Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
langtubachkhoa
QUOTE(Skywalker)
Link tới bài hùng biện của một thủ lĩnh cánh tả Đức xoay quanh vấn đề Ukraina, để các bác tham khảo, dịch bởi anh Trương Hồng Quang.
https://drtruong.wordpress.com/2014/03/22/p...ngay-13-3-2014/


QUOTE(Phó Thường Nhân)
Trong hội nghị G7, Mỹ và Đức vẫn thoả thuận với nhau để tiếp tục “trừng phạt” kinh tế Nga. Như vậy khả năng các lênh trừng phạt được tháo gỡ trong thời gian tới là không có.
Trong thực tế, cả hai bên đã đạt tới điểm gẫy, và câu chuyện tương lai thế nào phụ thuộc vào sức mạnh, khả năng của từng bên.
Với Nga, thì Nga phải thể hiện được “sự không cần EU và Mỹ”, và điều đó tất yếu phải đi qua việc độc lập về kỹ thuật, công nghệ, không thể “ăn xổi”, lấy việc trao đổi với phương Tây để bù vào. Nga cũng phải thoát khỏi “vòng tay tài chính” do Mỹ cầm đầu. Nếu vấn đề công nghệ có thể giải quyết được (vì tiềm năng, di sản của Liên Xô để lại có thể giúp Nga điều đó), thì vấn đề tài chính lại tương đối nan giải. Nó nan giải vì cấu trúc kinh tế Nga, vì tinh thân tâm lý “tài phiệt” Nga. Tài phiệt Nga (mà không chỉ tài phiệt, ngay cả tầng lớp nhân sự trong chính phủ Nga) đều có thói quen mang tiền, đưa con cái sang phương Tây, y hệt tầng lớp tư nhân mới nổi ở VN. Tầng lớp này chưa chắc đã kiếm chác gì được ở thị trường phương Tây, nhưng những nước này vẫn được coi như chỗ cất tiền, để hạ cánh an toàn. Tại sao lại thế bởi vì :
1- Các mối làm ăn ở Nga có phần dựa vào ô dù. Mà ô dù thì không phải vĩnh viễn. Cái này tôi đã nói ở trên.
2- Tâm lý phụ thuộc, thán phục phương Tây, cái này chính là sức mạnh mềm của phương Tây.
Việc “trừng phạt” của phương Tây có tác dụng thay đổi những điều này không thì không rõ.
Về phía EU và Mỹ. Điều này phụ thuộc vào quan hệ bền chặt giữa Đức và Mỹ. Cho đến nay, thì quan hệ giữa Đức và Mỹ có cái đế sâu sắc hơn quan hệ Mỹ-Pháp, và càng ngày nó càng có vẻ sâu sắc hơn quan hệ Anh-Mỹ. Tại sao thế ?
Vì về mặt quan hệ của nhà nước thâm sâu (tức là cái khung cứng của quyền lực : quân đội, công an, ..) thì quan hệ của Mỹ và Đức là bền chặt, do Mỹ đóng quân trực tiếp trên đất Đức, mà Đức không thể nào đuổi đi được. Đây là hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ II.
Về mặt kinh tế, do thị trường nhỏ, Đức không thể không phụ thuộc vào thị trường Mỹ. dù các thị trường khác (Nga, Đông Âu) cũng quan trong với Đức, nhưng vai trò của Mỹ lớn hơn.
Trong quan hệ chính trị ở nội tại EU, nếu Đức đi với Mỹ, thì vẫn mở rộng được ảnh hưởng của mình, đồng thời giữ thế thượng phong với các đồng minh khác như Pháp, Anh.
Nhưng điều này không chỉ có trong quan hệ Đức-Mỹ, mà nó cũng có trong quan hệ Mỹ-Nhật. Chính vì thế mà người ta có thể thấy chính phủ Abe cũng có lô gíc tương tự như chính phủ của bà Merkel. Và cũng phải nói là thằng Mỹ nó cũng dẻo. Ví dụ, nó buộc chặt Nhật vào nó hơn, nhưng đồng thời cũng thoả mãn những yêu cầu của Nhật (đươc đưa quân ra nước ngoài, được xuất khẩu vũ khí..).
Như vậy trong thực tế đang tồn tại một liên minh toàn cầu Nhật-Mỹ-Đức. Đối lại Nga và TQ có thể gần nhau đến mức đấy không thì khó.
langtubachkhoa
Nga tiep tuc tung chieu roi

http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-nga-b...goai/326966.vnp
Tổng thống Nga ban hành luật hợp pháp hóa tài sản ở nước ngoài
Ngày 8/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật kê khai tự nguyện các tài sản và tài khoản ở nước ngoài của công dân, cho phép họ hợp pháp hóa số tài sản đó tại Nga mà không bị kiểm tra thuế và pháp lý.

Theo luật mới, các tài sản có thể kê khai bao gồm bất động sản, tài khoản và tiền đầu tư vào ngân hàng, cũng như các công ty ở nước ngoài. Luật cũng cho phép các cá nhân được đăng ký sở hữu đối với tài sản trước đó được trao cho chủ sở hữu danh nghĩa.

Luật cũng đưa ra các điều khoản của Bộ luật hình sự mà người kê khai được miễn truy cứu trách nhiệm một lần, trong đó có trốn thuế, che giấu tài sản của tổ chức và doanh nhân, lập pháp nhân bất hợp pháp...

Các tài sản kê khai được áp dụng chế độ bí mật thuế và không bị xem là cơ sở để khởi tố hình sự hoặc sử dụng làm bằng chứng trong vụ án hình sự. Nhân viên cơ quan thuế nào để lộ các thông tin kê khai sẽ bị quy trách nhiệm hình sự.

Luật này không được áp dụng cho các tài sản mà cơ quan điều tra không qua bản kê khai phát hiện rằng tài sản đó là tài sản tham nhũng hoặc thu được từ việc rửa tiền do phạm tội mà có, hoặc mua bằng tiền phạm tội.

Luật này, về bản chất là ân xá cho tài sản nước ngoài, được Tổng thống Putin tuyên bố từ tháng 12/2014, khi đồng ruble bị mất giá mạnh do giá dầu thế giới giảm và các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột Ukraine, dòng vốn rút khỏi Nga trong năm 2014 lên tới 150 tỷ USD./.
langtubachkhoa
Neu tin nay la that thi ten lua Patriot cua My lai tai tieng nua, sau vu tai tieng that bai trong viec danh chan Scud hoi chien tranh Vung Vinh. Hien quan Houthi da chiem duoc 1 tinh sat voi Arap Xeut, xem ra tinh hinh phuc tap day

Scud Nga hạ gục hệ thống Patriot Mỹ, một tướng tử nạn

Dù hệ thống Patriot triển khai dày đặc, đòn tấn công bằng tên lửa Scud của phiến quân Yemen vẫn dội vào sân bay Quốc vương Khalid như chốn không người.

Sự bất lực của hệ thống phòng thủ Patriot đã khiến vị Tư lệnh Không quân của Arabia Saudi, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan đã bị thiệt mạng.

Theo Fars News, cuộc tấn công của phiến quân ở Yemen bằng Scud vào Arabia Saudi diễn ra vào 3h ngày 4/6 khi các khẩu đội tên lửa Patriot triển khai tại sân bay Quốc vương Khalid đã cố gắng đánh chặn loại tên lửa từ thời Liên Xô nhưng chỉ bắn rơi được 2-3 quả đạn trong tổng số 15 tên lửa được bắn từ Yemen sang.

Tuy nhiên, cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan được giấu kín cho đến ngày 10/6/2015.

Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt là căn cứ lớn nhất của Không quân Arabia Saudi và một nửa các cuộc không kích của Liên minh Ả-rập vào lãnh thổ Yemen xuất phát từ căn cứ không quân này.

Thông báo ngắn gọn của Arabia Saudi về cái chết của ông Al-Shaalan chỉ nói: "Tư lệnh Không quân Hoàng gia Arabia Saudi, Trung tướng Mohammed bin Ahmed Al-Shaalan, đã chết ngày thứ Tư (10/6) vì một cơn đau tim, trong một chuyến đi công tác ở nước ngoài”.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin giấu tên ngày 11/6 cho biết rằng ông "Al-Shaalan đã bị giết chết trong các cuộc tấn công của tên lửa Yemen tấn công sân bay Quốc vương Khalid vào năm ngày trước đó".

Thực tế, thì ông Al-Shaalan cũng không thực hiện bất cứ chuyến công cán nước ngoài nào trong những ngày qua.

Đánh chặn tai tiếng

Được biết, đây không phải là vụ đánh chặn tai tiếng đầu tiên của hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất.

Lần đầu ra trận trong chiến dịch Bão sa mạc năm 1991 tại cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Trong cuộc chiến này, Patriot có nhiệm vụ bắn chặn tên lửa Scud và tên lửa Al Hussein của Iraq.

Patriot đã bắn hạ 70% tên lửa Scud của Iraq phóng đến Saudi Arabia, và 40% bắn đến Israel. Sau một sứ mạng không thành công, Patriot đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ thất vọng.

Ngày 25/2/1991, một tên lửa Scud bắn trúng căn cứ Dharan tại Ả Rập, làm 28 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Điều tra sau đó cho thấy lỗi phần mềm trong hệ thống đồng hồ điện tử của Patriot là nguyên nhân khiến không cho nó không thể bắn chặn được tên lửa Scud của Iraq.

Bộ pin Patriot tại Dharan lúc đó đã hoạt động 100 giờ, thời điểm mà hệ thống đồng hồ bị lệch 1/3 của một giây. Với một tên lửa với tốc độ bắn nhanh như Scud, điều đó tương đương với việc Patriot bắn lệch mục tiêu đến 600 m.

Mặc dù trong thực tế, radar Patriot đã phát hiện được tên lửa đối phương nhưng bởi lỗi đồng hồ nên giàn bắn Patriot lại di chuyển theo hướng không có mục tiêu.

Đây có thể chính là nguyên nhân khiến hệ thống Patriot đã hết đất dụng võ tại Đức khi nước này thay thế chúng bằng tên lửa phòng không nội địa.

