Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Việt Nam , Tpp , Mở Cửa Hội Nhập
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2
Phó Thường Nhân
Đại khái khi nào buồn tay, nhấn vào con chuột, để tìm chuyện cười thời sự thì tôi vào
Vietnamnet. Tự dưng hôm nay vào thì thấy một loạt bài đăng về kinh tế, xem các ông ấy
khuyên rồi bầy kế sách thì tôi chỉ thấy là sao nói giống các chuyên gia Liên Xô ngày xưa khuyên
Gorbarchev hay Elsine thế. Lại nhân vừa nói chuyện nước Hung, nên đặt ở đây cục gạch, cho bác nào thích bắt chiếc các ông ấy "bàn loạn" cho vui.

Skywalker
Em lôi bài của bác Phó trong chủ đề "Đại tướng Võ Nguyên Giáp" lên đây để thảo luận cho phù hợp.
QUOTE(Phó Thường Nhân)
Nếu muốn biết cái « thuộc địa kiểu mới » đem lại lợi ích cho ai, thì bác cứ lấy tư duy của ông Lê nin nói rằng kẻ nào sử hữu công cụ sản xuất, tài chính kẻ đó là người lợi cuối cùng, vậy cứ đi dò theo, tìm hiểu xem ai là người nắm công cụ sản xuất- tài chính, cái đầu điều khiển công cụ sản xuất ấy nó nằm ở đâu, điểm đến cuối cùng của tiền lời, của giá trị thặng dư là chỗ nào thì sẽ thấy. Cái điểm đến cuối cùng của nó bao giờ cũng là một nhóm người, tức là chủ tư sản, thường được che dấu dưới cái tên chung chung là « thị trường ». Những ông chủ tư sản ấy dựa vào luật pháp của cộng đồng nào (hay nước nào), nghe theo luật pháp nước nào, thì cái cộng đồng ấy (nhà nước ấy) hưởng theo và ngược lai. Trong trường hợp khối euro thì hai nước lợi nhất là Pháp và Đức, và tư bản của hai nước ấy là cốt lõi. Nó có sự phân chia, Pháp chủ yếu có lợi về tài chính, còn Đức có lợi về công nghiệp. Bản thân Pháp Đức cũng mâu thuẫn với nhau, nhưng tư bản của nó vẫn nằm trên đầu các nước trong khối Euro. Sau đó trên lưng Pháp – Đức là các lợi ích của tài phiệt Anh-Mỹ, vì thị trường tài chính bây giờ là toàn cầu, và dựa trên đồng đô la. Còn người Hung, Đông Âu, Nam Âu còn nằm dưới nữa , là thuộc điạ không dẫy ra được. Mà có thay đổi chính phủ, hết đảng này lên đảng kia lên cũng vô ích. Vì sự kiểm soát nằm ngoài cái cơ chế này. Thế cho nên có cái điều nực cười là trong tuyên truyền của phương Tây, nó cứ nói đa đảng là thể hiện ý nguyện của dân. Nhưng đâu có phải. Trong những nước đang phát triển, thậm chí đã phát triển, nhưng tư bản trong nước bị ngoại hoá hết, thì đa nguyên đa đảng là cái dây dù đẹp nhất để trói những nước đó lại, hướng sự bất bình của dân vào một thứ bị bông, đấm thoải mái mà vô tác dụng.
Tất nhiên điều tôi quan tâm, và đến nay cũng không tìm được một cách giải thích hợp lý hoàn toàn là tại sao nước Hung lại sa vào cái bẫy đó trong khi rõ ràng nó không lợi cho người dân Hung. Kết luận của tôi là người ta đã quá tin vào cái bánh vẽ là EU, tức là thiếu nhận thức phản biện cái lợi cái hại khi tham gia EU. Nhưng thế không đủ, mà nhiều khi nó là cái thế nữa. Sai lầm của Hung còn bắt nguồn từ trước nữa, từ thời XHCN. Tôi cũng nói thêm là, trong EU cũng có những nước mà họ thoát được cái bẫy đó với mức độ thành công khác nhau là Tiệp, Slovak, Ba lan.
Và để thoát nó thì họ có 2 nhận thức tương đồng với nhau. Đó là eurosceptism (tức là không tin vào cộng đồng châu Âu, mặc dù tham gia) của Tiệp và chủ nghĩa dân tộc của Ba lan. Họ sử dụng nó khác nhau. Nhưng thôi để lúc khác nói.
Tóm lại, hiện tại trên thế giới, trào lưu tư tưởng chính vấn đến từ phương Tây, ngay cả khi nó khen hay nó chê. Và cái trào lưu tư tưởng ấy (kinh tế thị trường, tư hữu cá nhân, đa nguyên đa đảng..) nó có chiều là đem lại lợi ích cho những nước ấy trước, còn có đem lại lợi ích cho các đối tác không thì tuỳ sự ngu dốt hay khôn ngoan của người ta biết tận dụng điểm lợi, hạn chế điều hại, trong nhiều trường hợp thực ra là may. Ở VN, từ khi mở cửa đến nay có được nhiều điều may.Kiểu như « tái ông mất ngựa » trong câu truyện của Trang tử. Nhưng bây giờ đã tới giới hạn. Làm sao hạn chế được điều hại, nếu không có tư duy phản biện. Làm sao có tư duy phản biện nếu không có lý thuyết phản biện. Chủ nghĩa Mác Lê nin chính là cái lý thuyết để phản biện, bởi vì bản thân nó là một lý thuyết phê phán chủ nghĩa tư bản. Mà chủ nghĩa tư bản từ thời Mác đến nay, bản chất nó không thay đổi, chỉ có cách thể hiện khác nhau thôi.
Thái độ của tôi thực ra không khác gì thái độ một người đi mua hàng, mà người bán là phương Tây. Là người bán nó không thể chỉ cho bác cái xấu của món hàng nó định bán (chính sách kinh tế, hiệp ước, liên minh kinh tế..), nó phải bôi son trát phấn cho thật đẹp, cho thật mỹ miều thì mới câu được khách chứ. Như vậy phản biện được hay không, nhìn thấy cái hại (ngoài cái lợi) là ở mình, có dở hơi mà nó chỉ cho.
ví dụ nếu tôi cần nhà ở phải đi mua nhà. Tất nhiên tôi phải thẩm định, nhận xét xem chất lượng nhà thế nào, giá cả có phải chăng không, chứ làm sao tôi tin được hoàn toàn người bán. Vậy phải tìm cái xấu của nó, phản biện nó, để có sự thẩm định đúng. Để nếu thấy nó dở quá thì không mua. Nếu mua thì biết nó dở thế nào còn tìm cách sửa. Để khỏi phải trả giá đắt. Ngay trong trường hợp thế kẹt, phải chấp nhận, thì cũng còn biết được ngọn nguồn của nó, để tìm cách đối phó về sau.
Cái điều đơn giản ở trên bất cứ bà nội chợ, chị tiểu thương nào cũng thấy. Nhưng trí thức VN chưa chắc đã thấy.
Về chủ nghĩa Marx –Lê nin, tôi hiểu thế nào, thì tôi sẽ nói ở trong chủ đề nhận thức của NVT, coi như là lấy một ví dụ, tôi lấy mình là con chuột bạch thí nghiệm, để nhận thấy vai trò cá nhân ảnh hưởng thế nào tới nhận thức của cá nhân ấy, vì hiển nhiên dù có được đào tạo trong một cái khung chung, mỗi cá nhân đều rất khác nhau, dù có điểm chung nhau.
Với cụ Giáp thì điều tôi quan tâm là : cụ Giáp được cả người Việt lẫn cộng đồng quốc tế kinh phục, vậy cái lô gíc kính phục của quốc tế mà chủ yếu là các học giả phương Tây là gì. Vì ở các nước đang phát triển như Việt nam, tại sao có sự khâm phục ấy thì đã rõ. Họ khâm phục vì họ đặt được họ vào vị trí người VN, bản thân họ cũng phải chịu các thảm cảnh của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Việt nam thì mới nếm mùi chủ nghĩa thực dân cũ thôi, chủ nghĩa thực dân mới nó mới chỉ bắt đầu,và vị nó còn ngọt lắm, vì thế vẫn còn điều kiện để khỏi sa vào. Chính vì thế chiến thắng của VN cũng là chiến thắng của họ. Với các nước phương Tây thì khác, vì họ là kẻ đối diện. Là đối thủ. Bản chất xã hội họ không thay đổi. Vậy cái lô gíc của sự kinh trọng ấy như thế nào ? và qua đó họ nhìn lịch sử như thế nào ? cái lô gíc ấy có đúng không ? có đủ không ? một người Việtnam có nên công nhận kiểu kính trọng ấy không ?
Sở dĩ tôi đặt những câu hỏi đó, vì phương Tây hiện giờ là điểm đến của trí thức VN. Càng ngày càng có nhiều người đã đang và sẽ được đào tạo ở phương Tây. Nhận thức của họ về xã hội phương Tây sé có quyết định về tương lai nước VN về sau. nếu họ về nước làm việc. Vì người nào làm gì cũng theo nhận thức của mình cả. Nếu trong khoa học tự nhiên, thì nhận thức có thể coi là khách quan. Nhưng nhận thức xã hội không bao giờ là khách quan. Nó bao giờ cũng phải được khúc xạ lại bởi nhu cầu quyền lợi của cộng đồng mình sống. Chính vì thế mà các nhà Nho Việt nam ngày xưa, ngoài khái niệm nho giáo nói chung, còn đưa thêm khái nhiệm QUỐC, nếu nho giáo Trung Hoa là khái niệm TRUNG QUÂN, thì các nhà nho VN thêm vào cái vế ÁI QUỐC.
Vậy nếu bây giờ, cứ giả sử mình là nhà Nho, Trung quốc là phương Tây (để ám chỉ cái soft power của nó trong thời hiện đại), thì cái điểm khúc xạ của mình ở đâu. Với tôi , cốt lõi nó là chủ nghĩa dân tộc, phương pháp phản biện là chủ nghĩa Mác – Lê nin.


Nói luôn cho nhanh, không còn mấy người nghiên cứu nghiêm túc mà lại thiếu công cụ định lượng vấn đề, kể cả trong xã hội học. Muốn biết lợi ích thiệt hơn, xu hướng diễn biến thế nào thì lại càng phải cân đong đo đếm tỉ mỉ. Ứng dụng nguyên lý nhiệt động học coi xã hội là một hệ thống mở, ngoài 4 chiều không thời gian ra còn có vô số chiều thuộc tính (properties dimension) như dân số, tổng cầu, thu nhập ...vv. Trên cơ sở phân tích đặc điểm của mỗi thuộc tính (chuyên môn gọi là các biến = variables), người ta sẽ dựng lên các mô hình tương tác, ví dụ:

http://users.math.yale.edu/~auel/courses/211s12/docs/sphereplane.png

Đồ thị trên là quan hệ giữa 1 mặt cầu và 1 mặt phẳng, mỗi mặt đại diện cho một biến nào đó), chúng có thể giao cắt, tiếp tuyến hoặc hoàn toàn tách biệt. Ở đây em lấy mặt cầu biểu thị cho quốc gia dân tộc còn mặt phẳng là quan hệ quốc tế. Nếu đất nước đóng cửa thì các vector, hay các dòng chảy chuyển động trong mặt cầu như kinh tế, khoa học kỹ thuật ....vv sẽ duy trì một quỹ đạo riêng, có thể rất ổn định song cũng trì trệ. Còn nếu có tiếp giáp hoặc giao cắt với mặt phẳng thì tầm truyền của các vector lớn hơn nhiều, đồng nghĩa với sự thay đổi nhanh, mạnh theo hướng gia tăng hỗn loạn.

Vậy thì "tư duy của ông Lenin" ở đây là gì? dưới một góc nhìn nào đó, ví dụ ở đỉnh mặt cầu thì người thấy thấy dòng chảy kinh tế (hoặc tài chính) có những trung tâm hấp dẫn mạnh (còn gọi là cực quyền lực = power poles). Đây là một góc nhìn khách quan về sự thật, và Lenin thấy rõ ràng đó là sự bất công khi một số lớn các phần tử của xã hội lại đóng góp và phục vụ cho một thiểu số may mắn nằm trong vùng cực!

Vấn đề là ở chỗ, khi tìm cách xử lý sự "bất công" bằng cách thức nào đó, ví dụ làm cách mạng để xé rách các vùng cực cũ, tạo nên dòng chảy đồng đều qua mọi phần tử thì điều ngạc nhiên cực lớn đã xảy ra: các dòng chảy lại không chịu phủ khắp diện tích xã hội mà sau một thời gian chúng lại quy tụ vào một số vùng trũng, tạo nên cực quyền lực mới, bất công mới! Góc nhìn của Lenin tuy đúng, nhưng lại không phản ánh được tất cả toàn cục của hệ thống xã hội. laugh.gif

Một số người khác thay vì chọn đứng ở một điểm nào đó gần bề mặt, đã chọn cách đứng lùi ra ở một khoảng cách đủ xa để có thể nhìn bao quát toàn bộ hệ thống. Họ phát hiện ra các dòng chảy không phải cố định mà có thăng trầm (power shifts) và hệ thống các nguyên nhân ban đầu đã tạo ra các kết quả vô cùng phức tạp và bất ngờ.

