Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Giới Thiệu Thiền Trí Tuệ
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
nguyenducquyzen
Tham khảo
Định Trong Thiền Tuệ


Ðến đây câu hỏi được đặc ra là: các thiền sinh có được những loại tâm Ðịnh nào? Các bản Chú giải có ghi về nhiều loại tâm Ðịnh khác nhau [3]. Có tâm Nhập định - Jhana (Thiền-na). Trước đó thì có tâm Cận định. Gọi là Cận định vì tâm này sinh khởi rất gần với tâm Nhập định Jhana. Hành giả phải đi qua tâm Cận định rồi mới có tâm Nhập định. Chưa có tâm Cận định ta không thể có tâm Nhập định.

Vậy một hành giả thiền quán Vipassana phát triển Ðịnh loại nào? Không phải Nhập định mà cũng chẳng phải Cận định. Chỉ có ai phát triển Nhập định Jhana mới đi ngang qua tâm Cận định. Người hành thiền quán Vipassana phát triển một loại định gần giống như Cận định, đó là Chập định -- Kanika samadhi (hay Sát-na định).

Khi một người hành thiền Chỉ, Samatha, kềm giữ được những tâm phóng dật hoặc những chướng ngại tinh thần, tâm được an trụ vắng lặng trên một đề mục duy nhất, hành giả đang phát triển Cận định. Cận định là một tâm Ðịnh khá vững trụ dù không sâu mạnh bằng tâm Nhập định nhưng cũng có khả năng giữ những chướng ngại ở ngoài tâm. Tâm Cận định có thể an trụ trên đối tượng đề mục trong một thời gian khá lâu, giây phút này đến giây phút khác mà không bị dứt đoạn.

Chập định cũng vậy, cũng có khả năng giữ những chướng ngại ngoài tâm, cũng có khả năng an trụ trên đối tượng hết giây phút này đến giây phút khác, không dứt đoạn. Chập định không khác gì Cận định, nhưng ta không gọi nó là Cận định vì nó không sinh khởi kế trước tâm Nhập định. Chỉ có vậy thôi.

Cận định an trụ trên đối tượng, Chập định cũng an trụ trên đối tượng. Có khác chăng là đối tượng của Cận định chỉ là một. Hành giả thiền Chỉ Samatha có thể giữ tâm Cận định an trụ trên đối tượng hết giờ này đến giờ nọ đi nữa, đối tượng thiền vẫn chỉ là một vật hoặc 'tướng' duy nhất, không hề thay đỗi. Trong khi đó, đối với hành giả thiền Quán Vipassana, tâm Chập định vẫn an trụ trên đối tượng trong một thời gian dài, nhưng đối tượng của Chập định thay đỗi, có lúc là hơi thở, có lúc là ý nghĩ và có lúc là cảm giác trên thân. Tâm Chập định tự động bắt lấy và an trụ trên những đối tượng khác nhau trong những thời khắc khác nhau. Ðây là sự khác biệt duy nhất giữa Cận định trong thiền Chỉ và Chập định trong thiền Quán.

Cận định an trụ trên một đối tượng duy nhất trong khi đó Chập định an trụ trên những đối tượng khác nhau trong những lúc khác nhau, nhưng cả hai đều có khả năng an trụ vững yên trên đối tượng như nhau.

Khi một hành giả thiền Quán, người ấy có được tâm Chập định, và tâm Chập định này chính là Chánh Ðịnh -- Samma Samadhi, một trong tám yếu tố Bát Chánh Ðạo. Chính điểm này đã trở nên một vấn đề bàn luận nan giải vì trong bài kinh Ðại Niệm Xứ, Chánh Ðịnh được định nghĩa là tâm Ðịnh của bốn tầng thiền thuộc Sắc giới [4]. Dựa vào dữ kiện này, có người cho rằng Chánh Ðịnh chỉ gồm có bốn tầng thiền thuộc Sắc giới mà thôi, ngoài ra không có gì khác, vậy người hành thiền Quán không thiền Chỉ, không đắc các tầng thiền, vậy là không phát triển Chánh Ðịnh (ở đây khi nói 'người hành thiền Quán', Sư có ý ám chỉ những thiền sinh tu tập đơn thuần thiền Quán Vipassana chớ không xen kẻ với thiền Chỉ Samatha [5]). Nhưng tâm Ðịnh của một hành giả thiền Quán thật sự là một tâm chánh Ðịnh - Samma Samadhi
Trích: Tâm Định và Thiền Quán
Tâm Định và Thiền Quán
NVT2002
QUOTE(nguyenducquyzen @ Apr 17 2017, 04:33 PM)
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 12 2017, 10:36 AM)
@BacQuy,
Đây là phương pháp Thiền bác dậy nvt đấy à ??
Bác viết tiếp đi.
*


Bác NVT chỉ mới tìm hiểu và tự ứng dụng theo ý mình thôi, chứ chưa có học Thiền này theo sự hướng dẫn của em bác Phó nhé.
*



Em có tìm hiểu, nhưng mà chưa ứng dụng được gì cả!
nguyenducquyzen
3. Quán pháp
Quán pháp là khu vực quán niệm thứ tư của Vipassana. Nó là một loại Thiền quán, nhưng không phải là tất cả của Thiền quán. Bởi vì ta có thể thực hành Thiền quán trong rất nhiều khu vực bao gồm cả khu vực quán sát về cuộc sống, quán sát về tình yêu, quán sát về kinh doanh…. Trong khi đó, nói đến quán pháp thì ta phải hiểu rằng đó là Thiền quán trong khu vực quán sát về bản chất của thế giới. Đối tượng của nó là bản chất của các đối tượng, cội nguồn phát sinh ra đối tượng đó và mối liên hệ bản chất của đối tượng đó với các đối tượng khác.
4. Thiền Đốn Ngộ (Zen)
Thiền đốn Ngộ là một loại Thiền tham. Nhưng không phải là tất cả của Thiền tham. Bởi vì ta có thể thực hành Thiền tham trong rất nhiều khu vực bao gồm cả khu vực về cuộc sống, về tình yêu, về kinh doanh….. Trong khi đó, nói đến Thiền đốn Ngộ thì ta phải hiểu rằng đó là Thiền tham chỉ riêng trong khu vực tìm kiếm Chân Tâm.

