Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Điểm Mạnh Và điểm Yếu Của Người Việt Nam!
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Pages: 1, 2
alongtime
Mười đặc điểm của người Việt Nam (Viện nghiên cứu xã hội Mỹ đánh giá):

1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý huởng thụ còn nặng.

2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư
duy dài hạn, chủ động.

3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn
thiện cuối cùng của sản phẩm).

4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành
lý luận.

5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu
đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập
không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình,
lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)

6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ
diện, khoe khoang, thích hõn ðời).

8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong
những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện
sống tốt hơn, giàu có hõn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.


9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng
vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.

10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh
(Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy
người làm thì hỏng)

Các bác cùng nhau tranh luận nhé read.gif read.gif
Skywalker
Lý do của phần lớn, là người VN "cư trần lạc đạo" laugh.gif sp_ike.gif
mytomvn
Cái này nói mãi rồi có thay đổi được gì đâu ...
cua
đánh giá quá hay, chưa bao giờ mình được đọc một bài đánh giá chính xác và thâm về người VN như thế
các loại "người VN xấu xí" mà thanh niên VN tự xỉ vả lâu nay hoặc là quá bi kịch hóa hoặc quá phiến diện hoặc quá nông hoặc vẫn là kiểu tự vả tự xoa, chê ngoài to nhưng khen trong thầm
NguoiVN
viện này do việt kiều lập hả, việt sặc mùi nước mắm, hem thấy bơ gơ đâu
Thalassa
Điểm mạnh của người VN là không dài quá, không ngắn quá, không to quá cũng không nhỏ quá, vì thế nên hoạt động tốt trên mọi địa hình, trong mọi điều kiện thời tiết.
Toi
Theo cá nhân tôi ý thì Việt Nam là một nước địa hình có nhiều ao hồ sông suối; khí hậu nhiệt đới gió mùa bị ảnh hưởng bởi bão lụt nhiều thêm vào đó có bờ biển dài chạy suốt nam bắc nên chắc chắn con người Việt Nam có điểm mạnh là bơi lội rất giỏi. Từ khi lập nước đến nay rõ ràng dân Việt thạo thủy chiến hơn bộ chiến.
Còn điểm yếu của dân Việt thì cũng na ná như thế, chính vì bơi lội giỏi nên họ thích đi thuyền hơn là đi xe, thích lội nước hơn là đi bộ, thích tắm ao hơn là tắm biển,... do đó không thể đi nhanh và đi xa được.
confused1.gif
NguoiVN
điểm mạnh điểm yếu của người Việt là như nhau, nhiều khi tưởng là mạnh, nhiều khi tưởng là yếu, nói chung tùy hứng. túm lại người Việt sài cái gì quen là kô muốn đổi đồ, chỉ đổi tên
Quan Huyện
với dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.

Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Ðể tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước... Trong khi họ mới lớp tuổi 40, 50 mà đã tự cho là "già rồi" không thấy tự học hành lo cho chính cuộc đời của họ và xã hội mà họ đang sống. Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!!

Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí. Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng.

ndungtuan
1. Thứ nhất.
Cất công một chút, vào Google, tìm thử dòng chữ: "10 đặc điểm của người Việt nam", sẽ thấy hầu hết các bài viết đều giống nhau, đều là công nghệ "copy and paste" từ các websites tiếng Việt khác nhau, nhưng không một website nào cho biết đường link, chỉ nói hàm hồ "lượm lặt được trên Internet", hoặc hù doạ hơn là "Theo Viện nghiên cứu Hoa kỳ". Trong khi đó, các websites uy tín như VNN, Tuổi trẻ, Thanh niên đều không có bài viết này, các websites này bỏ qua sự kiện nổi bật này ư? Điều này cho thấy chúng ta có quyền nghi ngờ về xuất xứ của bài viết.
Đây là một minh chứng cho thấy, dưới sự bùng nổ thông tin từ Internet, lượng thông tin thì quá dư về tính phổ biến nhưng lại quá thiếu về tính chính xác.

