nhạc nền nhẹ nhàng, trên hiệu ứng hình ảnh “Đêm một mình” của Phạm Bá Hùng.



Vi Thùy Linh - trình diễn Thơ cùng nghệ thuật hình ảnh Phạm Bá Hùng và cả... chiếc bóng của chính mình.



Lẽ ra thì có thể rất ấn tượng, kể cả khi hai nghệ sĩ tự do kể hai câu chuyện nghệ thuật khác hẳn nhau, song có lẽ Linh chưa hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa của những hình ảnh được nghệ sĩ Bá Hùng lựa chọn và sáng tạo; cộng với tâm trạng “thăng”, ngây ngất vì thơ, dẫn tới thiếu tôn trọng môn nghệ thuật đi kèm.



Linh ngang nhiên đứng chèn lên hình ảnh, coi mình là “cái rốn của vũ trụ”. Tiêu chí tương tác hay nét quyến luyến giữa nàng thơ với chàng nhiếp ảnh đã trở thành một cuộc... cưỡng chế nghệ thuật không mấy hấp dẫn.



Dạ Thảo Phương xuất hiện với biểu tượng “Câi Mù” cùng ấn tượng về một video clip quay khá bắt mắt những hình ảnh thân thuộc trong cuộc sống. Thế nhưng, có quá lời không khi nói Phương đang trình bày thơ dưới dạng truyện cổ tích – một hình thức cũ mèm để người đọc tiếp cận với môn nghệ thuật thi ca?

http://i16.photobucket.com/albums/b47/a2512/vtc_35015_DaThaoPhuong.jpg
DTPhương- Na Sơn.

Sôi nổi và hào hứng nhất phải kể đến Roger Robinson. Giọng đọc như có lửa, Roger thể hiện hai bài thơ trên phông nền là bản dịch tiếng Việt được bắn lên màn hình lớn. Một câu chuyện kể về cậu bé với bài học phép nhân, sáng tác kia là về người mẹ và người dì (em gái của mẹ), khiến khán giả thốt lên: “Giản dị đến cùng!”.




Dạ Thảo Phương với nỗi cô đơn chối từ âm thanh.



Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì văn học đương đại Anh quốc nói chung và Roger nói chung còn quá lạ lẫm, lại do ảnh hưởng từ thơ văn xuôi, cùng rào cản tế nhị của bản dịch, nên thơ của Roger dễ khiến ta liên tưởng tới việc nghe “người nước ngoài kể chuyện”.



Khó hiểu nhất là Nguyễn Thuý Hằng. Ban đầu chỉ có tiếng động lách chách phát ra từ chiếc kéo, vài lời nói rời rạc vang lên, sau đó 3 người sở hữu 3 chiếc trọc đầu với 3 tư thế, vóc dáng khác nhau xuất hiện, đi lại, mỗi người cởi một chiếc tất trên chân mình, vắt lên ghế.



Thuý Hằng thực hiện vài thao tác vô nghĩa, tiếp tục đôi câu lẫn lộn: “xà phòng… bít tất…”… Kết thúc là đoạn video quay cảnh chính tay cô đang cầm kéo cắt tóc mình trọc lóc. Trên sân khấu, Thúy Hằng xuất hiện như một thế lực, một sức mạnh đẩy lùi ba “tên đầu trọc” phía đối diện.



Xét cho cùng, Thuý Hằng đã thành công khi tạo ra cảm giác buồn chán, như một cú đánh mạnh vào thị giác và thính giác của công chúng, nhưng quả tình nàng thơ của Hằng hơi… ít nói.



Roger Robinson trình diễn Thơ đương đại, như một câu chuyện kể cùng với hòa tấu vĩ cầm (cây đàn của Châu Âu) và âm thanh từ đàn Kìm (đặc trưng Việt).



Trong vai trò người dẫn chương trình, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chỉ xuất hiện đúng 2 lần vào đầu và cuối chương trình. Ông bỏ nhỏ: “Lần đầu tiên mà… Ai cũng đặt nặng từ trình diễn mà quên đi mất rằng thơ mới là nhân vật chính…”.



