Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Văn Chương Trên Mạng
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Tuongcuop
Trước đây không lâu, trên báo mạng VNN.VN có nhiều bài thảo luận quanh vấn đề Văn chương mạng. Gần đây báo Tia Sáng tại V.N. có bài của nhà thơ Inrasana Văn Chương mạng. Qua bài này, tôi có nhiều suy ngẫm về nhận thức văn chương trên mạng hiện nay và, đặt bút viết bài này.

Hy vọng chính chúng ta đây, những cư dân mạng, nhìn nhận nó một cách nghiêm túc, bổ xung những suy nghĩ có thể chưa thấu đáo của cá nhân tôi.
Hi vọng vậy. sp_ike.gif




Có hay không Văn Chương Mạng




Phải nói rằng trong vòng vài năm gần đây, song trùng với sự phát triển của kinh tế, trong sự đổi mới nhiều mặt ở Việt Nam, sự phát triển của thông tin điện tử ở Việt Nam đã như một cơn lốc.

Đó là sự bùng nổ của những kênh giao lưu từ máy tính cá nhân trên toàn cầu, với sự trợ giúp của các công ty tin học xuyên quốc gia như google và yahoo v.v…một phương tiện giao lưu và thông tin mới xuất hiện: Web- trang viết mạng.

Đi đầu nắm bắt cơ hội này là bộ phận trẻ, đã nhanh nhậy tranh thủ sự phát triển của khoa học kĩ thuật tin học, tạo nên các sân chơi riêng, tự phát mà trong đó có nhiều vấn đề thuộc về văn học. Đó là mảnh đất đầu tiên, mà những người Việt, đã manh nha một khu vườn văn chương mạng.

Trên mảnh đất mới này, bắt đầu là các Diễn đàn điện tử, ở thủa sơ khai cách đây hơn chục năm, xuất hiệ sớm nhất trong cộng đồng người Việt ở các nuớc phát triển, tại Mỹ, tại Pháp, Ca Na đa v.v...và sau đó là các nước Đông Âu. Ở thủa ban đầu ấy, hầu hết Diễn đàn mạng có chương mục nhằm đăng lại, thảo luận các tác phẩm của các nhà, văn nhà thơ đã thành danh. Nhưng cũng sau đó, xuất hiện thêm chương mục “cây nhà lá vườn“ dành cho các thành viên viết nhiều bài thơ, tản văn, thậm chí truyện ngắn của họ. Tiến tới những Diendan ghi danh rõ chương mục "Văn học". Nơi đây chính là Văn chương mạng thủa sơ khai manh nha.

Điển hình là tại Đức, Hôị sinh viên và thanh niên du học, con em những người Việt Thợ khách, đã làm trang web đầu tiên, lấy tên là Avis, từ năm 1999. Họ chính danh đặt một thư mục "Văn chương" trên trang Web này, cho các Mem-bờ tha hồ thảo luận, sáng tác, thơ ca, hò vè, bút kí và truyện ngắn. Sau này họ đã chọn tuyển in ra giấy, 6 số tập san, có tên là Bánh xe. Cũng từ đó, có dăm truyện ngắn tham gia vào cuộc thi truyện ngắn hai năm trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội (2001-2002).

Trang Web này lập tức nổi tiếng khắp sinh viên và thanh niên Việt Nam du học trên nhiều nước, thu hút được khá nhiều người tham gia với tư cách thành viên hoặc khách. Và, cũng ngay lập tức sau nó, nhiều trang Web khác, mà lực lượng thanh niên sinh viên du học làm nòng cột, đã xuất hiện ở hầu khắp các nước trên thế giới, nơi nào có người Việt Nam sinh sống. Cũng phải kể đến những trang khác, của chỉ một cá nhân lập ra. Những trang này cũng khá nổi tiếng, đông người truy cập; như Langven tại Đức, hoặc Thanhnienxame hay Thanglong, còn hoạt động tới giờ và thu hút rất nhiều người trẻ đang làm công tác văn chương và báo chí.

Ở Việt Nam, chỉ sau một năm, xuất hiện đáng kể nhất là Web TTVNOL, thu hút vài vạn thành viên và số truy cập thường thường tới hàng chục ngàn lượt một ngày. Trang TTVNOL nay vẫn còn hoạt động, rất nhiều thư mục, trong đó hai thư mục có màu sắc văn chương đậm nét hơn cả là Vanhọc và Tacphamvanhọc.

Nhưng điển hình và có tính chuyên nghiệp nhất là vào năm 2000, một trang web do nhà thơ Đỗ Quyên tại Ca Na Da ( nay ở Úc) và ông Phạm Hoàng tại Đức có tổ chức trang xuyên quốc gia, lấy tên là "Diễn đàn trí thức Việt Nam". Diễn đàn này hoạt động chỉ trong 6 tháng, thảo luận hai văn bản của Phạm Thị Hoài và Hoàng Văn Tuấn, bàn về Vai trò trí thức Việt Nam và đã thu hút hàng ngàn trí thức, nhân sĩ, nhà khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên, giáo viên, giáo sư v.v…trên toàn thế giới (thậm chí cả nhân viên người Việt làm ở cơ quan nghiên cứu vũ trụ Mỹ) Diễn đàn này có hơn hai ngàn bài thảo luận trao đôỉ, phê bình và, không thiếu bài đầy tính văn chương, học thuật, chưa một lần công bố trên sách hoặc báo chí. Trong nước cũng có ba nhà văn tham gia thảo luận ở đây; nhiều nhà văn, nhà thơ khác đăng kí làm quan sát viên. Có thể nói, tính đếm trong thơì điểm đó, đây là Web đầu tiên trên thế giới của người Việt, nhiều vấn đề liên quan tới văn chương được thao tác hết sức chuyên nghiệp. Tiếc rằng họat động của Diễn đàn này sau gần năm đã đóng cửa vì nhiều nguyên nhân.

Trong vòng hai năm gần đây, sự giao lưu văn chương trên mạng chợt bùng nổ một hình thức mới, do sự xuất hiện của Blog. Đông Blog nhất kể tới các Blog với sự trợ giúp miễn phí cuả Yahoo v.v...

Blog như một trang web thu nhỏ, dạng viết cá nhân dùng để viết từng ngày, như một thứ nhật ký. Tùy theo chế độ đặt của từng người, Blog cho phép tự do hay hạn chế người tham gia thảo luận nhận xét. Blog ra đơì, song hành với rất nhiều mạng của người Việt đã mở ra một mảnh đất không biên giới, không hạn chế về thơì lượng, miễn phí, thoả mãn lập tức như cầu viết và chia sẻ của con người, huy động tới cao nhất sự tự do cá nhân trong thao tác viết.

Sự hình thành phát triển Văn chương mạng ở một khái niệm rộng, trước hết là thoả khát viết và chia sẻ của cá nhân con người đã hình thành như thế hết sức tự phát trong sự tiến bộ của khoa học tin học. Thay vì phải truyền miệng như cổ xưa, thay vì phải viết ra giấy mực, tốn phí tiền bạc, đã xuất hiện nững trang viết trên trơì đa dạng và hồn nhiên, sống động; bao gồm không thiếu loại gì, mà văn chương giấy có như thơ, văn, tản văn, truyện ngắn, phê bình, tiểu luận, tiểu thuyết và thu hút độc giả, đặc biệt là giới trẻ.