nguyenducquyzen
5. Tham thoại đầu
Tham thoại đầu là một loại Thiền đốn Ngộ. Nhưng không phải là tất cả của Thiền đốn Ngộ. Bởi vì nói đến Thiền đốn Ngộ là nói đến Thiền tham trong khu vực tìm kiếm Chân Tâm, dưới bất cứ hình thức nào. Trong khi đó, nói đến Tham thoại đầu thì ta phải hiểu rằng đó là Thiền đốn Ngộ, chỉ riêng trong khu vực tìm kiếm Chân Tâm, qua các công án trong nhà Thiền.
Phó Thường Nhân
Tôi có đọc bác viết về Thiền ở đây. Đầu tiên tôi định mở một chủ đề mới về Thiền, nhưng rồi nghĩ viết vào đây cũng được. Nếu tôi viết riêng ra thì có cái lợi là theo dõi dễ dàng hơn, còn nếu viết vào đây thì nó sẽ khó theo dõi hơn. Cuối cùng tôi chọn viết vào đây. Việc bác chia các kiểu thiền ở trên, tôi thấy bị lẫn lộn. Bởi vì bác không phân biệt, thiền như một phương pháp thực hành Phật giáo và Thiền như một tông phái cuả Phật giáo.
Từ khi ra đời thì Thiền luôn là một phương pháp tu tập Phật giáo, mà tiếng Sancrit (tiếng Phạn) gọi là Dhyana, bản thân Dhyana lại là một thế của Yoga. Vì có phật giáo nguyên thuỷ, nên có Thiền như một phương pháp tập phật giáo nguyên thuỷ. Thiền tứ niệm sứ chẳng hạn là thuộc loại này. Rồi Vì có phậtt giáo đại thừa, mà có phương pháp tập phật giáo đại thừa, ví dụ như Thiền định, hay thiền samatha (thiền này được trình bầy trong kinh Viên giác). Khi người ta học tông thiên thai, hay tịnh độ tông, thì nó cũng có phương pháp thiền của nó. Đó là thiền niệm “nhất niệm tam thiên” của ngày Trí Khải (Thiên thai tông), hay Thiền niệm Adi đà của tịnh độ (phương pháp trong kinh Quán vô lượng thọ). Thiền cũng có thể được chia theo tầng, mỗi tầng là một trạng thái thiền như trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm thập địa. Hay được minh hoạ trong 10 bức tranh chăn trâu (Thập diện ngưu đồ).
Tất cả các phương pháp thiền lúc này đều nhằm mục đích ôn luyện các nhận thức phật giáo (tứ diệu đế, khổ ,không , vô thường vô ngã) bằng niệm (chính niệm), bằng quán (tức là có cái nhìn đúng, như trong Thiên thai hay tịnh độ), hay bằng định tâm (như kinh Viên giác). Định tâm người ta có thể làm bằng đếm hơi thở, nhìn tập trung vào một điểm…
Ở trên bác Quý có lấy ví dụ ông sư chắc là người Thái, nói về Thiền. Là kiểu Thiền này. Đã học thiền này thì phải học giáo lý phật giáo (để có Trí, có Huệ) đồng thời phải trì giới (tức là có các giới cấm), vì Thiền chỉ là một phương pháp tập luyện phật giáo nguyên thuỷ hay đại thừa.
Thế còn Thiền như một tông phái phật giáo. Chỉ ở đây Thiền mới đủ định, tuệ, còn giới thì bị quan niệm là chấp, nên sẽ thể hiện thông qua định, tuệ mà không có giới luật (ngoại trừ giới luật của tHiền viện bắt đầu bằng của Thiền sư Bách trượng Hoài Hải), loại Thiền này chỉ tồn tại ở TQ, Nhật, Việt nam, hai nước Triều tiên, dù tổ sơ khai ra nó là Bồ đề đạt ma, người Ấn.
Thiền như một tông phái này dựa vào hai lô gíc cực kỳ quan trọng, làm thay đổi hẳn quan niệm về giáo lý phật giáo, đó là ngài Bồ tát Long Thọ, với thuyết KHÔNG, và ngài Bồ tát Thế Thân với thuyết Duy thức. Nếu có thể so sánh thì ngài Long Thọ với ngài Thế Thân so với Phật Thích Ca, giống như Lê nin so với Các Mác. Hai phép biện chứng của họ với Phật giáo đại thừa, không khác gì hai phép biện chứng (duy vật và lịch sử) trong chủ nghĩa Mác. So sánh như tôi nói trên có vẻ hơi khập khiễng, nhưng để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.
Hai phép biện chứng KHÔNG và DUY THỨC đã khiến Thiền chuyển từ Dhyana sang Prajina (BÁT NHÃ), vốn là lĩnh vực của trí tuệ, và vì nó đủ cả trí tuệ nhận thức độc lập mà thành một tông phái riêng, có thể coi là một tôn giáo riêng, mặc dù người ta vẫn coi nó chỉ là một tông trong phật giáo.
Tông phái phật giáo này chịu ảnh hưởng rất nặng của văn minh Trung Hoa, chủ yếu là đạo Lão. Đặc biệt là từ tổ thứ 6, Huệ năng. Và nó để lại dấu ấn trong sự phát triển ấn chứng của tông phái này, với hai bộ kinh tương đối khác nhau. Kinh Lăng Già (ấn chứng của Bồ đề đạt ma), và kinh Kim cương (ấn chứng của tổ Huệ năng). Kinh Lăng già chịu ảnh hưởng Duy thức, kinh Kim cương chịu ảnh hưởng thuyết Không. Theo kinh Lăng già thì còn coi nặng Thiền cổ điển (Dhyana), theo Kim cương thì coi nặng Prajina. Theo Lăng già thì tập trung ngồi Thiền, theo Kim cương thì trọng công án. Theo Lăng già thì dễ nhập Thiền Tào động. Theo Kim cương thì dễ nhập Thiền Lâm Tế.
Dù có hai tông thiền cơ bản như vậy, nhưng chúng vẫn sử dụng phương pháp của nhau. Ví dụ Lâm Tế vẫn bắt ngồi Thiền nhưng phải học công án là chính, dùng công án tham thiền (tức là nghiên cứu, nghiền ngẫm Thiền).Ngược lại Tạo động thì không dùng công án để tham thiền, mà chỉ dùng công án như dấu tích bài tập của người xưa để học và ngồi Thiền là chính.
Từ khi học Thiền, Tôi luôn học Tào Động , vì thế mới trích câu của vua Trần Thái Tông cách đây cả 10 năm.
“Đối cảnh tâm không động
Tịnh tâm chớ hỏi Thiền”
Làm điều căn bản.
Còn tại sao tôi học phép Thiền này thì sẽ nói sau.
nguyenducquyzen
Chào bác Phó.
Rất vui vì bác đã vào đây và chia sẻ ý kiến của mình.
Em có một câu hỏi muốn hỏi bác: Những ý kiến mà bác chia sẽ ở trên là những điều mà bác thấy rằng nó chắc chắc đúng với sự thật, hay là bác không chắc chắn rằng nó đúng là sự thật?
Bác có muốn cùng với em làm rõ vấn đề này không?
Phó Thường Nhân
@Bác Quý,
Để tránh cách tranh luận, “bác hỏi, tôi trả lời”, khiến nó cắt xẻ điều tôi viết (chính vì thế mà lúc đầu, tôi định viết thành chủ đề riêng), khiến khó theo dõi và bị loãng những gì tôi nói, tôi sẽ trả lời ngắn gọn những điều bác hỏi. Còn nếu tôi không trả lời, thì có thể coi “im lặng cũng là câu trả lời”.
Nhưng điều mà tôi viết, là con đường, phương pháp đi tìm sự thật. còn sự thật thì tự bác hay tôi phải tìm cho mình, không ai tìm hộ được. Tôi không biết bác muốn nói sự thật nào, tuyệt đối hay tương đối. Tuyệt đối thì bác phải tự tìm, còn tương đối thì nó có chiều vì phụ thuộc vào tham, sân, si , mạn, nghi , tà ác của mỗi người, phụ thuộc vào chỗ đứng của người ta. Cái tôi nói chỉ là phương pháp.
Còn nếu bác trình bầy sự thật của bác thì tôi nhất định vỗ tay.
Phó Thường Nhân
Tôi tìm hiểu Thiền nằm trong một hình thức tìm hiểu chung, có thể tạm quy làm 4 điều: Hộ mênh, an tâm, tu thân, giải thoát. Bốn nhu cầu này là nhu cầu tìm hiểu của một người bình thường để sử dụng trong cuộc sống, bất chấp là tín đồ Phật giáo hay không. Ở đây vì tôi không thể (không biết vẽ hình) để chỉ ra sự tương tác của 4 nhu cầu này với nhau, nên tôi tạm chia nó ra là hay phần: phần Huyền cơ gồm Hộ mệnh, giải thoát. Phần lộ cơ là phần an tâm, tu thân. Gọi là Huyền cơ vì những điều này bí ẩn, không phụ thuộc vào mình.Có thể gọi là QUẢ (thành quả) Còn phần lộ cơ, thì phụ thuộc vào mình và có thể tác động Có thể gọi là NHÂN (nguyên nhân). Nhưng thông qua phần lộ cơ, thì có thể đoán được phần huyền cơ. Ví dụ. Nếu an được Tâm, thì cũng là bằng chứng được hộ mệnh. Ở đây an tâm là hệ quả của hộ mệnh. Tất nhiên an tâm không phải chỉ có thế, mà nó có thể là thiền định, có thể là giải thoát, giác ngộ. Trong thực tế, chúng kết hợp với nhau. Phần giải thoát (có thể coi giác ngộ của nhà Phật nằm trong đó), cũng nằm ngoài tầm tay. Nhưng nếu tu thân, thì dẫn tới giải thoát, dù không thể chắc. Ngược lại, không tu thân thì chắc chắn không giải thoát. Như vậy, trong bốn nhu cầu, thì phần an tâm và tu thân mỗi người có thể tác động được nhất. Và chính trong cái phạm vi này mà tôi tìm hiểu Thiền.

