Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Quán Bên Đường
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Âm nhạc - Hội họa
GiangHoBacAo
Thành viên mới chào mọi người! laugh1.gif
Mở Quán Bên Đường bán cảm xúc. Mới treo bảng hiệu, đang còn chuẩn bị nội thất tí... Sẽ khai trương sớm. Xin có lời mời! laugh1.gif [B]
root
QUOTE(GiangHoBacAo @ Jan 5 2012, 09:35 AM)
Thành viên mới chào mọi người! laugh1.gif
Mở Quán Bên Đường bán cảm xúc. Mới treo bảng hiệu, đang còn chuẩn bị nội thất tí... Sẽ khai trương sớm. Xin có lời mời!  laugh1.gif  [B]
*



Giá mà mở quán chủ đề chính trị thì còn dễ có khách, chứ chủ đề âm nhạc - hội họa thì chắc ế sưng laugh1.gif
GiangHoBacAo
QUOTE(root @ Jan 5 2012, 11:38 AM)
QUOTE(GiangHoBacAo @ Jan 5 2012, 09:35 AM)
[B]
*



Giá mà mở quán chủ đề chính trị thì còn dễ có khách, chứ chủ đề âm nhạc - hội họa thì chắc ế sưng laugh1.gif
*


Ồ! Đâu cần đông khách! Bán cảm xúc, chỉ bán cho người đồng điệu thôi nhá! iswear.gif

Khách biên đình... chẳng phải ai cũng sành điệu. Tiếp nhiều chỉ thêm mệt! laugh1.gif

Hèhè! Còn cái món chính chị chính em thì tui không bán mần chi! Có đâu mà bán! sp_ike.gif
GiangHoBacAo
Lũ nhỏ đâu! Sắp xếp bàn ghế xong chưa? Treo màn lên! Bảng hiệu cứ để vậy được rồi, khỏi mắc đèn xanh xanh đỏ đỏ chi hết nghe!

Cửa sổ mở toang ra, nhưng nhớ để ánh sáng trong quán dịu dịu thôi. Đi đứng nhẹ nhàng nghe! Ở trong đây, nói ít, nghĩ nhiều hỉ! Chốn chợ đời, lắm điều thị phi, nên cẩn trọng hỉ! Khách sành điệu thì rất khó tính đấy! Tụi nhỏ bây liệu liệu mà phục vụ đúng bài nghe!

Hèhè! Chuẩn bị khai trương... Tất bật nhiều việc quá! Quán xá hơi đơn sơ, xin cái quới khách nhẹ thứ cho laugh1.gif

Ặc! Hơi hồi hộp... Dân lưu xứ, mần ăn vất vả... Chả biết bán buôn thế nào! Lạy giời!!! iswear.gif
GiangHoBacAo
Ba trăm con khỉ!

Ở Trung Quốc, người ta đã làm được một điều kỳ diệu : Tuyển chọn 300 con khỉ có vẻ… thông minh hơn những con khỉ bình thường, và họ đã dạy cho 300 con khỉ đó kéo violon!
Đáng kinh ngạc! scared.gif

Điều đáng nói ở đây, 300 con khỉ đó được dạy kéo violon, và không phải biết kéo một cách bình thường, mà kéo... rất hay chương I bản giao hưởng số 5 của Beethoven!!! Và, chỉ biết như thế thôi. Xong, cho mỗi con 1, 2 trái chuối. Lũ khỉ lơ láo lột vỏ chuối, miệng cắn xoen xoét, mắt nhìn láo liên, thỉnh thoảng giơ tay gãi lưng sồn sột… laugh1.gif

Tính xác thực của câu chuyện này không được kiểm chứng. Vì như trong chuyện cổ tích thuở bé chúng ta thường đọc, và cũng dễ dàng chấp nhận, được bắt đầu bằng câu “Ngày xửa ngày xưa, ở đất nước Một Ngàn Lẻ Một Đêm…” hoặc “Ngày xửa ngày xưa… ở bên Tàu…”. Tức là, ở xứ Ba Tư cổ đại huyền bí, hay ở Trung Quốc… xưa thật là xưa, chuyện gì cũng có thể xảy ra cả, cần chi kiểm chứng!