Loằng ngoằng vài câu về toán lý, giờ em xin nói về chuyện VN giao tiếp với thế giới. Xét về quy mô xã hội thì rõ ràng đất nước này nhỏ bé như một hòn bi so với quả bóng rổ là phương Tây (Bắc Mỹ+EU). Sự hội nhập của VN, do đó chỉ có diện tích giao cắt rất nhỏ với mặt phẳng (là một phần của quả bóng rổ), do đó thật khó hình dung về trung tâm quyền lực toàn cầu hóa lại nằm ở trên hòn bi. VN có thể lựa chọn giao cắt sâu để các dòng chảy toàn cầu lôi cuốn hết bề mặt của mình, hoặc giữ trạng thái độc lập tương đối (chỉ tiếp tuyến với mặt phẳng). Với quan điểm như của bác Phó, có lẽ thích hợp nhất là mô hình tiếp tuyến chứ chuyện đóng cửa biệt lập thì hoàn toàn không cần bàn đến nữa.

Nghỉ đã, bài sau sẽ trưng dẫn chứng về giao tiếp luật pháp và tổ chức xã hội trong một số tình guống cụ thể.
Skywalker
Một người bạn của em mới có bài báo trên tạp chí Global Public Health miêu tả trạng thái hoạt động của các nhóm xã hội trong một lĩnh vực có hợp tác quốc tế mạnh mẽ đó là phòng chống HIV/AIDS. Nhận định có thể tóm tắt như trong bài này:
http://dienngon.vn/Blog/Article/doc-quyen-...g-chong-hivaids

Vậy chuyện này thì có liên quan gì đến kinh tế và mở cửa? Câu trả lời chính là sự chênh lệch giữa năng lực tổ chức - quản lý - thực hiện với nhu cầu, hay mong muốn của xã hội. Em muốn nhấn mạnh là "mong muốn của xã hội" gồm những mục tiêu rất cụ thể và lượng hóa được mức độ hài lòng của các thành viên. Chống HIV và làm giàu là 2 trong những mục tiêu đó mà xã hội VN khi mở cửa phải giải quyết sự chênh lệch, hay còn gọi là năng suất lao động của toàn hệ thống đang ở dưới mức có thể bù đắp cho tiêu dùng. Năng suất lao động cũng chính là điểm cốt lõi mà Marx - Engels đã tập trung phân tích về "Tư bản" mà cuối cùng các vị đó quy về "giá trị thặng dư của hàng hóa sức lao động" đã bị bóc lột, cho nên Chủ nghĩa Tư bản luôn đi kèm với bất công.

Điều đáng nói ở đây, vào lúc này sau gần 150 năm "Tư bản luận" ra đời, đó là Năng suất lao động do đâu mà có? Một cách máy móc thì bảo đó là chất lượng con người - và trên thực tế là tại Liên Xô và khối XHCN trước 1990, người ta đã cố gắng định nghĩa và hiện thực hóa mẫu "con người mới XHCN". Tiếc thay, quan điểm máy móc về con người đã tỏ ra sai lầm, tổ chức xã hội của những con người 'được giáo dục, được rèn luyện tư tưởng phục vụ cộng đồng XHCN' đã không bền vững như mong đợi. Thay vào đó là cách nhìn khác có tính tổng quát hơn, dựa trên một nguyên lý biện chứng cổ điển phát biểu như sau: Năng suất lao động cao là kết quả đột sinh từ chọn lọc những chu trình tổ chức - quản lý sản xuất rất khác nhau sao cho tổng giá trị tài sản toàn xã hội tăng trưởng dương.

Cái "tổng giá trị tái sản toàn xã hội" là một mục đích rất khó đo lường chính xác, song ý nghĩa của nó lại rất đơn giản: mọi người muốn giàu và cứ giàu mãi không ngừng bất kể đứng ở địa vị nào trong xã hội. Nó là tiếng gọi thiết tha của lòng tham, là động lực để con người làm việc và cộng tác trong một môi trường tự do cạnh tranh. Có vô số ý tưởng làm ăn ra đời mỗi ngày, phần lớn trong số đó thất bại, song có một thiểu số 'sống sót' và phát triển, tích tụ lại trong tổ chức kinh doanh, văn hóa tiêu dùng và cả cấu trúc thượng tầng xã hội.

VN đang ở vị trí thấp về năng suất lao động xã hội (mà hoạt động của các nhóm hành động chống HIV là một ví dụ). Khi mở cửa kinh tế thì hiển nhiên là muốn học hỏi kỹ năng để tăng năng suất (hiểu theo nghĩa rộng nhất là gồm cả phương tiện khoa học công nghệ lẫn tổ chức sản xuất kinh doanh). Thế nhưng học sinh lớp 6 thì không thể giải ngay bài toán bậc đại học, và cần một quá trình vừa học vừa làm thuê. Người dân bình thường thấy đủ ăn xài, năm sau khá hơn năm trước là hài lòng. Còn như bác Phó đánh giá: bị bóc lột, là thuộc địa ...vv thì rốt cuộc là có phải bác định "đi tắt đón đầu" để VN nhảy cóc qua cả một cấp học chăng?! laugh.gif
Phó Thường Nhân
Với tôi diễn đạt bằng tiếng việt cho rõ ràng đã là điều khó, nên viết bằng toán thì chịu. Mấy mô hình toán học kiểu này có lẽ bác phải tìm ông Lê Bảo Châu.
Bất chấp cái mô hình nó là tiếp tuyến hay tiệm cận gì đó, kinh tế VN bắt buộc phải là kinh tế mở. Kinh tế thế giới nó thế không thể không theo. Nhưng mở thế nào để có lợi tăng lực mới là vấn đề, chứ còn mở cửa để thành thuộc địa kiểu mới thì dở hơi. Mà mở cửa để thành thuộc địa kiểu mới thì đầy rẫy, có lẽ là số lượng chính trên thế giới, thậm chí có nước trình độ phát triển hơn VN trong quá khứ :như Hung như Bun như Ru ma ni còn rơi vào.
Tôi định vào tìm mấy cái bài trong Vietnamnet để đưa link lên cho mọi người xem, nhưng tôi không tìm lại được. Vậy tóm tắt mấy điều tôi đọc rồi tìm hiểu :
1- Than phiền rằng vN dại đã đưa nguyên tác kinh tế nhà nước vào Hiến Pháp.
2- Theo các bác ấy thì phải tư hữu hoá toàn bộ nền kinh tế, và coi rằng những người bảo vệ
kinh tế nhà nước là do lợi ích nhóm gây ra.
3- Kinh tế nhà nước chiếm tỉ lệ nhỏ trong kinh tế quốc gia, nhưng thu hút nhiều vốn, nợ nhiều, tham nhũng chính vì thế phải xoá bỏ nó bằng tư hữu hoá. (Điển hình vinashin).
4- Kinh tế tư nhân là cạnh tranh nên có lợi và nó dẫn tới giảm giá (đây là điều các bác hay nói tới khi đề cập tới giá xăng, dầu, ga, điện)
Tôi không có mô hình toán học, tôi cũng không có số liệu, vì tôi là người thường, nhưng tôi được chứng kiến quá trình tư nhân hoá ở các nước tư bản phát triển (ví dụ Pháp, Anh), tôi tìm hiểu sự tư hữu hoá của các nước XHCN cũ, tôi theo dõi lịch sử các nước đang phát triển, tức là đa số các nước trên thế giới hiện nay, là những nước mà tôi rất thích tìm hiểu văn hoá, lịch sử của họ.Và từ đó mà tôi phân tích.
Trước khi « bình loạn » về những điều trên, để trả lời cái bài bác viết ngay trên này thì tôi nói thế này.
Cơ chế kinh tế thế giới hiện nay là cơ chế bóc lột, và chính vì cái bản chất của nó thế mà nó có chiến tranh, cướp bóc, trong đó cái bóc lột bằng giá trị thặng dư như ông Mác nói chỉ là một trong nhứng số đó. Hiện tại trên thế giới không có một cơ chế nào thay thế, và nó sẽ có trong tương lai không thì không rõ. Vậy trong cái thế giới bóc lột ấy, thì phải tự bảo vệ. Nếu xét về góc độ dân tộc, thì cái tư duy bảo vệ là chủ nghĩa dân tộc. Nếu là cá nhân thì nó phải là tư duy pháp quyền bình đẳng.
Tôi cũng là người chịu ảnh hưởng của đạo Phật. Theo đạo phật thì những điều gây nên đau khổ cho loài người là Tham, Sân , Si những nếu nhìn kỹ cái động cơ khiến xã hội hiện tại hoạt động, trên toàn thế giới, chứ không chỉ ở VN, thì nó lại chính là 3 cái điều ấy. Đó chính 3 cái động cơ làm cho thế giời này hoạt động, tồn tại. Chính vì thế bất bình đẳng là bản chất. Nếu vừa tầm thường hoá, nhưng đồng thời vừa triết học hoá nó thì tôi nói Tham chính là quyền lợi, nhận thức về quyền lợi. Sân là tất cả những gì liên quan tới tâm lý, tới văn hoá, lịch sử, tôn giáo, những điều « phi lô gíc » nhưng tác động tới ứng sử hành động của con người. Si chính là những nhận thức, những hệ thống tư duy mà người ta tiếp nhận qua giáo dục, chiêm nghiệm.
Thế giới hiện tại cho đến giờ vẫn là do phương tây cầm cái, ngay cả cái toàn cầu hoá, hội nhập hoá cũng là do phương tây khởi xướng, và một phần lớn nội dung của nó là quan hệ với các nước phương tây. Những hoạt động của họ là nhằm tăng cường cái Tham (quyền lợi) của họ. Và để cái Tham ấy dễ được chấp nhận, họ phải dúi cái Sân cái Si của họ cho mình. Cái Sân ở đây là đánh vaò tâm lý (ví dụ lợi dụng sắc tộc, tôn giáo, tính chất địa phương, lịch sử) để gây loạn, Si ở đây là dúi cho các bác cái tư duy đa đảng, đa nguyên, tư hữu .. để có cơ hội cướp bóc . Điều thú vị là bản thân những giá trị ấy không sai, nhưng không phải lúc nào cũng dùng được, nó phải có thời. Giống như đứa trẻ con, đang đói không thể khuyên nó thậm chí ép nó uống cà phê đặc. Cà phê đặc không phải là thuốc độc, và thực tế nó cũng ngon. Nhưng khi người ta đói, thì nên tìm đồ ăn hay uống cà phê.
Tóm lại trong một thế giới bóc lột thì phải tự bảo vệ, muốn tự bảo vê thì phải có nhận thức, nhưng nhận thức của mình. Tôi sẽ dùng cái nhận thức của mình (tức là đứng trên hai chân : dân tộc và chủ nghĩa Mác – Lê nin) để phân tích 4 cái điều tôi tóm tắt lại ở trên.
Fedora
Em yếu không dám ra gió, xếp đôi dép ngồi hóng các bác baby.gif
Phó Thường Nhân
@Fedora,
Thì giống như ngồi vỉa hè « chém gió » thôi mà. Người nào cũng có thể có suy nghĩ riêng của mình, và trong cái xã hội kinh tế thị trường thì lại càng cần có nhận thức riêng.
Vì là ngồi vỉa hè, nên tôi sẽ sử dụng cái mô hình « đời thường, vỉa hè » để phân tích cái phần 1 ở trên. Có nghĩa là đưa kinh tế nhà nước vào hiến pháp là lợi hay hại.
Cái mô hình của tôi là « sau cơn mưa lớn nhà dột đi mua rau muống ». Chắc mọi người ai cũng nhận thấy, là sau mỗi kỳ bảo lụt, giá rau muống đều tăng, trong khi đáng ra nó phải giảm chứ ? vì mưa nhiều, rau muống lên tốt, thế tại sao giá nó lại đắt, không kể khi người ta do mưa lớn gặp cảnh bần hàn thì nó cũng phải giảm giá cho người ta chứ. Như vậy cái giá rau không liên quan tới đạo đức lẽ phải (càng nghèo càng bị bắt chẹt) và cũng không phải hoàn toàn do sản xuất, mà là do cái thế của người mua và người bán vào một thời điểm tạo ra. Cái thế này được đưa ra làm cớ để tăng giá. và trong nhiều trường hợp cái cớ này là cớ giả. Cái quy luật này chi phối hoàn toàn quan hệ quốc tế hiện tại, đặc biệt với các nước phương Tây, nhưng ngay cả đối với các nước khác thì nó cũng thế.
Bây giờ hãy làm phức tạp cái mô hình ấy lên một tí. Thêm vào 2 yếu tố. Nhà dột nhưng có bát hương đáng giá, là của nả của tổ tiên để lại và đứa con được cử đi mua rau, lại dính vào bệnh nghiện hút. Vậy chuyện gì sẽ xẩy ra ? Thằng bé kia sẽ thông đồng với thằng bán để nâng giá rau lên. Giá mớ rau thực tế chỉ có 3 đồng, người bán hô 4 đồng. Thằng bé kia có 3 đồng. Vậy đáng nhẽ phải mặc cả để giảm giá, nó sẽ đưa ra cái ý tưởng sáng ngời là thôi ta thoả thuận với nhau 5 đồng, để nó có cớ về đòi bán bát hương kia lấy tiền mua mớ rau muống. Nếu là gia đình tan nát không nghiêm, coi bát hương là đồ vứt đi, như không quản được con thì nó sẽ đem bán. Và sẽ bán rẻ. Vì nó cần tiền để mua thuốc chích. Nó đã vào cơn thì nó cần gì. Bố mẹ nó nó cũng bàn nói gì tới bát hương.
Trong trường hợp nhà còn có kỷ cương. Thằng con chích nghiện kia chưa bán hết được, kiểu vẫn còn luật lệ, lề thói, muốn bán bát hương kia thì phải có cả nhà cùng đồng thuận, có ý thức được bát hương đó là quan trọng, thì chuyện gì sẽ xẩy ra. Có nhiều khả năng khác nhau :
- Thằng bán rau kia thấy ngay khả năng đưa con hư kia đề nghị là bất khả thi. Nó sẽ đi lùi.
- Thằng bán rau kia ủng hộ bằng cách gây tác động, dư luận..ép bán thậm chí doạ nạt, kiểu « ăn rau muống thì ..nhà sẽ hết dột », hay kiểu « úi giời thế giới bây giờ ai nó còn thờ cúng mà giữ bát hương », và tất nhiên nó sẽ im đi khong noi là nếu thế thì nó cứ nhất định đòi mua làm gì.
- Nó sẽ không bán cho nữa, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bao giờ bán. Vì rau muống nhiều để lâu cũng thối. Mình có thời, nó cũng có thời. Nếu lần này không mua được thì mua lần khác. Không phải thằng bán muốn gì cũng phải nghe theo lời nó.
- Nếu nhận thức được rằng « ăn rau muống nhà không hết dột », thì mua rau khác mà ăn, vì có phải có mỗi mình nó bán rau đâu. Mua rau cải có khi còn lãi, giá chỉ 1 đồng/ mớ thôi.