Có thể thấy, tôi nói “tu thân” là khái niệm của nhà Nho. Ngược lại khi tôi nói giải thoát thì là Phật. Ngược lại khi tôi nói An tâm, thì nó có cả Phật, Thần trong đó. Ví dụ. Khi người ta lên đền chùa phủ làm lễ, thì cũng để an tâm, và cái phương pháp ở đây là công quả. Người ta có thể an tâm bằng thờ Mẫu, thờ Thần. Nhưng an tâm cũng có thể đến bằng tu tập Phật giáo, trong đó có Thiền.

Thế còn Tu thân. Đây là khái niệm Nho giáo, bao gồm “tu tề trị bình” (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, nhưng tôi chỉ sử dụng ở mức độ tu thân. Ở đây nó bao gồm nhân sinh quan, thế giới quan, thái độ ứng sử, lối sống.. Chính vì nó có nhân sinh quan và thế giới quan, mà tôi dùng cả chủ nghĩa Lê nin, trong thực tế là hai thanh kiếm sắc bén của chủ nghĩa này, đó là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. có điều chủ nghĩa này không có phần tu thân, nên có thể dùng nó để phân tích, nhưng ứng dụng vào cá nhân thì khó. Ngược lại, cả Phật giáo và Nho giáo đều cung cấp cho người ta thái độ ứng sử, lối sống..