2. Thứ hai.
Giả sử như ta tìm được nguồn link tin cậy, xuất phát thật sự từ Viện nghiên cứu Hoa kỳ, thì vấn đề mới lại được nảy sinh: nguồn thông tin từ Viện nghiên cứu Hoa kỳ có đủ độ tin cậy không?
Vấn đề này dựa trên các cơ sở sau:
- Phương pháp nghiên cứu của họ ra sao? Chọn mẫu đại diện là bao nhiêu, như thế nào, làm sao dám chắc là đủ đại diện cho dân số? Nếu là bản điều tra cắt ngang mô tả thì bảng Questionnaire do ai đứng ra đi điều tra (mà việc điều tra này, các bạn cũng biết, rất nhiều bảng điều tra được điền ở trong văn phòng để lấy tiền dự án...)? Nếu là nghiên cứu đặc điểm chỉ thông qua sách báo thì nguồn thông tin sách báo ấy là những nguồn nào, có đủ độ tin cậy không?
- Cách xử lý thông tin của nghiên cứu, các lập luận, so sánh, v.v...? Dựa vào những tiêu chuẩn nào, nghiên cứu đưa ra kết luận trên?
- Có sự kỳ thị hay có mục đích gì khác không? Về mặt nguyên tắc ngoại giao giữa hai nước, một Viện nghiên cứu của một nước rất ít khi dám đưa ra một vấn đề nhạy cảm đụng đến cả một dân tộc ...

3. Thứ ba.
Lại giả sử tiếp, bản nghiên cứu trên được tiến hành đúng bài bản, phương pháp nghiên cứu đúng, xử lý thông tin đúng, đưa ra các kết luận khách quan, thì lại nảy sinh tiếp vấn đề tiếp theo: đó có thực sự là đặc điểm của người Việt Nam không?
Vấn đề này dựa trên các cơ sở sau:
- Đặc điểm của người châu Âu là gì? Có khác với người Việt nam không?
- Đặc điểm của người châu Á là gì? Có khác với người Việt nam không?
- Đặc điểm của người Đông Nam Á là gì? Có khác với người Việt nam không?
- Đặc điểm quần thể của một cộng đồng dân cư sống tập trung theo một vùng địa lý có khác với nghiên cứu trên không?
- Cuối cùng, đặc điểm này có phải chăng là đặc điểm tâm lý chung của con nguời? Làm sao chứng minh có sự khác biệt với người Việt Nam?

Thiết nghĩ, sau khi chúng ta làm rõ được các nghi vấn trên thì chủ đề sẽ được mở rộng về hướng khắc phục các nhược điểm như thế nào, bởi, ai có thể bàn luận về "sửa nhà trên sao Hoả trong khi bản thân chưa có nhà trên ấy?".

Thân ái
khoaitayran
Tớ góp thêm một điểm xấu xí luôn này: thích nhờ vả, thấy người soang bắt quàng làm bác sỹ riêng laugh.gif

Hihih, em chào bác sỹ dungtuan, lâu lắm mí thấy bác sỹ về làng, bác cho em được giao lưu chào hỏi, xong rồi xin tư vấn ko kể ngày đêm ạ. Chưa kể khả năng cuối năm nhà em vác em bé vào SG hơi cao, bác sỹ sẽ bị mẹ con em truy đuổi tận nơi ạ. Em nghe mụ Bến quảng cáo bác pờ rồ tư vấn hay lắm, em nhất quyết không tha cho bác ạ laugh.gif
Skywalker
QUOTE(ndungtuan @ Apr 21 2009, 12:18 AM)
2. Thứ hai.
Giả sử như ta tìm được nguồn link tin cậy, xuất phát thật sự từ Viện nghiên cứu Hoa kỳ, thì vấn đề mới lại được nảy sinh: nguồn thông tin từ Viện nghiên cứu Hoa kỳ có đủ độ tin cậy không?
Vấn đề này dựa trên các cơ sở sau:
- Phương pháp nghiên cứu của họ ra sao? Chọn mẫu đại diện là bao nhiêu, như thế nào, làm sao dám chắc là đủ đại diện cho dân số? Nếu là bản điều tra cắt ngang mô tả thì bảng Questionnaire do ai đứng ra đi điều tra (mà việc điều tra này, các bạn cũng biết, rất nhiều bảng điều tra được điền ở trong văn phòng để lấy tiền dự án...)? Nếu là nghiên cứu đặc điểm chỉ thông qua sách báo thì nguồn thông tin sách báo ấy là những nguồn nào, có đủ độ tin cậy không?
- Cách xử lý thông tin của nghiên cứu, các lập luận, so sánh, v.v...? Dựa vào những tiêu chuẩn nào, nghiên cứu đưa ra kết luận trên?
- Có sự kỳ thị hay có mục đích gì khác không? Về mặt nguyên tắc ngoại giao giữa hai nước, một Viện nghiên cứu của một nước rất ít khi dám đưa ra một vấn đề nhạy cảm đụng đến cả một dân tộc ...

