Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Trên Giá Sách - Phần Il
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Mr. Smith
Chị Yến: Quyển Nguyễn Hiến Lê không nặng về bói toán, nhưng cũng dịch và diễn giải đầy đủ về các quẻ nên vẫn dùng để bói được.
@zim: Bản dịch của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan không dịch Kinh Dịch. Nói chung có ba bản dịch Kinh Dịch phổ biến là của Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu và Nguyễn Hiến Lê.
Duy Anh
QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 28 2008, 04:20 PM)
@Sóng,
Nếu tôi không nhầm thì nhà văn Ngô Tất Tố không viết về kinh dịch. Ông ấy chỉ có quyển viết về Mặc Tử (Mặc gia).

@Duy Anh,
Ngược lại mới đúng chứ. Các hồi ký của các tướng lĩnh VNCH mới đúng là lá cải vì nó có rất nhiều những tình tiết mà một người VN bình thường ham những chuyện vớ vẩn kiểu "xăm soi đời tư" người khác thích thú.

Còn về mức độ chính xác về lịch sử thì chưa chắc đã đúng đâu. Chính vì thế mà ngay cả sử gia Mỹ viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ (mà họ gọi một cách trung dung là Vietnam War)  cũng không dùng nó.

Một đặc điểm của thể loại hồi ký nói trung là không bao giờ đúng. Nó chỉ phản ánh cái nhìn của tác giả vào lúc viết (chứ không phải là lúc xẩy ra sự việc) và lúc này người viết đã tích tụ được nhiều điều hơn (ít ra vì sự việc đã ngã ngũ), chính vì thế nó có tác dụng "bào chữa", "đánh bóng" ..người viết thì đúng hơn. Vì thế ông nào cũng phán như thánh.

Hồi kỳ của các tướng lĩnh quân đội VN hiện tại mới thật là thú vị, vì nó không có cái phần biện hộ ấy.

Còn nếu muốn hiểu lịch sử VN hiện đại thực sự, thì chỉ có cách là sưu tầm tất cả các nguồn sách và tự mình đánh giá, soi xét.

Cái ông Tây kia là ai mà lại than "mẹ VN ?", ông ấy là tây lai, có mẹ VN thật hay sao hay là một kiểu khóc mướn "nước mắt cá sấu" hộ người khác.
*



Em không hề nói rằng sách của bên VNCH không lá cải .... Hai bên lá cải xấp xỉ như nhau nhưng cuốn em Recommend : " Khi đồng minh tháo chạy " theo quan điểm cá nhân em là cuốn có độ khách quan cao nhất mà em từng được đọc, dù rằng nó vẫn bị một số tình cảm cá nhân chi phối .
Nếu ai từng đọc qua cả 2 cuốn " Mẹ VN ơi ! Dân ta có tội tình gì " của ông Piere Darcourt và cả cuốn " Chặng đường 10000 ngày " của thượng tướng Hoàng Cầm sẽ thấy nó phản ánh tương đối sát cục diện chiến trường miền Nam những ngày tháng 4, cá nhân em prefer quyển của ông Piere Darcourt hơn . Nếu bác (anh) Phó chưa đọc qua mấy cuốn trên thì có thể lên VN Thư Quán đọc thử, lần gần đây nhất em vào thấy họ đã đưa lên bản Ebook rồi ...
Duy Anh
QUOTE(Phó Thường Nhân)
Hồi kỳ của các tướng lĩnh quân đội VN hiện tại mới thật là thú vị, vì nó không có cái phần biện hộ ấy.


