Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Chùa Hiện đại
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
root
Chủ đề này là di tích cổ của VN. Em có mấy cái ảnh chụp chùa chiền khá ngộ nghĩnh, không biết là có cổ hay không. Nhờ bác Chitto và bác Phó thẩm định giúp, nếu không cổ thì các bác tách riêng ra thành chủ đề “Chùa hiện đại” cũng được. Ảnh chụp bằng máy điện thoại di động nên hơi xấu:

Tên ngôi chùa là Chùa Ngòi, ở Bắc Ninh. Bà sư trụ trì nguyên trước làm nghề buôn vàng, nhưng sau thấy đi tu có hiệu quả kinh tế cao hơn, nên quyết định chuyển ngành. Ngôi chùa vốn trước cũng chỉ là một chùa làng, không có gì đặc sắc, nhưng từ ngày bà sư này về thì tự dưng ăn nên làm ra. Bà luyện được mấy môn như xem bói, xem sao, cúng đường, dâng sao, cắt tiền duyên... Vì vậy chùa này ngày càng có tiếng thiêng và khách thập phương về cúng cáp ra trò. Chính nhờ vậy mà nhà chùa đã có tiền để duy tu tôn tạo đáng kể.

Sân chùa đứng sừng sững một bức tượng Quan Âm theo trường phái Maria, cách đó không xa là 1 ngọn tháp, trong mỗi tầng tháp đều có tượng

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205837_9.jpg

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205837_7.jpg

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229203454_5.jpg

root
Nhà chùa cho đào một cái ao, bắc một cái cầu qua ao rồi dựng tượng Phật ở giữa cầu. Xung quanh là các bức tranh kể về lịch sử Phật Giáo

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229203454_3.jpg

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229203454_2.jpg


root
Có một dãy phòng được gọi là mật thất để tu hành, nên người ta dựng tượng 4 ông Phật ở trên nóc. Lúc mới đến, em cứ tưởng đây là khu vực WC

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229203454_0.jpg

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229203454_6.jpg


root
Chánh điện

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205837_6.jpg

Bên trái và phải chánh điện có một dãy tượng nhỏ đứng hầu

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205124_0.jpg
root
Ngoài ra còn nhiều bàn thờ phụ nữa

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205124_1.jpg

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205124_2.jpg

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205001_3.jpg

Tượng 1 hòa thượng, hai bên có 2 con quỷ đứng hầu

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205124_5.jpg
root
Có một gian riêng để bày biện một cái bàn thờ khá lạ mắt

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205837_11.jpg

Không hiểu sau Phật lại phải đứng dưới Bồ Tát?

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205837_12.jpg
root
Cuối cùng là lễ dâng sao giải hạn, được tổ chức ngay ở một gian có tượng Hồ Chủ Tịch, thậm chí phía trên còn có cả khẩu hiệu ca ngợi Đảng

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/0229205837_13.jpg
Chitto
Tớ tách tạm topic của Root sang đây. Chùa mà Root chụp là loại chùa mới, để song song vơi topic kia để có sự so sánh. Nếu nhét chung thì lại thành lộn xộn quá.

Chitto
QUOTE(root @ Feb 29 2008, 10:31 PM)
Không hiểu sau Phật lại phải đứng dưới Bồ Tát?



Bởi vì nạn "cúng tượng vào chùa" của nhiều người. Người ta cứ cúng tượng Phật vào chùa, mà lại là cái tượng Thích Ca sơ sinh bằng thạch cao hoặc gỗ sơn rẻ như bèo, và nghĩ thế là công đức lắm lắm.

Còn ông chùa thì cũng đek quan tâm, cho thì lấy, lấy thì để, chả có chỗ nào để thì tiện đâu để đấy...

Nhìn cái ảnh lễ giải hạn, cái phông màn y như mấy cái hội trường cơ quan nhà nước mà dựng cả tóc gáy, tưởng là đi họp !!