Có văn chương mạng không?

Sẽ có người lớn tiếng noí là, những thứ anh nêu không phải là văn chương! Tôi sẽ phải câm nín, bởi vì những phát triển khi viết với một đặc thù mới, đa số người viết đã biến thể. Nếu lấy tiêu chí “thế nào là một tác phẩm văn học“ của các nhà lí luận phê bình kinh viện, đã được tạc ghi trên giấy trắng mực đen cả ngàn năm nay, để soi xét những gì người ta đã viết trên mạng hôm nay, thì người viết bài này sẽ chịu thua.

Nhưng ở một góc nhìn khác, thì bản thân sự phát triển của khoa học, mà ở đây là kì nghệ thông tin điện tử, cũng như các khoa học công nghệ khác đã từng tác động vào văn hoá, làm thay đổi nhiều nội dung của văn hoá, không chỉ từng bộ phận của một dân tộc, thì ở dạng thức viết mới này, sao lại có thể nhìn nó bằng những thước đo năm xưa?

Sự giao thoa của con người có tính cá nhân trên luồng thông tin không giấy mực, thực tế đang sống, đang viết để tạo nên, dầu bé bỏng và chập chững, một văn hoá mạng. Nó hình thành bắt đầu từ biến động ít nhiều từ ngôn ngữ, cách nghĩ, giao tiếp, suy tư, đã biến đôỉ khác cuộc sống của những trang giấy bút mực. Sự phát triển này, luôn luôn có hai mặt. Cả tiêu cực lẫn tích cực, nhưng tự do cho từng cá nhân. Chính điểm này, vừa là thuận lợi vừa là khó khăn trong quá trình hình thành một cái được nhìn nhận là Văn chương mạng.
Tuongcuop
2-Những đặc thù của văn chương mạng

a-Có bao loại hình thể hiện văn chương mạng?

Trước khi viết bài này không lâu, tôi có đọc vài bài bàn về vấn đề V.C mạng. Gần đây là bải Văn chương mạng của nhà thơ Inrasana trên báo Tia Sáng (1). Do quan niệm nào đó, trong bài Văn chương mạng tác giả mới chỉ khoanh vùng được Văn chương trên báo mạng, còn thực chất, văn chương mạng có một phạm vi lớn hơn như vậy, nó không chỉ bao gồm báo mạng- những web của tư nhân hay nhà nước hoặc một tổ chức nhóm hội nào quản lí-mà nó còn bao gồm: Những diễn đàn tự do, những Web cá nhân và đặdc biệt là sự phát triển của trang ghi chép từng ngày của cá nhân gọi là Blog.

Trong sự quan sát của tôi thì cách đánh giá nói trên hạn hẹp, và không chỉ ra được một cách bao quát tình hình phát triển của văn chương mạng. Và từ gốc nhìn ấy, tác giả Inrasana cũng không làm rõ được sự khác biệt có tính đặc thù của văn chương mạng. NHững sự khác nhau mà tác giả bài viết trên đã phân tích, thì ngay giữa các báo giấy cũng tương tự có sự khác biệt ấy chứ không noí gì giữa báo mạng và giấy. Tôi noí giữa các báo khác nhau, thì đất dành cho văn chương cũng khác nhau, vì vậy việc chấ nhận đăng một bài dài hay ngắn, thơ hay trường ca không phải là một đặc thù đáng noí để nhìn rõ bản chất của vấn đề.

Hoặc ngay ở điểm phân tích cách đọc báo mạng hay văn chương giấy cũng không cũng không là sự khác biệt đặc thù của văn chương mạng. Thực tế là, đại đa số báo mạng hiệnnay đang đăng lại nhiều ấn phẩm của báo giấy. Hơn nữa là cách đưa Báo mạng ở Việt nam quy trình vẫn không khác gì báo giấy cho nên vẫn đưa ra những tác phẩm hệt như báo giáy và sự cảm thụ của bạn đọc ở báo mạng cũng chẳng khác xa với cách đọc của báo giấy.

Trong điểm thứ 8 mà bài viết trên đề cập, tính tới khả ăng tàichinsh của ta hiện nay, cũng chỉ là sự khác biệt nhất thơì. Bản thân điều này sẽ được khắc phục nhanh chóng, vì xã hội phát triển và nên điểm tính này có tinsh thơì đoạn, không có tính dài lâu để nhận ra sự khác biệt giữa văn chương mạng và văn chương giấy có thể bất chấp thơì gian để cùng tồn tại với các loại hình văn chương khác mà vẫn giữ tinsh khác biệt.

Do vậy theo tôi, nhận diện văn chương mạng phải nhìn nhận đủ và hết toàn bộ những hình thức thể hiện của nó, mà cụ thể ở đây sự khác biệt lại không nằm trong báo mạng, nó nằm trong ba dạng thức chính sau:
-Diễn đàn mạng (bao gồm các trang Web của cả tư nhân và nhóm hội)
-Các trang Web văn chương cá nhân.
-Các Blog.



B-Những đặc thù cơ bản của văn chương mạng


1-Văn chương mạng mang tính đại chúng.

Sự khác biệt khá rõ giữa văn chương mạng và văn chương giấy (bao gồm sách, báo, báo mạng) là tính đại chúng.

Bất kì ai sử dụng một máy tinh nôí mạng, mua hoặc thuê, hoặc dùng chuà, nhưng có nhu cầu viết đều có thể trở thành cây bút để viết.

Sự phát triển của tin học, thuận tiện và hữu ích, hầu như không điều kiện, đã mở ra một mảnh đất dễ dàng cho nhu cầu được viết và được chia sẻ. Những người du học sinh và các thanh niên nghiên cứu tin học là những cư dân sớm nhất của văn chương mạng. Họ là những cư dân của một thế giới rộng mở, không hạn chế về không gian và thơì gian, địa lí, không phân biệt giai tầng, tuổi tác. Tập hợp cư dân này, không như báo giấy, họ tự nhiên hình thành có tính tự phát và mang tính đại chúng. Điều này cũng là nhu cầu phát triển tự nhiên của con người. Nếu như ở báo giấy chỉ chấp nhận những cây bút một bộ phận con người, các tác phẩm có khuôn thước, không cho phép các cây bút tập dượt và thử việc, thì ở mạng, Từ thuận lợi này, số người tham gia để hình thành văn chương mạng hết sức đông đảo và phong phú. Nó mang tính đại chúng, mà ở báo giấy không thể có được. Hiện tượng này giống sự hình thành văn chương dân gian ở giai đoạn cổ xưa, thay vì văn chương truyền miệng thì nay là văn chương được viết lên trơì. Nó phản ảnh bản chất con người là muốn thể hiện bản thân và chia sẻ.

Cho nên có thể nói, ở văn chương dân gian truyền miệng có bao ưu điểm thì ở văn chương mạng có bấy ưu điểm và hơn nữa là tính lây truyền, quảng bá, ghi nhận, lưu trữ do sự giúp đỡ của kì thuật, mạng có thêm nhiều đặc điểm ưu việt mà văn chương đại chúng dân gian ngày xưa không có được.