Ngoài ra, Israel - đồng minh số 1 của Mỹ cũng đã tính đến việc loại bỏ Patriot để thay bằng hệ thống phòng thủ do mình tự sản xuất.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/scu...tu-nan-3272641/
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Cách đây mấy hôm, báo Pháp nó cũng đưa tin việc Mỹ trở thành nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới. Nước thứ 2 là Ả rập Sa u đít. Nước thứ 3 là Nga. Một điều nữa là, cả 3 nhà sản xuất này không ai nhường ai. Họ không tạo thành dạng cạc ten (cartel) liên minh với nhau để quyết định giá. Chính vì thế mà mâu thuẫn Nga-Mỹ khó giải quyết được. Việc Mỹ phải tìm thị trường để tiêu thụ dầu khí của mình không chỉ dẫn tới xung đột Nga-Mỹ mà còn dẫn tới xung đột Mỹ và các đồng minh đương đại của Mỹ ở Trung đông, trong đó có Ả rập Sa u đít.
Trước đây cái deal giữa Ả rập Sa u đít với Mỹ dựa trên việc, Ả rập Sa u đít sản xuất dầu theo chính sách chính trị kinh tế của Mỹ đưa ra và tiền mà Ả rập Sa u đít cùng với các nước Ả rập xuất khẩu dầu mỏ khác sẽ được đưa trở lại đầu tư vào kinh tế Mỹ và phương Tây (Petro đô la). Nhưng với việc Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu, thì cái deal ấy bị phá vỡ.
Hiện tại, Ả rập Sa u đít vẫn lấy cớ núp dưới bóng của Mỹ để tập hợp lực lượng, và bắt đầu thể hiện sức mạnh của mình trong việc can thiệp vào Bahrein, là người đảm bảo về an ninh cho các tiểu quốc Ả rập trong vùng vịnh. Việc can thiệp của liên minh Ả rập đứng đầu là Ả rập Sa u đít vào Yemen cũng ở trong chính sách này. Cái cớ là để chống lại ảnh hưởng của I ran.
Mỹ không phải không biết những điều ấy. Vì thế nó cũng muốn chơi với Iran, để từ đó kiểm soát các ông Ả rập. Nhưng hiện tại quan hệ với I ran vẫn bị bế tắc. Chính vì thế thái độ của Mỹ với IS là lưỡng nguyên. Nhà nước hồi giáo tự xưng này thực ra có sự ủng hộ của Ả rập Sa u đít và Quatar, mặc dù hai nước này là đồng minh của Mỹ. Mỹ vừa muốn dùng IS để loại bỏ nhà nước Syria hiện tại (thân với Nga, đồng minh của I ran), nhưng đồng thời cũng hiểu, nếu IS tồn tại, thì thế lực của Mỹ ở Trung đông cũng không thể giữ được.
Cái bàn cờ của nó ngổn ngang là như thế.
Để thắng được, thì đồng minh quan trọng nhất của Mỹ là ..tiến bộ kỹ thuật. Nếu tiến bộ kỹ thuật khai thác đá phiến giúp Mỹ có thể liên tục giảm giá, điều khiển được giá dầu thì tất cả các đối thủ của Mỹ từ Nga tới I ran, Ả rập Sa u đít.. đều lao đao. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào nội lực của từng nước nói trên.
langtubachkhoa
Cả dâù và khí của Mỹ phân lơn là đá phiêns
Dù Mỹ có giảm đươc gia đên đâu, thì vân cư đăt hơn của các nươc trên, vì dù sao vân phải phá vơ đá ra hoăc xuyên đá đê lây.
Chưa kê còn phải đâù tư công nghê + loại bỏ phóng xạ trong dâù đá phiên

Vơí khí thì Mỹ k nhưng phải xư lý đá phiên mà còn phải hóa lỏng xuât khâủ (chư k có đưòng ông), các nươc mua phải hóa khí trơ lai
Cơ sơ hạ tâng này đăt dã man, khí hóa lỏng thì khỏi nói vê muc do đăt rôì

Hiên nay trũ lương khí đôt của Nga và I ran là nhiêù nhât, sau đó là Mỹ nhưng Nga có cơ sơ hạ tâng rôì, còn Iran thì chưa có.
Vê tru luọng dâù, Nga nó chưa tính lương dâù ơ vùng đât Băc Cưc mà đã thuôc vê họ (k nói vùng đang tranh châp). Nga có nhiêù đât ơ Bac Cuc nhât, nêú tinh cả phân này có lẽ trư lưong chưa chăc thua A rap Xe ut và Mỹ

Mỹ và Canada có dư án chung vê khí hóa lỏng muôn bán cho TQ, An Do, và 1 sô nuoc chau á khác đê vưà kiem loi vưà không chê.
Vơí viêc Nga ký 2 dư án dâù khí lơn vơí TQ, đàm phán vê khí đôt vơi An Do, thì mâý dư an của anh Mỹ Canada tan vơ. Bảo sao thu tuong Canada hâm huc voi Putin thê.

EU cũng đang dinh mua khí đôt tư Trung A và I ran, k muôn mua tư Mỹ, nên dê hiêủ vì sao anh Ukr đau như vậy. Mỹ ép EU giảm sự phụ thuộc Nga về khí đốt, Ukr cũng kêu gọi thế để EU ủng hộ họ nhiều hơn, nhưng nếu EU càng đa dạng nguồn khí đốt thì chính Ukr lại bị thiệt, vì khi đó EU sẽ chỉ dùng đường ống North Stream, Yamal Europe của Nga + đường ống với các nguồn khác, đâu cần đừong ông của Ukr nữa. Với Mỹ thì OK, nhưng với Ukr thì lõm nặng

Một điều phi lý với Ukr, đó là quyền lợi kinh tế và quyền lực chính trị (thông qua đường ống dẫn khí đốt) của họ lại gắn chặt với Nga, Nga càng mạnh, EU càng phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga thì họ càng đựoc lợi. Thế nhưng, thay vì giữ quan hệ tốt với Nga, họ lại thù địch Nga ra mặt, ở đây mới thấy cái lợi ích nhóm đã đè bẹp lợi ích chung.

Việc Arap Xeut muốn thóat Mỹ là rõ ràng, gần đây các nước Arap mới xoay sang mua nhiều vũ khí của Pháp hơn, để tránh phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Pháp cũng tranh thủ tăng vị thế của mình ở Trung Đông. Đây có lẽ cùng là một trong những nguyên nhân vì sao gân đây Pháp chuyển sang giữ bộ mặt hòa thuận với Mỹ hơn, tránh xung đột căng thẳng với Mỹ để yên ổn thâm nhập Trug Đông, đồng thời có thêm sức mạnh kiểm chế sự trỗi dậy của Đức


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 15 2015, 10:53 AM)
@LTBK,
Cách đây mấy hôm, báo Pháp nó cũng đưa tin việc Mỹ trở thành nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới. Nước thứ 2 là Ả rập Sa u đít. Nước thứ 3 là Nga. Một điều nữa là, cả 3 nhà sản xuất này không ai nhường ai. Họ không tạo thành dạng cạc ten (cartel) liên minh với nhau để quyết định giá. Chính vì thế mà mâu thuẫn Nga-Mỹ khó giải quyết được. Việc Mỹ phải tìm thị trường để tiêu thụ dầu khí của mình không chỉ dẫn tới xung đột Nga-Mỹ mà còn dẫn tới xung đột Mỹ và các đồng minh đương đại của Mỹ ở Trung đông, trong đó có Ả rập Sa u đít.
Trước đây cái deal giữa Ả rập Sa u đít với Mỹ dựa trên việc, Ả rập Sa u đít sản xuất dầu theo chính sách chính trị kinh tế của Mỹ đưa ra và tiền mà Ả rập Sa u đít cùng với các nước Ả rập xuất khẩu dầu mỏ khác sẽ được đưa trở lại đầu tư vào kinh tế Mỹ và phương Tây (Petro đô la). Nhưng với việc Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu, thì cái deal ấy bị phá vỡ.
Hiện tại, Ả rập Sa u đít vẫn lấy cớ núp dưới bóng của Mỹ để tập hợp lực lượng, và bắt đầu thể hiện sức mạnh của mình trong việc can thiệp vào Bahrein, là người đảm bảo về an ninh cho các tiểu quốc Ả rập trong vùng vịnh. Việc can thiệp của liên minh Ả rập đứng đầu là Ả rập Sa u đít vào Yemen cũng ở trong chính sách này. Cái cớ là để chống lại ảnh hưởng của I ran.
Mỹ không phải không biết những điều ấy. Vì thế nó cũng muốn chơi với Iran, để từ đó kiểm soát các ông Ả rập.  Nhưng hiện tại quan hệ với I ran vẫn bị bế tắc. Chính vì thế thái độ của Mỹ với IS là lưỡng nguyên. Nhà nước hồi giáo tự xưng này thực ra có sự ủng hộ của Ả rập Sa u đít và Quatar, mặc dù hai nước này là đồng minh của Mỹ. Mỹ vừa muốn dùng IS để loại bỏ nhà nước Syria hiện tại (thân với Nga, đồng minh của I ran), nhưng đồng thời cũng hiểu, nếu IS tồn tại, thì thế lực của Mỹ ở Trung đông cũng không thể giữ được.
Cái bàn cờ của nó ngổn ngang là như thế.
Để thắng được, thì đồng minh quan trọng nhất của Mỹ là ..tiến bộ kỹ thuật. Nếu tiến bộ kỹ thuật khai thác đá phiến giúp Mỹ có thể liên tục giảm giá, điều khiển được giá dầu thì tất cả các đối thủ của Mỹ từ Nga tới I ran, Ả rập Sa u đít.. đều lao đao. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào nội lực của từng nước nói trên.
*