Chương trình kết thúc mà không hề có biểu hiện gì về bàn tay của đạo diễn; cũng không có màu sắc “trò chuyện”, hay thể hiện tính tương tác với khán thính giả - một phần tất yếu để tác phẩm sắp đặt thực sự hoàn thiện (?).



Khán giả ra về có đôi phần ngơ ngác, theo kiểu “chưa bình luận gì vội”. Tối thứ 6 – ngày 26/1 tới - chương trình Sắp đặt trình diễn Thơ sẽ còn tiếp tục tại TP.HCM. Vi Thùy Linh sẽ bay vào để tiếp tục tham dự cùng với ba gương mặt thơ trẻ: Phương Lan, Thanh Xuân và Nguyệt Phạm.



Khán thính giả có thể tiếp tục trông chờ gì từ những đột phá, cách tân, sáng tạo của các gương mặt trẻ hay chỉ là thưởng thức thơ theo kiểu được (hoặc bị) nêm thêm quá nhiều gia vị?



Bài: Ngọc Lương - Ảnh: Na Sơn
Thị Anh
QUOTE(nicochiphai @ Jan 25 2007, 12:00 PM)
Ặc ! Thúy Hằng cạo đầu. Hồi ở SG bả cứ dụ mình để bả cắt tóc giùm cho, may mà mình ko chịu, nếu ko là cái đầu trọc lóc bình vôi luôn rồi hehehe  w00t.gif

Buổi làm ở SG sẽ diễn ra tối ngày 26/01. Em từ chối ko đến nhưng biết đâu lại quởn lên đến đó để về tường thuật cho TA nghe nhỉ ?
*




KHà:

Tại Sao ko có em nhỉ?
Mà đi rồi nhớ viết bài nghiêm túc ấy. Đừng lười giống chị nhá. Mà em cạo đầu, chắc cũng xinh đấy, bao giờ ra HN, chị dắt đi cạo đầu! laugh.gif

Evil:

Chị có đi xem tranh của MDNinh. Sao em ko thích à? Chị thấy tranh cũng nặng về hiện thực, cũng là cái nhìn hay, cần gì cứ phải siêu thực siêu hình đâu?

Bác Phó: Em thấy ba cái nắm đấm ấy hay đấy chứ, trông cứ như những con rắn, mà lại rất vững mạnh, cho dù em chưa hiểu hết ý nghĩa của ba quả đấm ấy, nhưng em cảm thấy tính tự chủ, quyết đoán, và mạnh mẽ.
nicochiphai
Bên phía HĐA gởi giấy mời nhưng em đã cáo ốm rồi chị ạ (dạo này công phu đã cao đến mức bấm độn biết trước ngày nào mình ốm devil2.gif )

Tối mai nếu ko có độ nhậu nào thì em sẽ ghé coi và tường thuật. Có nhậu thì... cheers.gif

Về phần xuất hiện của Hằng, theo em, diễn ra như thế là đương nhiên, vì thơ Hằng không phải dạng dùng để đọc cho người khác nghe.

Thứ 1 : ít nhạc tính, đọc lên nghe khó hay.

Thứ 2 : trong 1 bài thơ của cô thường có rất nhiều hình ảnh mang tính vụt hiện, ngẫu nhiên, ám tượng, mà hình ảnh loại này khi đọc thì còn có thể thẩm thấu vì có những khoảng lặng để liên tưởng, chứ nếu nghe thì cứ trôi tuột qua tai như một mớ chữ nghĩa lộn xộn.

Thứ 3 : thơ Hằng dường như luôn đòi hỏi người đọc phải thoát ra khỏi những thói quen cảm nhận thông thường. Theo như lời tường thuật của 1 số người trên đây, thì màn trình diễn của Hằng về bản chất không khác thơ cô bao nhiêu, đòi hỏi người xem phải đi theo cô, chứ cô không đến để ru ngủ và làm đẹp mắt hài lòng người khác bằng sự quen thuộc.