Em hoàn toàn không đồng ý với ý kiến này, em ko nói đến máy ông VNCH đọc mấy cuón như "Nghĩa biển tình sông" của ông Tôn Thất Đính hay "The final collapse" của ông Cao Văn Viên hay như tren là cuốn hồi kí của ông Hoành Linh Đỗ Mậu đúng là sa ít nhiều vào khoản này, nhưng còn hồi kí các bác Việt Nam mình thì cũng ko kém đâu, ko tô bóng bản thân Ok, nhưng đấy là trên chỉ thị ko cho tô bóng ... Đọc những cuốn như : "Đại thắng mùa xuân" của đại tướng Văn Tiến Dũng tinh thần Bác Đảng lên cao ngang giời, những khó khăn tổn thất nặng của chiến dịch Hồ Chí Minh đặc biệt tại cửa ngõ Xuân Lộc được làm giảm làm tránh đến mức chỉ có 1-2 dòng rồi gần như chẳng có gì, vì tất cả đã có Đảng sáng suốt lãnh đạo vượt qua đấy có thể gọi là cái chối nhất của hồi kí các tướng lĩnh VN đương đại. Nếu đọc cả 2 cuốn :"Đại thắng mùa xuân" và "Chặng đường 10000 ngày" sẽ thấy giữa 2 cuốn này tồn tại những điểm hoàn toàn đối lập nhau, ít nhất như em đã nêu ra ở trên vì cuốn của ông Hoàng Cầm liệt vào loại "Open và Honest" nhất rồi... Tuy vậy em vẫn dặt nó sau cuốn : "Khi đồng minh tháo chạy" của bác NTH ...
Sóng
@all:
Em nghiên cứu Kinh dịch vì động vào cái gì của học thuật phương đông thì động vào cái gì cũng dính đến âm dương ngũ hành, vận động của bát quái cry1.gif
Bố em cũng nghiên cứu kinh dịch từ trẻ, có quyển sách của ngô tất tố ở nhà đấy. Nhưng mà chưa có cách nào chuyển sang. Em đang đọc tạm quyển của Nguyễn Hiến Lê.

@ Chị Yến:
Kinh dịch bản chất nó là quy luật vận động của thế giới, xã hội. Cho nên dùng nó làm bói cũng được, nhưng nó bản chất ko phải chỉ có là bói. Lâu nay mọi người quen dùng nó để đoán trước tương lai nên cứ cho rằng nó là bói, chứ thực tế nó cũng rất khoa học và vĩ mô.
NguoiVN
bạn sóng này năn nỉ mãi mà kô chịu bói cho mình
TươngGiang
QUOTE(Mr. Smith @ May 28 2008, 09:22 PM)
@zim: Bản dịch của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan không dịch Kinh Dịch. Nói chung có ba bản dịch Kinh Dịch phổ biến là của Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu và Nguyễn Hiến Lê.
*



uh, em check lại rồi, của bác Tố.
Em cũng từng đi xem bói kinh dịch rồi, em thấy rất đúng, cái điều hay của bói KD là nó để cho người ta tự ngẫm và tìm đường đi của mình, chứ ko bảo phải thế này hay thế kia.

Bạn Sóng đang làm gì thế, hồi ĐH tớ cũng làm tiểu luận về Âm dương ngũ hành trong đời sống sinh hoạt của người Việt, được điểm 10 duy nhất của cả khoá, lưu lại khoa làm tài liệu tham khảo cho khóa sau leuleu.gif . Giờ tớ ko nhớ tớ đã viết gì trong đó nữa nhưng hồi đó đọc sách kinh hồn lắm, tiếng Indo, Malay, Thái với Trung tớ chơi tuốt (dạo này hay nhớ lại thời ĐH, triệu chứng của tuổi già wacko1.gif )
nicochiphai
Tuần rồi tự cho mình rảnh rỗi đi lục lọi nhà sách cũ và vác về những cuốn này đây (ko biết tới bao giờ mới xử hết) :

- Của chuột và người - John Steinbeck - Hoàng Ngọc Khôi & Nguyễn Phúc Bửi Tập dịch -Tập san Văn xb 1962.

- Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh - Erich Maria Remarque - Tâm Nguyễn dịch - Kinh Thi xb 1973.

- Quê hương tan rã - Chinua Achebe - Hoài Khanh & Nguyễn Hiến Lê dịch - Ca Dao xb 1970 (cuốn này đặc biệt có thủ bút của Hoài Khanh tặng 1 ng bạn).

- Kịch đời - William Saroyan - Đặng Tâm dịch - Đồng Nai xb 1973.

- Bức tường - Jean Paul Sartre - Lê Thanh Hoàng Dân & Mai Vi Phúc dịch - Trẻ xb 1973.

- Guồng máy - Jean Paul Sartre - Trần Phong Giao dịch - Ngày Nay xb 1965.

- Sự đã rồi - Jean Paul Sartre - Trần Phong Giao & Nguyễn Xuân Hoàng dịch - Giao Điểm xb 1966.

- Quốc văn cụ thể - Bùi Kỷ - xb 1932.

- Mấy vấn đề văn nghệ - Lữ Phương - Trình Bày xb 1967.

- Pháp chế sử Việt Nam - Vũ Quốc Thông - ĐH Saigon xb 1968.

- Việt Nam phong tục - Phan Kế Bính - Phong-Trào Văn-Hóa xb 1970.