Nói chung là loại chùa thế này đúng là vào chụp ảnh lấy tư liệu thôi...
root
Em lại tiếp tục chủ đề chùa hiện đại với mấy bức ảnh mới chụp ở một cái chùa nhỏ, trong ngõ của một quận nội thành Hà Nội. Chùa này có vẻ cũng lâu đời rồi vì ngay cổng chùa có 2 cái tháp cổ, bên cạnh xếp một đống gạch vì chùa đang trong quá trình tôn tạo, xây thêm cái điện thờ để làm dịch vụ.

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0481.jpg

Nhưng mâm cúng di động ở trong chùa lại chứng tỏ phong cách tâm linh thế kỉ 21

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0475.jpg
root
Có lẽ bác Chitto đã nói đúng về vấn đề cúng tượng. Chùa này trước đây không có nhiều tượng mới, nhưng nay lại thấy có một đống tượng mặc quần áo lòe lọet được bày trên bàn gỗ ngay trước bàn thờ Phật. Những tượng mới này có vẻ như được bố trí như vậy để tiện cho việc cơ động ra ngoài sân cúng đường giải hạn khi cần thiết.

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0458.jpg

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0457.jpg
root
Một cái bàn thờ riêng dành cho các suất vong có nhu cầu được lên chùa. Rất nhiều ảnh và có một cái ảnh đặc biệt to, chắc của một tài chủ giàu có nào đó

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0464.jpg

Nhưng lại có bàn thờ chẳng có cái ảnh nào, chắc để thờ nhưng nhân vật vô hình vô ảnh (thí dụ Thượng Đế)

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0451.jpg
root
Hai nhân vật quen thuộc thường thấy tại các chùa chiền, được đặt trong lồng kính để tránh bụi và cũng đỡ phải lau dọn nhiều

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0462.jpg

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0456.jpg

root
Chánh điện được bố trí theo các tầng lớp, ngồi thấp nhất là mấy vị áo mão cân đai, bị án ngữ trước mặt bởi một số tượng nhỏ xinh xinh

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0467.jpg

Các tượng cao cấp hơn được xếp cao đến tận mái chùa

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0469.jpg
root
Ngồi trên cao nhất là bộ tượng tam thế Phật. Thấp hơn một chút chắc là Phật A-di-đà, ở 2 bên có 2 vị đội mũ theo trường phái Trung Hoa. Không khó lắm để nhận ra tượng Phật Bà nghìn tay, nhưng còn vị ngồi kế trên cao một tí thì lại không rõ mặt

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0470.jpg

Cận cảnh thì cũng chỉ biết là vị Phật không rõ mặt kia ngồi gần với Di Lặc

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0474.jpg
root
http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0472.jpg
Phó Thường Nhân
Thực ra không có quy định sắp đặt tượng như thế nào cả. Tất cả là do ý định thẩm mỹ , tư duy tôn giáo của người coi chùa cộng với những chuyện như người ta cúng tượng, hay có đền chùa khác đổ nát, chùa không xây lại thì người ta cũng mang những tượng đó về thờ chung. Ngay bản thân tôi, trên bàn thờ Phật riêng cũng để tượng thần Siva, cả tượng Zinzo (dạng địa tạng kiểu Nhật, trông giống như đứa trẻ con). Vì nó tuỳ theo cảm nhận tôn giáo mà tôi có được sau những chuyến đi, hay khám phá. Tư duy tôn giáo của người Việt là đa thần, và cũng không có Standard. Cái người ta tưởng là Standard chỉ là một kiểu bầy biện phổ cập của một thời kỳ mà thôi. Người ta cũng không bắt buộc phải để tượng Bồ tát trước,tượng phật sau, vì bản thân Bồ tát cũng là phật sống.
Người ta cũng có thể không để cái tượng gì cả, chỉ có bát hương. Tóm lại bầy thế nào cho đẹp, cho hợp lý, có thẩm mỹ, tiện lợi cho tín ngưỡng là được.. chứ nó không có một quy luật nào cả.

Cái tượng như ông quan đội mũ cánh chuồn, có hai người hầu đứng hai bên có lẽ là tượng Cấp Cô độc, một trưởng lão có nhiều cống hiến về đất đai tiền của cho Phật Thích Ca thời tại thế. Người ta còn gọi là tượng Đức Ông. Nhưng quần áo mũ mãng đều theo được Đông Á hoá rồi.