Thứ 4 : Hằng có kinh nghiệm nhiều về trình diễn và sắp đặt hơn là đọc thơ trên sân khấu laugh1.gif

Hay dở gì em không biết, thơ Hằng thì em chỉ cảm được trong một chừng mực nào đó. Vài ý kiến chủ quan vậy, vì cũng nghe vài người trong SG bàn ra tán vào vụ này (nhiều chuyện khiếp scared.gif ).
tao_lao
Nghe chị Thị Anh kể nghe thấy hết ham cái vụ thơ trình diễn này của mấy ông VN. 'Cái hồn' của nghệ thuật trình diễn (art performance) hình như ko có: sự tương tác giữa người sáng tác+người thưởng lãm+tác phẩm, 1 thứ nghệ thuật khách quan (1 mốt thời thượng cái đây dăm chục năm) cho tác phẩm 1 đời sống khách quan, hữu cơ v.v. Đó là 'cái hồn', cái ý đồ của nghệ thuật của Chủ nghĩa hậu hiện đại theo tui hiểu. Và khi nói về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật, người ta đã dẫn ra ko biết bao nhiêu lần trường hợp của John Cage (nhà soạn nhạc người Mỹ, chết năm 1992, sáng tác bài 4 ' 33'') .

Ở đây, nếu nói về nghệ thuật trình diễn thơ mà chỉ đọc thơ, phổ nhạc, ngâm thơ thì...còn quái gì là nghệ thuật trình diễn, nó chỉ là bình cũ rượu nhạt mà thui.

Nhân tiện tui nói vài hàng về chủ nghĩa hậu hiện đại ở VN. Chủ nghĩa hậu hiện đại được tán dương, du nhập vào VN như 1 quái thai vì đa số ko hề biết đến chủ nghĩa hiện đại (modernism) và chủ nghĩa cổ điển, họ chỉ 'ăn theo' cái xác mà họ gọi là hậu hiện đại: nghệ thuật trình diễn, thơ ko vận, tình dục, thơ tân hình thức, kĩ thuật viết theo dòng ý thức, đa giá trị,sự nhại lại, trích dẫn (một số cái thật ra chỉ là sản phẩm của thời 'hậu hiện đại' kiểu sản phẩm phụ chứ ko phải lí thuyết chính thống của nó )... Cái nguy hiểm của chủ nghĩa hậu hiện đại là dễ gây lầm lẫn giữa nghệ thuật và phản nghệ thuật, phi nghệ thuật, nó giỏi sản sinh ra cả đám lí thuyết vô nghĩa và ngớ ngẩn. Gần đây, dân VN có về mê đắm chủ nghĩa hậu hiện đại quá đà (thơ trẻ, thơ mở mồm mở miệng, thơ tân hình thức, tình dục) như 1 mốt thời thượng và...chỉ tạo ra rác.
lantuvien_ttt
QUOTE(Thị Anh @ Jan 25 2007, 08:20 AM)
Tại Hà Nội, câu lạc bộ sẽ được tổ chức vào các ngày thứ 6 đầu tiên hàng tháng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ định kỳ 2 tháng 1 lần.


Những người trình diễn thơ đầu tiên ngày 24-1-2006, tại Lý Club có nhà thơ Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương, Nguyễn Thúy Hằng, Vi Thùy Linh, và anh nhà thơ Roger Robinson. Người dẫn chương trình là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.



Vé vào thế nào chị Codet ơi. Hì hì. Iem sẽ đi xem. Khi nào phải nịnh nọt chú Q Thiều xin tấm vé. Hì.
lơ ngơ
Các em bé đã trên 15 tuổi và không còn trinh mà còn chơi những trò này thì cũng ngộ đấy chứ.

Đây không phải là culture hay sub-culture mà là development-aid culture, cũng đã trở thành một thể loại văn hóa hẳn hoi rồi đó.
nicochiphai
Mở mồm ra nói bậy bạ về phần trình diễn của Thúy Hằng, chiều nay café với Thụy Vũ mới biết mình bị tổ trác. Phần trình diễn của Hằng khó hiểu thế là do băng ghi âm và đĩa hình bị lỗi. hahaha. Cười chết luôn ! Thôi lần sau ko dám phán bậy nữa wacko1.gif

Chiều nay buổi trình diễn thơ đã diễn ra tại Mai's Gallery, số 16 Nguyễn Huệ, Q1 - Tp.HCM. Rốt cuộc là em ko đi TA ạ. blushing.gif Sức hút của nhậu vẫn lớn hơn nghệ thuật !
Thị Anh
No. Thực ra, C thấy em nói có phần rất đúng, và hiểu chất của H.
Evil
QUOTE(Thị Anh @ Jan 26 2007, 12:15 AM)
Evil:

Chị có đi xem tranh của MDNinh. Sao em ko thích à? Chị thấy tranh cũng nặng về hiện thực, cũng là cái nhìn hay, cần gì cứ phải siêu thực siêu hình đâu?