Tính đại chúng còn được mở rộng và đến dễ dàng hơn nữa khi văn chương giấy cần một danh tính cụ thể còn ở mạng, người ta toàn dưới cái tên ảo Nickname. Và một người có thể có rất nhiều nick khác nhau không thể cấm đoán. Đó là một thế giới ảo thực và không thực. Đây là một đặc điểm trong sự khác biệt mà tạp ra cho văn chương mạng những mặt hay và dở, lạ hẳn so với báo giấy.

Một mặt khác, đã mang tính đại chúng thì nó cũng phát sinh một tính chất kèm theo như văn chương dân gian, đó là: Tính chất tài tử của văn chương mạng.

Kì sau: Tính tài tử của văn chương mạng
Chú thích: Đường link của bài viết Ỉnasana:
http://www.tiasang.com.vn/home
Apomethe
Link chính xác bài văn chương mạng là thế này:
(@click here)
Tuongcuop
2- Tính tài tử của văn chương mạng.

Sự viết trong thế giới ảo hoàn toàn tự nguyện. Đại đa số những người viết đều không có ý thức làm văn chương. Xuất phát từ việc lên mạng để vui, để giao lưu, để đỡ căng thẳng trong công việc, để xả v.v…họ viết một cách hồn nhiên và tôn trọng sự thật, nghì gì viết đấy. Sự viết của những cư dân mạng do vậy, không câu thúc bởi những lí luận có tính kinh viện, dầu là trong họ có nhiều người được đào tạo ở các ngành nghề khác nhau. Cho nên tính chuyên nghiệp không còn được lưu ý như báo giấy.

Nếu như một nhà văn khi hạ bút cẩn trọng từng câu chữ, chấm phẩy; nếu như một nhà thơ chuyên nghiệp vật vã hàng tháng với một từ, thì người viết ở mạng hầu như trong cảm xúc hàng giờ hàng ngày, trước những vấn đề cụ thể, cảm xúc bất ngờ, họ viết thẳng ngay lập tức lên trang màn hình. Thậm chí có người làm thơ không bao giờ chú ý hay viết đề tựa. Viết văn mà không biết nó là thể loại nào. Sự viết của họ trong nhu cầu bộc lộ, chia sẻ là cao nhất, không hàm ý chủ định xây dựng một tác phẩm để đơì.

Nếu như một cây bút trong báo giấy và sách thường chính danh hoặc dưới một cái bút danh cụ thể, tại một địa danh cụ thể nào đó, thì ở mạng yêu cầu ấy trở nên vô nghĩa. Toàn bộ thế giới thực ẩn danh dưới những tên ảo, những nicknamme không biết ai với ai, cũng là điều kiện thuận lợi nảy nở gia tăng thêm tính chất tài tử của người viết.

Tất nhiên đã có những nhà văn và nhà báo tham gia vào văn chương mạng, trước kia luôn sẵn một ý thức viết chuyên nghiệp tàng ẩn. Nhưng ngay cả trong số người này, do nhu cầu thông tin, khi bước vào thế giới ảo, thói quen trong quá trình ở cuộc sống thực cũng bị chi phôí, phai nhạt và muốn hay không họ buộc phải sa vào viết trong tâm thế tài tử.

Đại đa số các công dân này,dầu tài tử, nhưng khi đã làm chủ một bàn phím, đều trải qua thơì gian học tập nhất định, thậm chí ở những vị trí học vị cao trong nhiều ngành nghề khác nhau nên dù viết gần như vô thức văn chương, họ vẫn tạo nên những tác phẩm. Sự cảm hứng rất tự nhiên của cách viết này có mặt yếu, nhưng trong vô thức, có khi lại làm nên những điều vượt ra ngoài khuôn thưóc của văn chương cũ, giầu tính sáng tạo. Nó lại không bị ràng buộc bởi đề tài và không gian, thơì gian nên phản ảnh rất phong phú, hấp dẫn nhiều mặt trong đơì sống vừa thực vừa ảo của họ. Lại một cách hồn nhiên, tạo nên hiệu ứng bất ngờ cho bạn đọc. Cuộc chơi của những tác giả vừa đại chúng vừa tài tử này là cuộc chơi vô tiền khoáng hậu.

3- Tính tự do cá nhân của văn chương mạng.

Nội quy thành văn của tất cả các diễn đàn cho các thành viên không có gì ràng buộc trong thao tác viết ở mục văn chương § thảo luận. Bản thân người viết lại ở khắp thế giới, dầu là sống trong một quốc gia cụ thể nào đó, nhưng dưới một cái tên ảo, giao đãi có tính toàn cầu, trong tâm thế tài tử như tôi noí trên, họ viết hoàn toàn chủ động và hết sức tự do cá nhân trong sáng tác.

Nếu như ở các văn chương giấy hiện nay, bao giờ cũng có một hay nhiều người kiểm soát biên tập và người viết ít nhiều phải chịu sự chi phối về văn hoá hoặc chính sách của nơi họ công bố tác phẩm, thì trong thế giới mạng người viết không bị câu thúc, hạn chế , ràng buộc bởi những tiết chế ấy. Với họ, sự viết chỉ phụ thuộc duy nhất vào vốn sống và bề dầy văn hoá, kiến thức cá nhân mà họ đã thu lượm. Họ tự đóng nhiều vai trò, vừa là người viết, người biên tập, vừa là người đàm đạo và bạn đọc.

Họ xuất hiện hôm nay với những tên ảo, để có thể sống chết với một cái forum nào đó, blog hay trang tư nhân nào đó, nhưng có thể vô tăm tích như chưa từng có, bất kì khi nào họ muốn.

Vì thế văn chương mạng là thế giới mở, đẩy sự phát triển cao nhất về tự do cá nhân trong văn chương. Chính điều này, mang lại nhiều khi tới bất ngờ so với văn chương trên giấy hoặc ngay cả báo mạng. Nó hết sức phong phú, nhiều màu sắc và sinh động, phản ảnh tới chân tơ kẽ tóc đơì sống, tâm hồn v.v… từng cá nhân con người một cách gần sự thật lại phóng đạt nhất.

Nhưng cũng chính từ sự phát triển tự do cá nhân không hạn chế như vậy, nên nhiều khi đã trở thành hiện tượng cực đoan, tự do vô lôí. Có thể khảo sát biểu hiện này qua những câu chuyện họ viết và kể nhann nhản trong các Blog, mà dư luận báo chí Việt Nam đã từng đề cập, điển hình là trường hợp một cô gái trẻ phiá Nam viết về Hà Nôị.

(Còn tiếp)
Thị Anh
QUOTE(Tuongcuop @ May 13 2007, 11:31 AM)
Nhưng cũng chính từ sự phát triển tự do cá nhân không hạn chế như vậy nên nhiều khi đa trở thành hiện tượng cực đoan, tự do vô lôí. Có thể khảo sát vấn đề này qua những câu chuyện họ viết và kể nhann nhản trong các Blog, mà dư luận báo chí Việt Nam đã từng đề cập, điển hình là trường hợp một cô gái trẻ phiá Nam viết về Hà Nôị.