Phó Thường Nhân
Nói về khai thác dầu mỏ, thì điều kiện tự nhiên của các nước Ả rập và I ran vẫn là thuận lợi nhất. Nga dù không phải dùng công nghệ “đá phiến”, các mỏ của Nga chủ yếu nằm ở vùng khí hậu khắc nghiệt, xa các trung tâm tiêu thụ (EU, TQ, Ấn,..).
Chính sách đối ngoại của Ả rập Sa u đít hiện nay đối với Mỹ có nhiều điểm giống như chính sách của Pháp đối với Mỹ. Đó là nó luôn lấy chính danh đứng về phía Mỹ để mở rộng sức mạnh, ảnh hưởng của nó. Ví dụ. Khi Mỹ định hạ trại ông Syria, để thông qua đó đánh I ran và Nga, thì nó ủng hộ. Cùng dựng ra phiến quân để đánh chính phủ Syria, thì các lực lượng phiến quân được Ả rập Sa u đít ủng hộ mạnh hơn, đánh bạt lực lượng thân phương Tây đi. Kết quả ông Mỹ tiến thoái lưỡng nan. Vì đánh đổ Syria, gạt Nga ra ngoài thì chính phủ mới phải thân với Mỹ cơ, chứ nó lại dương cờ chống Mỹ thì thiệt đơn thiệt kép.
Các nước mua vũ khí của Mỹ, đều bị Mỹ kiểm soát bằng kỹ thuật. Ngoại trừ Israel. Ở ĐNA, các nước như Malaysia, Indo..tự nhiên mua vũ khí Nga cũng vì lý do đó. Ví dụ Indo, khi dẹp loạn ở vùng Sumatra trước, thì bị Mỹ viện cớ đó mà không hợp tác quân sự. Kết quả, Indo có máy bay F16 mà không dùng được, phải mua Su.
Gần đây Ai cập, lúc ném bom ở Lybia cũng dùng máy bay mua của Pháp. Đấy có lẽ cũng là lý do mà Ai cập đòi mua Rafal của Pháp, hay định mua Mig của Nga.
Mâu thuẫn Mỹ - Ả rập Sa u đít nó không nói ra. Nhưng nhìn vào đó thì mới có thể hiểu tại sao vụ 11/9, đánh sập cái World Trade Center ở Mỹ, đa số khủng bố là người Ả rập Sa u đít. Rồi Mỹ lại lấy cái cớ ấy để đánh ..I rắc. Thực ra có thể mâu thuẫn này đã bắt đầu sau cuộc chiến vùng vịnh lần thứ nhất 1993. Vì để đánh I rắc, Mỹ đã yêu cầu được Ả rập Sa u đít cho mượn căn cứ quân sự, nhưng sau Mỹ ..không đi nữa, cứ ở tịt đó. Việc Mỹ có căn cứ quân sự khắp vùng Vịnh, từ I rắc đến Bahrein, tiếng là để “bao vây” I ran. Nhưng lúc nó thích thì nó có thể bao vây luôn ông nữa.
langtubachkhoa
Bác Phó, dầu khí của Nga vẫn gần các trung tâm tiêu thụ EU, TQ đó. TQ vẫn đang mua dầu ở Siberia của Nga qua 1 đường ống dẫn dầu. Hiện đang đàm phán để mở rộng nó. Với EU, các nhà máy của họ vẫn dùng công nghệ chuyên lọc dầu mua từ Nga, hiện họ van mua ca xăng từ Nga.
Dầu của Trung Đông chủ yếu cho Mỹ và sau này là TQ;
Còn khí thì khỏi nói, dường ống dẫn khí đã có sẵn đến EU, sau khi xây xong với TQ là xong

Chỉ có Ấn Độ là bất lợi nhất mà hiện Nga-Ấn còn đàm phán để xây đuong ống nữa là. Đấy là chưa kể, khi mua dầu khí thì yếu tố chính trị và an ninh kinh tế quan trọng hơn nhiều chuyện lời lãi. Đó là chưa nói, giá của Nga bán khí chắc chắn rẻ hơn là mua khí hóa lỏng từ anh Mỹ rồi. Khí mà EU có thể mua rẻ hơn Nga may ra từ Trung Á, nhưng cái này cũng chưa chắc, vì đuờng ống sẽ rất dài, chi phí sẽ lớn

Nhân tiện đây xem luôn, k hiểu đây là loại vũ khí gì của Nga, Mỹ vừa tuyến bố công nghệ phi cơ k nguời lái tấn công kiểu mới phối hop thì Nga công bố loại vũ khí này. Cả hai vũ khí của Nga, Mỹ tuyen bố đều nằm ở thì "tương lai". Tập đoàn Rostech này nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ, EU nhưng vẫn hop tác với Boeing và Bombardier trong lĩnh vực máy bay laugh1.gif


Nga sẽ diệt tên lửa, phi cơ tự động bằng 'đạn vô hình'
Một tập đoàn công nghệ của Nga chế tạo thành công loại đại bác sóng điện từ cao tần để phá hủy phi cơ không người lái, tên lửa và các loại vũ khí chính xác khác.
Rostech, một tập đoàn công nghệ vũ khí của Nga, sẽ trưng bày loại đại bác sóng điện từ cao tần tại Army-2015 Expo, một diễn đàn quân sự sẽ diễn ra tại công viên giải trí Patriot ở ngoại ô thành phố Moscow từ ngày 16 tới 19/6 . Nó có khả năng phá hủy tên lửa dẫn đường, phi cơ không người lái và những khí tài chính xác khác bằng sóng cao tần. Đây là một phát minh của Viện Kỹ thuật Sóng radio Moscow, RT đưa tin. Theo mô tả của Rostech, đại bác sóng điện từ cao tần (SHF) có khả năng tạo ra "vùng bảo vệ vô hình" với bán kính hơn 10 km xung quanh cơ sở quân sự hay khí tài nào đó. Tuy nhiên, họ không công bố thông tin kỹ thuật chi tiết về vũ khí mới. Một nguồn tin trong tập đoàn Rostech tiết lộ rằng đại bác SHF phóng ra sóng điện từ để diệt những mục tiêu bay ở tầm thấp. Nó sẽ nằm trên xe chở tên lửa Buk lừng danh. "Về khả năng diệt mục tiêu, đại bác SHF không có đối thủ trên thế giới. Khi nằm trên xe chuyên dụng, nó sẽ tạo ra một vùng không gian bảo vệ xung quanh đối tương bất kỳ", nguồn tin khẳng định với hãng thông tấn TASS.





QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 15 2015, 01:24 PM)
Nói về khai thác dầu mỏ, thì điều kiện tự nhiên của các nước Ả rập và I ran vẫn là thuận lợi nhất. Nga dù không phải dùng công nghệ “đá phiến”, các mỏ của Nga chủ yếu nằm ở vùng khí hậu khắc nghiệt, xa các trung tâm tiêu thụ (EU, TQ, Ấn,..).
Chính sách đối ngoại của Ả rập Sa u đít  hiện nay đối với Mỹ có nhiều điểm giống như chính sách của Pháp đối với Mỹ. Đó là nó luôn lấy chính danh đứng về phía Mỹ để mở rộng sức mạnh, ảnh hưởng của nó. Ví dụ. Khi Mỹ định hạ trại ông Syria, để thông qua đó đánh I ran và Nga, thì nó ủng hộ. Cùng dựng ra phiến quân để đánh chính phủ Syria, thì các lực lượng phiến quân được Ả rập Sa u đít ủng hộ mạnh hơn, đánh bạt lực lượng thân phương Tây đi. Kết quả ông Mỹ tiến thoái lưỡng nan.  Vì đánh đổ Syria, gạt Nga ra ngoài thì chính phủ mới phải thân với Mỹ cơ, chứ nó lại dương cờ chống Mỹ thì thiệt đơn thiệt kép.
Các nước mua vũ khí của Mỹ, đều bị Mỹ kiểm soát bằng kỹ thuật. Ngoại trừ Israel. Ở ĐNA, các nước như Malaysia, Indo..tự nhiên mua vũ khí Nga cũng vì lý do đó. Ví dụ Indo, khi dẹp loạn ở vùng Sumatra trước, thì bị Mỹ viện cớ đó mà không hợp tác quân sự. Kết quả, Indo có máy bay F16 mà không dùng được, phải mua Su.
Gần đây Ai cập, lúc ném bom ở Lybia cũng dùng máy bay mua của Pháp. Đấy có lẽ cũng là lý do mà Ai cập đòi mua Rafal của Pháp, hay định mua Mig của Nga.
Mâu thuẫn Mỹ - Ả rập Sa u đít nó không nói ra. Nhưng nhìn vào đó thì mới có thể hiểu tại sao vụ 11/9, đánh sập cái World Trade Center ở Mỹ, đa số khủng bố là người Ả rập Sa u đít. Rồi Mỹ lại lấy cái cớ ấy để đánh ..I rắc. Thực ra có thể mâu thuẫn này đã bắt đầu sau cuộc chiến vùng vịnh lần thứ nhất 1993. Vì để đánh I rắc, Mỹ đã yêu cầu được Ả rập Sa u đít cho mượn căn cứ quân sự, nhưng sau Mỹ ..không đi nữa, cứ ở tịt đó. Việc Mỹ có căn cứ quân sự khắp vùng Vịnh, từ I rắc đến Bahrein, tiếng là để “bao vây” I ran. Nhưng lúc nó thích thì nó có thể bao vây luôn ông nữa.
*

langtubachkhoa
Sức hút Nga khiến phương Tây xiêu lòng
Các công ty châu Âu và Mỹ tìm mọi cách né tránh lệnh trừng phạt để làm ăn với Nga.


Bất chấp những tuyên bố cứng rắn của giới cầm quyền, các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, vẫn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Nga.

Theo bình luận của tờ Thời báo Tài chính, việc mở rộng hợp tác giữa các tập đoàn dầu mỏ lớn của Nga và châu Âu đã cho thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa châu Âu và Mỹ.

Theo đó,các công ty dầu khí châu Âu không quá lưu tâm tới các biện pháp trừng phạt và đang mở rộng hợp tác, chứ không quay lưng lại đối với các đối tác Nga.

Các tập đoàn dầu mỏ lớn nhất châu Âu vẫn tăng khối lượng giao dịch với các đối tác Nga, điều cho thấy các tập đoàn của phương Tây trong năm nay đã học được cách "sống" trong điều kiện Moskva bị áp đặt các giới hạn.

Tập đoàn BP sắp hoàn tất một thỏa thuận mua 20% cổ phần tại mỏ dầu của Rosneft ở Siberia. Giá trị hợp đồng vào khoảng 700 triệu USD.

Các công ty Eni và Statoil đã nhận được giấy phép tiếp tục hoạt động các liên doanh của họ với Rosneft.

Shell tiếp tục hợp tác với Gazpromneft và đang chờ phê duyệt của Chính phủ Hà Lan cho các dự án khác.

Việc mở rộng hợp tác giữa các đại gia dầu mỏ của Nga và châu Âu cho thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa châu Âu và Mỹ. Nếu Nhà Trắng đóng băng 10 dự án của ExxonMobil với Rosneft, thì các biện pháp trừng phạt của châu Âu cho phép các doanh nghiệp của họ có thể tiếp tục hợp tác theo hợp đồng đã ký trước đó, tình hình này khiến cả ExxonMobil cũng phải mở rộng hoạt động của họ ở Nga.