Thuở bé, tôi say mê đọc những câu chuyện cổ tích. Trong trí tưởng tượng của tôi, thế giới Tiên, Phật, phép thuật, và đời thường cứ lẫn lộn, hư hư thực thực… Những câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu. Nghĩa là hoàng tử rồi sẽ lấy công chúa, kẻ ác sẽ đền tội, người ăn ngay ở lành sẽ được hưởng hạnh phúc ấm no… (có thật không!)….
…………………………………………

Trở lại chuyện 300 con khỉ kéo violon, một câu chuyện mà người tác giả vô danh ví von để nói đến vấn đề khác! Vấn đề là, trong âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung, con người khác con khỉ ở chỗ cái tư duy sáng tạo… dry1.gif

Nhiều người đến với nghệ thuật âm nhạc bằng tư duy của loài khỉ! Với cái nếp suy nghĩ hằn sâu vào đầu óc đến nỗi từ phản xạ có điều kiện đã trở thành phản xạ không điều kiện, họ đến với nghệ thuật với thói quen vô thức. Người ta hát Karaoke, hát đủ mọi bài hát! Cứ nhạc nổi lên, là hát… Hát say sưa hồn nhiên, hát rống lên, hát rên rỉ, hát… đủ kiểu… Vì có chữ hiện lên, là hát! Cái vạch trăng trắng, vàng vàng, xanh xanh đỏ đỏ phủ lên chữ đến đâu thì người ta hát đến đó! Khỏi cần nghe, khỏi cần biết nhịp, không cần biết nhạc… Và có người cũng… không cần biết bài hát gì luôn! Vì thấy có chữ là đọc, lép nhép giọng theo cái melody của Karaoke, là xong bài. Điểm chấm thì good, good! Nhiều ca sỡi bây giờ cũng vậy! Họ sử dụng nhạc play-back, được phối sẵn, in vào CD, vào MD, mở nhạc lên là họ hát, và hát mê say. Thậm chí, có nhiều ca sỡi hát “lip”, nghĩa là hát nhép theo bản thâu âm giọng hát chính họ, đã được phù phép cẩn thận trong studio. Và lên sân khấu, họ chỉ cần nhép môi làm sao cho trùng với cái bài thu sẵn… Nếu lỡ họ quên mang đĩa, hoặc đĩa bị hư, ban nhạc phải đệm “sống” cho họ hát thì… ôi thôi, tai họa! Họ thật sự không hát được nếu ban nhạc không đánh thật giống cái đĩa đã làm nhạc sẵn kia! Khán giả sẽ bị thưởng thức một món ăn tinh thần không lấy chi làm thú vị lắm! Vì người nghe, nếu muốn thưởng thức cái “phiêu linh” thật sự của người ca sĩ, cái sáng tạo của người nghệ sĩ trong lúc biểu diễn không lần nào giống lần nào, cái hồn gửi gắm vào nghệ thuật, vào cái không gian cụ thể, vào bối cảnh cụ thể, với cảm xúc cụ thể…, thì không có!

Trường hợp hát để ghi hình vào phim, vào truyền hình thì khác. Không đề cập đến ở đây.

Bây giờ, các khán thính giả yêu ca hát cũng trở thành ca sĩ! Họ đi đến chỗ “Hát Với Nhau”, một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật thú vị, và họ hát… Nhiều người, không hề là ca sĩ, mà họ hát cực hay, vô cùng “phiêu”… Có người thì hát dở ẹc, nhưng cũng hát “phê” không kém… Đó là một nhu cầu giải trí cần thiết, đáng hoan nghênh, nếu không có những điều kỳ cục phát sinh từ một số “ca sỡi vườn” dạng này…

Kính thưa các bạn yêu nghệ thuật ca hát và có tư duy thẩm mỹ thật sự, cùng các bạn nhạc công có lòng yêu thương nghệ thuật âm nhạc chân chính, tôi không dám xúc phạm đến cảm xúc âm nhạc, và nghề đứng sân khấu của các bạn. Tôi chỉ nói về “300 con khỉ”