(Còn tiếp)
*




Mới đọc lướt bài của bác TC. Nhưng thấy đoạn cuối này có vẻ ko ổn. Chuyện họ kể nhan nhản trong các blog, thì cái chuyện gì cũng được liệt vào văn chương mạng theo định nghĩa của bác ư? Và cái entry của cô bé Sài Gòn fuck Hà Nội, cũng được coi là hiện tượng cực đoan vô lối của cái gọi là VCM ư? confused1.gif
Tuongcuop
QUOTE(Thị Anh @ May 13 2007, 11:56 AM)
QUOTE(Tuongcuop @ May 13 2007, 11:31 AM)
Nhưng cũng chính từ sự phát triển tự do cá nhân không hạn chế như vậy nên nhiều khi đa trở thành hiện tượng cực đoan, tự do vô lôí. Có thể khảo sát vấn đề này qua những câu chuyện họ viết và kể nhann nhản trong các Blog, mà dư luận báo chí Việt Nam đã từng đề cập, điển hình là trường hợp một cô gái trẻ phiá Nam viết về Hà Nôị.

(Còn tiếp)
*




Mới đọc lướt bài của bác TC. Nhưng thấy đoạn cuối này có vẻ ko ổn. Chuyện họ kể nhan nhản trong các blog, thì cái chuyện gì cũng được liệt vào văn chương mạng theo định nghĩa của bác ư? Và cái entry của cô bé Sài Gòn fuck Hà Nội, cũng được coi là hiện tượng cực đoan vô lối của cái gọi là VCM ư? confused1.gif
*



Ngay cáchviết của Thianh như trên cũng liệt vào Vanchuong mạng. " đọc lươt" tức là tài tử rồi đấy.
Báo giấy chả ai dám viết Đọc lướt mà rồi tổ chức lại văn bản cả. Nhưng mạng lại cho phép và hợp lí. hê hê...thế mới thú vị chứ.

Chúng ta , tôi đang bàn Cái THuộc về văn chương mạng Chứ chưa bàn tới cái gọi là tác ơhẩm văn chương mạng
Hạ thêm một câu gọi là cái thuộc về văn chương mạng nhé:

-Thianh có lẽ đang có vấn đề đọc hiểu! laugh1.gif

Thôi nghiêm túc.

Phần viết trên của mình mới đưa ra những tập để xây dựng khái niệm về Văn chương mạng cuhứ chưa đưa ra định nghĩa nào cả.

Hai là nếu xét về nhiều mặt đặc tính của mạng, từ tinh cảm và suy nghĩ, tư tưởng, ngôn ngữ thì ngay cả một đoạn, dù là cái entry của cô bé viết trong bài ngắn: fluk Hanoi, cũng nên liệt vào văn chuơng mạng.(Nó là một phầmnbiểu hện của Văn chuơng mjang chứ ko phải là một Tác phẩm mạng-phần này tôi sẽ nói kì ở đoạn In-xuát bản giáy văn chương mạng)

Danh giới và khuôn thước cũ, trên lí luận kinh viện, đều bất cập và trở nên nhòa để không nhận ra con đường phát triển của nó.

Cho vậy nó mới có rác và vàng của những gì mạng ảo tạo ra. Nhunưg dẫu là rác thì nó vẫn có vai trò mang dấu ấn và sắc thái riêng. Tôi ví dụ một bài viết của cô gái trên đánh dấu sự phát triển tự do...Còn cả các bài viết khác, dùng các từ ngữ viết tắt, pha trộn ngoại ngữ, viết lái và v.v... đều mang sắc thái riêng của mạng...Nó là biểu hiện một thứ Ngôn ngữ mạng, biến động so với ngôn ngữ viết trên giấy.

Vậy đó ko thuộc văn học mà gọn vào là khía cạnh hình thành của văn chương ử?
Mà tớ cũng đang là thứ Văn chương mạng đấy .
Tự do và tài tử...

Tha hồ thảo luận để tớ suy nghĩ thêm
NguoiVN
thì ra bác tướngcuop là bạn bác trademark, độc đáo thiệt
Tuongcuop
Nguoivitenam@...

Cậu cũng là bạn tớ chứ lị?

Đôc đáo qué gì.

Thằng già lẩm cẩm lắm.
Evil
QUOTE(Tuongcuop @ May 13 2007, 12:36 PM)


Phần viết trên của mình mới đưa ra những tập để xây dựng khái niệm về Văn chương mạng cuhứ chưa đưa ra định nghĩa nào cả.

*



Vậy, thế nào là 'văn chương' đã? nhiều khi em cũng hơi bối rối. Gọi một writing thế nào là 'văn chương'?
Tuongcuop
QUOTE(Evil @ May 13 2007, 08:41 PM)
QUOTE(Tuongcuop @ May 13 2007, 12:36 PM)


Phần viết trên của mình mới đưa ra những tập để xây dựng khái niệm về Văn chương mạng cuhứ chưa đưa ra định nghĩa nào cả.

*



Vậy, thế nào là 'văn chương' đã? nhiều khi em cũng hơi bối rối. Gọi một writing thế nào là 'văn chương'?
*



Evit hỏi vậy tức là văn chương nói chung phải không?

Một câu ngắn tẹo tèo teo thế thôi đấy!

Thế nhưng Cụ tằng tổ tôi cũng không đủ sức viết. Phải cỡ một pho sách vạn trang, triệu chữ. Riêng về Thơ đã cãi nhau toe toét hết cả đi rồi. Rồi về Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài, tự sự, hồi kí... thì bao khái niệm. Lại thể kí nữa mà trung đó, tùy bút, bút kí, ghi chép, tản văn, TÙy kí... v.v... Và lại thế nào là Thơ hay, truyện hay, Thơ hay trường ca thế nào? THơ và thơ văn xuôi nữa. Trời ơi lại phân biệt nó, cái thứ như Đỗ Chu noí, chúng ta lũ dở hơi viết ra, với hò vè, đồng dao sẽ nhức hết cả đầu chứ chơi hi hi..

Thế này nhé, ta tạm thống nhất là tra tự điển văn học đi. Trong đó họ tóm tắt văn chương rồi đó. Mà sự tóm ấy cũng không chính xác.

Còn tôi nôm nay mấy lời như vầy:

Bất cứ cái gì (lấy chữ viết làm phương tiện) viết ra, lời ít ý nhiều ( hàm ngôn - ngôn tại ý ngoại) gói gém, diễn tả được (càng giản dị càng tốt) chứa đựng kể cả bất kì đối tương nào, thiên nhiên, con người, dù là mây gió, chó, heo, gỗ, đá khỉ cây, người mà trong nó gói gém nói được ý thức con người, tâm lí, tình cảm , thái độ và cao hơn là thân phận con người, tạo thành sức lây truyền, cảm hóa, lay động, va chạm làm tâm hồn người khác không bình yên thì đó là văn chương.