Thực tế này cho thấy các công ty Mỹ rơi vào tình thế bất lợi so với doanh nghiệp châu Âu và thiệt hại nhiều hơn.

Trong khi đó, các công ty châu Âu vẫn hy vọng các biện pháp trừng phạt sẽ bị hủy bỏ. Giám đốc điều hành BP, Bob Dudley cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC rằng BP sẽ "tìm hiểu cơ hội đầu tư bổ sung ở Nga".

Đại diện Rosneft của Nga cũng tiết lộ các công ty phương Tây "rất quan tâm" tới việc mở rộng hợp tác với đối tác Nga dù vẫn công khai rằng tuân thủ nghiêm các lệnh trừng phạt. Giới lãnh đạo châu Âu cũng cố tình phớt lờ thực tế này.

Ngoài ra, các công ty châu Âu cũng tìm cách lách luật khi thay đổi lộ trình xuất khẩu một số mặt hàng sang Nga thông qua nước thứ ba không tham gia các biện pháp trừng phạt Nga như Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil. Những “đối thủ” cạnh tranh nhau tại thị trường Nga còn sử dụng các nhà máy tại Trung Quốc hay Ấn Độ để xử lý các đơn đặt hàng từ Nga!

Từ phía Nga, họ cũng có những cách lách luật hết sức đơn giản. Đó là thành lập các công ty mới, thực chất chỉ là “con đẻ” của các công ty Nga bị cấm vận.

Một giám đốc kinh doanh của một công ty Pháp tại Nga cho biết ngay sau khi công ty này thông báo với một công ty nhà nước của Nga hồi tháng Hai rằng họ không thể bán thiết bị theo đề nghị, lập tức có một công ty khác của Nga tiếp cận và đưa ra đề nghị tương tự.

Thực ra, bản thân châu Âu từ lâu đã nhận ra chiêu trò “đi đêm hưởng lợi” một mình của Mỹ trong quan hệ với Nga. Báo chí Đức mới đây đã đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi.

Ví dụ như thương vụ hãng sản xuất máy bay trực thăng Bell của Mỹ đã ký kết hợp đồng với nhà máy hàng không dân dụng Ekaterinburg ở Ural. Đây là một doanh nghiệp Nga thuộc Tập đoàn Rostec do ông Sergei Chemezov, một trong những nhân vật “thân tín” của Tổng thống Vladimir Putin, lãnh đạo.

Điều đáng chú ý là ông Chemezov cùng tập đoàn Rostec đã có tên trong danh sách các đối tượng bị Mỹ trừng phạt, song Bell dường như không bận tâm về điều này.

Một bằng chứng khác là hãng sản xuất máy bay Boeing và nhà sản xuất titan Avisma (Nga) quyết định tiếp tục gia hạn hợp đồng hợp tác tới năm 2022. Hay hồi tháng 1/2015, nhà chế tạo thiết bị vũ trụ và tên lửa đẩy Orbital Sciences của Mỹ đã ký với tập đoàn chế tạo Energomash (Nga) hợp đồng sản xuất 60 động cơ cho tên lửa Antares…

Link goc
(@click here)
Phó Thường Nhân
Báo Nga hay nói tới những “thắng lợi” của Nga vượt khó. Ngược lại báo chí phương Tây, thì lại nói tới khó khăn của Nga. Tất cả báo dù theo bên nào cũng có chiều. Nhưng tổng kết hai cái chiều ấy, tất nhiên phải phân tích nó, chứ không tin ngay thì người ta sẽ có được cái nhìn tổng thể.
Cái khung của nó là thế này. Về mặt mua bán trực tiếp, nếu phương Tây có lợi, thì nó vẫn mua của Nga. Đây chính là những “thắng lợi” của Nga. Nhưng cái khó của Nga đến từ phía tài chính và giá dầu khí. Về giá dầu khí, Nga không chi phối được nó. Và đây là cuộc chiến tay ba: Mỹ, Nga, Ả rập Sa u đít. Hiện tại Ả rập Sa u đít cầm chịch, hạ giá dầu về chính danh là để đánh Nga theo yêu cầu của Mỹ, nhưng đồng thời cũng là cách hạn chế Mỹ chiếm thị phần của mình. Chính vì chính sách của Ả rập Sa u đít vẫn phụ thuộc vào cái “theo yêu cầu của Mỹ”, mà thị trường dầu mỏ vẫn là Mỹ điều khiển. Sự hạ giá dầu cũng làm cho Mỹ thiệt hại, chính vì thế tôi mới nói, đồng minh lớn nhất của Mỹ là ..kỹ thuật. Nếu Mỹ vẫn tiếp tục cải tiến được kỹ thuật khai thác đá phiến để nó giảm giá dần, thì người thắng cuối cùng trong cái trận chiến này vẫn là Mỹ. Quả thật trong kỹ nghệ khai thác đá phiến, Mỹ đã có những tiến bộ vượt bậc. Trước đây khoảng 5 năm người ta tính giá một baril dầu phải trên 100 đô, thì Mỹ mới lãi. Giờ nó xuống 60 đô, Mỹ vẫn trụ được. có nghĩa là trong khoảng thời gian 5 năm, công nghệ của nó tiến bộ vượt bậc mới thế được. (Cũng có thể lúc đầu nó cũng đã thế, nhưng vì nó kìm được giá dầu ở độ cao, thì nó vẫn kìm).
Về tài chính. Theo sự đánh giá của phương Tây, thì việc cấm vận, trừng phạt sẽ gây khó khăn cho đầu tư của Nga. Vì Nga không thể tiếp cận với thị trường tài chính thế giới vẫn do Mỹ kiểm soát, và dựa trên đô la. Và quả thực điều này gây khó khăn lớn nhất cho Nga. Cái khó khăn ấy thể hiện ở những điểm sau:
1- Giá đồng rúp sụt giảm. Điều này đã xẩy ra từ trước khi có xung đột ở UK, cho nên đến nay tôi vẫn không đánh giá được, là cuộc xung đột này là điểm khởi đầu của xung đột Mỹ - Nga hay nó là sự kế tiếp của một xung đột lớn hơn giữa hai bên trước đó, mà cả hai đều không nói ra. Tôi nghĩ rằng để cái điểm đầu của cuộc xung đột này từ các sự kiện ở Syria có lẽ chính xác hơn. Và những sự kiện ở UK là kế tiếp.
2- Nga vẫn không ngăn cản được việc chẩy máu ngoại tệ. Dù việc đó có giảm dần. Năm 2014, vẫn chẩy máu 32 tỉ so với 64 tỉ trước đó. Và sự chẩy máu này có cái quy trình như sau:
Nhà nước Nga dùng quỹ tiền thặng dư mình có trước đó (khoảng 400 tỉ) để đảm bảo tiền của tư nhân, doanh nghiệp để trong ngân hàng thương mại Nga. Hiện nay Nga không làm (cũng có thể là không thể quản lý hành chính việc đổi tiền, vì biện pháp này có thể tạo nên sự rung động cực lớn về kinh tế chính trị), kết quả tư nhân, doanh nghiệp đã đổi rúp ra đô để mang ra nước ngoài, tức là mang sang phương Tây. Trong trường hợp như thế, rõ ràng đầu tư là khó khăn.
3- Vừa rồi bọn Pháp cũng đưa tin là Nga sẽ xoá bỏ 200 ngân hàng, trên tổng số 700. Nhìn vào con số đó, thì người ta có thể thấy hai điều. Ảnh hưởng tài chính với Nga là có thật. Nó vừa là hệ quả của khủng hoảng thế giới từ năm 2008, cũng như trừng phạt của phương Tây. Nó cũng chứng tỏ thị trường tài chính ngân hàng Nga rất là manh mún.
Để chống lại những việc này. Nhà nước Nga cũng có sắc lệnh không trừng phạt, đánh thuế ai mang tiền từ nước ngoài về. Đây là điều chứng tỏ việc chẩy máu ngoại tệ là có thật và nghiêm trọng. Cách đây mấy năm, ở Ý, chính phủ của Berlusconi, cũng có sắc lệnh kiểu ấy ở Ý, và nó cũng là điểm khởi đầu báo hiệu khủng hoảng tài chính ở nước này.
Một điều nữa là Nga tìm những đối tác khác,đặc biệt là TQ. Nhưng nguồn đô la của TQ không phải là vô tận, vì mặc dù thặng dư, TQ tích trữ tiền dưới dạng phiếu ghi nợ của Mỹ. Phải bán nó mới có “tiền tươi”, nhưng cũng không thể bán tống bán tháo được, vì muốn bán phải có người mua lại nợ của Mỹ.
Một cách nữa đó là trao đổi trực tiếp không thông qua đô la. Nhưng điều này đòi hỏi ông phải không phụ thuộc vào kỹ thuật phương Tây. Vì nếu vẫn phụ thuộc vào kỹ thuật của nó, thì vẫn cần đô la để mua, chứ nó có chịu tích trữ rúp hay nhân dân tệ đâu. TQ đã hoàn toàn độc lập về công nghệ so với phương Tây chưa. Theo tôi đánh giá thì chưa. Vì nó cũng phát triển xổi kiểu VN, dù cái chân đế nó chắc hơn. TQ có thể chế tạo được, dựa vào composant mua ở phương Tây, như vậy là không thể thoát cái bẫy đô la.
Với tôi, bức tranh toàn cảnh của Nga là vậy. Và đây cũng là lúc người ta có thể thấy là Nga mạnh thật hay mạnh xổi. Mạnh thật là ông có nội lực, sức mạnh của ông ít phụ thuộc vào trao đổi với bên ngoài, cụ thể là phương Tây. Tức là trong quan hệ này ông nắm đằng chuôi. Mạnh xổi là ông làm được, nhưng cần tiền của nó, cần phụ kiện quyết định của nó. Nó cấm ông thì ông ngắc ngư. Cái câu hỏi này cũng đặt ra với kinh tế TQ.
Phó Thường Nhân
Để phân tích tiếp cái bài trên, gọi là nâng cấp lý thuyết cho nó, thì các bác sẽ thấy nhiều điều thú vị. Và có thể coi là một ca đặc trưng của quan hệ quốc tế trong hoàn cảnh toàn cầu hoá.
Trong quá trình toàn cầu hoá, thì bất cứ bên nào tham gia cũng bị phụ thuộc vào đối tác. Nhưng sự phụ thuộc này nó cũng có chiều. Cái chiều ấy, cái thế ấy, được quyết định bởi vị trí của nhà nước đótrong quá trình toàn cầu hoá, mức độ độc lập (tương đối) về công nghệ, quân sự, tài chính, chính trị, lương thực,medias. Lấy trường hợp của Nga: Nga độc lập về chính trị, quân sự, một phần công nghệ (chủ yếu trong công nghệ quốc phòng), lương thực. Ngược lại kinh tế của Nga bị phụ thuộc vào tài chính, media của Nga cũng không đủ mạnh để át đi media phương Tây, để có thể già mồm, tạo sức mạnh mềm.
Thằng Mỹ, thằng EU khi nó chơi, nó luôn tìm cách đứng ở thế phía trên, để cho cái chiều có lợi cho nó. Và tất cả nghệ thuật chính trị là nhằm vào đó. Lấy thái độ EU với Nga thì thấy rất rõ. EU phụ thuộc nặng nề vào Nga về năng lượng, nhưng không vì thế mà nó muốn rơi vào vị trí yếu thế để ông Nga ép nó. Ngược lại nó phải ép ông, để ông chơi với nó trong thế yếu. Và quả thật là thế. EU theo đuôi Mỹ trừng phạt Nga, nhưng Nga có dám cắt dầu khí trừng phạt lại đâu. Thái độ các nước Đức, Pháp, Anh,..đều là như thế, chứ không phải như Nga tưởng tượng là nó sợ ông.
Vì thế cái tình trạng nó như thế này. Nga được nó chơi thì mừng, nhưng lúc nó phạt thì phải chịu không thể trừng phạt ngược. Chứ nếu Nga thực sự mạnh hơn nó, thì lúc nó mua sẽ trừng phạt ngược mà không bán cho nó. Nhưng ông có dám làm thế đâu.
Hiện nay, Nga đang tìm cách ve vãn thằng Ý để tìm cách bẻ gẫy cái khoá EU. Nhưng khó có thể bẻ được. Vì Ý không có trọng lượng trong đối ngoại của EU. Nhiều lần Ý đã bị thằng Pháp thằng Anh bắt ngậm bồ hòn làm ngọt. ví dụ gần đây nhất. đó là cuộc chiến tranh ở Lybia. Lybia vì đã có một giai đoạn ngắn là thuộc địa của Ý, nên Kadafi đã sử dụng Ý như cái cửa để quan hệ với EU. Nhưng Ý không cản được Anh-Pháp với sự hỗ trợ của Mỹ đánh Lybia, quật đổ chính quyền Kadafi mà Ý có làm gì được đâu.
Còn thái độ chung của EU là chơi với Nga nhưng ở thế thượng phong, vì thế nó vẫn đồng hành với Mỹ, đi cùng với Mỹ để ông phải chơi trong thế yếu hơn. Giả dụ ngày nào đó, nó quay lại chống Mỹ (điều này tương đối khó), thì cũng để nó làm bá chủ, chứ không phải là tôn ông Nga làm chủ. Mỹ cấm tiệt EU không chơi với Nga thì nó phản đối. Nhưng chơi trên thế mạnh thì nó ..mới chơi. Đây cũng là thái độ của Mỹ.

