Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Cắt Nghĩa Giúp Em Tiếng Hán Việt Với
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
NguoiVN

ĐẠT MA SƯ TỔ LUẬN VỀ 12 NÉT QUÍ TƯỚNG CỦA PHỤ NỮ :
1. Hiên môn phong mãn, sinh tử thanh cao
2. Hiên môn bất hãm, đa tử thả hiền
3. Lệ đường nhục an, đa nữ nhi quí
4. Lệ đường vận hậu, chủ hữu quí nữ
5. Thú phụ vấn đức chi yêu sáp mặc nhi phát phi hình nhuận
6. Dương phương hướng tây, hướng trung hữu lộc nha vô đố
7. Thanh thanh sắc định, tiếu quả bộ an hỉ sứ ngang vô biến thái, ngũ giả giai hiền nữ giả
8. Cầu tứ vấn thiếp, định tu thanh ẩn, tị lương bất long vị thanh phúc chi nữ
9. Hữu đức đương hữu bất hốt, diễn sự toàn tại bất tham
10. Thể lương phát nhuận đức chi nhuận thân dã
11. Lâm tủng, mộ thực, khuất trung chính nhi long đằng
12. Ấn đình hoả thổ thường minh, tướng phu đăng đệ
Mimi
QUOTE(NguoiVN @ May 10 2010, 09:24 PM)
ĐẠT MA SƯ TỔ LUẬN VỀ 12 NÉT QUÍ TƯỚNG CỦA PHỤ NỮ :
1. Hiên môn phong mãn, sinh tử thanh cao



Kiếm cái từ điển hán việt ( online đầy ra), tra từng chữ 1, xong đoán laugh.gif

Hiên là cái hiên, trước sân, môn là cửa, hiên môn là cửa trước Khả năng hiên môn là khuôn mặt ( trái nghĩa với (hậu môn) laugh1.gif . Phong là tươi tốt, mãn là đầy đặn, sinh tử là sinh ra con, thanh cao thì là thanh cao laugh1.gif

Tóm lại những người phụ nữ có nét mặt đầy đặn, phúc hậu thì có thể đẻ ra những đứa con hay ho thanh cao.

Đoán tướng mà như thế, tớ nói còn hay hơn, mà lại dễ hiểu.
Hoang Yen
Hiên môn là chỉ cái miệng, đôi môi.
Mimi
Thanks, hiên môn là mõm, biết thêm được 1 từ.
NguoiVN
ông mimi ni, đang nghiêm túc mà. Đạt ma sư tổ gì đó đi tu mà cũng rành chuyện đàn bà nên e tò mò muốn hiểu ổng nói cái gì, cái này lục được trong cái ghi chép về tướng của phụ nữ mà kô thấy tụi nó dịch nghĩa
Mimi
Muốn mở rộng vốn từ Hán - Việt, nên đọc truyện kiếm hiệp (chưởng) chẳng hạn. Sẽ có rất nhiều từ lạ, nhưng mình sẽ đoán ra được nhờ văn cảnh. laugh1.gif

Vốn từ Hán-Việt mình thuộc diện khá tệ, chỉ biết 1 số từ theo kiểu thiên trời địa đất tử mất tồn con tử con tôn cháu lục sáu tam ba gia nhà quốc nước, chứ không hệ thống và nhiều.
Tit
QUOTE(NguoiVN @ May 10 2010, 09:24 PM)

3. Lệ đường nhục an, đa nữ nhi quí
4. Lệ đường vận hậu, chủ hữu quí nữ

*



Lệ đường là chỗ mà khi mình khóc, nước mắt chảy qua, tức là lệ đường nằm dọc phía dưới khóe mắt.
"nhục an" là có cục thịt nằm ở đó, tớ đoán bừa là có cái nốt ruồi. Phần sau "dâ nữ nhi quý" thì chịu

Kiếm quyển xem tướng mặt, thì sẽ biết ngay mấy từ ông này dùng là chỉ bộ phận nào trên mặt thôi.

Mình có thời cũng đọc 1 quyển tướng mặt, đọc xong rồi cũng không nhớ được bao nhiêu, nhưng mà nhiều khi mình nhìn tướng mặt rất theo cảm tính tổng quan. Tự dưng nhìn đứa nào mặt đáng ghét nó cứ lồ lộ ra mặt, mặt gian gian nó cũng lộ ra mặt, mặt đứa nào ... dê cũng nhìn cái biết liền w00t.gif
NguoiVN
oong đạt ma này phải người sáng lập ra Thiếu lâm tự kô vậy
Quan Huyện
QUOTE(NguoiVN @ May 12 2010, 05:53 PM)
oong đạt ma này phải người sáng lập ra Thiếu lâm tự kô vậy
*



Không , chính xác là Đạt Ma Sư Tổ chỉ đem thiền tông góp phần làm Thiếu Lâm Tự phát dương quan đại mà thôi ...

Theo sử sách Đông - Tây của một số học giả như : Hồ Thích ( Trung Hoa ), Praboth Chandara Bagchi ( Ấn Độ ), Suzuki ( Nhật Bản ), Watts , Heberrt Sasaki , Watanabe, Dumoulin .... là nhóm học giả đại diện sự hiện hưủ của Ngài , và bộ sách " Lịch sử Phật Giáo Trung Hoa ", sách " Võ thuật tùng Thư" do tác gỉa Quảng Từ Lão Ni ( Tức Tường Bình Công Chúa , con vua Ung Chính đời Thanh )

Bồ Đề Đạt Ma sanh ngày 22 tháng 11 năm 429 , thực hiện lời di huấn của thầy mình , vào năm 517 Ngài từ giả Ấn Độ dùng thuyền vượt biển trong 3 năm đền Quảng Châu Trung Hoa vào ngày 21-9- năm 520 ( canh Tý ) dưới triều Vua Lương Võ Đế , niên hiệu Phổ Thông thứ 7 .

Sau đó, Ngài từ giả kim Lăng vượt sông Dương Tử , đến Lạc Dương và dừng chân tại Chùa Thiếu Lâm , thuộc núi Tung Sơn vào ngày 23- tháng 11 năm 520. Tại đây Ngài tham thiền nhập định " Diện bích tham thiền " 9 năm , ngài đã tiếp độ và truyền y bát cho Nhị Tổ Huệ Khả ( tức Thần Quang )
và lần lượt kế thừa đến vị Lục Tổ thứ 6 . Ngài viên tịch trong lúc tham thiền ngày 05- tháng 10 năm 529. Nhục thân được an táng tại Đình Lâm, núi Hùng Nhĩ , sau đó bài vị được thờ tại Chùa Thiếu Lâm Tự ( theo sách Bích Nham Lục ). Bia văn vua Lương võ Đế tưởng niệm ngài :

" Thấy như chẳng thấy- Gặp như chẳng gặp - Đối mặt như chẳng đối mặt- Xưa đâu ? nay đâu ? oán bấy ! hận bấy !"....

Ngài để lại cho hậu thế nhiều di cảo về Thiền Tông và Võ học tại chùa Thiếu lâm .
nếu ví Thiền Tông là tâm hồn , Võ học là thể xác qua hình bóng Đạt Ma , do đó sự xuất hiện của hai nền tư tưởng và học thuật nầy chính là hiện tượng siêu hóa nghệ thuật thật sự của con người ĐẠT MA
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.