Ps: E vit vào thư viện, tra trong sách trang 510 từ điển văn học tập 2- nhà xuất bản văn học - Hà Nội- năm 1983. Có định nghĩa cả trang về câu hỏi của Evit.
Misha
QUOTE(Evil @ May 13 2007, 06:41 PM)

Vậy, thế nào là 'văn chương' đã? nhiều khi em cũng hơi bối rối. Gọi một writing thế nào là 'văn chương'?
*



Khó định nghĩa quá nhỉ ? Lại phải vào thư viện mà lục sách như bác Tướng cướp khuyên thì bó tay mất rồi ! Lấy ai đi cày mấy jobs thay để trả tiền bill nhà, điện nước... hàng tháng đây ? scared.gif
Văn chương trên mạng có không ?
Nếu ở văn " giấy " thì người viết phải đắn đo , cân nhắc từ mọi câu chữ , nội dung , cách diễn đạt ... thì trên mạng người ta " viết " ào ào thậm chí không thèm suy nghĩ hoặc những câu rất vớ vẫn , vô nghĩa... " Văn học là nhân học " . Vậy trên mạng , lúc người ta viết , người ta có nhớ đến tôn chỉ đó không ?
Trở lại hiện tượng SG fuck HN - có thể gọi đây là văn chương được không ?
Theo suy nghĩ thiển cận của tớ , đây là văn hóa mạng chứ không đơn thuần là văn chương ! baby.gif
Tuongcuop
QUOTE(Misha @ May 13 2007, 10:37 PM)
QUOTE(Evil @ May 13 2007, 06:41 PM)

Vậy, thế nào là 'văn chương' đã? nhiều khi em cũng hơi bối rối. Gọi một writing thế nào là 'văn chương'?
*



Khó định nghĩa quá nhỉ ? Lại phải vào thư viện mà lục sách như bác Tướng cướp khuyên thì bó tay mất rồi ! Lấy ai đi cày mấy jobs thay để trả tiền bill nhà, điện nước... hàng tháng đây ? scared.gif
Văn chương trên mạng có không ?
Nếu ở văn " giấy " thì người viết phải đắn đo , cân nhắc từ mọi câu chữ , nội dung , cách diễn đạt ... thì trên mạng người ta " viết " ào ào thậm chí không thèm suy nghĩ hoặc những câu rất vớ vẫn , vô nghĩa... " Văn học là nhân học " . Vậy trên mạng , lúc người ta viết , người ta có nhớ đến tôn chỉ đó không ?
Trở lại hiện tượng SG fuck HN - có thể gọi đây là văn chương được không ?
Theo suy nghĩ thiển cận của tớ , đây là văn hóa mạng chứ không đơn thuần là văn chương ! baby.gif
*



Vậy chú Mischa đánh tàu bay tới rủ cô Evit nhau vào đây mà đọc nhé. ( cho đũa có đôi cho tre có bụi..cho đời nó tươi.. laugh1.gif ) Nhưng anh khuyên mèo vào đọc in ít thôi kẻo có khi tẩu hỏa nhập ma mà toi luôn, không lốc lít gì nữa được đâu.

văn chương nghệ thuật của ngôn từ:

http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/llvanhoc1/ch7.htm
Misha
QUOTE(Tuongcuop @ May 13 2007, 09:05 PM)

Vậy chú Mischa đánh tàu bay tới rủ cô Evit  nhau vào đây mà đọc nhé. ( cho đũa có đôi cho tre có bụi..cho đời nó tươi.. laugh1.gif ) Nhưng anh khuyên mèo vào đọc in ít thôi kẻo có khi tẩu hỏa nhập ma mà toi luôn, không lốc lít gì nữa được đâu.

văn chương nghệ thuật của ngôn từ:

http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/llvanhoc1/ch7.htm
*



Ai chịu khó đọc rồi tóm tắt lại dùm với ! Đọc mà đầu ong ong , chẳng thủng gì hết !!! baby.gif
Evil
Em đọc thì cũng không hết nhưng tạm hiểu rằng văn chương là nghệ thuật sử dụng ngôn từ (như kiểu hội họa là nghệ thuật sử dụng màu và nét).

Như vậy thì thế nào mới được coi là 'nghệ thuật', kiểu như ảnh khỏa thân thì thế nào là nghệ thuật còn thế nào là 'trái với thuần phong mỹ tục' vậy?
Tuongcuop
QUOTE(Evil @ May 15 2007, 08:46 PM)
Em đọc thì cũng không hết nhưng tạm hiểu rằng văn chương là nghệ thuật sử dụng ngôn từ (như kiểu hội họa là nghệ thuật sử dụng màu và nét).

Như vậy thì thế nào mới được coi là 'nghệ thuật', kiểu như ảnh khỏa thân thì thế nào là nghệ thuật còn thế nào là 'trái với thuần phong mỹ tục' vậy?
*



Thế nào là nghệ thuật? Câu hỏi này lại có thể dẫn ra cuộc tranh luận Vô tiền khoáng hậu. Chính vì thế khi đọc khái niệm trên tôi thấy sau nó là cả ngàn trang sách để dẫn giải lại vấn đề này. Theo tôi có lẽ phải lần mò lại bắt đầu từ những khái niệm về triết học: mĩ học là gì của các bậc tiền bối như Hê Ghen ( mĩ học Hê ghen). Và như thế thì cũng tự nảy sinh ra mâu thuẫn là nhiều quan niệm đã thay đổi theo thời gian và tiến hóa của loài người, mà trong đó là sự phát triển nhiều mặt của khoa học, cho nên liệu những quan điểm của cụ tổ Hê ghen còn đúng bao nhiêu?. Do vậy xin nhường lời cho các cử nhân văn chương trả lời câu hỏi trên cho nó kinh viện.

Trong kho tàng văn học của ta, lí luận văn học, thế nào là Nghệ thuật, đặc biệt là khu biệt trong Nghệ thuật ngôn từ thì evit nên đọc một chương trong Vân Đài Loại Ngũ của cụ Lê Quý Đôn nói rất hay về vấn đề này. Tôi dùng từ hay vì nó kiêm chữ, nó bằng hình ảnh, dẫn dụ từ thấp tới cao và dẫn nhiều bậc hiền triết viết. Từ tài liệu có tính cũ kĩ này đối chiếu với các tài liệu mơí, tôi thấy cơ bản các cách xem xét đánh giá tác phẩm không thây đổi lắn.Ngay cả cách tiến hành viết một câu văn cũng không thay đôỉ. Hơn nữa bạn có thể tham khảo các sách mơi, ví như có cuốn đọc cũng hay đấy là hai cuốn của Nguyễn Hoàng Đức (tôi ko có tài ở đay nên quên tên chính xác tên sách)

Xã hội đương phát triển, chính vì thế nhiều khuôn vàng thứơc ngọc cũng thay đôỉ. NHưng tôi nghĩ, lí luận văn học đặt ra những tiêu chí thế nào là cái hay của Nghệ thuật ngôn từ sinh sau các sáng tác văn chương, nên khi xem xét môt tác phẩm mới, ra đời với cách hành xử, bút pháp mới đang làm lúng túng cho nền lí luận nước nhà. NHất là khi dùng các phương pháp cổ điển để nhận xét những tác phẩm đương đại. Sự lúng túng này thể hiện rất rõ khi bàn tới thơ Vi Thùy lInh, Phan Huyền Thư hay bàn tới Bóng đè của Đ H. Diệu.

Đối với tôi, dù bất kì cách nào, một tác phẩm, dù cách tân hay không, nếu lay động được bạn đọc, làm tâm hồn bạn đọc không bình yên thì nó đạt tới nghệ thuật ngôn từ. NHững nhà văn lớn và nhà thơ lớn thì sức lay chuyển nó ở biên độ rộng về tầng lớp bạn đọc, dài về thời gian ở các thế hệ bạn đọc...Nôm nay là vậy.