Chính vì thế tôi mới có thể nói tôi vừa là Nho, là Phật, là chủ nghĩa Mác. Đối với một người Vn đương đại, thì ba hệ này thực ra đan xen nhau, bắc cầu vào nhau. Ở VN người ta hiểu chủ nghĩa Mác-Lê thông qua (hay trên cái đế) Nho giáo. Tương tự như vậy, Nho giáo Phật giáo giao thoa với nhau qua khái niệm Tâm, Tính..Nhưng tôi sẽ không sa vào phân tích những điều này, mà chỉ tập trung trình bầy những gì tôi rút tỉa được từ Phật giáo, trong đó có Thiền ở đây.
Phó Thường Nhân
Ở trên có nói tới thiền Tào động, là pháp môn tôi theo. Vì thế ở đây tôi sẽ lần lượt nói nhân duyên nào dẫn tôi tới nó, lý thuyết của nó ra sao, thực hành thế nào, và cái rút tỉa kết quả.
Nhân duyên nào dẫn tôi tới Thiền Tào động. Rất đơn giản chỉ là sự tình cờ. Nhưng nó không phải là tình cờ, mà là nhân duyên. Bởi nếu chỉ tình cờ, thì người ta không nhận thức được, kiểu có mắt như mù. Nhân duyên là khái niệm cực kỳ cơ bản của Phật giáo. Khái niệm này không thể dịch ra tiếng phương Tây một cách hợp lý được, vì họ không có từ. Nhân duyên bao gồm điều kiện ngoại cảnh, thời điểm, sự khế hợp giữa nhu cầu nội tâm và ngoại cảnh trong sự tình cờ. Như vậy sự tình cờ chỉ là 1 / 4 điều của nhân duyên thôi.
Sự tình cờ ấy là một hôm tôi kiếm được quyển sách cũ, tiếng Pháp của Thiền sư Daisen Tashimaru, tên là “Thiền thật sự” (Vrai Zen). Còn tất nhiên vì tôi có nhu cầu tìm hiểu như nói ở trên, nên mới mua, chứ giả dụ nếu tôi chỉ thích mua quần áo, giầy dép..thì nhìn thấy cuốn sách cũng thờ ơ có mắt như mù. Tất nhiên nếu một người có tâm linh phật giáo, thì có lẽ sẽ giải thích chắc kiếp trước, đã có ai gieo nhân phật giáo, thì hiện tại tôi mới có quả ấy. Nhưng điều này là huyền cơ, vượt quá nhận thức. Với tôi, sự cảm nhận muốn tìm hiểu phật giáo dẫn đến gặp cuốn sách là đủ.
Daisen Tashimaru có lẽ là Thiên sư đầu tiên truyền Thiền tông vào Pháp. Hiện nay, sách vở viết về Thiền ở Pháp, ngoài một vài người như Thầy Thích Nhất Hạnh, thì phần lớn là đệ tử của ông. Ông sang Pháp năm 1967, mất năm 1983. Điều thú vị là ở Nhật, ông là người Nhật, Tashimaru không phải là Thiền sư nổi tiếng, chuyên nghiệp. Nhờ công lao truyền giáo ở Pháp mà được người Nhật trọng vọng về sau, và được công nhận là Thiền Sư. Y hệt như ở VN, người nào nổi tiếng ở nước ngoài, thì tự khắc nổi tiếng trong nước. Kiểu như ông Trần Đức Thảo, có lẽ chẳng ai hiểu ông ấy viết gì, nghiên cứu gì, nhưng thế giới khen thì ta cũng a dua khen. Trường hợp của Daisen Tashimaru có lẽ hơi khác một chút, đó là giới chức tôn giáo Nhật bản, trước sự thành công về truyền giáo của ông, đã công nhận để chính danh cho ông ta hơn.
Vì Daisen Tashimaru theo phái Tào động, nên sách ông viết là về Tào động tông, nhưng nó không có giáo lý, chỉ dậy thực hành ngồi thiền. Sau này, sau khi tôi tìm hiêủ nghiên cứu thêm, mới biết đó là Tào động.
Nếu giả dụ tôi kiếm được một quyển sách về thiền Lâm Tế, thì tôi có theo tông này không? Câu trả lời là không. Tại sao ? trong thực tế, trước đó tôi đã có quyển Thiền Luận của Học giả Suzuki cũng người Nhật. Học giả Suzuki theo Thiền Tông, phái Lâm Tế. Quyển Thiền luận đầy dẫy những công án. Quyển tôi có bằng tiếng Pháp, khi đọc tôi đã bỏ dở giữa chừng mãi sau này mới đọc lại, vì do cách chuyển tên, dịch sang tiếng Pháp, tôi không xác định được các Thiền sư này là ai. Nhưng thực ra có lẽ đó chỉ là cái cớ, vì nội dung cuốn sách đâu có phụ thuộc chỉ vào mấy cái tên dịch.
Nói chuyện này để trở lại khái niệm nhân duyên. Trên kia tôi có nói sự tình cờ chiếm 1 /4 trong khái niệm nhân duyên. Nhưng có lẽ phải giảm phần trăm nó xuống nữa, vì nhân duyên phụ thuộc vào nhu cầu nội tâm chủ quan nhiều hơn cả. Giống như hạt giống được gieo xuống đất, mà sự tình cờ chỉ là trận mưa khiến nó nẩy mầm.
Trong phật giáo, khái niệm nhân duyên rất quan trọng, vì nó quyết định tính chất đạo Phật. Đạo Phật là đạo yêu cầu từng người đi đến với nó, do nhu cầu tự thân mà đi tới, chứ không phải là cưỡng bức, ép buộc. Điều này khiến Phật giáo khác hẳn các tôn giáo khác như Thiên chúa, Hồi giáo ..v..v..