Bác Phó: Em thấy ba cái  nắm đấm ấy hay đấy chứ, trông cứ như những con rắn, mà lại rất vững mạnh, cho dù em chưa hiểu hết ý nghĩa của ba quả đấm ấy, nhưng em cảm thấy tính tự chủ, quyết đoán, và mạnh mẽ.
*



Không, em cũng không thích tranh siêu thực (siêu thoát?) lắm đâu. Nhưng tranh của Minh em thấy nặng về kỹ thuật. Kỹ thuật vẽ tốt, màu sắc tốt, ánh sáng tốt (phải nói là rất tốt) và có một cái gì gợi người xem đến tranh phục hưng (mà tranh phục hưng thì... quá đẹp rolleyes2.gif ).

Nhưng em có cảm giác khi xem tranh của Minh là, biết nói thế nào nhỉ, người họa sỹ không yêu cảnh mà mình vẽ, không tha thiết yêu cái mà mình thể hiện. Có một cái gì hơi khiên cưỡng. Tình cảm trong tranh của Minh (bức có cái xích lô chẳng hạn) hơi phô diễn và, theo cảm nhận của em, chưa đủ độ sâu lắng. Bức người đàn ông cầm cây thánh giá thì hơi... lai căng. Ah, đấy, tranh của M còn có nhược điểm là vẽ cảnh và người VN như... Tây rolleyes2.gif

Tất nhiên không phải là tất cả, có bức thế này, thế khác. Nhưng đấy là cảm tưởng chung của em hôm ấy. Cái bức tranh em thích nhất (bên trái bức Bụi đời, theo tay người xem) thì lại bị một số bạn bè em cho là bức... nhạt nhất no.gif

PS: mấy vụ trình diễn thơ có vẻ thú vị nhỉ. Tiếc là em không được xem, cũng cảm thấy hơi tò mò. Cá nhân em thích thơ... chỉ là thơ thôi. Việc đưa thơ lên... sân khấu lớn với khối lượng người xem đông đảo, với mic., với ánh sáng... em cảm thấy hơi cưỡng hôn thế nào ý (em nghĩ chắc cũng sẽ giống cảm giác của em khi xem chèo, ca trù...).
NguoiVN
QUOTE(lơ ngơ @ Jan 26 2007, 03:05 PM)
Các em bé đã trên 15 tuổi và không còn trinh mà còn chơi những trò này thì cũng ngộ đấy chứ.

Đây không phải là culture hay sub-culture mà là development-aid culture, cũng đã trở thành một thể loại văn hóa hẳn hoi rồi đó.
*




em nào kô còn trinh là bắt đi cải tạo hết, thiệt là hư hỏng
lơ ngơ
QUOTE(NguoiVN @ Jan 28 2007, 11:50 AM)
em nào kô còn trinh là bắt đi cải tạo hết, thiệt là hư hỏng


đứa nào làm thơ hay vẽ tranh mà kô còn trinh mới bắt đi cải tạo chứ nội trợ và tài xế xe ôm thì tha héng!
NguoiVN
hơ hơ lơ ngơ đến là tào lao đi

được, hôm nay nguoivn phong cho lơ ngơ chức Trưởng Ban Văn Hóa và cải tạo Trinh gọi tắt là
tê bê vê hát vê xê tê tê chuyên hoạt động ở tê bê vê hát vê xê tê tê chấm cơm www.tbvhvctt.com
NguoiVN
quên a lô a lô, nhớ phải đúp lờ vê 3 cái rồi chấm trước khi vô nhá
Thị Anh
Đề nghị NgVN spam bài in ít thôi. Vấn đề Trinh triếc, đã có topic riêng rồi mà> sao đi đâu cũng rải thảm thế, hả??? laugh.gif




21:58' , Thứ Hai, 29/01/2007

Sài Gòn “mê” trình diễn thơ

Sau đêm “sắp đặt” tại Lý Club (Hà Nội), Thơ đương đại tiếp tục được tôn vinh ở Mai’s gallery, 16 đường Nguyễn Huệ (TP.HCM). Không có nhiều show văn học kiểu này, Sài thành đón “Trình diễn thơ” bằng một tâm thế nồng hậu và ấm áp.