3. Thứ ba.
Lại giả sử tiếp, bản nghiên cứu trên được tiến hành đúng bài bản, phương pháp nghiên cứu đúng, xử lý thông tin đúng, đưa ra các kết luận khách quan, thì lại nảy sinh tiếp vấn đề tiếp theo: đó có thực sự là đặc điểm của người Việt Nam không?
Vấn đề này dựa trên các cơ sở sau:
- Đặc điểm của người châu Âu là gì? Có khác với người Việt nam không?
- Đặc điểm của người châu Á là gì? Có khác với người Việt nam không?
- Đặc điểm của người Đông Nam Á là gì? Có khác với người Việt nam không?
- Đặc điểm quần thể của một cộng đồng dân cư sống tập trung theo một vùng địa lý có khác với nghiên cứu trên không?
- Cuối cùng, đặc điểm này có phải chăng là đặc điểm tâm lý chung của con nguời? Làm sao chứng minh có sự khác biệt với người Việt Nam?

Thiết nghĩ, sau khi chúng ta làm rõ được các nghi vấn trên thì chủ đề sẽ được mở rộng về hướng khắc phục các nhược điểm như thế nào, bởi, ai có thể bàn luận về "sửa nhà trên sao Hoả trong khi bản thân chưa có nhà trên ấy?".
*



He he, tôi rất thích và hoàn toàn đồng ý với cách tiếp cận thận trọng và có thể nói là chặt chẽ của bạn Ndungtuan. Chỉ có điều là có cần áp dụng cách tiếp cận khoa học cho thông tin trên internet hay không? Ở trong tình huống này tôi chọn câu trả lời là không, vì đơn giản loại bài viết này thể hiện rõ cái mánh "lan truyền bởi sự đồng cảm". Tác giả của nó cố tình tung ra một kết luận (giả) và chờ đợi xem có bao nhiêu người đồng ý với kết luận đó (similar perception) để làm input cho một nghiên cứu thực sự đằng sau.

laugh.gif
ndungtuan
QUOTE(Skywalker @ Apr 21 2009, 06:04 PM)

He he, tôi rất thích và hoàn toàn đồng ý với cách tiếp cận thận trọng và có thể nói là chặt chẽ của bạn Ndungtuan. Chỉ có điều là có cần áp dụng cách tiếp cận khoa học cho thông tin trên internet hay không? Ở trong tình huống này tôi chọn câu trả lời là không, vì đơn giản loại bài viết này thể hiện rõ cái mánh "lan truyền bởi sự đồng cảm". Tác giả của nó cố tình tung ra một kết luận (giả) và chờ đợi xem có bao nhiêu người đồng ý với kết luận đó (similar perception) để làm input cho một nghiên cứu thực sự đằng sau.



Theo tôi thì đây không phải là mánh "lan truyền bởi sự đồng cảm" mà là "kỹ thuật viết về nhân cách". Theo lý thuyết "Phân tích thừa số" của Cattel (Raymond Cattell, Factor analysis, 1967) thì có 16 nét nhân cách nguồn gốc, hầu hết mọi người đều có, chỉ khác nhau ở tỷ lệ. Kỹ thuật viết dựa trên kỹ năng viết những điều mơ hồ có thể đúng với hầu hết mọi người. Ví dụ, nếu bạn quen với một sinh viên, sau 1 thời gian, bạn giả bộ đánh giá tính cách cho người này bằng đoạn văn sau:

"Bạn muốn được người khác ưa thích và ngưỡng mộ.
Bạn có khuynh hướng tự phê phán
Bạn có rất nhiều tiềm năng đến mức chưa tận dụng được ưu thế của mình.
Mặc dù có một số nhược điểm cá tính, nhưng bạn thường bù đắp được các yếu kém ấy.
Vấn đề thích nghi với người khác giới tính gây khó khăn cho bạn.
Bên ngoài càng tỏ ra khuôn phép và tự kiềm chế, bên trong bạn càng thấy lo âu và bất an.
Đôi khi bạn vô củng thắc mắc không biết bạn đã quyết định đúng hay đã làm điều đúng không.
Bạn thích thay đổi con người bạn và hoàn cảnh sống phần nào và cảm thấy bất mãn vì bị ràng buộc và hạn chế.
Bạn không chấp nhận phát biểu của người khác khi phát biểu ấy thiếu minh chứng thoả đáng.
Bạn cảm thấy thiếu khôn ngoan nếu quá bộc trực tiết lộ nội tâm cho người khác biết."


Bảo đảm sau khi đọc xong, người sinh viên bạn của bạn sẽ hết sức thán phục và tôn bạn làm thầy tâm lý. Nhưng thực ra, đoạn văn trên phù hợp với hầu hết sinh viên và sử dụng kỹ thuật viết mơ hồ có thể đúng với nhiều người.

Do đó, giá trị của bài viết là áp dụng kỹ năng nhuần nhuyễn do biết rõ tâm lý dễ tán thành các câu nói thiếu cụ thể.

Thân ái

@khoai: You're welcome laugh1.gif
Skywalker
Bạn Ndungtuan nói đúng về "kỹ thuật viết về nhân cách", nhưng với thể loại bài viết như thế thì tác giả mong muốn điều gì? Gây dư luận và chuyển hóa thành tiềm thức về người VN chăng? Muốn thế thì phải tạo cho nó khả năng lan truyền bởi chính những người đọc bị nó thuyết phục, phải không? laugh.gif
ndungtuan
QUOTE(Skywalker @ Apr 24 2009, 12:34 PM)
Bạn Ndungtuan nói đúng về "kỹ thuật viết về nhân cách", nhưng với thể loại bài viết như thế thì tác giả mong muốn điều gì? Gây dư luận và chuyển hóa thành tiềm thức về người VN chăng? Muốn thế thì phải tạo cho nó khả năng lan truyền bởi chính những người đọc bị nó thuyết phục, phải không? laugh.gif
*



Hì, Sky lại "nhân cách hoá" bài viết rồi. Cái chuyện "Gây dư luận và chuyển hóa thành tiềm thức về người VN" thì để cho "mấy ảnh" quyết, còn phần tôi chỉ quyết là cái bài viết trên có tin được hay không mà thôi. Hiện tại đang ở giữa cái khoảng "Tứ thập bất hoặc" và "Ngũ thập tri thiên mệnh", chưa tới giai đoạn "Lục thập nhi nhĩ thuận" nên đọc bài viết trên mới viết chơi vài dòng. Cheer cheers.gif

Thân ái
Skywalker
QUOTE(ndungtuan @ Apr 24 2009, 11:45 AM)
còn phần tôi chỉ quyết là cái bài viết trên có tin được hay không mà thôi. Hiện tại đang ở giữa cái khoảng "Tứ thập bất hoặc" và "Ngũ thập tri thiên mệnh", chưa tới giai đoạn "Lục thập nhi nhĩ thuận" nên đọc bài viết trên mới viết chơi vài dòng.
*



Vậy bác thấy cái bài viết đó có trúng được phần nào so với kinh nghiệm nhìn người đã đạt tới trình độ "bất hoặc" của bác không? laugh.gif Ý em là ngoại trừ những phần "kiểu gì cũng đúng" ra thì bác có nhận xét gì về chuyện tính cách người VN khác biệt với người nước khác chăng?
ndungtuan
QUOTE(Skywalker @ Apr 25 2009, 06:09 PM)
Vậy bác thấy cái bài viết đó có trúng được phần nào so với kinh nghiệm nhìn người đã đạt tới trình độ "bất hoặc" của bác không? laugh.gif Ý em là ngoại trừ những phần "kiểu gì cũng đúng" ra thì bác có nhận xét gì về chuyện tính cách người VN khác biệt với người nước khác chăng?