Phó Thường Nhân
Nguyên tắc ngồi thiền của Tào động rất đơn giản. Đó là sắp chân bằng tròn, để hai bàn chân lên hai vế đùi ngược nhau. Bàn chân trái lên đùi phải, bàn chân phải lên đùi trái. Hoặc chỉ để một bên. Tất nhiên là phải ngồi lên cái đệm (bồ đoàn). Nếu không có bồ đoàn thật hình tròn, thì dùng cái gối, hay gập khăn lại cũng được. Khi ngồi phải thẳng lưng, cổ, sống lưng cùng một trục (có thể tính bằng cách sống mũi phải đi qua rốn, trên cùng một đường thẳng). Lưỡi để lên trên hàm trên. Mắt khép nửa, nhìn cách chỗ ngồi khoảng 0,5m xuống dưới. Nguyên thuỷ là ngồi đối diện với một bức tường, giống như tổ Bồ đề đạt ma, được gọi là Quán Bích (nhìn tường). Hai bàn tay để lên nhau. Lòng bàn tay phải trong lòng bàn tay trái. Viết thì dài dòng thế, nhưng nhìn hình thì rất đơn giản.
Do tôi chủ yếu ngồi thiền trong các phương tiên đi lại công cộng, nên hầu như tôi không ngồi bằng tròn bao giờ.Mà ngồi tự nhiên, hai chân để song song, nhưng không dạng háng. Quan trọng nhất là sống lưng phải thẳng.
Khi ngồi thiền thì thở nhẹ nhàng, bình thường, không phải vận khí như Yoga. Để đầu óc trống rỗng không suy nghĩ, nhưng cũng không ngăn cản các suy nghĩ hay quan sát của 5 căn vào đầu. Ở đây không có sự cưỡng bức. Kinh nghiệm của tôi là lúc đó nghe rất rõ, và điều đặc biệt là rất tập trung. Tập trung ở đây không phải do cố gắng, mà do không bị vọng niệm nổi lên.
Tào động có 4 nguyên tắc:
1- Chỉ quán đả toạ.
2- Tức tâm thị phật.
3- Thân tâm nhất như.
4- Thân tâm buông xả.
Do bốn nguyên tắc này mà Thiền Tào động không phải là thiền nguyên thuỷ hay là Thiền đại thừa, và những nguyên tắc thực hành này đều suy ra từ Thiền tông cả, có “lô gíc” của nhà Thiền. Tôi sẽ lần lượt giải nghĩa từng nguyên tắc một cách đơn giản. Còn ai mà thích thì có thể biến nó thành công án, tha hồ suy luận.
Phó Thường Nhân
Nguyên tắc thứ nhất. Chỉ quán đả toạ. Nó có nghĩa là ngồi thiền chỉ ngồi thiền không có mục đích, không có quán tưởng (suy nghĩ) gì cả. Tất cả nhằm vào HÀNH, tức là ngồi thiền cho đúng. Điều này làm cho Thiền Tào động khác thiền Lâm Tế, thiền Lâm tế, do phải tự tham vấn công án, cho nên ngồi thiền là lúc tập trung vào “suy nghĩ” (tôi để trong ngoặc kép, vì nó không phải là suy nghĩ) để giải công án. Còn Thiền Tào động, thì không suy nghĩ gì cả, nhưng cái không suy nghĩ này không phải là đối kháng với suy nghĩ mà là vượt lên trên. Để chỉ nó tôi dùng từ vô niệm.
Tào động lấy cái phương nguyên tắc này từ quá trình ngồi Thiền của Phật Thích ca dưới cây bồ đề, đến nửa đêm gần sáng, Phật nhìn thấy ngôi sao mai, hốt nhiên tỉnh ngộ. Ngược lại Thiền Lâm Tế thì lại suy rằng, khi ngồi Thiền Phật Thích ca phải “tự tham vấn” làm sao ngộ (tức là một dạng công án) mà ngộ. Thực ra điều này có lẽ do về sau người ta thêm vào để chính danh, để chứng tỏ tông phái mình đúng. Nhưng nó cũng hé lộ điều thú vị là Thiền Tào động hay Lâm Tế, muốn đi làm lại cái thực nghiệm của Phật Thích Ca trong quá trình giác ngộ, nhưng do quan niệm khác nhau mà phương pháp khác nhau. Như vậy bản chất của nó khác Thiền quán (vừa ngồi vừa quán tưởng), Thiền định(chú ý vào hơi thở hay vào một điểm, để tâm lắng đọng như kiểu NVT lúc nào đó có nói bằng hình ảnh như thùng nước lắng bùn), hay Thiền niệm (tức là ngồi nhẩm lại bài học phật giáo như thiền tứ niệm sứ nguyên thuỷ).
Nguyên tắc chỉ quán đả toạ này, cũng khiến Thiền Tào động HÀNH trước HỌC. Dẫn tới HÀNH, HỌC, CHỨNG. Có nghĩa là thực hành trước, có thực hành dẫn tới học (lý thuyết), rồi từ HÀNH mà Chứng. Tức là ngộ đạo, nhưng ở mức độ khiêm tốn hơn là thấy cái HÀNH của mình mang lại kết quả. Một trong những kết quả ấy là an tâm, thành công,và thấy rằng mình có cái nhìn cuộc đời đúng đắn. Nếu diễn giải theo ngôn ngữ hiện đại, thì thiền tào động là một hình thức chủ nghĩa kinh nghiệm. Từ thực tế tổng kết thành lý thuyết , rồi chứng ngộ (có kết quả).