Câu cuôí của Evit cũng đòi hỏi trả lời rất phức tạp. THuần phong mì tục là cái gì đã rồi mới xem cái tranh ấy nó có chông lại văn hóa dân tộc không? Còn lại tùy theo góc nhìn nữa, nếu cái nhìn bệnh hoạn, méo mó thì cứ truồng là ko được. Nhưng các cụ ở thế hệ Đong Dương đã vẽ nuy rất lâu rôì. Tôi chỉ đơn giản là, tranh ảnh chả kiêng kị gì cả. Thế giới làm được thì ta làm được. Nếu nó ko gợi tục thì Tại sao không?

Tôi xin ví dụ thế này. Ông Picatso vè từ lâu lắm rồi tranh sau. Có việc gì đâu, nhưng lão Thành Chương vẽ hai minh họa Quyên, vừa in cái đầu bị chê tục nagy. Rồi cái 2 bị bóc ra. Thế đấy đi mà cãi nhau với ông nào gọi điện tới!!!
Tuongcuop
http://farm1.static.flickr.com/213/479742560_f3ee00415a.jpg

Tranh Thành Chương chắc ko thuần phong mì tục, nên bị phê phán ở minh họa báo V.N

http://farm1.static.flickr.com/194/499568387_e4057c6c81.jpg

Ai dám bảo tranh trên của Picatso xấu và tục? ( trong sưu tập Vòng ôm xuất bản tại Đức)
Nhunưg tôi cũng không dám ăn theo nói là đeọp nhé. Chịu rồi Vì ngoại đạo mà.
Thiên Lang
QUOTE(Evil @ May 15 2007, 08:46 PM)
Em đọc thì cũng không hết nhưng tạm hiểu rằng văn chương là nghệ thuật sử dụng ngôn từ (như kiểu hội họa là nghệ thuật sử dụng màu và nét).

Như vậy thì thế nào mới được coi là 'nghệ thuật', kiểu như ảnh khỏa thân thì thế nào là nghệ thuật còn thế nào là 'trái với thuần phong mỹ tục' vậy?
*



câu hỏi của Evil là khó nhưng bác Tướng Cướp lại đưa bạn ấy đến những thứ khó hơn. Đọc Hegel và mấy quyển bác TC giới thiệu cũng mất khối thời gian. Tôi lại thường có khái niệm trong đầu trước khi đọc sách. Mỗi khái niệm đều có nội hàm và ngoại diên của nó, tìm cách đưa ví dụ rồi phân tích xác định các giới hạn và phạm vi của nó có thể tự mình tìm ra định nghĩa của tất cả các khái niệm. Sau đó khi đọc sách mình có thể phán xét luôn định nghĩa của sách đưa ra.

Về nghệ thuật tôi thấy thế này. Nghệ thuật dù bất cứ lĩnh vực nào đều nói đến cái đẹp, cái cảm xúc của người ta khi nhìn thấy một cái gì đó hay đẹp. Vậy có thể là cảm xúc là nguyên nhân của cái đẹp ???
Hãy tự trải nghiệm những cảm xúc của bản thân bạn sẽ thấy rõ có những cảm xúc cực kỳ thăng hoa, có những cảm xúc chỉ thoảng qua và có những cảm xúc tự mình thấy xấu hổ. Ta sẽ đặt câu hỏi có phải tất cả cảm xúc đều đẹp không? Hay có phải cảm xúc nào cũng có thể tạo ra nghệ thuật. Tự nhiên mỗi khi có cảm xúc đặt lại câu hỏi đó ta sẽ trả lời được rằng có cảm xúc của ta rất tầm thường có cảm xúc rất hay và đẹp. Vậy là có sự phân biệt giữa cảm xúc đẹp và cảm xúc tầm thường khác.

Từ đó tôi đi đến kết luận thế này mọi nghệ thuật đều phải dựa trên cảm xúc nghệ thuật. Không có cảm xúc nghệ thuật thì không có nghệ thuật. Đây chỉ là điều kiện cần vì có cảm xúc nghệ thuật chưa đủ để có nghệ thuật. Vì rằng: khi một nghệ sĩ có cảm xúc nghệ thuật thì cái cảm xúc đó chưa chắc được lưu lại và truyền cảm được cho người khác. Cái phương tiện để lưu lại đó chính là loại hình nghệ thuật. Cái đối tượng được dùng để lưu lại cảm xúc đó, để rồi khi người khác thưởng thức nó gợi lại cảm xúc nghệ thuật chính là tác phẩm nghệ thuật.

Về thuần phong mỹ tục thì thế này, không có một cái thước cho tất cả mọi người. Ai đó nói tác phẩm này vi phạm thuần phong mỹ tục là họ đang dùng cái thước của người ta. Ví dụ cái thước được tạo ra ở thời 60-80 ở Việt Nam người ta gọi nó là thuần phong mỹ tục. Tôi thì tôi cho là cách gọi thế là lạm dụng từ ngữ. Văn hóa Việt ta có ít nhất 2000 năm văn hiến không thể gọi cái lấy mỗi cái cái thời ngắn ngủn đó làm thuần phong (phong tục đẹp) cho cả nền văn hóa Việt được.

Còn ảnh khỏa thân có đẹp hay không cũng lại do cái thước của người xem người xét thôi, không có cách nào khác. Nhưng có điều tôi thấy hay gặp là người ta thanh minh như sau: tranh của tôi, truyện tôi hay ảnh của tôi "tuyệt nhiên không có sự dâm ô, gợi dục". (@click here) Làm thế như thể họ cho rằng dâm ô, gợi dục đương nhiên là phi nghệ thuật. Tôi tự hỏi tại sao nghệ thuật lại không được lấy đề tài về sự dâm (sex). Nếu tôi thấy trong sex có cảm xúc nghệ thuật thì nó là cái đẹp của tôi, còn nếu có cả một giới nghệ sĩ chấp nhận thì nó là cái đẹp xã hội.
Theo Sigmund Freu thì hầu hết hành vi của chúng ta đều bắt nguồn từ sex.
Thị Anh
Nguyễn Hữu Cát
Tương lai nào cho các sáng tác văn chương từ blog?

1. Xin lỗi..., em chỉ là “gái làng chơi”

Như một đứa trẻ chưa hình thành nhân cách, những sáng tác văn chương từ blog được vun vén, nuôi dưỡng bởi thị hiếu khôn lường của độc giả mà thành ra khôn lường. Khôn lường chẳng kém thị trường âm nhạc hay điện ảnh Việt Nam thời nay vậy. Anh cứ đinh ninh bài hát này, bộ phim này là vớ vẩn, 3 xu, rồi nói một cách vừa bộc tuệch vừa mực thước rằng, cái thể loại ấy không đáng để anh ghé mắt. Thế nhưng, thấy chúng đột nhiên phồng lên, gây tiếng vang râm ran thì anh không tài nào giấu nổi tính hiếu kỳ của mình, và mặc dù đã cố gắng thanh minh rằng: “Ấy là tôi chỉ muốn xem nó thế nào mà thôi”, nhưng sự thật là anh đã bị đánh bại bởi một thứ sức hút vô cùng lớn, siêu hình, sức hút từ hiệu ứng truyền thông!

Phải thú thực là tôi tìm đến các tác phẩm văn chương được sáng trên blog cũng phần nào từ tâm trạng mang ít nhiều thành kiến đó. Cố nhiên, khi đọc chúng, tôi hoàn toàn thiện chí, không để mình bị chi phối bởi bất kỳ ý thức so sánh loại hình nào. Nhưng... xin lỗi, phần nhiều những gì tôi đọc được chỉ là thứ “văn làng chơi”. Cô gái nào càng được nhiều khách làng chơi để mắt tới thì càng nổi danh, tác phẩm văn học mạng nào được độc giả online tìm đọc càng nhiều thì càng nổi lên như một hiện tượng, trở thành một cơn sốt.