Cái tượng mà Root tưởng là Hoà Thượng có hai con quỷ theo hầu, thực ra là tượng Địa Tạng. Đây cũng là một bị Bồ Tát hay xuống địa ngục cứu người. Còn hai con quỷ là « đầu trâu, mặt ngựa ». Tức là hai nhân viên dưới âm phủ. Trong nhiều phù điêu đắp nổi (nếu tôi không nhầm thì ngay ở trên cái cổng phụ của chùa Láng, mặt hướng vào sân chùa cũng có cái phù điêu đầu trâu mặt ngựa này) thì họ làm rõ một con có đầu Trâu, một con có mặt ngựa. Tượng địa tạng thực ra rất ít nơi bầy, thường trong chùa cổ hơn, người ta để một dẫy thập điện Diêm vương gồm 10 ông, là vua của 10 tầng địa ngục. Tục thờ Địa Tạng (có nghi lễ giải oan đi cùng) thường được lồng vào Tịnh độ và rất thịnh hành ở Triều tiên.

4 cái tượng chắclàm bằng xi măng (hay bằng đá) để trên nóc nhà là tượng Di lặc. Thú thật là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy ông Di lặc leo lên mái nhà hứng mưa. Cũng có thể (tôi suy đoán) là vì họ muốn thể hiện ông ấy giáng trần, vì Phật Di lặc là phật của thế giới tương lai. Cũng có thể ..nó có tư duy ông Già Nô En mang quà tới leo theo ông khói xuống (tôi đùa).

Cũng có thể cách bày tượng như thế này là chịu ảnh hưởng của Ấn độ giáo. Vì Ấn độ giáo chất đầy tượng lên tường. Ở VN cũng có những chùa cổ hơn hình dàng « kỳ quái » như thế, như chùa Tây An ở phía Rạch Giá (gần biên giới Cam pu chia chẳng hạn).

Cái tháp 9 tầng có tên là Cửu phẩm liên hoa. Đây là một kiến trúc của Tịnh độ Tông. Ca dao có câu
« dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người ». Chín bậc phù đồ là chỉ cái tháp kiểu này.

Đào ao, bắc cầu có thể ngụ ý (nếu có) là muốn thể hiện dòng sông Bát nhã, đi qua sông tức là giác ngộ, vì thế bờ bên này có Phật đứng đón. Cái này thì tôi đoán, chứ không dám chắc.

Tóm lại cái chùa này được cấu trúc giống như một kiểu « Park à Terme », giống như một thứ công viên giải trí trình bầy theo chủ điểm Phật giáo hơn là chùa, theo cảm giác của tôi. Nhưng nếu có người vào đó mà ngộ, chùa lại linh thiêng thì ..cũng tốt thôi.
Chitto
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 3 2008, 06:37 PM)
Thực ra không có quy định sắp đặt tượng như thế nào cả.
Cái người ta tưởng là Standard chỉ là một kiểu bầy biện phổ cập của một thời kỳ mà thôi. Người ta cũng không bắt buộc phải để tượng Bồ tát trước,tượng phật sau, vì bản thân Bồ tát cũng là phật sống.
Người ta cũng có thể không để cái tượng gì cả, chỉ có bát hương. Tóm lại bầy thế nào cho đẹp, cho hợp lý, có thẩm mỹ, tiện lợi cho tín ngưỡng là được.. chứ nó không có một quy luật nào cả.

Cái tượng như ông quan đội mũ cánh chuồn, có hai người hầu đứng hai bên có lẽ là tượng Cấp Cô độc, một trưởng lão có nhiều cống hiến về đất đai tiền của cho Phật Thích Ca thời tại thế. Người ta còn gọi là tượng Đức Ông. Nhưng quần áo mũ mãng đều theo được Đông Á hoá rồi.



Tuy rằng không nhất thiết có chuẩn, nhưng em cũng chưa thấy bao giờ lại để tượng Thích Ca sơ sinh chỉ đứng nép bên một phía của bàn thờ cả. Vị trí của Thích Ca bao giờ cũng phải ở giữa. Có thể ở trước, ở sau tượng khác, ở trên hay ở dưới nhưng không đứng một bên, "bằng vai phải lứa" với một vị bồ tát đứng ở phía bên kia.