Nguyên tắc thứ hai. Tức Tâm thị phật. Trong này hai từ rất quan trọng đó là Tức (ngay tức khắc, tức thì), và thị (đích thị,chính xác).Có nghĩa là nếu Tâm hiện tiền thì Tâm là Phật. Tâm này tất nhiên không phải là tâm bình thường mà thực ra là A lại da thức. Thức thứ 8. Một con người theo quan niệm của Bồ tát Thế Thân có 8 thức bao gồm 5 thức do mắt mũi tai, lưỡi tạo ra, từ đó có nhận biết là thức thứ 6. Rồi tình ý (manas) là thức thứ 7, và cuối cùng cái đế của nó là A lại da thức, mà trong tiếng Việt vẫn gọi là TÂM. Khái niệm TÂM này cũng không thể dịch ra tiếng phương Tây, kết quả là tuỳ theo người dịch hiểu thế nào, mà người ta dịch khác nhau. Nếu bác nào nghiên cứu phật giáo bằng cả tiếng nước ngoài, ngoại trừ bằng tiếng TQ, Nhật thì nên để ý điều này. Tất cả các giáo lý , tôn giáo khác trên thế giới, chỉ dừng lại ở thức thứ 7 thôi. Cũng từ thức thứ 7 (tình ý) mà các hệ thống giáo lý khác tạo ra cái tôi, khẳng định cái tôi, rồi họ “hoàn thiện” cái tôi này bằng giới luật và đạo đức được đưa ra bởi một ông trời nào đó (Thiên Chúa) hay do một nhà tiên tri đoán được ý trời (trường hợp đạo Hồi với giáo chủ Mô ha mét). Đây là trường hợp của Thiên chúa, Hồi giáo. Đối với Nho giáo, Lão giáo thì khác hơn. Quan hệ của Nho giáo với cái tôi (Ngã) này hơi đặc biệt, vì nó vay mượn rất nhiều từ đạo Phật, lúc nào rảnh rỗi tôi sẽ nói sau.
Nếu các bác hiểu như thế thì thấy ngay cái ngồi thiền Tào động là gì và tại sao lại thế. Ngồi Thiền Tào động chính là làm trong sáng, mất đi cái thức thứ 7, vốn được tạo ra từ Tham, Sân, Si, mạn, nghi , tà, ác mà ra. Cái thức thứ 7 trong sáng hoặc “biến mất”, thì thức thứ 8 là bản tâm hiện ra, nó chính là tiếng vỗ tay bằng một bàn tay, mặt đứa trẻ khi cha mẹ chưa sinh, mà thiền Lâm Tế nói. Còn 6 thức còn lại thì nó có phụ thuộc vào mình đâu, nên phải cho nó thông thoáng. Chính vì thế ngồi thiền không phải là đè nén. Không phải là cấm nghĩ, cấm nhận thức bằng 5 căn (mắt, mũi, lưỡi...) mà để cho nó xuyên qua tâm mình như gió vào nhà trống
Chính vì thế, ngồi thiền cũng chỉ là một hình thức nghi lễ tập luyện cho nó tiện thôi. Chứ lúc nào chẳng thiền được. Đi đứng nằm ngồi lúc nào chẳng là Thiền, nếu các bác “Tức tâm thị Phật” được. Như vậy ngồi thiền cũng là dạng làm bài tập. Nhưng con người nhiều khi cũng phải tập luyện, bởi người ta sống trong thế giới Ta bà hạn chế, bị nhân duyên , nghiệp báo chi phối.
Phó Thường Nhân
Nguyên tắc thứ 3. Thân tâm nhất như, cũng có nghĩa thân tâm là một. Trái với các tôn giáo khác, như Thiên chúa, coi con người có phần hồn phần xác tách rời nhau, phải “nén xác giữ hồn” để tu, Trong phật giáo không có cái quan niệm ấy. Mà cả thân tâm là một tổng thể. Mặc dù Phật giáo công nhận thân thể làm từ nước, gió, lửa, đất, gọi chung là tứ đại, thân con người lại được coi là thanh sắc. Tức là chỉ có tên (THANH), và có hình (SẮC) nhưng không có bản thể vì tất cả chỉ là tổ hợp tan ra hợp lại theo nhân duyên, vì tất cả thế giới chỉ là hiện tượng, gọi là các PHÁP. Khái niệm PHÁP này cũng không dịch ra tiêng phương Tây được, vì nó bao trùm nhiều khái niệm khác nhau như hiện tượng, chúng sinh, quy tắc, lời phật dậy, giáo lý.. Thiền lại càng tôn trọng cái nguyên lý này, vì thế tu thiền không phải là ép xác. Ngược lại người ta có thể cảm nhận không chỉ bằng TÂM mà cả bằng THÂN. Thân mà không an, thì Tâm cũng không an và ngược lại. Tâm ngộ thì thân cũng ngộ.Sự liên quan giữa tâm hồn và thể xác này được khoa học công nhận. Nhưng với Thiền tào động, thì nó còn là khởi điểm của nguyên tắc HÀNH cũng là CHỨNG NGỘ. Tại sao ? Bởi HÀNH (hành động) là cách vô niệm tốt nhất. Khi người ta tập trung vào HÀNH thì không suy nghĩ lung tung, dẫn tới vô niệm. Tôi nhắc lại là vô niệm không phải là không suy nghĩ mâu thuẫn với suy nghĩ mà nó vượt lên trên. Để chứng được sự vượt lên trên suy nghĩ này, với Lâm Tế thì phải tham thiền công án, để không thể dùng suy luận suy nghĩ giải thích được rồi từ đó mà cảm nhận được vô niệm, rồi ..ngộ. Đây là tôi nói rất tương đối, thô sơ để các bác hiểu. Ngược lại thiền Tào động thì tập trung vào hành động, ví dụ ngồi thiền thì tập trung vào thiền, ăn cơm thì ăn cơm, uống nước thì uống nước. Vì thế khi người ta hỏi Bạch Cư Dị, là một nhà thơ thời cổ đại TQ, cũng là một thiền sư, “thiền là gì”, thì ông ấy bảo “đói ăn cơm, khát uống nước”. Cũng là lẽ như thế. Ăn cơm , uống nước là hành động cho thân thể, nhưng nó cũng là thiền bởi vì THÂN TÂM NHẤT NHƯ. Nhưng ăn cơm chỉ là ăn cơm, uống nước chỉ là uống nước thì mới thế. Vua Trần Nhân Tông hay Trần Thái Tông cũng có câu kệ “đói thì ăn cơm, mệt ngủ khì” cũng cùng một lẽ đó.