Bây giờ triết lý hoá, hàn lâm hoá cái câu chuyện kia lên, thằng con hư giống như lợi ích nhóm trong chính phủ VN. Gia đình kia là đất nước là toàn đảng toàn dân toàn quân, thằng bán rau kia là Mỹ. Nhà dột là TQ đe doạ. Mớ rau muống là TPP. Còn cái thuyết « ăn rau muống nhà hết dột » là luận điệu của các dạng Việt kiều lưu vong. « Bán bát hương đi vì thế giới nó thế » là các nghiên cứu của các học giả VN , mà vì họ tôi mở chủ đề này. kỉ cương gia đình là hiến pháp. Thì các bác sẽ chuyển cái câu chuyện chua chát, cười ra nước mắt kia thành thời sự chứ còn gì.
Nếu bàn luận kiểu nghiêm chỉnh, như viết chính luận trên báo nhân dân thì nó sẽ là thế này. Hiện tại ở VN có rất nhiều nhóm lợi ích, mà tư duy của nó rất khác nhau. Nguyên do vừa là quyền lợi thực tế, ích kỷ của chính họ,vừa là sự giằng xé ảnh hưởng của nhiều nước. Và sự thể hiện của nó sẽ là những hiệp ước, liên minh, ..mà VN sẽ ký hay không ký trong thời gian tới. Bằng cách đưa khối nhà nước vào hiến pháp, sẽ tạo thế mạnh về pháp lý để VN đàm phán, vì nó trở thành lợi ích cốt lõi. Không thể một phe nào đi đêm với « đối tác chiến lược X hay Y » để phá được. Ngay cả khi mua được quốc hội, cũng không thể làm, ngoại trừ sửa lại hiến pháp. Nhưng hiến pháp vừa sửa, không thể mang nó ra đập phá lần nữa.
Việc đưa khối nhà nước vào hiến pháp, về thực tế cũng phù hợp với tình hình kinh tế VN. Nó cũng phù hợp với những gì xẩy ra trên thế giới. Muốn hiểu rõ điều này, thì phải tìm hiểu xem khối tư nhân VN sức mạnh nó tới đâu, và cái này tôi sẽ phân tích sau. Ngay lúc này thì có thể nói, sở hữu tư nhân hay nhà nước ở VN lợi hại hai bên thế nào nó không rõ ràng. Với khối tư nhân nó còn tiểm ẩn nhiều hiểm hoạ, mà VN không khống chế được, vì nó liên quan tới những yếu kém của khối tư nhân VN.
Hiện nay VN đang đàm phán 3 hiệp ước TPP với Mỹ, FTA với EU, FTA với Nga và liên minh thuế quan, không kể cộng đồng ASEAN được quyết định vào năm 2015.
Bản thân VN bây giờ cũng đã nằm trong nhưng hiệp ước như WTO, các hiệp ước trao đổi tự do với TQ , ASEAN. Ngay trong việc sử dụng những hiệp ước đã có này, VN đã bộc lộ nhiều nhược điểm bất lợi. Ví dụ như WTO. Như vậy khi xem xét những hiệp ước mới kia, phải xem vị trí của nó thế nào với WTO đối với VN. Nó giúp VN giảm bớt những nhược điểm khi ứng dụng WTO, hay lại làm trầm trọng nó lên. Tóm lại việc đưa khối nhà nước vào hiến pháp, VN đã tăng sức mạnh phòng thủ hơn trong quan hẹ quốc tế trong điều kiện « Thù trong giặc ngoài », Giống như vua An dương Vương đưa Mỵ châu đi trốn, mà không biết đó là cái cánh tay (rắc lông ngỗng) của Trọng Thuỷ. Và hiến pháp, chính là Thần Kim Quy cảnh báo.
langtubachkhoa
Nhân bác Phó nói về EU, thì hình như hiện nay họ cũng đang làm trò đó với Ukraina.
Bắt Ukr vào EU, nhưng họ lại hạn chế hàng hóa của Ukr vào EU, ngược lại, cho Ukr vay tiền như bắt phải trả bằng Euro, và cũng k chịu đền bù thiệt hại khi Ukr vào EU và từ bỏ Nga (do khi đó Nga sẽ bán khí đốt cho Ukr với giá bằng giá thị trường, và đóng cửa với hàng hóa Ukr).
Bây giờ khi chính phủ của Ukr từ chối thì họ lại ủng hộ biểu tình ầm ĩ
Skywalker
Sorry các bác vì đã đưa một cách tiếp cận hơi trừu tượng, nhưng em có cơ sở để tin rằng nghiên cứu một đối tượng phức tạp như chủ đề kinh tế chính trị thì phải có những công cụ tương xứng thì mới phản ánh một cách đầy đủ và chính xác. Cũng vì thế mà đọc mô hình « sau cơn mưa lớn nhà dột đi mua rau muống » của bác Phó em thấy 3 điểm không thích đáng:

Thứ nhất, là mô hình mặc định một tình huống tạm thời và ngắn hạn chứ không phải là một quá trình có trước có sau. Bác Phó không đề cập đến nhà dột vì sao, mà khi nâng tầm hàn lâm lên quy mô quốc gia thì VN là ngôi nhà bị dột suốt 30 năm hòa bình.

Thứ hai, là mặc định một chủ thể đặc biệt hóa chứ không phổ quát. Chủ thể đặc biệt ở đây là gia đình có thằng con nghiện ngập chứ không phải tình trạng chung của các ngôi nhà bị dột như Nhật bản, Hàn quốc, Indonesia, Malaysia ...vv

Thứ ba, là suy diễn trực tiếp hành vi và động cơ của các vai kịch mà không chỉ ra những yếu tố phức tạp có thể làm thay đổi tình hình. Đây là lối tư duy đơn giản hóa mà rủi ro là phán đoán sai, giống như dùng mấy cọng cỏ hay mấy quân bài mà thiên văn địa lý chỗ nào cũng xem xét được.

Câu chuyện "kinh tế Nhà nước" (KTNN) rộ trên báo nhân dịp sửa Hiến pháp là thế này: trước khi Quốc Hội họp thì dư luận đã điều tiếng về khối doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và phê rằng vì từ Hiến pháp 1992 trở về trước, quy định KTNN là chủ đạo tạo căn cứ pháp lý cho ưu ái khối DNNN. Nói cách khác là từ xưa người ta vẫn hiểu với nhau rằng KTNN chính là DNNN, nhưng đến lần sửa Hiến pháp này, trước các bức xúc về DNNN, người ta vẫn đưa cụm từ KTNN làm chủ đạo - nhưng mang một ý nghĩa mới là bao gồm cả chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô, an sinh xã hội. Kết thúc kỳ họp, Hiến pháp được thông qua với câu đó (điều 51), nhưng thêm một số câu khác để làm rõ sự "bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật" của các thành phần kinh tế cũng như không quốc hữu hóa tài sản tư nhân.

Từ góc độ làm luật thì thấy rằng VN đã bảo vệ độc lập trong quản lý, điều hành kinh tế, đồng thời với cam kết tự do kinh doanh theo luật. Dĩ nhiên đây là động thái đúng đắn, song chiếu với mô hình đơn giản của bác Phó thì không phải ăn khớp tất cả. Xét riêng cam kết TPP, thì đổi chác giữa VN và khối (dự kiến) này không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn là lợi ích an ninh, chính trị - dân dã là thằng bán rau cam kết sẽ ưu tiến bán rau cho nhà dột khi có mưa bão chứ không để chết đói. Cái cam kết này có thể có sức nặng cực lớn, như ví dụ Nhật bản đứng dưới ô hạt nhân của Mỹ mà phát triển bất chấp chuyện chưa ký hiệp định hòa bình với Liên Xô - Nga hơn 70 năm.

Hay một cái nữa là "công nhận nền kinh tế thị trường", đây là mong muốn của cả nước chứ chẳng riêng nhóm nào, mà quyền công nhận lại chẳng phải ai khác mà chính là 'thằng bán rau'. Lý giải cái mong ước này lại phải căn cứ vào hàng loạt nội dung luật pháp và xã hội quy tụ về chuẩn mực "văn minh" mà bọn bán rau đã tạo ra. Nói chính xác thì 'nhà dột' chỉ có rau ăn để khỏi chết đói nếu chịu giao dịch với nó, chứ còn bảo "không mua của nó thì mua của thằng khác" là sai. Bài học Myanmar còn đấy! còn Ukraina thì ở ngay cạnh Nga nên EU và Nga cùng trả giá cao để tấn công - phòng thủ chiến lược ...vv lại không phải cùng bối cảnh với VN.