Trung quốc đã tuyên bố “hoàn thành xây dựng đảo”, điều này có lẽ là nó sắp dừng, đi giật lùi. Tất nhiên trong tuyên bố của nó, nó vẫn nói là tiếp tục làm các việc khác để giữ thể diện. Nhưng lúc nào, khi nào thì nó không nói. Cho nên với tôi, khi TQ nói thế, thì tôi phân tích là TQ sẽ dừng để hạ nhiệt với Mỹ. Tại sao nó hạ nhiệt bây giờ, vì TQ khác với Nga là không dám đi tới đổ vỡ, nên nó sẽ dừng lại trước khi sự phản đối của Mỹ biến thành luật. Vì lúc đó giá phải trả sẽ cao hơn. Vì lúc này, chính phủ Mỹ không độc quyền được nữa, mà bắt buộc quyết định phải là quốc hội+chính phủ. Điều này sẽ khó khăn hơn.
langtubachkhoa
Bác Phó, việc Nga bị chảy maú tài chính là điều mọi người đều rõ, trầm trọng nhất là thời Elsin. Đến nay cái đó vẫn chưa chấm dứt dù giảm đi rất nhiều.

Báo Nga k nói đến thắng lợi, mà chỉ nói đến sự vững vàng.
Còn báo Tây thì hay nhắc đến thiệt hại của nó + thiệt hại của Nga. Nói đến thiệt hại của Nga vì muốn tâm lý chiến, nói đến thiệt hại của mình vì muốn mặc cả tranh ăn lẫn nhau. Ví dụ báo Đức than mình bị cấm làm ăn, và các mối làm ăn của nó bị Mỹ thế vào, hoặc Mỹ vẫn tiếp tục làm ăn voi ngay các hãng nằm trong danh sách trừng phạt. Nhưng thực tế thì chính các hãng EU cũng làm thế, dù theo cách lách luật, hoặc là hop pháp hòa việc làm ăn thông qua bên thứ 3.

Thực ra trong thế giới ngày nay, khó nước nào k phụ thuộc hoàn toàn vào linh kiện nước khác. Tên lửa, tàu chiến Mỹ dùng chi chít linh kiện từ Canada, EU, Nhật, Singapore. Robot vũ trụ của Mỹ thì dùng linh kiện của Nga nữa. Bản thân cái máy bay Boeing 777 hay 787 cũng có hãng của Nga tham gia thiết kế và cung cấp linh kiện. Có lẽ ngoại lệ là cái Rafale của Pháp dùng 100% công nghệ Pháp, hay nhiều máy bay của Nga dùng công nghệ hoàn toàn nội dịa.

Theo tôi cái sức mạnh bây giờ, k phải l tự chủ 100% linh kiện, mà chỉ cần tự chủ được phần lớn linh kiện, còn các linh kiện khác mình luôn có thể làm đưoc nếu cần, hoạc có cách kiếm được (đây có lẽ là vị thế của Pháp, Nga),
manh hơn nữa thì mình ở thế áp đảo để k một ai dám choi trò cắt linh kiện k bán cho mình (đây chính là vị thế của Mỹ).

Cái trò dầu đá phiến này, thực ra Mỹ đã nghien cứu công nghệ khai thác nó từ những năm 70 thế kỷ trước rồi, bây giờ mới thành và đem ra sử dụng đúng thời điểm. Thay đổi công nghệ trong những ngành này không nhanh thế đâu bác Phó.

Người ta tính là gia dầu có xuống đến 30USD/baril thì Nga vẫn có lãi, chỉ có điều có lãi trong ngành dầu khí thôi, chứ k đủ để dùng loi nhuận của nó đầu tư cho các ngành khác (thông qua chính sách thuế như hiện nay Nga đã và đang làm), vì thế nên từ cuối nhiệm kỳ 2 của Putin, mới có các chính sách giảm thiểu phụ thuộc dầu mỏ, vì 48% ngân sách Nga và gần 30% GDP của Nga đến từ khai thác tài nguyên, và chính sách này dược tiếp tục dưoi thời Medvedev cho đến nay.

Nói chung nếu cuộc chơi này kéo dài thì Nga, phương tây cũng thích nghi được và vẫn làm ăn với nhau (thông qua bên thứ 3 hoặc nhà nước Mỹ làm lơ cho các hãng của nó vẫn làm ăn), nhưng về mặt cấu trúc chính trị, sẽ thay đổi rất lớn. Quan hệ giữa Nga và EU k phát triển đựoc, quan hệ Nga-Nhật k tiến được. Nga sẽ đẩy mạnh hướng về châu Á, TQ sẽ mạnh lên, những mặt hàng mà Mỹ k cung cấp cho TQ (như những bộ vi xử lý chip điều khiển tên lửa và hệ thống vũ khí, etc.), TQ đã mua của Nga nhưng bây giờ sẽ càng phải tăng cường mua của Nga. Hop tác giữa Nga và các nước ngoài phương tây sẽ tăng mạnh cả chiểu rộng và chiều sâu


Hiện Nga đang muốn thay đổi mô hình kinh tế, từ việc dựa vào đầu tư chuyển sang đi đầu tư, tập trung nhiều vào nội lực. Điều này cũng đang gây ra tranh cãi trong nội bộ Nga, giữa một bên ủng hộ dựa vào đầu tư đại diện là Kudrin, cựu bộ trưởng tài chính, và một bên là thủ tướng Medvedev ủng hộ dựa vào nội lực

Nói chung, tôi tin là nếu Nga giữ vững được chính trị, k để xẩy ra cái trò cách mạng màu, thì rồi cái trừng phạt này sẽ phải hết thôi.


langtubachkhoa
Tin thêm: hiện nay anh Nga bắt đầu tiếp thị máy bay tầm trung và ngắn MS21 ra bên ngoài, máy bay này sẽ chính thức hoạt động vào năm 2017. Máy bay này có thể dùng 1 trong 2 động cơ là Aviadvigatel PD-14 của hãng Aviadvigatel (Nga) hoặc PW1000G của Pratt & Whitney (Mỹ), hệ thống diện tử được cung cấp bởi 2 hãng Rockwell Collins (Mỹ) và Avionika (Nga).
Dường như nếu khách hàng là cơ quan nhà nước thi bị bắt phải dùng đông cơ và điện tử của hãng Nga, còn khách hàng tư nhân thì được tùy ý lựa chọn. Phó thủ tưong Rogozin có nói đến năm 2025 phải làm sao thị trường hàng không tâm trung và gần của Nga đều phải dùng máy bay Nga, k còn máy bay ngoại

Cái này cũng năm trong chiến lược dựa vào nội lực, như bộ trưởng tài chính Nga hiện nay nói: k phải chỉ chuyển sang thanh toán không dùng USD, mà còn phải giảm thiểu tối đa nhu cầu USD
langtubachkhoa
Itar Tass đưa tin Arap Saudi muốn mua tên lửa khủng Iskander của Nga. Không hiểu đây có phải nằm trong chiến lược thoát Mỹ k? Có tên lửa này là có thể đối chọi với hạm đội Mỹ đóng ở Arap Saudi, và tên lửa này là một Game Changer. Một đoàn quan chức cao cấp của Arap đã đến Nga để bàn về điều này. Phiến bản xuất khẩu của Iskander yếu hơn phiên bản nội địa nhưng vẫn là hàng khủng
http://tass.ru/en/russia/801050
Saudi Arabia shows interest in buying Russian tactical ballistic missile systems — source

KUBINKA (Moscow Region), June 16. /TASS/. Saudi Arabia is interested in purchasing Russia’s Iskander tactical ballistic missile systems, a source in the country’s delegation at the Army-2015 International Military and Technical Forum outside Moscow said on Tuesday.
"We are interested in buying Iskanders. A high-ranking delegation has arrived here to discuss this," the source told TASS.
Russia’s Machine-Building Design Bureau, the main manufacturer of Iskanders earlier said that the systems may not be exported until 2016.
However, they have been included in the list of products allowed to be sold abroad. Last year, media reports said Kazakhstan had announced it was interested in the export version of the Iskander-M systems.
Iskander-M ballistic missile systems can effectively engage two targets within a minute at a range of up to 280 kilometers.