Nhiều vị “ca sỡi vườn” đi hát, yêu cầu các anh nhạc công khốn khổ phải đánh đàn làm sao để họ hát cho… thật hay. “Thật hay” là như thế nào? Họ yêu cầu anh nhạc công nọ, ban nhạc kia đệm bài phải giống y chang như trong đĩa “Đàm Vĩnh Hưng hát”, như “Lý Hải hát”, như “Khánh Hà hát”, như “Tuấn Ngọc hát” v.v… Và nếu anh nhạc công nào không dạo nhạc bằng một đoạn “in-chô” (introduction) “giống như đĩa”, mà lả lướt một đoạn ngẫu hứng, thì họ hát không được! Và cái anh nhạc công hay cái ban nhạc tội nghiệp đó được quý vị “ca sỡi” nói trên dè bỉu, phán cho một câu xanh rờn : “… Đánh dở ẹc!”, hoặc “Không biết đàn!”, và họ tẩy chay… Để đối phó, quý vị nhạc công bèn phối sẵn vào đàn mấy câu dạo nhạc “y như đĩa”. Và cứ thế, mở ra cho “ca sỡi vườn” hát! Các “ca sỡi vườn” nghe “in-chô” (introduction) đúng như đĩa là mê tít. Họ hát say mê, hát… bất cần thân thể, hát “phiêu” tới nóc, hát phun cả nước miếng…, không quan tâm đến trong bài các ông nhạc công đánh gà đánh vịt gì… Đô trưởng, La thứ, Rê “xết”… mặc kệ! Có “in-chô” như đĩa, như trong đầu Karaoke 5 số, 6 số là số một, là tuyệt vời…, là nhạc công… số một vũ trụ… Hêhêhê… Quý vị “ca sỡi hát với nhau” nọ tự sướng, tự cho mình là “xúp-pơ xì-ta”, tưởng mình là ca sĩ siêu sao đang biểu diễn trước vài chục nghìn khán giả… Họ chỉ chỏ, vênh váo, hoạch họe nhạc công, cười mơn với bạn tình, búng tay kêu bia rõ to… Bộ dạng đỏm dáng và diêm dúa như một con ếch đi giày!

Tội nghiệp nhiều anh nhạc công… Tôi chứng kiến nhiều đêm về sáng, có người lầm lũi vác cây đàn chạy về nhà, thân xác mệt mỏi, mặt buồn rười rượi, lòng đau như cắt… Nợ áo cơm trả một đời không dứt, lấy đâu ra sức sáng tạo nghệ thuật! Anh nào có máu nghệ sĩ, ôm một nỗi buồn day dứt im lặng không dám nói với ai. Anh nào làm thợ đàn, thì hể hả đếm tiền, tự sướng cho cái nghề kiếm cơm dễ như bỡn! Thậm chí, có nhiều anh nhạc công không biết nhạc nhiếc chi hết, thủ trong người mấy cái "in-chô" đó, khách hát bài nào, anh móc ra bài đó, bấm bấm mở mở, là xong. Có anh thì khá hơn, học thuộc lòng lối đánh trong đĩa, đánh y chang như vậy cho khách, khách khen rối rít làm anh tưởng anh là... thiên tài. Gặp người khách hát bài khác anh không biết, thì anh "bơi trăm tám". Vì anh quen với cách đệm đàn máy móc "y như đĩa", không biết dùng đôi tai để nghe, dùng cái đầu để phân tích! Có lần, tôi thấy có 2 anh nhạc công, ăn mặc như… người ở sao Hỏa đi cùng với 2 nàng hình như là “ca sỡi”, ăn mặc những thứ đồ mà cỡ… “Bờ-rít-ni Xì-Pia” còn thua xa ngồi cùng nhậu với nhau ở một quán ốc sau một đêm “biểu diễn nghệ thuật”. Họ ngồi nói chuyện về âm nhạc. Hai ông “Mô-Da” và “Be-Tô-Ven”… ở Hỏa Tinh huyênh hoang khoác lác, khen chê khích bác đủ mọi chuyện. Ông thì khoe có 15.000 “in-chô” làm sẵn, ông kia ghê hơn, “tố” mình có đến 20.000 “in-chô”… Họ nói về âm nhạc cứ như… tổng thống “Ô-ba-ma” nước Mỹ đọc diễn văn nhậm chức. Hình như đối với họ, nghệ thuật âm nhạc, tóm lại, chỉ được cân đo đong đếm, được đánh giá bằng tiền “bo”. Tình cờ ngồi ở bàn bên cạnh nghe được, tôi cúi đầu lẳng lặng uống ly bia người bạn mời, đắng nghét!