- Lược khảo khoa-cử Việt-Nam - Phan-Huy-Chú - Long-Điền dịch và chú giải - Thanh-Tân xb 1970.

- Đông Kinh Nghĩa Thục - Nguyễn Hiến Lê - Lá Bối xb 1974.

- Việt Nam văn-phạm - Trần Trọng Kim cùng Bùi Kỷ & Phạm Duy Khiêm - Tân Việt xb 1941.

- Văn học và tiểu thuyết - Doãn Quốc Sỹ - Sáng Tạo xb 1973.

- Khảo về tiểu-thuyết - Vũ-Bằng - P. Văn-Tươi xb 1951.

- Đóng góp một nền giáo dục dân chủ Việt Nam trong tương lai - Nguyễn Thanh-Nhân - Minh-Tâm xb 1969.

- Trùng-âm dị-tự - Phạm-Hữu-Điền - xb 1949.

- Lịch sử báo chí Việt Nam (từ khởi thủy đến năm 1930) - Huỳnh Văn Tòng - Trí Đăng xb 1973.

- Việt Nam văn hóa sử cương - Đào Duy Anh - Bốn Phương xb 1951.

và vài cuốn sách mới :

- Văn học quốc ngữ trước 1945 - Võ Văn Nhơn - NXB Văn hóa SG 2007

- Những người châu Âu ở nước An Nam - Charles B.Maybon - Nguyễn Thừa Hỷ dịch - NXB Thế Giới 2008.
Phó Thường Nhân
@nicochiphai,

"Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh" Bản này là bản dịch mới hay là của miền Nam cũ bây giờ lôi ra in lại.

Nó còn một bản nữa, có tên là "Phía Tây không có gì lạ". Bản dịch này hay, nhưng cổ của miền Bắc ngày trước, tôi không nhớ ai dịch. Những bản dịch cổ ở miền Bắc khoảng những năm 60, 70 rất tốt. có khi còn tốt hơn nhiều những bản dịch bây giờ. Nếu bây giờ ở VN thích sách của cụ Dương Tường dịch, thì nó cũng đúng vào thế hệ ấy.

@DuyAnh,

Muốn biết sự thật thì phải matching những nguồn tài liệu khác nhau. Nhưng nên dùng tài liệu của "ông Bố" (tức là người Mỹ) chứ dùng tài liệu của ông Con (tức là các ông tướng VNCH) làm gì. Ngoại trừ không biết ngoại ngữ đanh phải nghe các ông ấy bốc phét cho vui.

Ngược lại tài liệu miền Bắc thì không có tài liệu "Bố", vì mức độ ảnh hưởng của Liên Xô với TQ không đủ lớn để quyết định tất cả. Người ta chỉ có thể dùng nó để xem quan hệ miền Bắc với LX TQ thế nào và ảnh hưởng của nó ra sao.

Sau khi matching nó rồi thì phải trừ bì cái hệ tư tưởng cấu trúc câu chuyện đi, thay thế cái nhìn của mình vào, cách phân tích của mình vào. Còn nếu mới chỉ thấy quyển này đúng quyển kia sai thì chưa đủ.



nicochiphai
QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 29 2008, 07:56 PM)
@nicochiphai,

"Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh" Bản này là bản dịch mới hay là của miền Nam cũ bây giờ lôi ra in lại.

Nó còn một bản nữa, có tên là "Phía Tây không có gì lạ". Bản dịch này hay, nhưng cổ của miền Bắc ngày trước, tôi không nhớ ai dịch. Những bản dịch cổ ở miền Bắc khoảng những năm 60, 70 rất tốt. có khi còn tốt hơn nhiều những bản dịch bây giờ.  Nếu bây giờ ở VN thích sách của cụ Dương Tường dịch, thì nó cũng đúng vào thế hệ ấy.



Bản dịch của miền Nam cũ và sách in dưới thời VN cộng hòa, nico có đề NXB và năm xuất bản ngay sau đó luôn rồi mà.

Sách của Remarque khoảng năm tám mấy có in 1 lượt, hầu hết đều do người miền Bắc dịch, những đợt tái bản say này cũng vậy (trước đó có in không thì nico ko biết). Còn những bản dịch và in trong Nam từ trước 75 đều không được tái bản lại.