Nói chung là có rất nhiều cái có thể làm mô hình đơn giản hóa của bác Phó bị lung lay. Trà đá vỉa hè vui vẻ thì không sao, nhưng nếu bác Phó đi làm chính trị gia thì dù quý mến bác em cũng hổng dám bầu ạ. laugh.gif
Phó Thường Nhân
Bác không bầu cho tôi cũng là đúng, vì tôi không phải là chính trị gia. Cái ví dụ ở trên tôi đặt ra cũng một phần để trêu fedora, nhưng nó không sai, và tất nhiên nó không đủ. Nhưng tôi cũng nói thêm là ngay cả mô hình của WB hay FMI nó đưa ra cũng không đủ, và đằng sau những từ ngữ hoa mỹ, những mô hinh toán học phức tạp, nó vẫn là quyền lợi (không phải của người VN) được che dấu đi.
Việc đưa doanh nghiệp nhà nước vào hiến pháp, tại thời điểm này là đúng. Vì nó sẽ là cơ sở luật pháp cao nhất, cao hơn cả quốc hội, để người ta xét xem những hiệp định, hợp tác ..có cơ sở pháp lý không. Và tôi hoan nghênh điều đó. Lấy ví dụ đi đàm phán hiệp định FTA với EU hay TPP với Mỹ, hay FTA với nhóm liên minh thuế quan Nga, các đối tác kia đều thấy rõ, không thể ép VN đòi tư hữu hoá khu vực kinh tế nhà nước được, chứ nếu không đưa vào, mờ mờ ảo ảo chính là tạo cái cớ cho họ đánh. Vì cái thủ thuật không thể mạnh hơn cơ sở pháp lý. Nếu mà hiểu như các bác « chuyên gia cao cấp kia » thì có nghĩa là mình công nhân họ đúng mình sai, có quyền lợi mà không dám bảo vệ.
Trong cái ví dụ trên tôi có nói tới « thù trong », bởi vì thực sự VN có « thù trong », đó là lợi ích nhóm sẵn sàng bán rẻ quyền lợi nhà nước để có lợi riêng. Tại sao lại thế bởi vì cái khối tư nhân VN cũng như cái khung pháp luật VN chưa chặt, nên nhưng việc như thời Elsine ở Nga có thể xẩy ra. Và nó cũng đã từng có việc đó rồi đấy, ví dụ như vụ đòi xây đường tầu nhanh với một món nợ tương đương bằng PNB của cả nước, lúc đó nếu không có sự ngăn chặn của quốc hội, thì mọi việc sẽ ra sao ?
Hiện nay đang có một công trình mà theo tôi nó rất gần với Vinashin, đó là cái nhà máy lọc dầu ở Bình định, với vốn 40 tỉ đô của Thái. Tiềm lực nước Thái, tức là PNB của nó chỉ khoảng 300 tỉ. Làm sao một cái hãng của nó có thể đầu tư tới 40 tỉ. Ấn độ cho VN vay 100 triệu đã là to, Mỹ nói rã họng, nó mới cho 40 triệu để giải độc Dioxin ở Đà nẵng. Nước Pháp PNB 1800 tỉ mà chính phủ muốn có thêm 6 tỉ cũng còn khó. 30 năm kêu gọi đầu tư ở VN, toàn thế giới người ta mới đem vào 70 tỉ trong vòng 30 năm., tức là chưa được gấp đôi tiền đầu tư của công trình này.
Tôi thì tôi đoán thế này. Thực ra là các ông ấy muốn ăn cái tiền dọn bãi thôi, mà thằng Thái kia nó tham gia để câu mồi. Nó có thể thế này. Trước khi đầu tư thì phải đặt cơ sở hạ tầng, chi phí nghiên cứu, ..những cái đó chính phủ VN phải làm phải chi trả, và thổi to cái tiền đầu tư để có cớ thổi to cái chi phí dọn bãi ban đầu, để ăn trong đó. Sau khi ăn xong rồi, thì thằng Thái kia nó bảo không đầu tư, có sao đâu. Nhưng tiền dọn bãi thì đã chi, tiền cấu véo vào đó đã lấy. Tóm lại nó cũng không khác gì « kinh tế tượng đài », bầy ra việc để ăn.
Đây chỉ là giả thiết của tôi, nhưng các bác cứ chờ đấy, xem cái công trình ấy có ra đời không ? Đấy cũng chính là hình ảnh thằng con nghiện hút mà tôi đưa ra. Trong tình trạng ấy, thì việc đưa kinh tế nhà nước vào hiến pháp là đúng, giống như bát hương, là hương hoả của gia đình, không cấm thì thằng con nghiện nó sẽ bán ngay, vì mục tiêu cuả nó là trở thành những dạng như Khodorosky như ở Nga mà thôi. Bán để có quyền và có tiền. Có quyền để kiếm tiền và có tiền thì lại bôi trơn để giữ quyền.
Còn nếu nói về lâu dài, thì sở hữu nhà nước hay tư nhân không phải là điều quan trọng. Đối với quan niệm của tôi thì hai điều này có thể hoán chuyển cho nhau. Nhưng điều quan trọng nhất là tư nhân kia phải bảo vệ pháp luật VN, bảo vệ quyền lợi VN. Hiện tại thì tư nhân VN chưa làm được điều đó, còn tư bản nước ngoài thì câu trả lời rõ ràng là Không rồi. Ngược lại pháp luật VN cũng phải bảo vệ tư nhân VN, điều mà nó chưa làm được. Trong điều kiện ấy, thì chỉ có cách là giữ kinh tế nhà nước.
Tôi sẽ phân tích sâu hơn cái « bệnh tổ tông » của tư nhân VN để cho các bác thấy.
VN cũng không phải ở vào vị trí Miến điện, vì VN và Mỹ là bạn đồng hành khách quan.
Còn cái TPP thì không phải là hiệp ước phòng thủ chung. Hiện giờ Mỹ nó vẫn mời chào TQ vào. Có lẽ các bác tưởng tượng nhầm vì trong đầu các bác vẫn ảo tưởng là Mỹ nó sẽ bao các bác như Đài Loan, Hàn quốc. Nhưng trường hợp của Đài loan, Hàn quốc với Mỹ khác xa quan hệ Việt Nam - Mỹ.
Những cái này tôi cũng phân tích sau.
Phó Thường Nhân
ở VN , khi các bác chuyên gia khuyến nghị tư hữu hoá nền kinh tế, tức là giống như những gì FMI, WB khuyên các nước đang phát triển từ sau khi phe XHCN không còn tồn tại, thì mũi dùi chủ yếu được tập trung vào khai thác 2 khía cạnh : Tham nhũng và độc quyền giá cả. Thực ra để có một cái nhìn tổng thể, thì phải tìm hiểu hai vấn đề : 1- nếu tư nhân hoá, thì tham nhũng và độc quyền giá cả còn không ? 2-tư nhân VN, mạnh yếu ở chỗ nào. Kiểu nếu bầu Kiên trở thành tổng giám đốc của petrovn được tư hữu hoá, người dân sẽ được lợi gì ? và điều quan trọng hơn bầu Kiên lấy đâu ra tiền mà mua petrovn ?
Bây giờ tôi chỉ nói tới điểm mạnh yếu chung chung của khối tư nhân VN, như một quan sát viên bình thường, để xem khối tư nhân ấy đã đủ sức mạnh để nuốt cái khối kinh tế nhà nước chưa.
Mặc dù kinh tế tư nhân ở VN luôn tồn tại, nhưng tôi đặt điểm ra đời của nó vào năm 1986, lúc VN bắt đầu công cuộc đổi mới trong hoàn cảnh khối XHCN đang tan vỡ. Nó bắt đầu trong như tư duy « cởi trói », « bung ra ».. và những từ vựng này thể hiện rõ nhận thức của nó. Đó là muốn làm giầu phải lách luật phá luật. Ai biết lách biết phá thì sẽ giầu. Giầu không phải là do tích luỹ, do làm ăn, mà biết mánh lới phá luật. Tất nhiên không phải tất cả tư nhân đều như thế, nhưng nó là tư tưởng chủ đạo.
Hãy so sánh với tư bản pháp, tư bản Anh lúc nó ra đời khi có cách mạng tư sản ở những nước này. Họ đòi luật pháp, đòi phá bỏ ngăn sông cấm chợ, họ đòi thống nhất thị trường, thống nhất tiền tệ, hệ thống đong đếm… tức là đòi hỏi một hệ thống luật pháp dựa trên cơ sở pháp quyền. Nhưng cái đó không có một mảy may trong tư duy tư sản VN. Tư sản VN là lợi dụng, mạnh ai nấy ăn, đánh quả. Tất nhiên không thể so sánh giai cấp tư sản Pháp, Anh với tư sản VN, vì ở VN nó quá bèo bọt. Để các bác khỏi buồn, tôi cũng nói luôn nhưng cái tư duy này cũng không có trong giới tư sản của các nước XHCN đang tan rã. Ngay cả ở Liên Xô. Chỉ có điêù khác ở VN, là ở các nước này nó ra đời với tư duy cực đoan dân tộc. Điều mà ở VN không cần thiết, vì nhà nước VN đã là nhà nước dân tộc rồi. Tóm lại, nó chẳng thấy có sứ mệnh gì cả, ngoài phá và ăn. Trong cái tư duy phá luật này, nó cũng được « giúp đỡ » bởi hệ thống hành chính quan liêu, vì với hệ thống này, thì luật có để mà hành, để kiếm chuyện, để kiếm tiền. Cho đến nay, cái tư duy luật pháp kiểu này vẫn sống (với hệ thống hành chính luật vẫn là cớ để hành, với doanh nghiệp tư nhân phá luật vẫn là một trong những phương thức làm giầu, và cả hai thông đồng với nhau). Hiện nay trên báo lề phải VN, không thiếu câu khẩu hiệu « việc X, Y phải để thủ tướng quyết ». Tôi là người đứng ngoài nghe thấy thế mà khiếp. Nếu đã đúng luật thì cứ theo đó mà làm, thủ tướng cũng phải tuân theo luật. Cái câu cửa miệng đó khác nào nói , nếu không trả tiền cho bộ sậu của thủ tướng thì bye bye làm ăn. Ở đây tôi không dám nói là ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham nhũng. Tôi chỉ muốn nói lên cái tinh thần nhận thức ở VN thông qua cái câu mà có thể ở VN người ta thấy rất hợp lý, để chứng minh cho cái tinh thần phi luật pháp ở trên.
Từ năm 1986 đến nay, tôi chia sự phát triển của tư sản VN thành hai thời kỳ. Thời kỳ đầu từ đổi mới tới khi VN vào WTO Và giai đoạn từ khi vào WTO đến nay. Trong giai đoạn đầu, tư sản VN phát huy được tác dụng vì nó làm được hai điều : 1- huy động được vốn chìm vốn nổi ở trong xã hội, nhưng vốn này nằm ngoài quyền kiểm soát của nhà nước, để hướng vào sản xuất. 2-chiếm lĩnh những lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng mà nhà nước bất lực không làm được không với tới được.
Khi tôi nói vốn chìm vốn nổi là nói tới tiền kiều hối do Việt kiều gửi về, tiền buôn bán đen qua lao động xuất khẩu với các nước XHCN cũ, tiền buôn lậu qua biên giới, tiền tích luỹ trong dân (vàng bạc của nả cất giữ từ thời chiến tranh trong dân), tiền có được do xẻ đất, nhập nhằng tư hữu đất đai mang ra. Tất cả các vốn ấy đều nằm ngoài hệ thống ngân hàng.
Những đồng tiền ấy được hướng vào sản xuất tiêu dùng. Và ở đây lại có chuyện « tái ông mất ngưạ » như tôi nói ở trên. Đó là Embago của Mỹ đã mặc nhiên trở thành một hình thức bảo hộ thị trường, trong khi nhu cầu của đất nước sau chiến tranh lại cực lớn. Kết quả kinh doanh tương đối dễ dàng. Cứ có tiền đầu tư là có lãi.
Vậy làm thế nào để thu hút được tiền đầu tư. Phải chứng tỏ mình sang, mình giầu, phải bảnh.. tức là phải khoe. Việc đầu tiên trong đầu tư là khoe của. Bởi vì đã hút tiền qua tín dụng chợ đen, thì lấy gì chứng tỏ để người ta tin. Chỉ có qua tin đồn và nhìn vào hình thức sinh hoạt mà thôi. Chính vì thế mà có cái tư duy ngược đời tức là khi có vốn, dù là vay cũng cứ tiêu trước đã. Cái tiền tiêu không phải do lợi nhuận làm ra, vì đằng nào đầu tư nó cũng có lãi, việc gì mà sợ.
Lúc tôi về VN, đã lâu, có người nói với tôi. Phải kiếm con Camri(một mác xe xịn của Toyota) để đi thì người ta mới tin, làm tôi cực kỳ ngỡ ngàng. Chính cái tư duy ấy đã khiến người ta nghĩ : vay tiền có nghĩa là có tiền. Vay tiền và có tiền là như nhau.Chỉ cần vay tiền là xong, kinh doanh lời lãi hay thất bại không cần tính tới.
Chính hai cái tư duy : phá luật là làm giầu cộng với vay tiền là có tiền là hai tội tổ tông của tư sản VN. Phải mở nguặc nói không phải tất cả đều như vậy. Nhưng tôi tin chắc , các bác ở VN cứ nhìn ra xung quanh thì sẽ thấy. Không phải ai mình nhìn thấy họ giầu cũng là chính đáng, cũng như chưa chắc vì làm ăn thành công mà đang tiêu tiền vay mà thôi.
Hai cái điều này càng thể hiện mạnh "sức tai hại" của nó khi bước vào giai đoạn « WTO ».
Skywalker
Theo em hiểu thì tư vấn chính sách kinh tế đối ngoại chưa bao giờ đề cập đến khái niệm "kinh tế nhà nước" như được thảo luận và đưa vào Hiến Pháp, bởi vì đó là vấn đề rất rộng và phức tạp. Nhưng mũi dùi trỏ vào doanh nghiệp Nhà nước thì có - vào đem mô hình của bác Phó vào đây thì lũ này chính là đứa con nghiện ở trong nhà mà phần hương hỏa là tài nguyên, là ngân sách ...vv đã bị nhóm này đốt phá rất nhiều. Thực tế là các 'quả đắng' đầu tư có yếu tố nước ngoài tầm 100 triệu USD hất lên thì chủ đầu tư là Nhà nước (chính quyền cấp tỉnh, huyện hay DNNN) chứ tư nhân đâu có tầm và có 'dại' như vậy! laugh.gif

Từ lịch sử kinh tế thị trường, em thấy phải phân biệt rõ hai "lợi ích" nằm trong một thực thể doanh nghiệp đó là lợi ích nào là của xã hội mà doanh nghiệp phải tôn trọng - A; và lợi ích nào của doanh nghiệp mà xã hội phải tôn trọng - B. Tạm kể vài cái:

A: thuế & phí, chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường, bảo hiểm cho người lao động
B: mức đầu tư, quản trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận

Nhóm A có vài cái giây thừng buộc cổ doanh nghiệp là thuế và chuẩn an toàn mà đầu dây do Nhà nước nắm, quy định thành luật nên có thể nói rằng sống chết của doanh nghiệp nằm trong tay những đại diện của pháp luật (Cục thuế, Hải quan, thanh tra ban ngành etc.). Câu hỏi đặt ở đây là: liệu có chăng một thằng doanh nghiệp dám ăn vào lợi ích của xã hội mà sống được nếu không có bảo kê của các vị đại diện cho Nhà nước? Câu trả lời quá dễ phải không! mấy anh tỷ phú Nga 9cos hoặc không kiêm nghề mafia) nhưng nếu không thuận với chính trị thì cũng ngồi nhà đá. Ở VN với truyền thống an ninh chính trị được ưu tiên hàng đầu thì càng khỏi nói sức mạnh của bộ máy Nhà nước với doanh nghiệp là áp đảo chứ đâu có chuyện ngược lại dễ dàng. Một ông doanh nhân Huỳnh Uy Dũng chẳng may vướng mắc với ông chủ tịch tỉnh Bình Dương thì sản nghiệp trăm triệu đô sập trước cái đã!