Người ta nói đến một cuộc cách mạng trong sáng tác, một thế giới văn chương mới, một dòng sông từ trăm nghìn con suối lạ, và quả thật đã có không ít những tác phẩm từ blog được in thành sách, người ta không ngần ngại gọi chúng là các tác phẩm văn học đương đại. Tuy nhiên, số phận của chúng không phải được khẳng định bởi tài năng nghệ thuật, sự lao tâm khổ tứ của người cầm bút và sự chung thuỷ của thời gian, mà lại được định đoạt ngay từ đầu, khi nó sinh ra bởi hiệu ứng lan toả của truyền thông, thị hiếu của người đọc đương thời, và tất nhiên bao gồm cả khả năng uốn bút một cách tài tình của người viết. Nếu tước đi những điều này thì chúng không khác gì những cô gái vô duyên, vô sắc, chẳng ai ngó ngàng tới, rồi cứ thế tan biến như một giọt sương mà ai đó lấy ngón tay trỏ chạm nhẹ vào.



Thị Anh
Chính vì thế, để tác phẩm thoát ra khỏi thế giới ảo, nó phải tạo ra được tiếng vang ngay tại cái nôi nó chào đời, phát tán mạnh mẽ như một “bông bồ công anh bay tan trong gió”. Đầu tiên là đặt tên cho tựa đề. Có vị khách làng chơi nào lại chẳng thích cái tên nghe thơm tai như Lan, Hoa, Tuyết, Nguyệt? Và để thu hút người đọc, có người viết nào không ngần ngại đặt cho những đứa con online của mình những cái tên đầy ẩn ý, sâu sắc, thú vị, thậm chí là khiêu khích và giật gân? Rồi đến cốt truyện. Dĩ nhiên rồi, phải là một cô gái có khuôn mặt đẹp, có thân hình yêu kiều, “trong ngọc, trắng ngà”, với những đường cong tuyệt mỹ, có vậy mới thu hút được những ánh nhìn mê đắm của các chàng lữ khách tình si kia! Những câu chuyện thu hút người đọc cũng phải thật hấp dẫn, thật lôi cuốn, thật bất ngờ, thật gây sốc! Ngoài ra, nếu người viết dụng công một chút, thổi vào tác phẩm một thoáng tâm trạng, một thoáng buồn thương, cộng thêm chút gia vị éo le, ẩn ức, thì có thể tạo ra hiệu quả lay động mỹ cảm người đọc và tác động ít nhiều đến nhân thế, từ đó càng làm cơn địa chấn trong lòng cư dân mạng thêm phần rúng động. Còn những cô gái làng chơi? Đã được đặt cho 1 cái tên mỹ miều, lại cộng với vẻ đẹp trời cho, thân hình “nghiêng nước nghiêng thành”, nếu có thêm khiếu ăn nói, “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” thì danh tiếng sẽ lẫy lừng đến bậc nào?

Càng được nhiều người đọc online, tác phẩm mạng càng được lan rộng, càng gây tiếng vang, càng giống như một hạt sương trĩu nặng, tích tụ sự long lanh của ánh nhìn hàng ngàn, hàng vạn độc giả. Để rồi một ngày kia, giọt sương bỗng nhiên đòi bứt khỏi phiến lá ẩm ướt, cái nôi hình thành của nó, với hi vọng sẽ hoá thành ngọc bích.


2. Ngẫm về số phận của các tác phẩm văn học từ blog

Một cô bé chát với tôi trên mạng có hỏi tôi rằng: “Theo anh, các tác phẩm văn chương được viết trên blog rồi mới đem in thành sách thì số phận của chúng sẽ thế nào?” Lẽ thường chẳng ai trả lời câu hỏi bằng một câu hỏi, nhất là khi câu hỏi đó lại đòi hỏi một lời giải thích. Tôi thì lại thường làm như vậy mỗi khi bắt gặp một câu hỏi hóc búa, chạm đến một vấn đề sâu rộng, khó lường, một bài toán đố lớp 3 trong khi mình mới học lớp 1. Lần này cũng vậy, cậu học trò lớp 1 giải đề toán lớp 3 mà cô giáo vừa đưa ra như sau: “Ờ, số phận của chúng sẽ thế nào nhỉ?” “Lời phê” mà cậu nhận lại là một hình mặt cười nhăn răng.

Thực ra, đối với những câu hỏi phần nhiều mang tính ức đoán như thế, mỗi người có thể tự gióng cho mình một con đường riêng, một nhận định riêng, cách nhìn riêng. Cái mốc mà mỗi người tự neo cắm trên cung đường nhận thức của mình về một vấn đề nào đó thuộc tương lai, bao giờ cũng là biểu hiện cao nhất của tự do. Jean-Paul Sartre nói: “Đọc là giấc mơ tự do”. Ðộc giả trước mỗi tác phẩm được tự do lựa chọn vô số những biểu hiện tình cảm để biểu lộ với chính mình. Lòng tin cũng là một biểu hiện của tự do. Lòng tin của độc giả càng bền vững với thời gian thì tác phẩm càng chứng tỏ sự trường tồn và sức quyến rũ của nó. Như vậy, cái chân giá trị của một tác phẩm văn học không dễ nhận biết và đong đếm ngay tại thời điểm nó sinh ra. Nó thường chỉ được khẳng định khi song hành cùng thời gian, và được bao bọc bởi niềm tin cùng những tình cảm hào hiệp của người đọc mọi thời.

Những ức đoán của tôi về tương lai của văn học mạng xuất phát từ những suy nghĩ và nhận định của riêng tôi về một số tác phẩm văn học nổi danh trên các blog trước khi in thành sách. Tôi không muốn bàn rộng đến tương lai của “cuộc hôn phối” giữa văn học nói chung và tin học. Có lẽ tôi không đủ kiên nhẫn để lần tìm cái đầu của cuộn len mà chú mèo tinh nghịch đã làm rối tung lên. Việc đơn giản nhất để ngay lập tức có thể đan áo là hãy cắt phăng tại đoạn bất kỳ nào đó, sau đó thì đuổi con mèo đi.