Dạo gần đây thấy 1 số sách văn học cũ được tái bản lại như Bắt Trẻ Đồng Xanh - Salinger, Người có trái tim trên miền cao nguyên - William Saroyan, Ác quỷ trên thiên đàng - Henry Miller... Cũng mừng. Trước đây vì lý do chính trị mà gần như toàn bộ kho tàng sách khổng lồ này bị chôn vùi và xóa sổ. Mãi sau này người ta mới thấy xuất hiện lại (dù không nhiều), nằm vất vưởng trong các nhà sách cũ ở SG. Ngoài những người đã trải qua thời đó tại miền Nam thì văn học và kho sách dịch của miền Nam trước 75 chả được mấy người biết tới.
TươngGiang
uh, một loạt sách được NXB Cảo thơm làm lại nữa.
Sách Remarque chị có nhiều lắm, thậm chí còn có nhiều cuốn của cả Marquez mà mọi ng ai nghe tên cũng bảo làm gì có chuyện Marquez viết cuốn đó :P

Chị cũng mới mua Quê hương tan rã, mà bản in mới tinh, chắc ko phải bản dịch giống của em. Tạm thời chưa có time đọc.
Mr. Smith
@Nico: Mấy cuốn sách cũ của miền Nam trước 75 như em kể tên, ở SG có nhiều không, giá cả thế nào hả em?
Chắc đợt nào có dịp vào SG phải đi mua sách cũ mới được.
Sách Cảo Thơm in lại đẹp phết, trình bày rất nhã nhặn.
nicochiphai
QUOTE(Mr. Smith @ May 30 2008, 01:52 AM)
@Nico: Mấy cuốn sách cũ của miền Nam trước 75 như em kể tên, ở SG có nhiều không, giá cả thế nào hả em?
Chắc đợt nào có dịp vào SG phải đi mua sách cũ mới được.
Sách Cảo Thơm in lại đẹp phết, trình bày rất nhã nhặn.
*



Không nhiều nhưng chịu khó lục lọi thì cũng có. Các loại sách kiểu khảo cứu, nhận định thường chỉ khoảng 30k-dưới 150k (loại này nhiều nhưng khá tạp nham). Sách tác phẩm văn học khoảng 50k-150k. Một số sách của các tg nổi tiếng như Phạm Công Thiện, Bùi Giáng... khoảng 100k-400k. Còn những sách cổ, sách quý hiếm có giá trị lịch sử và các bộ báo + tạp chí (trọn bộ) giá tính bằng tiền triệu trở lên.

Sách văn học dịch mà nổi tiếng bán cũng rất mắc, vì rất khó kiếm. Vd cuốn Bắt Trẻ Đồng Xanh bản in lần đầu tiên em mua cách đây vài năm giá 250k, Cuộc đời và kinh nghiệm của Alexis Zorba in lần đầu (sau này bác Dương Tường dịch là Alexis Zorba - con người hoan lạc) giá 350k sad1.gif...

Ở SG có nhiều khu sách cũ. Nổi tiếng nhất là tiệm Kỳ Thư - rất nhiều sách hay và giá cực cao. Khu Nguyễn Thị Minh Khai cũng nhiều nhưng giá mắc. 1 vài tiệm lẻ tẻ khác như ở ngã 4 Trần Hưng Đạo - Trần Đình Xu có nhiều và giá bình dân, tiệm khu chợ gì ở Đinh Tiên Hoàng (quên tên rồi) và 1 tiệm bên khu Trần Nhân Tôn giá cả cũng vừa phải.

Đại khái vậy.

Cách đây vài năm em đi mua thấy còn nhiều sách hay lắm, nhưng hồi đó nghèo, phải thích lắm mới dám mua, mà trước khi mua còn lượn đi lượn lại mấy lần rồi mới quyết định. Giờ đỡ nghèo rồi đi rảo 1 vòng thì thấy đa số sách hay thiên hạ đã ẵm về gần hết, chỉ còn dạng thứ phẩm (chứ k phải phế phẩm).

Cách hay nhất là để tên và số điện thoại lại cho chủ tiệm sách, bảo khi nào có sách hay thì liên lạc với mình.
Thị Anh
Mua 2 cuốn này từ mấy tháng trước , cũng đã từng dc xuất bản trước kia:

- Chân dung Dorian Gray - Tiểu thuyết của Oscar Wilde
- Yêu trong bóng tối - Tanizaki Junichiro

YÊU TRONG BÓNG TỐI – TÁC GIẢ TANIZAKI JUNICHIRO

Một câu chuyện diễn ra vào thế kỷ mười sáu, giữa thời tao loạn nhất trong lịch sử Nhật. Những liên minh và phản bội, chuyển quân và vây thành, hát ca và tự sát, yêu và thù.. được kể lại bằng giọng dân dã của một người mù làm nghề đấm bóp. Tình yêu tận hiến của ông đối với phu nhân Oichi trong bóng tối mù lòa đã đem lại cho lời kể sự nồng ấm và ánh sáng. Tác giả là nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản, thường được đề cử giải Nobel văn chương và được gọi là “Tanizaki vĩ đại”