Vậy khuyến nghị của WB, IMF có gì? dĩ nhiên vì phương Tây đi ra thế giới phần nhiều là doanh nghiệp nên họ chú trọng bảo đảm cái lợi ích B. Đây có phải là âm mưu chính trị không thì em không dám khẳng định vì trong mỗi chi tiết đều có ít nhất 2 góc nhìn xuôi ngược. Tuy nhiên xét tổng thể với nhiều tham số cộng trừ thì việc thúc đẩy thị trường tự do, minh bạch và công bằng là điều tốt cho chính VN, gồm cả doanh nghiệp, Nhà nước và người dân. Sở dĩ nói tới người dân ở đây là thực tế 70% dân số VN được nuôi sống trực tiếp bởi doanh nghiệp tư nhân và kinh tế hộ gia đình.

Giờ trở lại chuyện DNNN - đã xác định 'nó" là đứa nào thì mọi chuyện sẽ rõ. Qua bài của bác Phó em thấy phảng phất cái sự mập mờ về giá trị và vai trò của khối này. Cụ thể là xuất hiện một cái lợi ích thứ 3, gọi là lợi ích C, của nhóm quan hệ cấp vốn/bù lỗ hay ăn chia giữa thẩm quyền Nhà nước và doanh nghiệp. Lợi ích C này không vươn ra đến xã hội mà khoanh thành nhóm với những biểu hiện rất đa dạng: từ phong bì cảm ơn, tài trợ đi nước ngoài, quỹ đen hưu bổng ...vv mà chỉ người trong nhóm/tầng lớp mới được hưởng. Báo chí từng đưa những việc lưởng bổng ngành điện ngành dầu cao gấp đôi gấp ba thu nhập bình quân, hay sếp nọ sếp kia tiền tỷ một năm ...vv là ví dụ.

Vậy với DNNN của VN lợi ích A,B hay C cái nào được ưu tiên? Đây là điểm cốt lõi cần phân tích trước khi đánh giá lợi - hại của hội nhập kinh tế. Con số thua lỗ cao chính thức của khối này cho biết lợi ích A,B đều bị tổn hại, nhưng còn lợi ích C vì tồn tại không chính thức nên coi như không có - để góp phần tạo nên thành ngữ "Nói vậy mà hổng phải vậy". sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
Khác với mấy cái mô hình toán học của bác,tôi không dám nhận xét gì vì không hiểu, nhưng điều Sky nói ở trên rất đúng với hiện trạng VN. Tôi gọi cái bện đó là « không có tư sản dân tộc ». Nó thể hiện ở chỗ này. Có tư hữu cá nhân, nhưng những tư hữu đó không lớn được, vì muốn lớn nữa nó sẽ đụng trần nhà nước, vì nó không tìm được một phương thức thoả hiệp quyền lợi với nhà nước nên nó không thể là tư bản dân tộc. nó không thoả hiệp được vì lợi ích của nó không được pháp luật đảm bảo, Nó không được pháp luật đảm bảo bởi hai lý do. 1-Bản thân nó cũng phá pháp luật để ăn, và hướng pháp luật theo lợi ích riêng. Ở VN chưa nhìn thấy điều này vì tư nhân chưa đủ độ lớn, và nó chưa làm được, nhưng đây là gì xẩy ra ở Nga, ở các nước XHCN cũ. 2- Bản thân luật cũng được sử dụng để bộ máy hành chính ăn tiền. Theo tôi hiểu thì đây chính là lợi ích nhóm. Và như vậy bộ máy hành chính được chia theo dây, mỗi dây phải có một ô dù ở trên (thủ tướng, chủ tịch nước, quân đội, các bộ,..)
Ở VN mọi người đều thấy cái điều thứ 2 này, và nó là đặc điểm của cả kinh tế VN, Trung quốc, Nga hiện tại. Ở Nga những gì Putin làm chính là khẳng định lại quyền lợi của hệ thống hành chính. Có nghĩa là mô hình VN TQ.
Vì ở VN mợi người chỉ thấy điều thứ 2, nên nhưng tư duy của phương Tây làm cho người ta thấy là đúng. Tức là tư hữu toàn bộ và đa nguyên đa đảng là biện pháp. Và đấy chính là con đường mà Elsine đã làm, kết quả Nga suýt tan rã. Hậu quả cuả nó là thế này. Nếu đa nguyên đa đảng, thì thực chất là tư hữu hoá chính trị. Giới tư sản VN sẽ « mua » nó, chứ không phải đa nguyên đa đảng là quyền dân như phương tây nói. Mua để làm gì ? mua để phát ra những luật để nó ăn theo lợi riêng. Tương tự như bộ máy hành chính hiện tại đang dùng luật để ăn. Nhưng nó có hai cái dở so với hiện trạng.
1- Bản thân tư sản VN cũng không có tiền. Vậy tiền nó phải vay của tư bản nước ngoài, ông chiếm đoạt thay tư bản nước ngoài rồi ăn hoả hồng ở giữa. (Khodorovski ở Nga là như vậy).
2- Khi đã lập phe nhóm thành đảng, thì ông không thể không mị dân, vì nó phải dùng lá phiếu của dân để đánh nhau. Thế nó mị dân bằng cách nào ? chỉ có cách khoét rộng các dị biệt vùng miền, sắc tộc, tôn giáo ..mà thôi. Bởi vì xã hội VN chưa phân rã về tư hữu đến mức người ta có giác ngộ giai cấp, như ở các nước tư bản phát triển. Vậy là đánh nhau , vậy là bất ổn còn làm ăn cái gì ?
Tóm lại bản thân VN có vấn đề, nhưng cách mà nước ngoài nó bơm vào lại trật. Giống như kiểu bị cảm cúm, thì nó chẩn bệnh là thương hàn. Uống thuốc thương hàn mà mình chỉ cảm cúm thì chết. Tại sao nó lại khuyên mình thế, ép mình thế.. vì nó đứng từ trên lợi ích của nó. Vì thế người ta chỉ có thể phê phán cái thâm ý của nó nếu đứng trên chủ nghĩa dân tộc và tìm hiểu những gì đã xẩy ra trong các nước đang phát triển và XHCN cũ.
Nhưng VN vẫn còn một cái cửa. Đó là đảng cộng sản VN. Đảng cộng sản VN vừa là diễn đàn để các phe nhóm bắt buộc phải ngồi với nhau, nó cũng là tổ chức vừa hành chính (tức là cái xương của bộ máy hành chính), đồng thời là tổ chức xã hội (hội đoàn, đoàn thể..thông qua mặt trận tổ quốc). Vậy phải dùng đảng kiểm soát nhà nước. Từng bước khẳng định pháp quyền. Khi hệ thống pháp quyền vững thì tư sản dân tộc sẽ lộ ra. Đến lúc ấy người ta mới có thể tư hữu hoá toàn bộ nền kinh tế, nếu muốn.
Nếu lợi ích nhóm được hạn chế (tôi không dám nói là tiêu diệt, vì ngay cả ở những nước như Nhật, nó vẫn còn, vì nó còn có một nguyên nhân văn hoá, chứ không phải là kinh tế hay chính trị, tức là ở các nước Hán hoá, vai trò của bộ máy hành chính nhà nước rất lớn, đấy là tiếng vọng của truyền thống. Dù có tư sản dân tộc, tầng lớp tư sản này cũng phải hợp đồng với bộ máy hành chính. Đây là điểm mà châu Á hán hoá khác phương tây), thì thực ra sở hữu nhà nước hay tư nhân là tương đồng.
Tôi sẽ phân tích tiếp tư sản VN từ giai đoạn WTO đến nay thì các bác sẽ thấy.

So với bài bác viết ở trên, nhất là những điều A, B của bác, thì người ta có thể nghĩ là tôi không trả lời trực tiếp vào đó. Thực ra nó cùng có nguồn gốc là luật không chắc, không phải là chuẩn mà thôi.
Còn cái luận điệu của tư bản nước ngoài, đòi minh bạch(điều B của bác) thực ra cũng là treo đầu dê bán thịt chó thôi. Cái này tôi sẽ nói sau. Nếu nó đã hay ho như thế, thì tất cả thuộc địa Pháp, Anh , Mỹ từ xưa phải giầu từ lâu rồi chứ, và VN làm gì phải làm cách mạng tháng 8 cho nó mệt.

Skywalker
Em không đồng ý với câu này của bác Phó: « không có tư sản dân tộc ». Nó thể hiện ở chỗ này. Có tư hữu cá nhân, nhưng những tư hữu đó không lớn được, vì muốn lớn nữa nó sẽ đụng trần nhà nước, vì nó không tìm được một phương thức thoả hiệp quyền lợi với nhà nước nên nó không thể là tư bản dân tộc. Đây là một định kiến đối với thành phần kinh tế tư nhân mà căn cứ lý luận lẫn thực tiến là hết sức mơ hồ!

Bác viện dẫn ra 2 lý do: tư nhân phá luật để ăn và nhà nước dùng luật cũng để ăn. Đây là biện bạch xuất hiện ở một góc nhìn 'đấu tranh giai cấp' giữa tư sản - kẻ bị trị và nhà nước - kẻ cai trị. Góc nhìn này chỉ là một nửa của sự thật, trong khi triết học Marx-Engels đã nêu nguyên lý "thống nhất các mặt đối lập" lên hàng đầu kia mà. Nếu đã gọi là vận dụng đầy đủ triết học thì cả 3 nguyên lý phải cho ra con đường tối ưu của cộng sinh - là cái win-win situation chứ. laugh.gif

Cái mô hình toán học một quả cầu, sở dĩ em nêu nó ra vì thấy có giá trị khơi gợi tư duy về toàn thể hệ thống, tức là tiếp cận đầu tiên từ nguyên lý thống nhất cái đã. Lùi ra xa và ngắm tổng thể - đó là bước cơ bản đầu tiên. Sau đó mới sắp đặt các thành phần bên trong, ví dụ nhà nước vào cực bắc, tư nhân vào cực nam rồi mới đo đếm tương tác lợi ích giữa chúng.

Các phân tích của bác Phó về động cơ và hành vi của các thành phần tạo nên quốc gia xã hội, tuy không hoàn toàn sai nhưng vì bác đặt lên đầu nên đã làm che lấp đi sự chuyển hóa cân bằng giữa chúng. Đấy cũng là cái lỗi "thiển cận" mà các lý thuyết gia Soviet đã mắc phải khi không chịu thừa nhận "khác biệt có thể tạo nên phát triển" và đâm vào ngõ cụt.

VN với truyền thống Á Đông thì tư tưởng chủ toàn của Phật, của Dịch đã bén rễ rất sâu. Có người VN đi tiên phong thế giới trõng lĩnh vực toán học toàn cục là GS Hoàng Tụy - tác giả "Tuy's cut" trong giải toán tối ưu hóa (global optimization) mà 'học trò' nhanh nhạy nhất đến từ ... Trung Quốc. Tư duy toàn thể chính là chìa khóa cho những chính sách kinh tế phối hợp công - tư, dùng đầu tư nhà nước để thúc đẩy sản xuất ở khu vực tư nhân tạo nên sức cạnh tranh và tích tụ tư bản. bảo người VN ngu thì không phải, nhưng chắc là có dại! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif


Skywalker
Bây giờ bàn về Pháp quyền - Đảng và mở cửa. Ở bài trên bác Phó nói đúng về thuốc chữa cho VN đó là nền pháp quyền vững mạnh, thế nhưng bác đặt thứ tự thì lại không ổn:

QUOTE
Vậy phải dùng đảng kiểm soát nhà nước. Từng bước khẳng định pháp quyền. Khi hệ thống pháp quyền vững thì tư sản dân tộc sẽ lộ ra. Đến lúc ấy người ta mới có thể tư hữu hoá toàn bộ nền kinh tế, nếu muốn.