Nga đã chính thức cung cấp ngũ cốc cho Iran theo thỏa thuận đổi dầu lấy lương thực. Nga là một cường quốc về dầu nhưng vẫn đi mua dầu thô từ Trung Á và Iran.

gàn dây, hạ viện Mỹ ra luật cấm cung cấp vũ khí cho tiểu đoàn Azov (tiểu đoàn do Kolomoski tài trợ), lấy lý do vì đó là phát xít. Báo thụy sĩ có bài chỉ trích tham nhũng Ukr, trong đó có chỉ trích tài phiệt Kolomoski (dù k chỉ ông ta). Không hiểu diễn biến này thể hiện cái gì?


Thụy sĩ vừa đưa ra 1 báo cáo dài chỉ trích gay gắt tình trạng tham nhũng Ukraine!

http://www.strategic-culture.org/news/2015...-ukraine-i.html

Báo cáo của họ dài 180 trang dựa trên 1 cuộc điều tra qui mô, trong đó cũng xem xét cả nguyên nhân, hoàn cảnh chính trị kéo Ukr vào tình cảnh hoàn toàn tham nhũng như hiện nay cũng như mối liên hệ lịch sử giữa tham nhũng và xã hội Ukr.

Báo cáo này đánh giá ảnh hưởng của tham nhũng Ukr làm nguy hiểm đến EU.

Trái lại, các nhà điều tra Thụy sĩ lại đánh giá cao các bước chống tham nhũng của “độc tài” bị lật đổ Yanukovych, họ lưu ý rất nhiều luật lệ củng cố bộ máy, làm minh bạch chính quyền và gây khó cho những kẻ trộm cắp, kể cả các quan chức cấp cao đã được ban bố bởi Yanukovych.

Còn thời Poroshenko hiện nay, tham nhũng có khác thời Yanukovych, ngân khố bị biển thủ qua các HĐ, nhà thầu, qua cả các quan chức kiểm toán, qua thuế, qua chuyển đổi ngoại tệ với sự giúp sức của nước ngoài… Thời Poroshenko, tham nhũng đã trở thành khủng khiếp vì vấn nạn các tập đoàn, công ty tư nhân cướp bóc ngân khố chứ không còn là tham nhũng. Liên minh giữa các bố già đầu sỏ và các quan chức cấp cao nhất đã tạo ra vấn nạn này. Còn ở bộ máy chính quyền địa phương, vẫn là sự tác oai tác quái của quan tòa, cảnh sát, quan chức địa phương, các chính trị gia. Tất cả hình thành mạng lưới tham nhũng và làm giàu nhờ chi tiêu công.

Chiến dịch chống khủng bố ATO là 1 nguồn tham nhũng khủng như con quái vật bụng rỗng ngốn ngấu mọi thứ. Một số bố già đã tận dụng cơ hội để cướp bóc và chiếm đoạt tài sản công. Họ kiếm chác từ mọi thứ liên quan: sắt thép, than, gas, xăng dầu, vũ khí, trang bị, lương và thậm chí khẩu phần ăn của binh lính. Người ta còn nhớ các suất ăn dã chiến đóng gói do Mỹ viện trợ đã bị bán cả lô lớn ra chợ đen hồi năm ngoái. Nhiều sản nghiệp nhà nước đã bị các đầu sỏ mua rẻ mạt hay bán tống bán tháo cho nước ngoài vì chiến tranh.

Một ví dụ điển hình là đầu sỏ Kolomoiski, kẻ đã vớ bẫm nhờ bán xăng, trong khi ATO làm tăng nhu cầu xăng dầu gấp 2,5 lần bình thường, thì hắn cũng nâng giá cao gấp 1,5 lần bình thường. Một công ty của hắn bán áo giáp và mũ dởm cho chính phủ với giá cao hơn 16%. Liasko, nghị sĩ đảng cấp tiến từng đứng trước RADA đòi bỏ tù Kolomoiski vì việc này, nhưng chẳng ai dám làm gì hắn ta.

Phát biểu trên kênh TV-5, trợ lý bộ quốc phòng Yuri Biryukov dẫn 1 nguồn tin nói rằng, 20% đến 25% tiền cho quốc phòng đã bị trộm cắp. Ông này cho biết “khoảng 450 triệu USD đã bị đánh cắp khỏi quân đội Ukraine”. Các chuyên gia từ Geneva thậm chí còn đánh giá việc này lớn hơn thế: “Cứ 100 USD cho bộ quốc phòng Ukr thì 81 USD đã bị đánh cắp.”

Mặc dù Poroshenko đã lập cơ quan chuyên trách chống tham nhũng, nhưng kết quả là con số 0, thậm chí cơ quan này lại biến thành nơi để tham nhũng. Báo cáo Thụy sĩ gọi nơi này là “cái máng lợn tham nhũng”, họ không sử dụng luật pháp mà dùng siêu cảnh sát-tòa án để tham nhũng của những kẻ tham nhũng. Sự chồng chéo của Ủy ban chống tham nhũng và Cơ quan chống tham nhũng chỉ như những mảnh vụn sử dụng để dàn xếp các bất hòa giữa nhiều phe phái để tiếp tục tham nhũng.

Các chuyên gia Thụy sĩ kết luận, câu hỏi tương lai Ukr, đất nước đang trượt về phía phát xít và bị nội chiến tàn phá, bị định đoạt từ bên ngoài chứ không phải từ bản thân bên trong Ukr. Thật tủi hổ khi gần đây, tháng 2, 2015, ngoa ngôn này vẫn còn vang vọng: Tương lai Ukraine phụ thuộc vào người Ukraine!”

Phó Thường Nhân
@LTBK,
Về chi phí khai thác, thì có lẽ ngay cả khi khai thác ở Bắc cực, chi phí sản xuất của Nga vẫn rẻ hơn Mỹ.Nhưng có điều là lãi của ngành công nghiệp này đóng góp trên 50% cho ngân sách của Nga. Ở Mỹ thì nó chỉ cần lãi cho chính nó thôi, chứ ngân sách của Mỹ là in tiền rồi mua đồ nợ. Mỹ muốn có tiền thì .. in tiền (tất nhiên nó phải làm trong cơ chế tránh được lạm phát khổng lồ). Nếu Nga không bị Mỹ trừng phạt, thì việc giảm ngân sách do giá dầu giảm có thể giải quyết bằng vay. Nhưng bây giờ Nga không thể vay được vì cấm vận. Tất nhiên Nga có thể vay các đối tác khác như TQ, Ấn, ..nhưng tất cả các nước này đều không thể in đô la. Chính vì thế, trật tự thế giới hiện tại vẫn là do Mỹ cầm trịch. Hệ thống tiền tệ thế giới hiện tại đã đặt FED (ngân hàng trung ương Mỹ) vào vị trí ngân hàng trung ương của toàn thế giới.
Tất nhiên là Nga không thể có cách nào khác là chống cự. Và sự thành công của Nga có được hay không cũng quyết định không nhỏ tới cán cân lực lượng trên thế giới. Do mâu thuẫn Nga-Mỹ không thể giải quyết nên thế giới đang ở trước một cuộc chiến tranh lạnh “nửa chừng xuân”, vì nó không thành khối, thành đối kháng hai khối. Thực ra nó có một khối đó là Mỹ - EU – Nhật với hai bàn tay quân sự là NATO và hiệp ước quân sự Nhật –Mỹ , và cái hiệp ước này đang dần dần trở thành một dạng NATO, do Mỹ nới thêm quyền hạn cho Nhật. Đối diện là một loạt các nước “mới nổi” được gọi là BRICS nhưng không có liên quan gì với nhau trong quyền lợi cả, không có người cầm chịch, cũng không có liên minh. Trong cái “khối” này có hai tổ chức đó là tổ chức hợp tác Thượng Hải, và Liên minh quân sự kinh tế của một số nước còn lại trong Liên Xô với nhau. Nhưng không có tổ chức nào đạt được mức độ NATO.
Với vấn đề UK, Mỹ đã kéo được EU về phía mình. Gọi là kéo, thực ra là hai bên tìm được một tiếng nói chung để ăn trên lưng ông Nga. Với những gì TQ đang thực hiện ở Đông Á, Mỹ - Nhật cũng tìm được tiếng nói chung đối với TQ. Mỹ không sợ Nhật thoát khỏi tay mình, ngược lại Nhật cũng khẳng định được mình hơn mà không cần thoát khỏi Mỹ.
Phó Thường Nhân
Nói thêm về quan hệ Mỹ-EU, rồi Mỹ-Nhật.
1- Mỹ - EU. Trước đây về truyền thống, Anh được coi là con ngựa thành tơ roa của Mỹ ở châu Âu. Trong lịch sử Anh chưa bao giờ thâm nhập vào châu Âu lục địa như một thành viên, mà luôn kích các cường quốc trên lục địa này đánh lẫn nhau, mâu thuẫn với nhau để mình thủ lợi. Cái chính sách đó có tên là “balanced power”, là một tư duy chính trị phổ biến của văn hoá ăng lô – sắc xôn (Anglo-Saxon), hay được gọi là văn hoá Anh-Mỹ. Các cường quốc lục địa này là Pháp, Tây ban Nha, Đức, Áo-Hung, Nga sa hoàng.. Với cái nhìn của tôi, thì Anglo-Saxon là một nền văn minh tách biệt với nền văn minh lục địa châu Âu là Pháp- Đức. Rồi ở châu Âu lại có một nền văn minh thứ 3 là văn minh Slave (của Nga). Nhưng hiện nay, Anh có thể rút khỏi EU. Nòng cốt ở châu Âu lục địa (Tây Âu) là Pháp – Đức. Nhưng hai nước này có cái nhìn khác nhau về vai trò cũng như sự phát triển của EU. Pháp giống như một nước Mỹ thu nhỏ, vì nó vẫn còn đủ chân tay chủ quyền (quân sự, chính trị, kinh tế, “thuộc địa”, vị thế LHQ..) nên nó muốn xây dựng EU theo dạng đấy. Ngược lại Đức chân tay chủ quyền không đủ (quân sự phải nằm trong NATO, nhà nước thâm sâu gắn với Mỹ, thị trường rồi tài chính đều cần Mỹ) nên nó chỉ muốn nới lỏng bàn tay của Mỹ, chứ không muốn đối đầu. Không kể, chính sách bành trướng của Mỹ có lợi cho Đức. Nhờ sự bành trướng của Mỹ đánh Liên Xô mà nước Đức thống nhất được. Đông Âu nhập vào EU, thì Đức là lợi nhất.. Từ khi Mỹ đánh I rắc lần thứ 2, thì nó đã có câu nói “lờ Đức, chống Nga, đánh Pháp” (câu này được coi là của Condoleza Rice). Đấy là lúc 3 nước này đều phản đối Mỹ đánh I rắc. Lờ Đức vì nó biết Đức không thể thoát. Đánh Pháp là vì nó biết chỉ cần doạ là Pháp sẽ quay về với Mỹ. Còn Nga thì mọi chuyện đã rõ, không cần bình luận thêm. Hiện tại, trong cái cặp Pháp-Đức, thì Đức mạnh hẳn lên. Và thái độ của Đức quyết định rất lớn tới định hướng của EU. Về mặt lý thuyết, các nước thành viên EU là bình đẳng. Nhưng trên thực tế, Đức gần như có quyền phủ quyết. Và nếu Pháp không ngáng chân gây khó dễ, thì EU sẽ hoạt động được. Ở trên, chỗ nào đó tôi đã nói tới quan hệ Mỹ-Đức, và liên minh Mỹ-Đức-Nhật. Như vậy Mỹ “liên minh” với Đức thì “mua” được EU.