Mở đầu là Phương Lan với Táo và Ra. Trong tư thế của một phụ nữ mang thai sắp đến giai đoạn sinh nở, Phương Lan gây ấn tượng thị giác ngay lập tức với chiếc áo ôm sát mầu rượu vang có vẽ hình một trái táo lớn trước bụng.

Bài Táo với cách đọc ngắt quãng độc đáo trên nền tiếng tim thai nghe qua máy siêu âm lúc đập dồn dập cùng những quãng thở dốc, tiếng rên la, tiếng khóc oe oe chào đời của em bé, đã thể hiện rất đặc biệt quá trình mang thai của người phụ nữ.



Ở bài Ra tiếp theo, chỉ với tờ giấy in thơ mình cầm trên tay, phối hợp với những cử động vừa hóm hỉnh vừa linh hoạt trên khuôn mặt (nhất là đôi mắt) của Phương Lan đã tạo hiệu ứng đặc biệt về sự tinh tế đến tinh quái trong ngôn ngữ thơ cô.



Những tràng vỗ tay vang dội của người nghe ngồi kín thính phòng dành cho tác giả đầu tiên Phương Lan là tín hiệu của sự thích thú có thật dành cho hình thức trình diễn thơ đương đại.



Ngay sau đó là Nguyệt Phạm với 3 tác phẩm: Chờ con, Thành phố trên cao và Tình trạng. Bà mẹ trẻ Nguyệt Phạm ngồi ôm con trong một thứ ánh sáng cổ xưa gây cảm xúc cho người nghe trước khi tiếng thơ Chờ con được cất lên không phải từ miệng mà là từ trái tim người mẹ.



"Bên cửa sổ tôi nhìn thấy " của nhà thơ trẻ Thanh Xuân.

Thành phố trên cao giản dị, lột tả hình ảnh một cô gái nhỏ bé lạc lõng giữa lòng đô thị rộng lớn và luôn huyên náo.



Nguyệt Phạm đã làm lay động khán phòng bằng sự “nhập vai chính mình” rất chuyên nghiệp, ngay cả khi cô chỉ thể hiện phần diễn và một bạn diễn khác, nghệ sĩ Trần Lãng Minh, thể hiện phần đọc thay cô.



Người xem nhận ra phía sau vẻ từ tốn nhỏ nhẻ ấy cả một thế giới ngổn ngang những “tâm trạng” và càng tăng thêm phần day dứt qua tiếng kèn saxo của Minh Hiếu.



Chương trình kết thúc rất đẹp và ấn tượng với phần trình diễn của nhà thơ trẻ Thanh Xuân.



Mỗi tác phẩm cô thể hiện cho thấy một sự tìm tòi, đầu tư và tư duy kỹ lưỡng. Bằng vẻ kiêu kỳ, khinh khỉnh và lạnh nhạt kết hợp với những hiệu ứng âm thanh, Thanh Xuân đã làm nổi bật những hình ảnh của một thành phố đầy những chuyện đời thường vặt vãnh.


http://i16.photobucket.com/albums/b47/a2512/vtc_35562_Thanh_Xuan.jpg
Thanh Xuân.

Cố giấu cái nhìn sắc lẻm của một cô gái hiện đại thị thành cá tính mạnh và thông minh vào trong, Thằng gõ của Thanh Xuân dấm dẳng, khó chịu qua tiếng gõ như quấy ám của cậu bé bán mì gõ.



Bên cửa sổ tôi nhìn thấy lại gây cho người xem nhiều tầng cảm xúc dày đặc với phần đọc thơ như bị bóp nghẹt giữa đủ thứ âm thanh hỗn tạp của đường phố và đời sống thành thị.



Họa sĩ Trịnh Cung



To KHà: Sao Linh Barcadi ko trình diễn thơ à???
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.