Tức là bác đã mặc định cho Đảng một năng lực tiên phong lâu dài là một định đề mâu thuẫn với nguồn gốc của chính trị đi từ kinh tế. Mặc dù trong quá khứ VN thực sự đã có một sự dẫn dắt hiệu quả - nhưng đó là vì các mục tiêu kinh tế đặt dưới mục tiêu độc lập dân tộc, tức là một giai đoạn khác hẳn với giai đoạn xây dựng hòa bình. Có thể lấy vài ví dụ về sự 'đi sau' của chính trị trước các vận động kinh tế như sau:

- Khoán 10: trước 1986, chủ trương cơ bản của Đảng là chỉ có thành phần kinh tế Nhà nước + kinh tế tập thể, hợp tác xã đã dẫn tới sự suy sụp của sản xuất. Những phản biện và thử nghiệm cải cách đã đến từ nhu cầu và hành động thực tế của một nhóm nhỏ nông dân và cán bộ cơ sở để cuối cùng lan rộng. Sau đó, chính sách khoán sản phẩm ra đời, cho phép thành phần kinh tế cá thể và hộ gia đình thuê đất và tự chủ sản xuất kinh doanh.

- Cổ phần hóa DNNN: trước 1995, tuy công nhận nền kinh tế nhiều thành phần song tốc độ tăng trưởng của khối DNNN luôn thấp hơn khu vực tư nhân + FDI, và trước làn sóng chỉ trích tình trạng quan liêu bao cấp, chính sách cổ phần hóa DNNN xuất hiện để tiếp tục giải quyết vấn đề giải phóng năng lực sản xuất và cân đối quyền lợi qua cơ chế cổ phần, cổ đông. Giai đoạn mở cửa chậm rãi 5 năm sau đó có dấu mốc đáng nhớ là sự định hình và ra đời Luật Doanh nghiệp.

- Công nhận quyền tư hữu đối với tư liệu sản xuất: 14 năm sau khi có luật Doanh nghiệp, khối DNNN tiếp tục xuống dốc về hiệu năng sản xuất và tỷ trọng trong GDP, trước những đòi hỏi về cam kết đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc kinh tế thị trường và tiêu chuẩn hội nhập WTO, FTAs, Hiến Pháp lần đầu tiên ghi nhận quyền sở hữu và cam kết không quốc hữu hóa tài sản của doanh nghiệp, hiệu lực 1/1/2014.

Đành rằng các vận động kinh tế luôn được phản ánh trong các nghiên cứu, các kỳ họp của TW Đảng, Quốc Hội, song điều đó chỉ phản ánh một điều là nhận thức (có tính tổng quát để đưa đến quyết sách chiến lược) luôn đi sau các hiện thực đời sống. Mà đã đi sau thì pháp luật luôn có nguy cơ tụt hậu, không thể đi vào cuộc sống - như trường hợp rất nhiều văn bản pháp quy "vô hiệu lực" đã được báo chí nêu.

Dưới góc nhìn như thế thì Đảng xây dựng Nhà nước pháp quyền là một quá trình hữu hạn mà cái ngưỡng chặn nằm ở chỗ: lợi ích của Đảng còn đồng hành với sự thỏa mãn chung của các nhóm khác trong xã hội hay không. Giả thiết rằng sự phát triển kinh tế đi kèm với đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng cũng như tốc độ của quy phạm pháp luật, trong khi cơ chế thủ tục của Nhà nước không đáp ứng được thì hiển nhiên hậu quả sẽ khôn lường. May mắn thì xã hội sẽ tiếp tục trì trệ như đã từng trì trệ, còn không may thì sẽ lại có cách mạng và xáo trộn.

Tiếp là về "mở cửa", dân thường như em thì thấy VN hội nhập thế giới một cách thận trọng và có giai đoạn: từ 1991 mới mở về ngoại giao, 1995 mở thêm kinh tế, văn hóa, 2006 trở đi thêm chính trị và không xa sẽ là quốc phòng và an ninh. Quá trình mở cửa này gần như song song với việc xóa bỏ bao cấp và hình thành thị trường tự do. Thành công lớn nhất trong hơn 20 năm chính là duy trì môi trường xã hội, chính trị ổn định và xóa đói giảm nghèo. Mô hình hóa quá trình đối ngoại và diễn biến nội tại thì có thể nhân xét rằng VN có thế chủ động trong mở cửa song chịu sức ép từ bên trong - cụ thể là phải tái cơ cấu đầu tư và trả nợ. Dấu hiệu rõ nét nhất là việc bù các khoản lỗ, nợ do NN đầu tư sai bằng tăng thuế + tăng giá. Vấn đề này là một cục nghẹn khó nuốt mà một trong những giải pháp trước mắt là đi vay nước ngoài - đồng nghĩa với chuyện mà em đã nói ở bài trước: VN cần "thằng bán rau" đảm bảo cho mình, chứ không phải mua thế nào cũng được.
Phó Thường Nhân
Khi tôi nói về tư sản dân tộc, thì cái khái niệm đó khác việc tuân thủ luạt thuế, hải quản,..v..v.. mà bác nói trong điều A ở trên. Vì đó là điều hiển nhiên cho bất cứ doanh nghiệp nào, không phải cứ tuân theo là dân tộc.
Điều B nói về mức đầu tư, quản lý, kinh doanh, lợi nhuận.. cũng đúng cho tất cả các doanh nghiệp, cái đó cũng không phải là tư bản dân tộc.
Khái niệm tư bản dân tộc (đối lại với tư sản mại bản) chỉ bắt đầu có từ thời đế quốc, khi bắt đầu hình thành các thuộc địa trên thế giới. Lúc đấy người ta đã nhận thấy ở trong các thuộc địa, có hình thành một tầng lớp tư sản, mà quyền lợi của nó gắn liền với mẫu quốc, được mẫu quốc bảo trợ, gắn liền với quá trình bóc lột thuộc địa. Tầng lớp tư sản ấy không chỉ tồn tại trong các thuộc địa mà ngay ở trong các nước có độc lập chính trị, như ở châu Mỹ latin. Hiện nay trong quá tình toàn cầu hoá, thì điều này vẫn tồn tại, nó chỉ có tinh vi hơn mà thôi.
Trong thực tế, ngoại trừ vào thế kỷ thứ 16,17,18.. khi cách mạng công nghiệp bùng nổ ở châu Âu, thì giới tư sản bao giờ cũng gắn liền với dân tộc, thậm chí tạo ra dân tộc (ở châu Âu, Bắc Mỹ). Ngược lại từ thế kỷ 19 đến nay, để thả tự do, thì tư sản ở bất cứ nước nào trong các nước Á, Phi, Mỹ latin.. cũng bắt đầu bằng tư sản mại bản. Sự phát triển của tư sản mại bản dẫn các bác thẳng tới ..cái bẫy thu nhập trung bình mà hiện nay người ta đang nói tới ở VN. Nhưng cái bẫy đó đã tồn tại cả thế kỷ nay, vậy sau người ta không nhìn vào ví dụ của các nước đang phát triển để rút kinh nghiệm.
Một điều đập ngay vào mắt người ta, là ở các nước này, nếu nhà nước càng rút khỏi kinh tế, tư nhân hoá hoàn toàn, thì ..càng phụ thuộc. Đây cũng là điều mà người ta đang khuyên VN, vậy có nên nghe không ?
Không chỉ ở các nước đang phát triển, mà ngay cả ở các nước XHCN cũ, nơi mà mức độ phát triển kinh tế khá hơn nhiều, sau khi tư hữu hoá toàn bộ, rồi đa nguyên đa đảng ..như ở Bun, ở Ru , ở Hung.. nó đâu có làm giảm tham nhũng, làm tăng mức sống, và giúp tăng trưởng.
Việc các công ti nhà nước có việc biển thủ cá nhân, lợi ích nhóm,.. người ta vẫn có thể trừng phạt. Cái ngày mà chúng là chi nhánh của các đế quốc lớn, thì các bác có trừng phạt được khối. Nó lại không đập cho bẹt mỏ. Còn giả sử nó quản lý tốt hơn, có lãi, thì lợi nhuận nó mang về đâu ? Nó mang về Nữu ước, Pa ri , Luân đôn, .. chứ các bác có nhìn thấy tí gì . Cuối cùng thì hệ quả khác gì nhau. Nó càng có lãi , càng hiệu quả thì các bác càng bị bóc lột, đất nước càng thiệt. Thế mà cứ tưởng là hay.
Ở trên bác nói tới kinh tế quyết định chính trị, đúng là vậy, điều đó cũng có nghĩa là chính trị phải có cái chân kinh tế, nếu chính trị không có cái chân kinh tế (như Hung hiện tại) thì chính trị thoải mái, cũng vô ích. Chính vì thế người ta mới cần tư sản dân tộc. Và trong trường hợp không có tư sản dân tộc như VN, thì cần tư bản nhà nước, tức là các hãng nhà nước.
Trong 3 cái điều A, B, C bác nói ở trên, điều nào là quan trọng nhất. Với tôi không có điều nào. Vì bác đã đánh đồng tất cả như nhau, bất chấp nguồn gốc các doanh nghiệp ở đâu, lợi nhuận nó mang tới chỗ nào.
điều quan trong là làm sao bảo vệ được doanh nghiệp VN, giúp chúng phát triển, để làm sao lợi ích của chúng cũng là lợi ích của đất nước. Nhưng với những yếu kém của tư nhân VN, thì điều đó còn xa mới thực hiện được.
Khi bác viết về những sai lầm về chính sách ở VN, bác có thấy cái nghịch lý là tại sao toàn sai mà không đổ. Nếu mà sai thì phải đổ chứ. Giống như cái ông gì mới đây viết một cuốn lịch sử VN, toàn nói cái sai, giống như lịch sử VN hiện đại chỉ là một chuỗi sai lầm, thế sao nó không đổ, thậm chí còn thắng. Tại sao ? vì hoàn cảnh lịch sử. Ví dụ. nếu áp dụng khoán như ở Phú thọ, thời chiến tranh thì có được không ? hiển nhiên là không. Lúc đó vấn đề không phải là phát triển nông nghiệp đơn thuần, mà là làm sao huy động được tinh thần, nhân lực, vật lực một cách cao nhất cho chiến tranh. Chứ lúc đó làm khoán, thì làm sao mà huy động được nhân lực nữa.
Bây giờ cũng thế, bỏ doanh nghiệp nhà nước, là mất chủ quyền tức khắc. Bỏ Đảng là mất độc lập tức khắc. Nếu đã muốn thế thì đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh TQ làm gì.