Trên thế giới, cùng với sự xuất hiện trào lưu viết blog, việc các sáng tác văn chương từ blog được xuất bản thành sách không còn là điều mới lạ, thậm chí đơn giản và dễ dàng như cái click chuột vào ô yes hoặc no vậy. Ở Trung Quốc, văn học mạng đang trở thành một trào lưu thực sự, chiếm lĩnh dần tâm tư và thị hiếu thẩm mỹ của giới trẻ nước này. Sự ra đời của cuốn tiểu thuyết Kỳ án ánh trăng của tác giả lấy tên là Quỷ Cổ Nữ tạo nên một hiện tượng, gây xôn xao cư dân mạng. Cuốn tiểu thuyết kinh dị này được viết thành từng phần và post dần lên mạng, mọi người sẽ cùng nhau đọc và góp ý kiến. Mới chỉ đưa lên mạng 1 nửa, nhưng đã có 10 triệu người truy cập vào xem. Tác phẩm này về sau đã được một nhà xuất bản ký hợp đồng, hiện đã được dịch và bán ở Việt Nam (Theo VietNamNet). Vừa qua, sự xuất hiện của tiểu thuyết văn học võ hiệp kiểu mới Tru tiên của một “Kim Dung thứ hai” Tiêu Đỉnh cũng làm xôn xao thị trường sách trong nước, gây tò mò với cả những người chưa từng đọc tiểu thuyết võ hiệp bao giờ, vì thấy giới thiệu là một cuốn sách “có một không hai”. Đây cũng là đứa con đẻ rứt ruột từ phong trào sáng tác trên blog. Tác phẩm cũng được post dần lên từng chương, thu hút hàng vạn lượt người đọc, trở thành một trong “tam đại kỳ thư Internet” của khu vực Châu Á, được xuất bản chính thức ra thị trường sách, bán được hơn 2 triệu bản tại Trung Quốc (Theo SGGP). Và gần đây nhất, không thể không kể đến một chấn động mà quả bom tấn (ta có thể nói vui như vậy) Xin lỗi em chỉ là con đĩ của tác giả Bảo Thê đã gây ra trong cộng đồng blog Việt. Ở đây, tôi không muốn nói về sức nổ của quả bom này nữa, tôi muốn nói đến cái kíp nổ của nó là blog của Trang Hạ, người đã dịch nguyên bản tác phẩm này từ khi nó chưa xuất bản thành sách. Trang Hạ đã có được một cách nhẹ nhàng niềm vinh hạnh mà không phải người làm nghề dịch thuật nào cũng được nếm trải là sự quan tâm, ngưỡng mộ của hàng vạn độc giả. Quả thực là sau khi post phần dịch tác phẩm Xin lỗi em chỉ là con đĩ lên blog của mình, nó đã phát “nổ” một cú thật to, gây lên những hiệu quả không ngờ. Những sáng tác trước kia của Trang Hạ đột nhiên được khơi lại như một quả thuỷ lôi bị lãng quên dưới đáy biển, khiến cho số lượng người truy cập tăng nhanh một cách chóng mặt (cư dân blog vốn hiếu kỳ). Nhiều người vội nói rằng, việc tác phẩm Những đống lửa trên vịnh Tây Tử của nhà văn Trang Hạ từ blog bước ra thị trường sách đã đánh dấu sự xuất hiện của làn sóng sách từ blog trong nước. Nhưng có lẽ hơi sớm để nói về cái gọi là trào lưu sáng tác văn học blog ở Việt Nam, và càng sớm để khẳng định Trang Hạ là người tiên phong trong trào lưu này.

Không biết hình thức sáng tạo mang tính thể nghiệm này sẽ tồn tại như thế nào trong tương lai và sẽ đưa văn học đến đâu? Câu hỏi này thời gian sẽ trả lời, nhưng có thể thấy ngay một điều, cuộc sống của nó buộc phải gắn với thị trường sách, đầu ra của nó phải là những cuốn sách xếp ngay ngắn trên tay người đọc, từ đó số phận của nó sẽ được định đoạt bởi những tình cảm bền vững của người đọc và sự chung thuỷ của thời gian. Xét cho cùng, văn chương dù xuất hiện dưới bất kỳ hình thức nào, khi đến với người đọc phải gieo mầm trong họ ý niệm về cái đẹp. Đó cũng là mục đích tối hậu của văn chương. Cái đẹp trong văn chương bao giờ cũng là sự thống nhất thẩm mỹ giữa cái đẹp của thực tại khách quan với cái đẹp trong tâm hồn, tư tưởng và trái tim nhà văn. Những thể nghiệm hình thức, dù hiện đại và tiện ích đến đâu, cũng không thể sánh với những thể nghiệm và trải nghiệm thực sự trong trái tim của chính tác giả. Dĩ nhiên, những thể nghiệm đó phải được truyền tải thông qua những hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra để cái đẹp có thể hằn dung mạo của mình lên nó.

Tiếc rằng, khi đọc những tác phẩm văn chương từ blog in thành sách, hoặc đọc trực tiếp trên blog, tôi lại không thấy đâu bóng dáng của cái đẹp. Trong phần giới thiệu thơ trẻ của chuyên trang văn học của một báo điện tử có những câu thơ như sau: “Em save anh vào document tử cung/ Trét lên tường những gam màu bò cái/.../ bào thai rắn rớt... nhầy nhụa bàn phím/ hình dung anh cắn phải lưỡi khi làm tình”. Không biết vài ba năm lẻ nữa, người đời ai khóc người viết những dòng thơ này chăng? Rồi tôi cũng tìm đọc Tru tiên, Xin lỗi em chỉ là con đĩ, Những đống lửa trên vịnh Tây Tử..., những tác phẩm nổi danh, những tiên phong của một trào lưu mới, những quả bom tấn đã được thị trường blog “thẩm định” bằng số lượt người truy cập, và thấy... buồn. Buồn vì không tác phẩm nào đem lại cho mình những chiêm nghiệm về cuộc sống, và gây ra cho mình dù một chút thôi những rung cảm từ đáy lòng, đôi tay mình dường như bại liệt khi cầm chúng trên tay, không sao nhấc lên để soi dưới ánh nắng xem điều gì ẩn giấu sau những con chữ kia như cách mà Gorky đã làm với các tác phẩm của Flaubert. Nhưng có lẽ buồn hơn cả là thấy mình hình như tụt hậu quá rồi, hình như bấy lâu mình chỉ quanh quẩn với những tác phẩm được coi là kinh điển, được thẩm định kĩ càng bởi thời gian và người đọc đi trước mà không sao tiếp nhận được cái mới, không ăn được món ăn mà đa số đang ăn một cách ngon lành.

Nhưng cũng có thể là tôi đã buồn vu vơ rồi, tôi nói đến cái đẹp trong văn chương, bám vào cái đẹp như bám váy mẹ để thè lưỡi với những thứ mà trong con mắt trẻ con mình cho là kệch cỡm, là xấu xa, mà biết đâu cái đẹp giờ đây khoác những bộ áo mới, có nhiều biểu hiện mới, những biểu hiện mà thằng bé “đang học lớp 1” là tôi đây không thể lường được một cách rốt ráo?

Giọt sương trĩu nặng trên cành khi rơi xuống mặt đất sẽ tan biến đi, nó có đọng lại trong tâm thức người đọc hay không thì phải chờ sự hồi sinh của nó trong một sớm mai khác.

“Tương lai nào cho những sáng tác văn chương từ blog?”

“Ờ, tương lai của nó sẽ thế nào nhỉ?”

© 2007 talawas
Thuận Ninh
Các bác đọc thử bài này:

Khóc Đỗ Phủ (@click here)



“Mẹ của nhân vật Forrest Gump thường thích nói gì nhỉ? Cuộc đời như hộp kẹo sôcôla: trong hộp kẹo có loại kẹo gì ai mà biết trước được.”[1]

...
Tôi có đọc phần Thái Bá Tân tự giới thiệu. Về tuổi tác, địa vị, học vấn, thành quả, ông đều đáng bậc cha chú tôi, nhưng sai thì vẫn là sai, và tôi nén nỗi sợ hãi trước những gì hào nhoáng để phản đối cái sai ấy.
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.