300 con khỉ ở Trung Quốc, chỉ biết làm cái điều người ta đã “dạy” cho. Làm trong cái tư duy của khỉ. Biết cái gì về “giao hưởng Định Mệnh” của thiên tài Beethoven? Biết cái gì là âm nhạc đâu! Thử đưa cho 1 bài nhạc cực kỳ đơn giản khác, thì “quý vị khỉ” sẽ nhăn răng khọt khẹt, gãi gãi đầu, ngó quanh quất kiếm trái chuối, hay rờ rờ đuôi mò rận…, chứ đừng tưởng “quý vị khỉ” sẽ cầm lấy “vi-ô-lông” mà kéo đâu! “300 con khỉ”, trong đời thường chúng ta cũng đầy rẫy! Kẻ thì gân cổ lên hát, người thì múa máy đánh đàn… Rồi họ hể hả xưng tụng nhau, cụng ly bia cồm cộp, vênh vang tự đắc… Rồi họ phê bình nghệ thuật, họ khen chê sành sỏi, họ tự sướng với nhau… Họ là trung tâm vũ trụ, họ là tinh hoa của loài người… Và nếu làm khác với cái nếp suy nghĩ của họ, thì hẳn nhiên kẻ đó chính là… khỉ!

GHBA
GiangHoBacAo
Chẹp! Bày bán thêm mặt hàng thôi! Ế ẩm quá! lala.gif
root
QUOTE(GiangHoBacAo @ Jan 6 2012, 09:06 AM)
Chẹp! Bày bán thêm mặt hàng thôi! Ế ẩm quá!  lala.gif
*


Ồ! Đâu cần đông khách! Bán cảm xúc, chỉ bán cho người đồng điệu thôi nhá!

Khách biên đình... chẳng phải ai cũng sành điệu. Tiếp nhiều chỉ thêm mệt!
GiangHoBacAo
QUOTE(root @ Jan 6 2012, 01:16 PM)
QUOTE(GiangHoBacAo @ Jan 6 2012, 09:06 AM)
Chẹp! Bày bán thêm mặt hàng thôi! Ế ẩm quá!  lala.gif
*


Ồ! Đâu cần đông khách! Bán cảm xúc, chỉ bán cho người đồng điệu thôi nhá!

Khách biên đình... chẳng phải ai cũng sành điệu. Tiếp nhiều chỉ thêm mệt!
*



lala.gif Chẹp! Miềng đang nói về người đồng điệu đó hỉ! Anh bạn ni chắc muốn trù ẻo quán miềng ế khách hỉ? Hèhè... Buôn bán có "thì" hỉ! Cảm khái mần mấy câu, vốn là... thuộc tính của dân... buôn hỉ! Có chi phải cóp-pi hỉ! sp_ike.gif

Viết cho “dui”[I][SIZE=7]
..................................................................
Tên bạn “dân chơi Sài Thành” cười hềnh hệch, gào lên :

- Thôi, mình đi chỗ khác đi. GHBA ngồi thêm ở đây nữa chắc chịu không nổi đâu!
- Ừ! Em biết một chỗ này có lẽ hợp với GHBA nè… Cô bạn của hắn nói.
- OK! Vậy mình đi!

Cả bọn lái xe đi vòng vòng, đến một nơi theo lời hướng dẫn của cô nàng. Thì ra là một chỗ ... trên đường nọ, cụ thể ở đâu, quán tên là gì thì tôi chịu (có nhớ cũng không nên nói, vì chuyện kể lan man mà!). Rượu say ngà ngà, lại bị ngộ độc âm thanh làm tôi mất hết hồn vía rồi còn đâu!

Gửi xe ngay trong tầng trệt quán, leo lên lầu, đi mò mẫm một hồi thì bước vào khu vực chính. Té ra ở trên này khá rộng, cũng gần đến 4,5 chục người khách đủ loại nam nữ già trẻ đang ăn nhậu hát hò trong đó. Cô nàng bạn của “dân chơi Sài Thành” chủ động chọn chỗ ngồi gần sân khấu. Hình như cô rất quen thuộc nơi đây vì thấy mấy tên phục vụ chào hỏi ra vẻ rất thân thiết…

Ngay trước phần trống của sân khấu, có 3 cặp đang nhảy Chachacha. Nổi bật nhất là một “trung niên mỹ phụ”, người lùn tịt, béo chùn chụt, áo bó mỏng dính lại có thêm 2 cái tà cột chéo lại, ôm lấy hông chiếc quần jean chật căng đang lả lướt những bước rất điệu đàng. Khuôn mặt của nàng biểu hiện một sự thích thú, khoái trá rõ rệt. Anh bạn nhảy cũng ra sức nghiêng người, lượn tới lượn lui, hai tay làm nhiều động tác phức tạp quanh “trung niên mỹ phụ” nọ, ngón tay búng tanh tánh, phê không kém!...

