Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Ngần ấy Người ấy ơi
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Tuongcuop
Ngần ấy người ấy ơi

Đỗ Trung Lai


Người ấy như là mẹ ta
lo từng miếng cơm ngụm nuớc
Ta dẫm phải gai mùng tơi
Người ấy buốt vào tận ruột

Người ấy như là chị ta
Không cần biết ta được mất
thấy ta mặt ủ mày sầu
thì lén co khăn thấm mắt

Người ấy như là em ta
ta lỡ một lời khinh xuất
thì buồn suốt mấy ngày liền
mặc kệ bờ soi ruộng mật

Người ấy như là trò ta
coi lời ta như pháp luật
Thấy ta lành lặn trở về
Thì chân không đi bén đất

Người ấy như là bạn ta
ba năm không nhìn thấy mặt
nhưng ta gặp vận hạn gì
thì dến cùng ta sớm nhất

Người ấy như người ta yêu
Tiễn ta lên tàu ra trận
Rồi quay về nhà lấy chồng
Để ta phương trời lận đạn

Người ấy như người yêu ta
Giờ cũng chưa là to nhất
thấy ta bắt đầu bất công
thì "đứng về phe nước mắt"*

Người ấy như là vợ ta
Xinh xắn dịu dàng chân thật
thấy ta về nhà đúng giờ
thì tươi hơn đào hơn quất

Người ấy càng như vợ ta
bình thường là đường là mật
Tam bành đã nổi lên rồi
Thì vua cũng là cục đất

Ngần ấy người ấy đâu rồi
Sao không cùng về họp mặt?
Lâu lâu mới gặp một người
Thì giờ trôi đi chán ngắt

Ngần ấy người ấy đâu rôì
Ngoài đường đã đầy tết nhất
Ngần ấy về trong một người
Có lẽ ta là hạnh phúc.


Đám thi sĩ Việt Nam lưá sinh 48-50, Đỗ Trung Lai là kẻ có dáng ngoài tao nhã như dân ca quan họ, cử chỉ đằm thắm như lền anh lền chị những buổi giao duyên.

Anh với thi phẩm, tặng cô gái tên Thoa: “Đêm Sông Cầu“, vào những năm thập kỉ 80, làm cả nuớc biết tới; một lưá các người đẹp như chị vợ tôi ở Hà Nội, có chồng rồi, mà cũng suốt ngày nghêu ngao hát thơ anh:

.....Sao trời lọt qua mắt lưới / Rơi đầy xuống dòng sông sâu (Nguyên văn: rơi đầy xuống cả mặt sông)

Nhiều người bạn đã viết về anh, về tính dân ca chan chưá, đằm thắm trong thơ, dầu là những bài thơ anh viết thủa mặc áo lính, trên chiến hào, hay giữa thơì cơm mốc rau héo.

Còn đám văn nhân, nhiếp ảnh và họa sĩ chơi với anh, lại thích bài „Ngần ấy Người ấy ơi „ của Đỗ Trung lai.

Ngần ấy Người ấy ơi là bài thơ gồm 11 khổ thơ thể câu sáu. 11 khổ thơ, tính ra là 66 câu thơ, tức là hơi dài so với nhiều bài thơ đương thời, nhưng không mấy ai là không đọc hết, nhớ ngay được dăm câu trong bài.

Toàn bài thơ là những khổ để nói về Người ấy trong ước lệ của Lai ở vai trò người Mẹ, chị, em, trò, bạn, người ta yêu, người yêu ta, vợ....hầu như những khách thể quan trọng nhất của một người đàn ông trong mối quan hệ với con người của đơì sống hàng ngày.

Nhiều như vậy , nhưng anh không tạo thành nhàm chán và noí trúng những tính chất điển hình, cần thiết nhất, nét chấm phá, tạo nên chân dung một khách thể.

Sự ví von trong bài thơ này, thi sĩ đã dùng chữ tới độ tinh nhuệ. Anh vừa sử dụng được thế mạnh của từng thành ngữ, hình ảnh đã quá quen trong dân gian, lại chọn được sự so sánh ví von dễ hình dung, gần gũi, dễ hiểu với bất kì ai, nên môí quan hệ giữa người ấy với bất kì ai trong thơ anh, đều trở nên thuyết phục.

Sự chọn lựa cho từng khách thể ở một đặc tính trong nhiều đặc tính mà không sa vào kể lể tràn lan điệu vơị, cũng là điều thành công trong bài thơ này.

Những điều đó, làm Ngần ấy thôi với Người ấy bỗng nhiên không còn riêng của Lai và nhập đồng vào người đọc.

Thơ sáu câu cũng như 5 câu giống như thơ lục bát, do đặc thù ngôn ngữ Việt với bằng và trắc, ai cũng dễ làm một bài. Nhunưg làm cho được một bài thơ 5, 6, hay lục bát hay là cực khó.

Thơ hay, nó đến từ đâu? Nên hỏi như vậy chăng? Và, từ bài thơ này, có thể noí, khi con người ta, bất kì ai , nắm được khoảnh khắc thăng hoa nhất từ chính trái tim mình, tự nhiên đập, tiếng đập vốn không ồn ào, thản nhiên, dung dị vẫn tạo nên chữ hay trong lòng mỗi chúng ta.
Tuongcuop
Lời bình của Ngọc Chung Sinh tiên sinh:

Thơ hay chưa chắc đã lạ. Lạ mà không hay là cái lạ lẻ loi khó chia sẻ.

Ngần ấy, trong một người ấy, ở bài thơ Ngần ấy Người ấy ơi là sự giả định, tập hợp từ những nhiều điều cốt lõi đơn giản, bình dị nhưng cần thiết, trong mối quan hệ của người với người.

Hai khổ cuôí của Đỗ Trung lai làm bài thơ buồn hẳn lên và hay hẳn lên. Ấy là anh đã thành công ở các khổ trước, khi dùng những hình dung về một sự ứng xử trong từng vai trò của Ngần ấy ở Người ấy..., điều mà ai ai cũng nghĩ ra mà không nói thành lời.

Mừng để chân líu ríu khi ta trở về, hớn hở tươi như đào quất; giận chồng thì vua cũng là cục....đất; buốt vào tận xương óc, khi ta là con, coi như con nhà giầu dẫm phải gai mùng tơi...
Người ta yêu thường chẳng nhận lời yêu mà để ta phương trời lật đật, thì ai chả đơn phương thành như vậy, khác với Người yêu ta, luôn bênh ta kể cả khi ta trái phè song đau khổ, đứng về phe nuớc mắt... Sự vận dụng của Đỗ Trung Lai, đầy đủ mà chọn lọc tinh sảo, chi tiết mà không vụn vặt quê mùa

Việt Nam thật khi người chị, Co khăn thấm mắt...Đấy là tài, cái tài khi dụng cái bình thường hàng ngày mà không tầm thường ở một bài thơ.



[COLOR=blue]color]


Lời bình của Mai Lâm ( nhạc sĩ):

[COLOR=blue]Bài thơ này hình như nói về vợ tôi.


Nhân xuân, mời các tao nhân mặc khách tiếp tục, nếu thích, nình về bài thơ này.
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.