Ở trên bác có nói là các tài phiệt của Nga nếu không có thoả thuận chính trị phải ngồi nhà đá, đâu phải thế. Cái kết cục nó chua xót cho người Nga hơn nhiều. Khi Putin khẳng định lại quyền lực kinh tế của nhà nước Nga thông qua các công ti nhà nước còn lại, để củng cố nhà nước, thì ông ta đã phải để cho rất nhiều tài phiệt đi thoát. Khodorovski chỉ là thiểu số bị trừng phạt thôi. Có nghĩa là một phần lớn tài sản của những tài phiệt này đã nằm ở Anh ở Mỹ rồi. Có nhiều biện pháp Anh-Mỹ nó cài vào từ thời Elsine đến bây giờ vẫn làm Nga chết. Ví dụ, đổi lại việc cho vay, họ bắt tư hữu hoá, vì thế các tài phiệt mới hình thành, họ cũng bắt phải cho tồn tại những tổ chức tự do (ONG), quốc tế hoá hoạt động ngân hàng. Kết quả luôn có có chẩy máu tiền tệ. Mà EU nó cũng dùng để bẫy luôn. Ví dụ ở đảo Síp, sau khi đã câu tiền từ Nga vào (tiền tư nhân,giống như các bác VN mang ra nước ngoài ý), để nó tiêu đã đời ở EU. Lúc có khủng hoảng, nó cắt luôn.Nga mất luôn 40 tỉ do tư nhân Nga mang vào, mà phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Làm gì bây giờ ? Nếu giả dụ không bị nó bắt quốc tế hoá ngân hàng theo ý họ muốn thì đâu đến nỗi.
Lịch sử VN thời hiện đại hơi bị lệch pha so với lịch sử các nước đang phát triển, vì cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã đánh đổ đồng thời chế độ thực dân cũ của Pháp, đồng thời đánh đổ luôn chủ nghĩa thực dân mới mà đại diện của nó là chế độ VNCH ở miền Nam. Như vậy VN chỉ tiếp xúc với các « lời khuyên » của phương Tây từ năm 1991. Đồng thời VN có đầy đủ chủ quyền, chứ không phải như nhiều nước được phương tây trả độc lập với những dây trói vô hình . So với một nước đang phát triển khác thì VN chỉ bắt đầu tiếp xúc với chủ nghĩa thực dân mới từ thời điểm naỳ mà thôi.
Không kể khi khối XHCN cũ tan ra, thì VN không bị cuốn vào đó, nên càng có thể nhìn vào các nước này mà rút kinh nghiệm. Vì đến nay, thời gian trôi qua đã hơn 20 năm, đủ để người ta có một cái nhìn khách quan hơn.
Điều cuối cùng cũng khiến chủ nghĩa thực dân mới tác động tới VN chậm hơn, và đóng góp vào thành công của việc đổi mới mở cửa. Đó là Embago của Mỹ. Cái này là câu chuyện tái ông mất ngựa, như tôi đã nói. Nó có mấy cái hệ quả sau :
1- Tự dưng có bảo hộ thị trường một cách tự nhiên, khiến khi tư nhân mới bung ra không bị giết chết ngay tức khắc.
2- Các nước đầu tư vào VN là những nước không có vị thế chính trị, không thể dùng chính trị để ép buộc, kiểu Hàn quốc, Đài loan, Sing,...
3- Do thị trường nhỏ, nhưng dân số lại dồi dào. Kết quả họ chỉ có thể vào đầu tư để mang đi bán bên ngoài, chứ không ở lại ép thị trường trong nước.
Chính do những yếu tố trên, mà mở cửa của VN tương đối thành công, và khiến các bác không nhìn thấy sức ép của bên ngoài một cách đầy đủ như các nước thế giới thứ 3 khác.
Vào thời điệm hiện tại (2013), thì những yếu tố trên hoặc không còn nữa, hoặc giảm dần giá trị. Đây cũng chính là ý nghĩa của thuật ngữ « cái bẫy các nước thu nhập trung bình ». Nhưng chính ở trong xã hội VN hiện nay, cái tư duy thịnh hành (lề trái là chính, lề phải..cũng gật gù ) lại chính là tư duy đâm đầu vào cái bẫy ấy. Thế mới quái.
Các bác đâm đầu vào cái bẫy ấy, vì các bác phủ nhận sự phát triển của VN thời chiến tranh, coi mọi chính sách của nó đều sai, như bác nói ở trên (trong khi thật sự nó không phải như vậy) và quá lạc quan với những gì thu được từ thời mở cửa. Suy ra là những chính sách sắp tới phải cực đoan hơn thời mở cửa, kiểu thời mở cửa phá 1, thì bây giờ phải phá 2 phá 3 mới phát triển được. trong khi tình hình đã thay đổi. Người ta cần sự thay đổi về chất qua tổ chức, qua chiếm lĩnh công nghệ , cần tích luỹ chứ không cần vay vốn bằng bất cứ giá nào.
Sau khi nói về tư nhân VN giai đoạn một (từ mở cửa tới hết Embago), tôi đã chỉ ra những tội tổ tông của tư nhân VN là coi thường luật lệ, lấy việc phá luật làm business cộng với tư duy kinh doanh sau khi vay xong là được, ăn tiêu vào tiền vốn, bất chấp khả năng lợi nhuận ra sao.
Bây giờ tôi sẽ nói tới giai đoạn 2 là từ khi hết Embago vào WTO
(còn tiếp)
Phó Thường Nhân
Thời gian VN vào WTO cũng đồng thời tiến hành xây dựng hệ thống ngân hàng tư nhân, và có thị trường chứng khoán. Với hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán, VN đã có gần như đầy đủ các công cụ điều tiết kinh tế thị trường ngoài biện pháp hành chính cố hữu. Với thị trường chứng khoán, người ta có thể rút ruột lợi nhuận để biến nó thành tài sản. Với hệ thống ngân hàng, nó giúp cho việc biến tài sản thành tiền đầu tư. Nhưng giống như con dao, nó có thể dùng để làm bếp, nhưng cũng có thể cứa vào tay. Với hai công cụ mới này, VN trước khi trở thành cường quốc công nghiệp đã thành cường quốc đầu cơ trước đã, giống như kiểu phe buôn bán tem phiếu ngày xưa (mà tem phiếu giờ là cổ phiếu), cũng bởi vì với hai công cụ này thì tài sản đầu cơ thành tài sản ..qua cướp bóc (tức là tập trung tài sản người khác vào tay mình mà sinh ra, chứ không phải tạo ra từ lợi nhuận sản xuất), không bắt buộc phải qua sản xuất. Trong một nền kinh tế mà đầu tư vào sản xuất lãi, thì cái phần đầu cơ này yếu đi và ngược lại. Hiện tại VN có rất nhiều ngân hàng(gần 100), phục vụ cho một số lượng người khoảng 10 triệu (bằng dân số nước Tiệp), vì hiển nhiên không phải 90 triệu người VN đã được « ngân hàng hoá » hết, tức là dùng ngân hàng để nhận tiền, trao đổi, buôn bán.
Thời gian bùng nổ này, cũng là thời gian lạm phát cao, thậm chí có lúc phải dùng biện pháp hành chính quản lý ngoại tệ. Đó chính là vì không có cửa sản xuất. Tức là thừa tiền (thừa tương đối so với bộ máy sản xuất có thể hấp thụ được, chứ còn tiền thì có khi nào thừa).
Vì thừa tiền mà không có cửa sản xuất nên chơi sang, tiếp tục làm trầm trọng cái bệnh « vay là được », vì họ vẫn nghĩ thị trường vẫn dễ dàng như lúc trước.
Thế tại sao lại không có cửa ? vì không có công nghệ. Với trình độ công nghệ VN hiện tại, thì không có cửa để đầu tư nữa, vì thị trường đã hết. Chỉ có thể vươn lên với công nghệ, tạo thị trường mới với công nghệ. Nhưng tư nhân VN làm gì có công nghệ, làm sao mở ra được thị trường mới, tức là có sản phẩm mới. Không kể muốn có công nghệ phải trường vốn, mà tư nhân thì không thể đầu tư dài hạn. điều này chính là điều giúp cho chỉ số lãi trên đầu tư của khối tư nhân bao giờ cũng hơn khối nhà nước, nhưng đó cũng là hạn chế để nó không thể vươn lên. Kết quả sau 20 năm mở cửa, công nghệ vẫn dừng lại ở mức độ mà vN có từ thời XHCN (ngoại trừ phần quân đội thì tôi không rõ).
Với hệ thống ngân hàng, cũng diễn ra một chuyển đổi cơ bản với khối tư nhân. Đó là vai trò của số vốn kinh tế ngoài luồng, chợ đen giảm. Trong thực tế thì tư nhân VN vẫn bú vào nó, nhưng họ đã có thể tiếp cận với vốn ngân hàng bình thường. Nhưng hãng tư nhân lớn ở VN hiện tại, thực ra giờ đều nợ đầm đìa ngân hàng. Có nghĩa là cái điểm mạnh của tư nhân VN là sâu xát thu góp số tiền vốn trong xã hội, những vốn nhà nước không quản lý được, ..không còn nữa.
Vậy nếu giờ tư nhân phá sản thì ai chịu. Theo tâm lý, các bác sẽ bảo họ chịu. Đâu phải. Nhà nước chịu. Vì khi họ vay , ngân hàng chỉ cho vay được khi ngân hàng trung ương cho phép phát hành tiền. Việc phát hành tiền này, phụ thuộc vào tiền VN của VN với thị trường tiền tệ thế giới, vì ở VN tích luỹ không đủ. Như vậy cuối cùng cũng là thuế thôi.
Chính vì thế mà ở các nước tư bản phát triển, khi hãng tư phá sản, thì họ quốc hữu hoá. Vì thế cái huyền thoại tư nhân bao giờ cũng lãi, họ làm họ chịu là sai. Chỉ có điều kinh tế thị trường ở VN còn quá mới, chuyện đó chưa xẩy ra.
Mỗi khi có tham nhũng, thì các bác đùng đùng nhẩy lên tố cáo doanh nghiệp nhà nước, điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng hãy nhìn doanh nghiệp tư nhân xem nó ra sao. Khi bầu Đức mua máy bay, các bác khen hay chê ? khen. Tại sao ? trong khi hãng ông ta nợ đầm đìa, cái tiền mua máy bay là tiền nợ mà ra. Nếu bầu Đức đổ, trên răng dưới dái, các bác thu lại được cái gì. Thế hậu quả của nó khác gì tham nhũng. Chỉ vì nó đổi cái tên, thay cái chức danh thì các bác khen, chứ khác gì nhau. Đấy là không kể, nếu trước khi đầu tư, nó cứ mang ít tiền vay ra nước ngoài tiêu riêng, cho con cái đi học, mua cái nhà giữ chỗ, gửi ít tiền để hạ cánh an toàn..rồi lúc nó sụp các bác đòi thế nào.
Tôi không ghét gì tư nhân cả, nhưng trước khi khen thì các bác cũng nên để ý tài sản họ có bao nhiêu, nợ bao nhiêu. Nếu họ tiêu vào tài sản của họ, thì là chuyện riêng, nhưng nếu là sống bằng tiền vay thì lại khác.
Chính nền kinh tế đầu tư dựa vào tiền vay, đã xoá nhoà đi sự khác biệt giữa nhà nước và tư nhân, vì vào phút cuối cùng, nó cũng chỉ có một cửa là thuế dân mà thôi.
Skywalker
Ừm, lập luận của bác Phó mới nghe thì rất hùng hồn, nhưng ngẫm kỹ thì chẳng có mấy sức thuyết phục laugh.gif . Em nêu vài cái:

- Tư sản dân tộc và tư sản mại bản là gì? có mâu thuẫn không? có đánh đồng được không? Căn cứ vào chủ sở hữu thì phân ra tư sản dân tộc và tư sản ngoại quốc, căn cứ vào phương thức kinh doanh thì mới phân ra công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Thực tế là thời nay vấn đề chủ sở hữu không quan trọng bằng cam kết hoạt động và cơ cấu ăn chia. Nói cách khác, tư sản dân tộc mà làm ăn kém thì dù có quốc tịch VN cũng chẳng để làm gì, còn tư sản nước ngoài nhưng đem vốn, đem kỹ thuật, đóng thuế, tạo công ăn việc làm ...vv thì cái nguồn gốc nước ngoài có thành vấn đề không? Xét trên phương diện một nước đang phát triển thì tư bản nước ngoài (gồm cả đầu tư sản xuất, dịch vụ lẫn buôn bán) luôn là cú hich thị trường cho các ngành nội địa. Còn xét phương diện cạnh tranh nội địa vs. nước ngoài thì phức tạp hơn - song một khi đã lấy thị trường làm nền tảng kinh tế thì chọn lọc sinh tồn vẫn là quy luật tất yếu; trong khi bảo hộ nội địa chỉ nên là cơ chế hữu hạn. Nói tư sản mại bản dẫn tới thẳng tới bẫy thu nhập trung bình là thiếu căn cứ, bởi vì những nước mới nổi như Hàn Quốc hay Taiwan cũng từ con số 0 đi lên chứ làm gì có tư sản dân tộc lẫn các ngành công nghiệp, thương mại phát triển ngay lúc lập quốc.

- Vấn đề lịch sử và lựa chọn cơ chế kinh tế thì không có chữ "NẾU" ạ. Lịch sử xảy ra vì những điều kiện có ở trong nhận thức của thời đại bấy giờ chứ không phải thời nay. Vì vậy, cuộc chiến tranh giành độc lập của VN phải xảy ra để bây giờ có một nước VN thống nhất, thế giới được một bài học về tinh thần dân tộc bất khuất trước cường quyền. Những giá trị đó không thể là sai, bởi vì nếu không có VN đánh Pháp, Mỹ, TQ thì thuộc địa kiểu cũ chắc gì đã hết. Nói cách khác là sự kiện ở VN đã làm thay đổi lịch sử của cả thế giới, đến tận căn bản - theo nguyên lý hỗn loạn rằng khác biệt nhỏ lúc khởi đầu dẫn tới biến đổi lớn ở sau đó = butterfly effect "sai một ly đi một dặm". Công nhận tất yếu lịch sử của cách mạng dân tộc thì cũng công nhận một tất yếu lịch sử khác của cơ chế kinh tế đem lại thịnh vượng, là thị trường.