2- Quan hệ Mỹ-Nhật renew có lẽ là thắng lợi ngoại giao lớn nhất của Obama, đối với tôi. Vì nó thay đổi về chất lượng cái liên minh này. Cho đến nay, liên minh này thực ra là Mỹ bảo hộ Nhật. Trong đó Mỹ có “nghĩa vụ” bảo vệ Nhật (thực ra cũng là cách nó quản thúc). Nhưng bây giờ Nhật cũng có quyền (và bắt buộc) bảo vệ Mỹ. Còn Mỹ nó vẫn “bảo vệ” Nhật (tất nhiên) rồi. Không những thế, Mỹ mở đường cho Nhật xuống Đông Nam Á, và Nhật cũng có quyền sản xuất vũ khí để xuất khẩu. Nhật với cơ chế mới này, có vị trí tương đồng như Anh, Đức trong NATO. Cái Renew này giải quyết được nhiều vấn đề cho Mỹ:
1- Mỹ vẫn kiểm soát được Nhật. vì trong quan hệ này, vai trò của Mỹ vẫn là thượng phong.
2- Mỹ giải quyết được mâu thuẫn Hàn-Nhật. Tại sao lại thế. Bởi khi Nhật muốn vùng ra, độc lập hơn. Thì thằng Hàn quốc gào lên ngay. Vì giữa hai nước này có mâu thuẫn về tâm lý lịch sử, giống như VN-TQ. Việc Hàn quốc gào lên ăn vạ này, làm tôi buồn cười. Vì hiển nhiên với sự có mặt của quân đội Mỹ ở cả Hàn quốc lẫn Nhật. Ở Hàn bộ chỉ huy quân sự là hỗn hợp Hàn-Mỹ, thì làm sao mà Nhật dám đánh Hàn. Hàn gào lên thế để xí phần. sợ thằng Mỹ nó quên, và nhân thể cũng đòi thêm quyền lợi. Với việc Nhật-Mỹ thắt chặt quan hệ kiểu mới, thì Hàn không còn cớ gì mà ăn vạ nữa.

Cái liên minh Mỹ-Nhật kiểu mới này, đã làm cho một nước thất vọng. Đó là TQ. Và như vậy về tương lai, mâu thuẫn TQ-Mỹ là cơ bản. Tại sao thế? Bởi vì trước đây, TQ vẫn có thể hi vọng là sự lớn mạnh của mình sẽ giúp cho Mỹ coi TQ như một dạng cảnh sát cho Mỹ ở Đông Á. Giống như lúc TQ đánh VN năm 1979, thì nhất cử lưỡng tiện. Đánh VN thoả được mong muốn trả thù VN của Mỹ, đồng thời cứu đàn em là Khơ me đỏ. TQ cũng có nhưng tâm lý để kỳ vọng điều đó. Vì nếu Nhật vùng ra theo hướng chống Mỹ, thì Mỹ chắc phải nhờ TQ. Vì thế TQ luôn nói tới quá khứ “đánh Mỹ” của Nhật để Mỹ đề phòng. Không phải ngẫu nhiên, mà 60 năm sau đại chiến Mỹ -Nhật, thủ tướng Nhật Abe vẫn phải phát biểu tự nhận lỗi quá khứ trước quốc hội Mỹ.
Kết quả của cái thay đổi này với VN là có chơi với Mỹ thì mới lợi dụng được Nhật. Nhật là cái cửa sau để tiếp cận Mỹ, khi Mỹ muốn dấu mặt, hay chỉ có một bộ phận của nó muốn chơi với VN. Ví dụ, khi chính phủ Mỹ muốn chơi với VN, mà nghị viện của nó ngáng chân (vì vấn đề chính trị đối nội, ..) thì VN vẫn có thể chơi với Mỹ thông qua Nhật. Nhưng nó không phải là đối tác hoàn toàn độc lập.
langtubachkhoa
Nam ngoai 2014, khong co lanh dao cong ty nao o My dam di du dien dan kinh te St Peterburg 2015, ca ma chi cu nhung can bo quan ly cao cap
Nam nay, dai su My tai Ukr da canh cao cac cong ty cua My khong duoc tham gia dien dan kinh te St Peterburg 2015, neu khong se doi mat voi rui ro ve kinh te va chinh tri, nhung rot cuoc van co den 12 lanh dao cac tap doan My tham du, du de thay nam nay lenh cam nay da yeu di.

http://www.dw.de/st-petersburg-economic-fo...sual/a-18523906
http://rbth.com/news/2015/06/17/heads_of_t...foru_46978.html
http://rbth.com/news/2015/06/17/putin_to_d...t_pe_46976.html

Nhiều nguyên thủ quốc gia và hàng nghìn doanh nhân quyền lực trên thế giới đang tề tựu tại St Petersburg để tham gia tọa đàm Kinh tế St Petersburg 2015. Điểm danh vài chú quan trọng:

- Lãnh đạo các tập đoàn lớn như BP, PricewaterhouseCoopers, Enel, Pirelli, Schlumberger, Total
- Riêng Mỹ có 12 lãnh đạo các tập đoàn trong số các công ty lớn nhất, tổng cộng 75 người tham dự sự kiện
- Thủ tướng Hy Lạp sẽ gặp Putin để đàm phán về việc hợp tác và giải cứu Hy Lạp trong khủng hoảng nợ
- Hoàng thái tử Saudi cũng sẽ gặp Putin để đàm phán nhiều vấn đề quan trọng
langtubachkhoa
đang định đưa tin vụ tịch thu tài sản. Theo như tin của báo Pháp, thì hiện nay các nước EU sẽ dần dần tiến hành tịch thu các tài sản của cơ quan hoặc công ty nhà nước Liên Bang Nga trên đất châu Âu, dĩ nhiên sẽ chỉ tịch thu các bất động sản, còn các động sản thì không thu (mà cũng k thu được, cũng k nên thu), và việc thu tài sản này dĩ nhiên k nhắm đến các cơ quan ngoại giao.

Cuộc chiến giữa Nga và phương Tây diễn ra thế này, cũng đồng nghĩa là mọi việc đã đi đến điểm đứt gẫy cuối cùng hoặc gần như cuối cùng, việc McCain lớn tiếng chỉ trích quyết định k cung cấp vũ khí cho Ukr, hay ngay như các ứng cử viên tổng thống của Mỹ, dù thuộc phe diều hâu cũng chỉ nói đến ý tưởng trang bị vũ khí cho các thành viên NATO Đông Âu, mà k nói (hoặc chưa nói) đến trang bị vũ khí cho Ukr, cũng cho thấy 1 trât tự châu Âu mới bắt đầu manh nha hình thành. Việc Putin đi EU vừa rồi gặp các nước, một số người cho là vận động nói đến các lênh trừng phạt, nhưng nhiều nhà phân tích lại cho là liên quan đến ý tưởng trang bị vũ khí hạng nặng cho các nước Đông Âu NATO, tức là pha vỡ thoả thuận Nga-NATO năm 1997, dù bên ngoài thì có vẻ các tuyên bố thiên về lênh trừng phạt.

Việc băt giữ bất động san của các cơ quan nhà nước Nga, cũng chứng minh cho đến bây giờ Nga vẫn phải trả giá cho sai lầm của mình thơi Elsin. Hiện nay, Nga mới chỉ cầm lại hoặc làm giảm đi được nạn chay máu tài chính, chứ vẫn k cứu lại đuoc những gì mình đã mất thời đó (nếu tôi nhớ k nhầm, hồi đó báo Express của Pháp nói Nga đã bị chảy máú k dưới 4000tỷ USD). Bắt đầu từ đây, các cơ quan nhà nước Nga chắc sẽ phải hạn chế mua bất động sản ở các nước EU nói riêng và phương Tây nói chung (trừ các cơ quan ngoại giao), mà sẽ chủ yếu là đi thuê, hoặc góp phần sở hữu, để nếu cảm thấy có chuyện thì sẽ bán đi nhanh.