Tôi chưa kịp hoàn hồn sau khi từ cái động lắc nọ đi ra, lại trố mắt ngạc nhiên trước cái khung cảnh đang diễn ra trước mắt. Đây là một quán “hát với nhau” thuộc loại bát nháo, một cái “làng nướng” tạp nhạp. Ấy vậy mà tay “dân chơi Sài Thành” lại cười hể hả :

- Tui biết “gu” của GHBA mà. Dân nghe nhạc trữ tình, chỗ này là số một!
- Em cũng hay đến đây lắm. Chỗ này “dui”! – Cô bạn hắn tiếp lời.

Lúc này, sân khấu đang lắng lại với một bài do một gã đàn ông vừa mới leo lên đăng ký hát. Tôi nhớ lõm bõm được mấy câu như sau :

Người có thương thân tôi nghệ sĩ
…Làm nghề xướng ca tôi mang tội gì???
…………………………………………

Gã vừa hát, vừa nhăn nhó khuôn mặt như đang rất đau khổ! Nhưng mắt gã lại đang liếc tình một em bé ăn mặc rất sexy ưỡn ẹo từ dưới đi lên, tay cầm một cành hoa. Hoa ở đây có nghĩa là tiền. Tờ giấy 10, 20, 50, 100 ngàn gì đó được quấn vào cuống hoa, hoặc được cuộn nhỏ lại, nhét vào ngay cái nhụy. Gã đàn ông há mồm cười nhăn nhở nhận cành hoa do cô em nọ tặng, lại tranh thủ ôm hôn cô nàng một phát làm cô nàng cười ré lên, ẹo mình tránh làm cái dây áo tuột xuống. Cô em cười hinh hích chộp lại cái dây áo... phản chủ, quàng vội lên vai, chả quan tâm đến nó bị xoắn lại, nhìn rất kỳ cục. Rồi gã nọ lại ngoác mồm ra rống tiếp, gân cổ phồng lên to như con giun đũa, với khuôn mặt đầy vẻ khổ đau :

…Con tằm nào không muốn ươm tơ…

Người y vặn vẹo, dùng hết sức bình sinh để diễn tả… nỗi đoạn trường. Y cầm “mi-rô” bằng cả hai tay, mắt khi nhắm khi mở, miệng méo xệch để cố uốn giọng cho thêm phần bi thiết! Trên sân khấu thì có 3 ông nhạc công cũng kỳ lạ không kém! Ban nhạc của họ gồm có 2 cây organ, một cây guitar điện. Họ vừa đánh đàn, vừa làm những động tác màu mè như thể họ đang biểu diễn trước sân vận động quốc tế cho cả… trăm nghìn khán giả siêu cấp thưởng thức vậy!

Cô bạn của gã “dân chơi Sài thành” sặc lên cười khi thấy những động tác khoa trương, vừa đánh đàn vừa múa của 2 cái anh chơi organ. Cô hét vào tai tôi :

- GHBA ơi, kiểu này chắc Richard Clayderman còn thua xa!

Tôi há hốc mồm kinh ngạc khi thấy cái anh chàng đánh guitar biểu diễn. Anh này còn ghê gớm hơn nữa! Chàng đang ngồi đánh đàn, khuôn mặt lộ vẻ mơ màng xa xăm, tóc chàng dài chấm vai, rối một nùi, điếu thuốc lá ngậm lệch một bên mép, tự nhiên chàng đứng vụt dậy, biểu diễn một đoạn trổ ngón không đầu không đũa, chẳng liên quan gì đến… con tằm béo ú đang ra sức oằn oại nhả tơ bên cạnh, rồi chàng lại ngồi xuống, lấy lại vẻ trầm tư sâu lắng của một nghệ sĩ đang trong cơn… thoát tục. Từng cuộn khói của điếu thuốc lá ngậm trễ một bên mép của chàng cuồn cuộn tuôn ra, góp phần làm ô uế thêm cái không khí vốn tù túng của cái quán mà vốn bản thân nó đã mang một cái mùi khó tả : mùi nước hoa các loại từ rẻ tiền đến… không rẻ tiền, mùi khói thuốc, mùi mốc, mùi như mùi đất ẩm, mùi mồ hôi đủ loại, mùi bia rượu, mùi thức ăn vương vãi, mùi… của những thứ người ta ói ra… Có lẽ cả… tháng nay cái quán chưa có được một lần tổng vệ sinh!