- Vấn đề mở cửa từ từ, có chọn lọc của VN có phải là thuần túy do nhu cầu bảo về sản xuất nội địa không? Nếu nhìn kỹ giai đoạn 1990 - 2000 thì đầu tư nước ngoài là VN mong nhiều mà chỉ được ít mới đúng, bởi vì tư bản nội địa có gì để mà mất đâu trong khi tư bản nước ngoài còn e ngại chính sách, hạ tầng ...vv của VN. Bảo là may thì cũng có may, ở chỗ dân VN nhanh chóng học hỏi được phần nào công kỹ nghệ và thích ứng được với cơ chế mới không mấy sốc. Nhưng nói đến cái bẫy thu nhập trung bình mà chỉ đổ tại tư sản nước ngoài lấn lướt mà không nói đến chuyện mình kinh doanh kém, tri tuệ tồi ... thì cũng là lệch lạc. Cái mấu chốt của phát triển nằm ở Con Người - sản phẩm của giáo dục thì không thấy bàn đến, chỉ loanh quanh ở "tổ chức" với lại "chiếm lĩnh công nghệ". sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

- Vận hành thị trường đa thành phần với DNNN chủ đạo? 20 năm qua các văn bản pháp lý VN từ trên xuống dưới đều ghi và thực hiện câu này. Cái cụm từ "chủ đạo" đây nó rất là lớn và chắc chắn là trên thực tế chỉ có DNNN mới có chuyện nhận vốn trái phiếu chính phủ và vay vốn ngân hàng hàng nghìn tỷ về chia nhau tiêu xài đến mức doanh nghiệp thua lỗ đến gấp 2,3 lần số vốn chủ sở hữu mà vẫn sống nhăn răng. Chuyện tương tự khó có thể xảy ra với các thành phần kinh tế khác bởi không có chuyện Chính phủ vay hộ tư nhân và ngân hàng cũng rất thận trọng khi cho tư nhân vay (yêu cầu an toàn tín dụng luôn cao hơn DNNN). Bầu Đức hay bầu nào ăn tiêu xa xỉ được, đó là chỉ với năng lực tài chính có được sau một chặng đường kinh doanh chứ không phải chưa làm ăn gì chỉ mới vay vốn về đã ăn chơi vào vốn. Bàn đến cái này thì lôi thêm trách nhiệm của bộ máy Nhà nước về quản lý kinh tế trong các lợi ích A,B em đã nêu ở bài trước, chỉ đổ riệt cho tư nhân phá luật để ăn là thêm một thiên lệch nữa.

Nói luận lý suống mãi cũng chán, mời các bác đọc bài và số liệu cụ thể để nhìn rõ về vai trò của 'mại bản' và 'dân tộc' sp_ike.gif
http://vneconomy.vn/20131217095222163P0C99...-huy-chuong.htm
Skywalker
Bàn thêm đôi điều về tư sản mại bản và bẫy thu nhập trung bình. Bài trên VNEconomy phân tích vai trò của các thành phần kinh tế trong xuất nhập khẩu đã nhấn mạnh vai trò của khối FDI thay vì DNNN hay DNTN, tại sao lại có thực trạng này? có vài câu trả lời khả dĩ:

- Bản thân khối FDI là những phần tử của mạng lưới toàn cầu hóa, cho nên hàng hóa của VN sản xuất dưới nhãn mác ngoại mặc nhiên được tham gia vào dòng chảy mạnh mẽ có sẵn. Tức là hội nhập kinh tế đã ngay lập tức mở rộng tầm với (thị trường) cho sản xuất của VN.

- Tư sản nội địa (gồm cả khu vực Nhà nước lẫn dân doanh) mới ra đời như là một sự tái cân bằng của hòa bình, chấm dứt chiến tranh và xung đột. Vì non yếu nên buộc phải tham gia chuỗi sản xuất của toàn cầu mới có lợi nhuận, bởi vì chuỗi đã được tối ưu hóa (phát triển qua một quá trình chọn lọc xã hội) từ nhiều năm trước khi VN tham gia.

- Dòng chảy kinh tế toàn cầu là một sự thật khách quan, có trước khi VN góp mặt và một trong nhiều luật chơi của nó chính là giới đầu cơ. Đầu cơ có nhiều tầng mà tinh vi phức tạp nhất chính là đầu cơ tài chính, họ đi buôn tiền (mại bản) và trong một số trường hợp đặc biệt thì nhà đầu cơ chính là Nhà nước mà ví dụ to đùng là trái phiếu kho bạc Mỹ. Và lại một thực tế: đầu tư vào VN đã tạo nên thế xuất siêu, tức là VN hưởng lợi trong làm ăn với phươing Tây, trong khi chịu thâm hụt với TQ. Chừng nào đồng USD còn là chuẩn tiền tệ cho giao dịch thương mại toàn cầu thì có vùng vằng cách mấy, lợi ích của VN vẫn bị nó bao trùm.

Phối hợp những cái trên vào nhau, có thể những người Marxist như bác Phó đã nhanh chóng chỉ ra cái thế lực khuynh đảo kinh tế toàn cầu, tức giới tư sản mại bản. Thế nhưng điều đáng nói là tư sản mại bản không phải là một nhóm có khả năng vô hạn mà trái lại, chúng cũng tuân theo những quy luật tự nhiên tiềm ẩn trong nhận thức về lợi ích và chi phí bình thường như bất kỳ cá nhân nào. Lợi ích là cái đã đẩy VN hội nhập quốc tế, cũng chính lợi ích đã làm nảy sinh bóc lột mà một quốc gia đang phát triển rất có thể phải chấp nhận cái vị thế ngồi chiếu dưới ăn bát cháo 'thu nhập trung bình' trong khi ở chiếu trên thì xơi ruợu thịt. Thoạt nghe thì rất dễ kích động phản ứng sĩ diện, nhưng xét kỹ thì không phải vậy, bởi vì những yếu tố sau:

+ Nhận thức về lợi ích là linh hoạt và phong phú: ví dụ một nông dân VN nghĩ mình nghèo vì chỉ có vài cái cuốc xẻng và phải làm lụng vất vả. nhưng một triệu phú Mỹ lại nhìn thấy người nông dân kia giàu có bởi sống trong môi trường thiên nhiên trong lành với cảnh vật hữu tình.

+ Nhân loại chỉ phát triển trong một phạm vi mà Tự nhiên cho phép: các vấn đè về ô nhiễm, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học vài tài nguyên thiên nhiên ...vv

+ Lợi ích kinh tế gắn với sự phát triển của con người chứ không đơn giản là của cải: cho dù có những giai đoạn giàu có nhưng nhiều xã hội đã chững lại vì người dân trong xã hội bị hụt đà phát triển, ví dụ Libya với nền độc tài Gaddafi hay Nhật Bản với lão hóa dân số.

...vv

Tóm lại, cơ hội của VN không phải là từ chối hay hạn chế hội nhập mà trái lại, phải hội nhập nhanh, mạnh hơn nữa với chủ lực là phát triển con người. Cái bẫy của bọn bóc lột chỉ xảy ra khi chính người VN tự đưa chân vào bằng cách phân bố sai nguồn lực, đem tiền nuôi béo một bộ phận làng nhàng thay vì đầu tư cho giáo dục để tạo nên một thế hệ mới có phẩm chất tích cực và tự do.
Phó Thường Nhân
Cám ơn bác về cái bài báo. Nhưng bài báo đó tả đúng thực trạng, và là minh họa rất tốt cho những điều tôi phân tích còn gì.
Thứ nhất nó chứng tỏ thành công của VN chủ yếu là do chính sách chính trị, chứ không hoàn toàn do thực lực kinh tế nội địa, vì FDI chiếm hơn 1/ 2 PNB. Chính sách kinh tế chủ yếu nhằm ổn định xã hội, và đảm bảo giá nhân công rẻ. Đây là điều làm được, nhưng người ta đang xúi bẩy các bác phá, thay nó bằng đa nguyên đa đảng. Có nghĩa là phá luôn cái lợi thế « gần như duy nhất » của Việt nam. Còn giá nhân công rẻ thì phải hi vọng là người ta càng làm phải càng giầu, tức là giá nhân công sẽ phải lên, chứ nếu cứ nghèo mãi thì là thuộc địa rồi còn gì.
Thứ nhì, tư nhân VN và DNNN không tham gia được vào cái chuỗi sản phẩm như người ta rao giảng. Không tham gia được vì không sản suất được bán thành phẩm, nhưng nó chỉ là một yếu tố. Yếu tố quan trọng nữa là trong cái chuỗi sản xuất tạo ra sản phẩm ấy, VN đã nằm ở cái đuôi, chỉ bán được sức lao động thôi. Còn nhà máy của nó thì như cái chợ cóc. Hôm nay nó ở VN, mai ở nơi khác. Những năm gần đây, VN lên hương vì người ta bỏ TQ đi, do giá thành lao động ở TQ lên, mà TQ nào đã phải giầu có gì.
FDI chính là một dạng tư sản mại bản. Và từ khi vào WTO thì cái khối này được lợi nhất. Vì VN là một nước nghèo và yếu kém, nên việc chấp nhận FDI là tất nhiên, khó tránh khỏi. Nhưng khi chấp nhận FDI VN có tời được công nghệ của nó để phổ cập ra kinh tế của mình không ? có học được phương pháp quản lý tổ chức của nó không ? nhân sự VN sau khi làm cho các FDI rồi, có xông ra tiếp lực được cho các doanh nghiệp tư nhân VN hay nhà nước không ? Cái tiền thuế ít ỏi nó đóng cho các bác có được tích luỹ để sử dụng đầu tư hiệu vào những công ty « của mình » không ? Đó là những câu hỏi cần đặt ra. Nếu những việc này không thực hiện được, thì FDI chỉ là biện pháp xuất khẩu lao động tại chỗ thôi. Gọi là méo mó có hơn không.
Bác thử tìm hiểu xem tại sao Nhật nó không kêu gọi FDI, không phát triển công nghệ bưng bê du lịch, không để cho các mạng phân phối nước ngoài vào nước nó (bằng cách thức kinh tế, chứ không phải bế quan toả cảng) thì nó lại là cường quốc thứ 3. Còn Thái lan là nước bán con gái nước mình làm đĩ cho phương Tây để phát triển du lịch, công nghiệp chủ yếu là FDI thì vẫn chỉ là con hổ trong tương lai. Và mãi mãi là con hổ của tương lai.cái khác nhau ở chỗ đó.
Tóm lại không phân biệt tư sản mại bản với tư sản dân tộc thì không được, vì các bác sẽ không có concept gì về nhận thức để thoát nghèo cả. Với tôi thì điều đó quan trọng hơn sự phân biệt tư nhân nhà nước. Trong đó tư nhân nhà nước phải phân công nhau ra, mỗi ông một việc. Chứ cứ đòi ông tư nhân ăn trên ông nhà nước (bằng cách tư hữu nó) hay ngược lại (dùng hành chính chèn tư nhân) , thì khác gì « nghêo sò đánh nhau, ngư ông thủ lợi », ngư ông ở đây là tư bản nước ngoài. Để phân công được thì phải xem thế mạnh yêu của từng ông ra sao, chứ không phải là bốc tư nhân lên mây xanh, bất chấp điểm yếu kém của nó, cũng như chỉ nhìn thấy nhà nước là tham nhũng mà không thấy cái lợi của nó. Phải khách quan một tí mới được.
Cân bằng nhập siêu/ xuất siêu mới là điều kiện cần, chưa phải là đủ. Hiện nay, FDI cũng là nguyên nhân tạo ra nhập siêu. Cho đến nay, thì VN luôn nhập siêu , tức là càng làm càng nợ cho FDI lãi mang đi, vì thế điều kiện đủ là phải xem tiền lợi nhuận cuối cùng chảy về đâu, ai là chủ sở hữu. Đó là điều quan trọng nhất.
Skywalker
Để nhìn rõ hơn về điều mà bác Phó gọi là lợi thế của VN trong việc quản lý tập trung của Nhà nước đối với doanh nghiệp và kinh tế nói chung, xin mời tham khảo bài mới nhất trên VNN:

Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng DN 'chạy' vốn[
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/155141/t...-chay--von.html

Tức là cơ chế điều hành kinh tế VN từ 1995 đến nay vẫn là cơ chế xin-cho nguồn vốn ngân sách mà kẽ hở thì cái nhà máy to đùng cũng lọt qua để "chia" được. Nói chính xác thì cơ chế như con dao hai lưỡi, vừa bảo vệ cho kinh tế nội địa lại vừa ăn vào chính cái kinh tế ấy. Về logic tổng thể thì đây là một giai đoạn tất yếu của mô hình kinh tế chính trị VN đang có!

Vấn đề đặt ra ở đây là đã đến lúc cái cơ chế ấy chạm vào ngưỡng bất hợp lý về tổ chức và vận hành. Phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng là cảnh báo rõ ràng rằng doanh nghiệp tại địa phương phải tái cơ cấu, tự lo kiếm sống thay vì bám víu bầu sữa ngân sách Nhà nước. Cảnh báo thì rtox ràng, nhưng "thằng con nghiện" đâu dễ nghe ngay, bởi thói quen, sức ỳ quán tính quá nặng. Cũng vì thế mà cải cách thể chế ở đây có thể được hiểu là việc thay đổi tư tưởng, đường lối 'quản lý và giáo dục con cái của các bậc cha mẹ' chứ không phải là thay thế một bề trên ngoại lai vào đây.

Các nội dung của tái cơ cấu kinh tế thì đã nói nhiều trên báo chí. Có điểm mấu chốt là minh bạch hóa và luật hóa hoạt động kinh tế thì tuy bác Phó đã nói nhiều, song chưa chỉ ra cái hệ tư tưởng và động lực để thực hiện. Không phải dân chủ tư sản và tam quyền phân lập thì có hệ tư tưởng chính trị nào hiệu quả hơn? laugh.gif
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.