Tượng Đức Ông thì không còn nhất thiết là trưởng giả Cấp Cô Độc nữa, mà thường được hiểu là Long Thần, tức là Thần linh hộ vệ cho ngôi chùa. Bên trên tượng Đức Ông thường có các chữ "Hộ giáo già lam", "Già lam chân tể". Cấp Cô Độc có thể là gốc gác xa xưa, nhưng khi sang VN đã Hán hóa thành Long Thần, nên không còn hình ảnh gì của ông trưởng giả Ấn Độ hồi nào nữa.

Đối xứng với tượng Đức Ông là tượng Thánh Tăng (hay Thánh Hiền), cũng là tượng mang phong cách chung cho các bậc cao tăng, thánh tăng, không nhất thiết phải là A Nan, dù rằng có thể xa xưa cũng chính là A Nan.
Phó Thường Nhân
@Chitto,
À có nghĩa họ đánh giá cổ hay không cũng theo style, và mặc nhiên người ta công nhận style ĐNA kiểu như Champa là cổ hơn. Điều đó thì hoàn toàn hợp lý.

Tôi cũng không thấy người ta để tượng Thích Ca thơ sinh bên cạnh bao giờ, và cái điện thờ này cũng kỳ quái thật. Chỉ có cái điện thờ sơn son thếp vàng sau là có vẻ bình thường hơn. Nhưng ngược lại nó lại có một đống tượng cô cậu (của đạo Mẫu) để trước. Nên cũng lạ.

@root,
Cái ảnh chân dung to hơn để trên bàn thờ vong chưa chắc lý do là của một ông giầu có. Có lẽ nó chỉ là ảnh của người cuối cùng được đưa lên chùa thôi. Bình thường lúc làm đám tang, người ta đã đưa ảnh lên chùa. Ảnh này và ảnh để thờ ở nhà thân chủ là giống nhau. Trong suốt thời gian 49 ngày thì nhà chùa cúng cho. Vì không phải ở nhà người ta có thời gian cúng hàng ngày được. Đây có lẽ cũng là một chuyển đổi thú vị của tục thờ cúng tổ tiên (còn được gọi là đạo Ông Bà). Cái này là từ trong Nam đưa ra ngoài Bắc, nhưng trong Nam bắt nguồn từ đâu thì không rõ. Có lẽ do ảnh hưởng của tang lễ người Khơ Me và đạo phật Nam tông hay không ? tôi không rõ lắm. Vì không rõ người gốc Khơ Me họ cúng tổ tiên như thế nào, nhưng hình như họ cũng làm trên chùa.
Ở ngoài Bắc, trước đây, không thấy có tục này. Cũng phải mở ngoặc nói thêm, là lúc tôi còn nhỏ, đó là thời bao cấp, chùa chiền đều bị đóng cả, nên có thể có tục này nhưng không làm được. Nhưng tôi cũng không thấy ai nói tới chuyện đó, cũng như ngay thời thuộc pháp, điều đó cũng không xẩy ra.

Sau 49 ngày (hay 100 ngày ??) tức là không còn cúng riêng cho người quá cố nữa, thì người ta mới để ảnh nhỏ, và bỏ cái ảnh chân dung lớn kia đi.

Còn cái mà root tưởng là thờ thượng đế, thực ra chỉ là một loại bài vị. Người ta gọi là cái Khán. mở hai cái cánh cửa ra, ở bên trong người ta đặt bài vị của một ngừơi quá cố nào đó. Cái khán này có khi được thay bằng cái long ngai, tức là cái ghế thờ nhỏ. Trên cũng để bài vị. Cái khán có thể dùng để để săc phong của nhà nước trao cho.
root
Lần trước em có chụp cái bàn thờ vong, mà mỗi suất vong chỉ có được một cái ảnh 4x6 cm khiêm tốn thôi. Nhưng thời kì đầu, khi mới có tục đưa người quá cố lên chùa thì chắc hẳn người ta chấp nhận khuân cả bia lên cho hoành tráng

http://i236.photobucket.com/albums/ff22/chupanh/IMG_0523.jpg
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.