Bác lại hỏi khó laugh1.gif
Thật ra, mấy cái chuyện "vĩ mô" về tính cách người Việt thì đã có rất rất nhiều các bậc đại trí giả bàn luận tới như cụ Đào Duy Anh trong "Việt Nam văn hóa sử cương", Hoàng Đạo Thúy trong "Trai nước Nam làm gì", ... Dễ hơn là bác hỏi anh Gù phát: "Người Việt xấu xí" sẽ thấy cụ Vương Trí Nhàn sưu tập đầy đủ từ bài viết của Nguyễn Trường Tộ viết năm 1867 cho đến rải rác sau này. Tôi tự thấy tầm mình không nên với (chứ không phải không cần với).

Bản thân tôi chỉ quan sát vài hiện tượng cho thấy sự khác biệt về văn hóa giữa chúng ta và các nước khác (nghĩa là khác biệt văn hóa về đồng loại chứ không phải khác biệt về văn hóa đồng bào).
Đứa nhỏ vấp té, bà mẹ chạy tới miệng xuýt xoa, tay thì đánh cái đất, cái bàn, cái ghế gây ra nguyên nhân té. Cái bàn, cái ghế có tội gì? Đứa nhỏ được tập tính cách đổ trách nhiệm cho something, someone từ nhỏ mà không được chỉ cho rằng đó là những cái giá phải trả cho quá trình tập đi...
Tấm thì luộc chín em Cám, sau đó làm mắm cho mẹ ghẻ ăn, mẹ lăn đùng ra chết, hận thù được trả bằng hận thù... Hoặc là những câu chuyện về "Trạng chết thì Chúa cũng phải băng hà", ...
Đứa nhỏ hỏi cô giáo: "Học để làm gì?" "Học để đi làm giỏi, kiếm tiền", "Học để làm người", "Thế người là gì?" "Hỏi nhiều quá, lo học đi, không cô trừ điểm bây giờ", v.v... Cuối cùng cả cuộc đời cứ loay hoay mãi chả biết làm gì.

Thế là tôi cũng cứ loay hoay trong mấy cái chuyện "vi mô" về bản thân, về cách học của bản thân mà mất hết thời gian để suy nghĩ mấy chuyện "vĩ mô" bác ạ laugh1.gif . And you? cheers.gif

Thân ái
Tit
Đang đọc bài bác sỹ ndungtuan trơn tru tới cuối cùng nhìn thấy chữ "thân ái" nhà em tự dưng sững lại, xong rồi lật đật kéo chuột lên trên để check, không có lại cứ nghi ngờ hay mình đang đọc bài của bạn Sóng nhỉ hehe.gif

Xin lỗi em chen ngang liên thiên 1 tí, các bác bỏ qua. Mời các bác cứ bàn luận tiếp ạ

Thân ái.

laugh.gif
Dandelion
QUOTE(ndungtuan @ Apr 25 2009, 06:51 PM)
Thế là tôi cũng cứ loay hoay trong mấy cái chuyện "vi mô" về bản thân, về cách học của bản thân mà mất hết thời gian để suy nghĩ mấy chuyện "vĩ mô" bác ạ  laugh1.gif . And you?  cheers.gif


Đâu, em vẫn thấy bác sĩ của lòng em lo chuyện "vi mô" cho người khác nữa đấy chứ devil2.gif

Sáng nào em cũng bắt đầu một ngày mới bằng việc điểm báo, giở tờ Tuổi trẻ ra là mò ngay vào mục Sức khỏe xem hôm nay bác sĩ Ndungtuan có trả lời thư thắc mắc của bạn đọc về chuyện lệch dương (not liệt dương), chồng trói tay vợ khi quan hệ, kích thước abc, độ trơn xyz ... Bác sĩ trả lời vui ra phết, hehe. Thật quả không uổng phí bao nhiêu năm kinh nghiệm làm mod bên box Làm tình hehe.gif

Sóng
QUOTE(Tit @ Apr 25 2009, 07:54 PM)
Đang đọc bài bác sỹ ndungtuan trơn tru tới cuối cùng nhìn thấy chữ "thân ái" nhà em tự dưng sững lại, xong rồi lật đật kéo chuột lên trên để check, không có lại cứ nghi ngờ hay mình đang đọc bài của bạn Sóng nhỉ  hehe.gif

Xin lỗi em chen ngang liên thiên 1 tí, các bác bỏ qua. Mời các bác cứ bàn luận tiếp ạ

Thân ái.

laugh.gif
*


Đính chính cụ thể là cái mục "thân ái" này là mình học từ bác tuấn thật.
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.