Tên “dân chơi Sài Thành” cười hềnh hệch sau khi uống cạn một ly bia to tổ bố :

- Tui quen hầu hết dân ở đây, GHBA à! Ngày nào cũng gặp, vui lắm!

Nói rồi hắn thao thao kể nào là ông bác sĩ X, làm ở bệnh viện..., nào là ông Y, kỹ sư xây dựng, nào là “trung niên mỹ phụ”, vốn là chủ một quán bar… Toàn là khách “mối” của quán, ngày nào cũng chơi đến hơn 2g sáng, chơi “đẹp” lắm…

GHBA ngồi thộn mặt ra! Cả buổi tối cho đến lúc này, gần 2g sáng rồi, không hiểu gì thêm về cái đất Sài Thành ăn chơi hết. Chỉ biết nhăn răng ra cười. Rượu thì say, tai thì muốn điếc, mụ mẫm cả đầu!

Đến lúc trên sân khấu xuất hiện một nữ ca sĩ, ăn mặc tựa “mỹ nhân ngư”, giọng hát thì như đang bị ai bóp cổ. Nàng bẹt họng ra, bắt chước cái giọng khàn khàn của siêu ca sĩ Khánh Ly :

Môi nào hãy còn thơm
Cho ta phơi cuộc tình…
Tóc nào hãy còn xanh
Cho ta chút hồn nhiên…

Thì GHBA tôi, không còn hồn nhiên nổi nữa! Lợi dụng lúc 2 tên bạn tranh nhau lên tặng bông cho “người đẹp cá”, bèn lủi mất! Mặc hai cô bạn í ới :

- GHBA, GHBA…, ở lại cho “dui”... Đợi lát đi ăn cháo khuya chứ!...

GHBA

GiangHoBacAo
Chẹp! Phải bày thêm vài mặt hàng nữa... sp_ike.gif
Hoa bưởi trắng
QUOTE(GiangHoBacAo @ Jan 6 2012, 02:11 PM)

- GHBA, GHBA…, ở lại cho “dui”... Đợi lát đi ăn cháo khuya chứ!...

GHBA
*



haha, thế là bạn mềnh không đc ăn cháo khuya à.... laugh1.gif
GiangHoBacAo
QUOTE(Hoa bưởi trắng @ Jan 10 2012, 10:34 AM)

haha, thế là bạn mềnh không đc ăn cháo khuya à.... laugh1.gif
*



Hèm... hèm... Ăn cháo khuya dễ bị thành cháo lú lắm đó!!! iswear.gif
GiangHoBacAo
Không đề

Tôi bước vào phòng, cả một trời khói thuốc lá và không gian đậm đặc... Lũ bạn thì đang hăng tiết tranh luận, không ai để ý gì khác!

Từ buổi chiều, nhận cú điện :

- GHBA, đang làm gì?
- Làm việc, bạn!
- Tối nay gặp nha!
- Ở đâu?
- Nhà “Trọc Phú”
- Tiên tửu hay ngưu ẩm?
- Tiên tửu!

Thế mà giờ đây, cái đám nhận là Tiên Tửu đó đang hăng tiết vịt, cãi vã um lên, khói thuốc mịt mù, ồn ào, mặt đỏ gay, thỉnh thoảng lại chêm tiếng Đan Mạch… (GHBA thuật lại, loại bỏ những từ ngữ thô lỗ). Cái này là Quần Ẩm chứ Tiên Tửu gì!

- Có GHBA đây rồi, nói đi nha!...
- Kệ, nghe tôi nói đây!...
- Không, Trịnh Công Sơn là vô địch!...
- Khỉ gì! Nghe đây nè…
- Uống đi rồi nói…
- Hê hê hê… Ông không uống thì tôi uống…
……………………………………………………………………
..

Đại khái là như thế! Nghe một hồi, mới biết cái đám bạn của mình đang tranh cãi nhau kịch liệt về những bài hát… Chúng nó đã cãi nhau ỏm tỏi, giờ này đã đến hồi CODA. Hìhìhì, trong thuật ngữ âm nhạc, Coda có nghĩa là đoạn kết thúc. Tôi đến trễ, chỉ còn nghe được đoạn Coda, còn Intro. và đoạn Interlude thì… chịu! Hỏi có đứa nào nói đâu! Ồn như… đám mổ bò!