Nói chung việc thu hồi bất động sản này, chưa hẳn ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Nga, và chắc chắn trước đó Nga đã tẩu tán khá nhiều, bằng cách bán lại bất động sản cho người khác (dù phải chấp nhận giả rẻ hơn), hoặc bằng cách đi đêm để thoát, etc. nhưng về mặt chính trị ngoại giao sẽ ảnh hưởng rất lớn.
Điều đó có nghĩa là sau này, k chỉ Nga mà các nước thứ 3 khi làm ăn với phương Tây phải vô cùng đề phòng, vì nhiều khi mua bất động sản ở họ, khi cần họ có thể tìm cách lấy nó. Như trường hợp của Nga, nếu k có vụ việc xung đột Ukr, thì những chuyện như vừa rồi chưa chắc đã xảy ra (các cổ đông Yokos đã kiện từ lâu mà có thành công đâu). Ngoài ra, hiện nay ở Nga đang manh nha xuất hiện quan điểm cho rằng nên xem xét rút lại việc tham gia vao EHCR hay Hague, đủ cho thấy, ý nghĩa chính trị ngoại giao của việc này sẽ tác động rát mạnh đến mối quan hệ k chỉ của Nga-EU mà còn đến thái độ của các nước thứ 3 vối phương Tây.


Bổ sung thêm 1 chút, EU có thể tịch biên bất động sản của cơ quan nhà nước Nga trừ cơ sở ngoại giao (co thể 1 số nước se quan tâm đén cả các động sản, nhưng số này chắc chắn k nhiều và đã được tẩu tán từ trước), nhưng Nga thì k thể tìm cớ làm như vậy để trả đũa đối với EU được, vì vị thế của Nga yếu hơn, dù tài sản của EU trên Nga có thể nhiều hơn của Nga trên EU (mỗi khi Nga muốn mua cái gì ở EU thì k phải dễ chút nào).

Cái vụ tịch thu này, nếu Nga chuyển đổi chính sách khéo léo, thì ngoại thiệt thòi ra, có thể thu lợi kèm theo. Cái này để từ từ, sau vụ này tôi sẽ nói

Truoc day, khi toi biet EU bi thiet hai nhieu ty USD tu viec mat thi truong va hop dong tu Nga, toi cung doan ho se lam cai gi de bu lai, va tin rang vu Yokos nay the nao EU cung co chuyen tich bien tai san, nhung cho rang se phai den gan cuoi nam nay moi tich bien. Viec tich bien som the nay + viec My to tiếng dọa trừng phạt, chứng tỏ thời gian không ủng hộ Ukr , và tình hình Ukr đang rất bất lợi cho Kiev




langtubachkhoa
Ngoài ra, hiện nay, việc Nga k ký hiến chương năng lượng EU, nhưng vẫn bị xét xử theo điều này, đủ cho tháy cuộc đấu giữa Nga và phương Tây đã đi đến mức "cùn" ở cả 2 bên, lý lẽ bây giờ không còn ý nghĩa nhiều, mà chỉ toàn là tương quan lực lượng, mạnh yêu đập nhau thô thiển . Và dĩ nhiên, người yếu hơn là Nga, âu cũng là bài học để cho các nước thứ 3 nhìn thấy, và cũng là để Nga thúc đẩy chính sách hướng Đông nhanh hơn. Thực ra việc quan hệ cân bằng Âu Á là có lợi cho Nga, nhưng đã từ lâu chính sách này chậm trể, vừa do những thế lực thân phương Tây trong nội bộ Nga, vừa do sức ép từ phương Tây với Nga. Cuộc khủng hoảng này sẽ giúp Nga dẹp bỏ trờ ngại này (nếu chính quyền Nga vững), đồng thời nó cũng cho những kẻ tài phiệt obligarch của Nga, trước nay hay đem tài sản ra nước ngoài, vì coi đó là nơi an toàn để cất giấu tài sản phi pháp, phải cân nhắc (dù việc tịch biên lần này k động đến họ): giữa một bên là nước Nga vừa đưa ra luạt bỏ qua k truy cứu tài trước, với việc để tài sản ở phươnG Tây, cái nào an toàn hơn?

Nói chung: trong cuộc xung đột với phương Tây này, có 2 vấn đề mà Nga phải giai quyết: linh kiện nước ngoài và tai chính
Vừa đọc 1 bài phân tích, cho biết khoảng gần 11% linh kiên trong công nghệ dầu khí của Nga là nhập khẩu từ phương Tây, một tỷ lệ cực thấp nếu so với tỷ lệ linh kiện nước ngoài ở bất kỳ một nước phương Tây nào, nhưng Nga đang đối đấu với phương Tây thì tỷ lệ này vẫn là quá nhiều. Cũng may là quá nửa các linh kiện này có thể tìm được nguồn thay thế ở các nước ngoài phương Tây, còn lại thì Nga đã chuẩn bị chế tạo.
Nói chung vấn đề linh kiện thì Nga sẽ dần dần giải quyết được, do có nền tảng khoa học mạnh, nhưng vấn đề chảy máu tài chính vẫn chưa chấm dứt được, và sẽ còn phải chờ 1 thời gian khá dài nữa
langtubachkhoa
Dua them 1 chut tin nua, ben canh tin tuc ve dien dan kinh te Saint Peterbourg la triển lãm quan su Army o Nga

Army-2015 là triển lãm quốc phòng quy mô lớn do Bộ Quốc phòng Nga phối hợp cùng Cơ quan Vũ trụ Liên bang, tập đoàn công nghệ quốc gia Rostec tổ chức.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng thống Nga Vladimir Putin hứa, sẽ tiếp tục hiện đại hóa quân đội Nga với từ 75 đến 100% thiết bị mới theo kế hoạch tới năm 2020, và nhấn mạnh rằng, vũ khí và thiết bị quân sự Nga vẫn đang có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới.

“Rõ ràng hiệu quả của ngành công nghiệp quốc phòng chính là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, nó cũng đóng góp về mặt công nghệ cho rất nhiều ngành công nghiệp khác và có thể coi như động cơ cho sự tiến bộ ở cả lĩnh vực dân sự lẫn quân sự” , Tổng thống Nga nhấn mạnh

Arap Saudi đang quan tâm đen tên lửa Iskander của Nga. Việc Nga bán Iskander cho Arap Saudi, bán S300 cho Iran, sẽ làm thay đổi mạnh mẽ thai độ của Arap Saudi với Nga, cũng làm thay đổi tương quan lực lượng giữa Arap Saudi và Iran, và kẻ thiệt nhất chính là Mỹ trong truong hợp này. Tin rằng Mỹ sẽ tìm cách cản trờ Arap Saudi mua. Từ lâu nay, Mỹ vẫn ngăn chặn việc phổ biến tên lửa đạn đạo, nhất là với loại tên lửa tối tân Iskander mà hiện nay chưa có cách ngăn chặn này
langtubachkhoa
Người đứng đầu cơ quan an ninh Ukr, đồng minh với thủ tướng và bộ trưởng nội vụ, đã từng dân người đến đe dọa tổng thống và trưởng công tố Ukr chính thức bị cách chức
Theo hãng AFP, ngày 18/6, Quốc hội Ukraine đã cách chức lãnh đạo quyền lực của cơ quan an ninh nhà nước SBU, Valentyn Nalyvaychenko, sau khi ông xung đột với Tổng thống Petro Poroshenko và bị lôi kéo vào cuộc xung đột với trưởng công tố nước này.

Quyết định được đưa ra sau khi 248 nghị sỹ trong quốc hội 450 thành viên ủng hộ đề nghị chính thức của Tổng thống Poroshenko.

Bình luận trên trang mạng xã hội Twitter, Tổng thống Poroshenko tuyên bố: "Verkhovna Rada (quốc hội) đã ủng hộ đề nghị của tôi cách chức ông Nalyvaychenko khỏi vị trí lãnh đạo của SBU."

Ông Nalyvaychenko, 49 tuổi, được bổ nhiệm làm lãnh đạo SBU 3 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống mà ông Poroshenko đắc cử hồi tháng 5/2014 và chưa từng được coi là người ủng hộ vị nguyên thủ quốc gia được Phương Tây hậu thuẫn này.

Ông Nalyvaychenko cũng từng lãnh đạo SBU giai đoạn 2006-2010 và được cho là đã thu thập được nhiều dữ liệu liên quan tới các vụ tham nhũng của cả các nghị sỹ trước đây và đương nhiệm cũng như của các thành viên trong chính phủ./.



Ukr thân Mỹ nhưng đâu có vì thế mà Mỹ nó dãn nợ cho

Bị từ chối xóa nợ, Ukraine đang đứng trước nguy cơ phá sản
Nhóm bốn chủ nợ tư nhân lớn nhất, nắm giữ tới hai phần ba tổng số nợ 15,3 tỷ USD của Ukraine trước các chủ nợ cá nhân, đã từ chối xóa nợ cho Kiev, đẩy đất nước đang trải qua cuộc nội chiến này vào thế phải đối mặt với khả năng phá sản.

Trong tuyên bố đăng trên tờ Financial Times, ủy ban các chủ nợ nắm trái phiếu của Ukraine cho rằng đề xuất xóa nợ của Chính quyền Kiev sẽ phát đi tín hiệu tới thị trường tài chính toàn cầu rằng chính phủ có thể cho phép mình từ chối các nghĩa vụ nợ.

Các chủ nợ tư nhân từng đề xuất Kiev dùng dự trữ của Ngân hàng Trung ương để thanh toán nợ, song Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cực lực chỉ trích ý định này.

Trước đó, Kiev đã đề nghị nhóm tập đoàn tài chính lớn của Mỹ - bốn chủ nợ tư nhân lớn nhất của Ukraine - giãn nợ và giảm lãi suất cho nước này trong bối cảnh Kiev phải dành nguồn tài chính cho chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine.

Theo đề xuất đó, các chủ nợ sẽ chỉ còn thu về khoảng 40% số tiền đã cho vay.

Kiev lập luận rằng khi cho vay, các chủ nợ đã đánh cược vào trái phiếu quốc gia của chính quyền cũ vốn là đồng minh của Nga, do đó khi chính quyền này bị lật đổ năm 2014, họ nên gánh chịu một phần thiệt hại từ cuộc chính biến đó.

Đàm phán giữa các chủ nợ tư nhân lớn nhất của Ukraine và chính quyền Kiev giúp nước này giảm chi phí đi vay tới 15,3 tỷ USD trong 4 năm tới không có tiến triển và Ukraine có nguy cơ bị vỡ nợ. Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk từng tuyên bố sẽ đóng băng các khoản thanh toán nợ trong trường hợp đàm phán tái cơ cấu nợ thất bại.

Ngày 18/6. theo lịch trình Ukraine sẽ phải thanh toán 39 triệu USD cho các chủ nợ nếu muốn được tiếp tục đàm phán tái cơ cấu 15,3 tỷ USD trên./.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.