Bản thân tôi cũng áp dụng nguyên tắc này vào công việc. Và nó rất hiệu quả. Nhất là để giải quyết những vấn đề khúc mắc kỹ thuật trong công việc. Kỹ thuật thiền này giúp tôi tỉnh táo, nhìn nhận sự việc tổng quát hơn, do an được tâm mà ra. Còn tất nhiên phải biết chuyên môn, nghề nghiệp. Nhưng nếu trong chuyên môn nghề nghiệp mà người ta cũng áp dụng, thì chắc chắn sẽ giỏi chuyên môn hơn nếu không áp dụng. Tóm lại nó chỉ có lợi. Tất nhiên sau đó tôi vấp phải hạn chế của nó, do nhân duyên của mình mà ra, và vì thế tôi tìm đến tịnh độ, rồi pháp hoa.. Nhưng đó lại là câu chuyện khác, và không phải vì thế tôi bỏ Thiền, mà ngược lại những pháp môn kia làm tôi tiếp cận thiền tiếp sâu sắc hơn.

Nguyên tắc thứ tư. Thân tâm buông xả. Nguyên tắc này là để tránh chấp vào thân tâm. Ví dụ khi ngồi thiền, thì sau lúc bắt đầu rồi lại phải bó cái ý cố gắng, với thân thì phải buông, không phải giữ thế lên gân xuống tấn. Ngồi Thiền là một sự giải phóng, không phải là làm một thế võ hay tập quyền. Nếu tâm đã xả để không giữ những nhận thức mà năm căn đưa vào như gió vào nhà trống, thì không có lẽ gì lại lên gân xuống tấn làm thân thể căn thẳng. Nhưng buông cũng không phải là rũ xuống như tầu lá. Làm thế nào để mình không cảm thấy có gì bó buộc, tự nhiên nhưng không phải là buông thả.
Nó còn có một lý do triết học nữa. Nhưng cái này tôi sẽ nói ở phần sau.
langtubachkhoa
Tôi thì k có được sự hiểu biết sâu sắc về nền tảng triết lý của thiền như các bác, quá trình tập thiền của tôi đơn giản hơn, nhưng một cách vô thức có vẻ dẫn đến pháp thiền Tào động mà bác Phó nói (tôi vừa biết đến cái tên này sau khi đọc bài bác Phó xong laugh1.gif )

Ở trường hợp 1, khi ở nhà thì tôi tập thiền theo lối tập trung vào hơi thở (mà bác Phó gọi là thiền định), kết hợp luôn cả thở bụng. Thở từ hai thì đến bốn thì như viện sỹ Nguyễn Khắc Viện thuở trước. Đầu óc tôi vì thế k còn nghĩ lăng quăng nữa, thế như sau một thời gian như thế thì cái sự tập trung của đầu óc tôi vào hơi thở nhạt dần, và đầu óc tôi bắt đầu thoát khỏi hơi thở, không còn nghĩ đến nó nữa nữa. Dần dần, đầu óc tôi trở nên trống rỗng, chẳng còn gì (lúc đó việc thở bụng vẫn tiếp diễn tự nhiên theo quán tính, dù tôi không còn nghĩ đến hay điều chỉnh nó). Trong lúc đầu óc rỗng như thế, thỉnh thoảng có suy nghĩ nào đó nổi lên thì tôi cũng mặc kệ nó, không bám theo nghĩ theo nó, nhưng cũng không dùng sức mạnh xua đuổi nó đi, cũng k quay lại suy nghĩ về hơi thở để tránh nó. Phản ánh tương tự như vậy nếu có âm thanh hay hình ảnh gì đó rơi vào tai hay mắt mình. Nhưng lúc đấy, đầu óc trống rỗng, nhưng vẫn cảm thấy rõ ràng bụng mình đang lên xuống theo nhịp thở.

Lúc đó nếu tôi đang ngồi vào ban ngày thì cảm thấy nhẹ nhõm hơn sau khi ngồi như thế khoảng 10-15 phút. Còn nếu là nằm trước khi đi ngủ thì tôi sẽ thiếp vào ngủ, và thấy giấc ngủ sâu hơn khi sáng dậy


Ở trường hợp 2, thì có vẻ giống bác Phó, khi ngồi và cả đứng trên phương tiên công cộng, tôi cũng làm tương tự, để mặc cho đầu óc trống rỗng và phản ứng như trên, có khác chăng là tôi không bắt đầu bằng tập trung vào hơi thở, mà tôi bắt đầu bằng việc thở bụng, nhưng chỉ làm vài cái ban đầu để có đà, khi việc hít thở tự nhiên theo quán tính rồi (chừng 20 giây) thì tôi để mặc nó tự nhiên và đầu óc bắt đầu trở nên...trống rỗngvới các phản ứng như trường hợp 1 khi có ngoại cảnh hay tạp niệm nổi lên

Đó là những gì diễn ra với tôi, tôi không biết gọi tên cái trạng thái trỗng rỗng nó là gì, nhưng nay đọc thì có vẻ giống với phép Tào động của bác Phó, nhưng không biết có chính xác là nó không? Các bác Phó, Quý, NVT có thể giải thích trường hợp cthiền của tôi k?

Còn về tác dụng làm việc hiệu quả mà bác Phó nói, tôi nghĩ đó là kết quả tất yếu của việc để đầu óc trống rỗng, như bọn Tây vẫn khuyên mình là cần phải vider hay make empty đầu óc mình. Khi đầu óc rỗng, thì đầu óc mình sẽ tươi mới hơn, mình không còn bị vướng víu bởi những lối nghĩ, suy nghĩ của mình trước đó, mà có thể nhìn nhận sự việc với một góc nhìn hoàn toàn mới, với một cách tiếp cận mới hơn. Khi đầu óc tươi mới, trống rỗng, thì mình cũng có xu hướng suy nghĩ nhìn nhận cẩn thận, từ ngọn nguồn, xem xét vấn đề một cách triệt để hơn, ở nhiều góc độ hơn, và từ đó hiệu quả hơn. Đặc biệt cái này rất tốt khi ta gặp phải vấn đề bế tắc, cần phải thay đổi cách nhìn mới, cần một lối suy nghĩ mới, tiếp cận mới.