- Tóm lại, viết về Sài Gòn thì OK!
- Chứ sao!
- Kệ, ông không chịu thì thôi!
- Mà tôi đâu có nói gì!
- Nghe đây nè! “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi…”
- Tôi biết rồi! Cái ông Y Vân…

Té ra, đám bạn của tôi tranh cãi nhau về những bài hát đã viết cho Sài Gòn và Hà Nội. Họ đã thống nhất với nhau là, viết về Sài Gòn, chỉ có nhạc sĩ Y Vân, với nhạc phẩm “Sài Gòn” là điển hình. Cho đến bây giờ, không có bài hát nào hay hơn để diễn tả cái “hồn Sài Gòn” nữa.

"Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai
Đường xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi đây
Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi, Sài gòn ơi !...

Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau.
Người ra thăm đếm câu chào nói xôn xao.
Phố xá thênh thang đón chân tôi đến chung vui.
Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi, Sài gòn ơi !...

Lá la la lá la, lá là là lá là...
Tiếng cười cùng gió chan hòa niềm vui say sưa.
Lá la la lá la, lá là là lá là...
Ôi đời đẹp quá, đẹp quá, tràn bao ý thơ...

Đẹp tình yêu mến nghe lời hát câu ca.
Gửi lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa.
Sống mãi trong tôi đến hôm nay vẫn không phai.
Sài gòn đẹp lắm, Sài gòn ơi, Sài gòn ơi !"

Bây giờ, là hồi tổng kết những tác phẩm viết về Hà Nội. Gay go quá! Đám bạn của tôi tranh luận, dẫn chứng, minh họa trên cây đàn guitar tội nghiệp mà không biết của tên nào mang đến. Cây đàn chỉ còn có 5 dây, đứt một sợi dây Mi số 1 rồi. Tên bạn ngồi bên cạnh gào vào tai tôi :

- Đàn đứt dây tơ rồi, GHBA ơi!
...........................................................................................
Hêhêhê…

Dưới đây là một đoạn tranh luận, đến hồi chung kết :

Trọc phú – Chủ nhà :

- Tui có cả đống CD đây nè, số lượng đo bằng mét nghe, chứ không phải đếm bao nhiêu đĩa đâu! Tui nói có cơ sở! Tất cả những bài top ten đều ở đây!

Ông bạn T, bụng bự :

- Kệ ông chứ! Số lượng đâu có khẳng định chất lượng…

Tên B, lực sĩ :

- Hà Nội, niềm tin và hy vọng! Bài hát toát ra cái hào khí Thăng Long!

T cò ma :

- Trịnh Công Sơn! “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng…”. Tui giống Trịnh Công Sơn nè!... Bài hát hay nhất của người không phải ở Hà Nội viết cho Hà Nội!

T còi :

- Nỗi lòng người đi, Anh Bằng nè…

H, tiểu thư :

- Nỗi lòng của ông thôi! Gớm! Bài "Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội". Ngày đó ông Phạm Đình Chương đã phổ nhạc bài thơ này của ông Hoàng Anh Tuấn trong một cơn say thuốc phiện… Ông biết không?

L Việt kiều :

- Người Hà Nội…

N voi :

- "Hà Nội ngày tháng cũ", Song Ngọc nè…
……………………………………………………………………
……….
……………………………………………………………………
……….
(Không nhớ hết nổi những dẫn chứng của đám bạn…)

T đại gia, nhỏ nhẻ :

- Đưa tui cây đàn guitar…

Căn phòng chợt im lặng khi T đại gia ôm đàn hát :

“- Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi. Ánh đèn giăng mắc muôn nơi. Áo màu tung gió chơi vơi… Hà Nội ơi… Phố phường rải ánh trăng mơ, liễu mềm thả gió ngây thơ. Thấu chăng lòng khách bơ vơ…

- Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi. Biết người còn nhớ nhung chi? Hết rồi giây phút phân ly… Hà Nội ơi, dáng huyền tha thướt đê mê. Tóc thề thả gió lê thê. Biết đâu ngày ấy anh về.

Giọng T đại gia chùng xuống, ngậm ngùi :

Một ngày, mùa chinh chiến ấy. Chim đã xa bầy, mịt mù bên trời bay. Một ngày, tả tơi hoa lá. Ngóng trông về xa, luyến thương hình bóng qua.