--
Em Hà có nhiều sách của Sartre nhỉ, hôm nào gửi ra đây cho mượn đi. Sẽ trả cẩn thân.
TươngGiang
Hình như chị nhớ ko nhầm thì có lần đứa nào bảo là gửi cho chị cuốn sách của Phạm Công Thiện mà cuối cùng chị nhìn mặt này có đủ gần 30 ngày mà tuyệt ko thấy nó tặng tiếc gì ấy nhỉ? :P
Hôm qua đọc Đời nghệ sỹ do Hoài Khanh dịch mà thấy lởm chởm lổng chổng lắm. Không biết có phải cách dịch của HK là lổn chổn thế không nhỉ?

Mà mấy cuốn của VHSG xuất bản lại hình như đều trốn bản quyền vì ko thấy nói gì đến hợp đồng nhượng quyền gì cả, toàn @dịch giả với NXB thôi.
nicochiphai
QUOTE(TươngGiang @ May 30 2008, 04:32 PM)
Hình như chị nhớ ko nhầm thì có lần đứa nào bảo là gửi cho chị cuốn sách của Phạm Công Thiện mà cuối cùng chị nhìn mặt này có đủ gần 30 ngày mà tuyệt ko thấy nó tặng tiếc gì ấy nhỉ? :P
Hôm qua đọc Đời nghệ sỹ do Hoài Khanh dịch mà thấy lởm chởm lổng chổng lắm. Không biết có phải cách dịch của HK là lổn chổn thế không nhỉ?

Mà mấy cuốn của VHSG xuất bản lại hình như đều trốn bản quyền vì ko thấy nói gì đến hợp đồng nhượng quyền gì cả, toàn @dịch giả với NXB thôi.
*



Hồi đấy (cách đây khoảng 1 năm thì phải) em photo 1 đống của PCT gửi ra cho LA, nhờ LA photo cho chị luôn, chắc nàng í quên mất rồi.

Ông Hoài Khanh không phải người dịch hay đâu. Mấy cuốn ổng dịch của Hermann Hesse đọc khô queo.
Thị Anh
QUOTE(nicochiphai @ May 30 2008, 09:08 PM)


Hồi đấy (cách đây khoảng 1 năm thì phải) em photo 1 đống của PCT gửi ra cho LA, nhờ LA photo cho chị luôn, chắc nàng í quên mất rồi.





Có cho kẹo, nó cũng ko dám nhận sách của c.
Mà có nó nói thế, chứ cũ ko đi, lấy đâu ra mới.
TươngGiang
thế hôm nào em qua LA mượn sách đi photo cho dù thú thực là chúa ghét sách photo, đọc được tí teo là mực dây ra mất hết cả chữ.
đọc xong Đời nghệ sĩ rồi, nhìn Tên tôi là Đỏ thấy cũng muốn đọc mà ngài ngại, sách to quá cầm nặng tay và đọc xong mệt cả đầu lẫn thân.
tao_lao
The end of history and the last man của Fukuyama.
http://en.wikipedia.org/wiki/The_End_of_Hi...nd_the_Last_Man
http://www.marxists.org/reference/subject/...us/fukuyama.htm
TL đang coi cuốn này mà nữa đường ngán, gì mà tự do dân chủ, marx tá lả rối mù mù, chắc là đem trả. Làng mình có bác nào coi cuốn nay chưa nhỉ (bàn để nghe hóng hớt, lười đọc sách..hì)
TươngGiang
tối qua bắt đầu đọc Vạn Xuân rồi, công nhận là hấp dẫn tuy cách viết đúng là rất Tây. ao ước mãi giá những người VN viết những tiểu thuyết sử VN cho mình đọc thì hay biết mấy!
nicochiphai
Trời ơi hôm nay muốn đọc lại cuốn Bãi Hoang, lên tìm trên kệ sách nhưng nó đã không cánh mà bay huhuhu cry1.gif . Bây giờ làm sao mà mua lại được cuốn này nữa đây ? Có ai biết chỗ nào còn bán cuốn này không chỉ cho nico với. Sách in cách đây mấy năm, mỏng mỏng. Tác giả là Jean-René Huguenin.

Tiếc đến chết mất thôi cry1.gif

Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.