Hà Nội ơi… Nước hồ là ánh gương soi. Nắng hè tô thắm trên môi. Thanh bình tiếng hát reo vui. Hà Nội ơi…Tiếc đời muôn hướng buông trôi. Nhớ về người những đêm vui. Nhắn theo ngàn cánh chim trời.

Càng da diết hơn :

Hà Nội ơi, hướng về thành phố xa xôi. Mắt buồn giăng những đêm mưa. Não nùng mây gió đong đưa. Hà Nội ơi… Nỗi lòng gửi gắm cho nhau. Nhớ hoài chỉ biết thương đau. Đắm say chờ những kiếp sau…

Hà Nội ơi… Những ngày thơ ấu trôi qua. Mái trường phượng vỹ dâng hoa. Ráng chiều ủ bóng tiên nga. Hà Nội ơi… Mắt huyền ngây ngất đê mê, tóc thề thả gió lê thê. Hãy tin ngày ấy anh về.

Một ngày tàn cơn chinh chiến, lửa khói lam chiều, tìm về nơi bờ bến. Một ngày hồng tươi hoa lá, hát câu tình ca nói lên lời thiết tha.

Ngón tay của T đại gia to tướng như trái chuối, mà y ve vuốt trên cây đàn còn có 5 giây rất dịu dàng… (sao giống André Ségovia quá ta??? Hêhê… Mình chợt nghĩ thôi, chứ nói ra thì hắn phổng mũi vênh vang thấy ghét!)

Hà Nội ơi… Biết người còn có trông mong? Hướng về ai nữa hay không? Những ngày xa vắng bên sông… Hà Nội ơi… Những chiều sương gió giăng khơi. Có người lặng ngắm mây trôi. Biết bao là nhớ tơi bời.

Bài hát Hướng Về Hà Nội của Nhạc sĩ Hoàng Dương đã làm không khí dịu lại. T đại gia hát không hay, nhưng đầy cảm xúc. Nhìn mắt y thấy ngân ngấn. Đám bạn thôi tranh biện… Có tên lẳng lặng rót rượu uống một mình. Có tên thì bật ngửa ra ghế, thả khói mù mịt… Không gian lắng đọng…

GHBA, nói gì đi?
……………………………………………………………………
………..

GHBA say rồi! GHBA lẳng lặng đi về căn nhà nhỏ. Đêm Sài Gòn vẫn hừng hực sức sống, đầy năng động ở ngoài kia.

Nằm dài ở ghế salon, nghe bài hát vang lên trong đầu :

“Lìa xa thành đô yêu dấu một sớm khi heo may về. Lòng khách tha hương vương sầu thương.

Nhìn em mờ trong sương khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời. Lệ sầu tràn mi đượm men cay đắng biệt ly!

Rồi đây dù lạc ngàn nơi, ta hướng về chốn xa vời. Tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai… Nghẹn ngào thương nhớ em, Hà Nội ơi!

Ta nhớ thấy em một chiều chớm thu, dáng yêu kiều của ngày đã qua. Thiết tha bên hồ liễu thưa. Lắng tiếng tiêu hồn của ngàn phiếm tơ. Thiết tha thề ước… Mối duyên hờ đã phai mờ trong bóng đêm mơ hồ.

Mơ ước thấy em một ngày sáng tươi. Tắm nắng hồng của một sớm mai, say hương thanh bình khắp nơi. Lắng tiếng uy hùng của ngàn lớp trai… Cất cao lời hứa xây cuộc đời… Sầu tàn trong bóng đêm dài…

Lìa xa thành đô yêu dấu một sớm khi heo may về. Lòng khách tha hương vương sầu thương.

Nhìn em mờ trong sương khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời. Lệ sầu tràn mi đượm men cay đắng biệt ly!

Rồi đây dù lạc ngàn phương, ta hướng về chốn sa trường. Cùng dìu nhau sát vai sống trong tình thương, để cùng say giấc mơ hồi hương.

Bài hát Giấc Mơ Hồi Hương của nhạc sĩ Vũ Thành đã ru tôi ngủ trong cơn say nhạc. Các bạn của tôi, hãy cứ giữ những ca khúc tuyệt vời mà các bạn cảm nhận… Chẳng có bài hát nào dở đâu, và nhất là khi nó đã được đón nhận vào cảm xúc sâu lắng trong tâm hồn chúng ta, bạn ạ.

GHBA
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Âm nhạc - Hội họa
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.