Đó là suy nghĩ của tôi về tính hiệu quả, các bác thấy sao?

nguyenducquyzen
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 5 2017, 10:09 AM)
@Bác Quý,
Để tránh cách tranh luận, “bác hỏi, tôi trả lời”, khiến nó cắt xẻ điều tôi viết (chính vì thế mà lúc đầu, tôi định viết thành chủ đề riêng), khiến khó theo dõi và bị loãng những gì tôi nói, tôi sẽ trả lời ngắn gọn những điều bác hỏi. Còn nếu tôi không trả lời, thì có thể coi “im lặng cũng là câu trả lời”.
Nhưng điều mà tôi viết, là con đường, phương pháp đi tìm sự thật. còn sự thật thì tự bác hay tôi phải tìm cho mình, không ai tìm hộ được. Tôi không biết bác muốn nói sự thật nào, tuyệt đối hay tương đối. Tuyệt đối thì bác phải tự tìm, còn tương đối thì nó có chiều vì phụ thuộc vào tham, sân, si , mạn, nghi , tà ác của mỗi người, phụ thuộc vào chỗ đứng của người ta. Cái tôi nói chỉ là phương pháp.
Còn nếu bác trình bầy sự thật của bác thì tôi nhất định vỗ tay.
*


Chào Bác Phó
Em không tranh luận để hơn thua.
Nếu ai muốn trao đổi với em để làm rõ sự thât thì em trao đổi, còn nếu không thì thôi bác nhé.
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Cái mà ltbk tập cũng là một dạng Thiền, có thể gọi là thiền định, vì ltbk dùng hơi thở để định tâm. Nhưng có thể dùng nó làm cách nhập môn đi vào Thiền Tào động bằng hai kiểu, cách nào cũng được. Hoăc ltbk vẫn thở nhưng “quên hơi thở đi”, để cho nó tự nhiên, nhưng không được “bắt buộc quên hơi thở”, tìm cách quên hơi thở, có suy nghĩ định hướng quên hơi thở, cũng không có tư duy phải thở, vì thở là tự nhiên như ăn cơm uống nước mà tôi nói ở trên, bởi vì Thiền không phải là tập thở, cũng không có ý định, có mục đích gì cả. Đấy chính là “chỉ quán đả toạ” mà tôi nói ở trên, còn khi ltbk tập thở, tức là chưa “chỉ quán” được, mới “đả toạ”, tức là ngồi thôi. Đấy là cách thứ nhất. Cách thứ nhì sau một hồi ngồi Thiền “tập thở”, khi tâm có thể định, biết định là thế nào,lúc Thiền không cần tập thở nữa, nhưng vẫn thở, tất nhiên rồi. Thiền Tào động, tiếng Pháp gọi là SOTO , vì họ phiên âm theo tiếng Nhật. Tôi viết thế để nếu ltbk muốn đọc bằng tiếng Pháp thì hiểu dễ dàng hơn. Còn Thiền Lâm Tế thì nó dịch là Thiền Rinkai. Còn Thiền nói chung thì nó dịch là meditation. Nhưng meditation nghĩa nó là tư lự,suy nghĩ, thì chỉ giống như Thiền tứ niệm xứ của Thiền phật giáo nguyên thuỷ.
Thiền Tào động, hay thiền Lâm Tế, mà bác Quý gọi là Thiền trí tuệ, trong cách phân chia của bác ấy (nếu tôi hiểu đúng ý bác ấy muốn nói) cũng là thiền của các Thiền sư, là tông phái phật giáo thì nó phải có thêm phần này nữa mới đủ. Đó là “minh tâm, kiến tính, liễu đoạn sinh tử”
Tôi sẽ viết tiếp, thì mọi người sẽ rõ cái này hơn về lý thuyết.
Phó Thường Nhân
Ở trên tôi đã nói tới HÀNH bao gồm ngồi thiền và làm việc, với các nguyên tắc của nó. Nhưng bản chất của nó là gì.Thiền Tào động đã tồn tại cách đây cả ngàn năm, ngay ở VN cũng có. Thời Lý Trần Thiền tông ở Vn cũng là môn phái phật giáo rất mạnh, vậy có thể tìm được những nguyên tắc của Tào động ngay ở các thiền sư VN hay không? Hiện nay ở VN người ta cũng hay nói tới Thiền Trúc lâm, nhưng các thiền sư ví dụ như thiền sư Thich Thanh Từ có giảng những sách vở phật giáo thời đó, nhưng cách giảng chỉ là giảng nghĩa, chứ không thấy đi sâu vào tìm hiểu nguyên tắc Thiền Vn là gì thì không rõ. Tóm lại Trúc Lâm Thiền phái nhiều khi chỉ được đưa ra như một cái Trademark để lấy cớ dựng chùa, để tự hào ta có một dòng thiền, nhưng dùng nó thế nào có tiếp nối được nó không, có đặc trưng không thì không biết.Ở đây tôi không đi vào phân tích đặc trưng của thiền VN là gì, mà tôi chỉ trích ra một vài câu kệ để sử dụng trong lúc hành thiền mà thôi. Có một câu thì tôi đã nói rồi.
“Đối cảnh tâm không động
Tịnh tâm chớ hỏi thiền”
Câu này với tôi như một câu bùa chú (mantra) ngắn gọn để dùng trong hành xử, giống như người ta cần nhớ quy tắc toán học khi làm toán.
Nhưng thế nào là đối cảnh tâm không động ?
Cách đây rất lâu, vào thời những năm 90, có một lần tình cờ đọc tờ báo tết VN, không rõ là tờ gì, trong đó tự nhiên tôi đọc được một bài thơ (thực ra thì nó là một bài kệ) nói hình ảnh con chim nhạn bay trên mặt đầm lạnh không để lại dấu, tôi hiểu ngay rằng đó chính là đối cảnh tâm không động chứ không có gì khác. Lúc đó tôi đã cắt cái bài thơ (kệ) ấy ra để giữ lại, nhưng sau đó không biết kẹp nó vào cuốn sánh nào đó của mình và không tìm lại được. Tôi cứ tiếc mãi, vì không nhớ được bài kệ, nhưng cái hình tượng của nó thì vẫn nhớ.

Vào thời đầu của Vietnam airline, lúc mới chuyển từ tổng cục hàng không sang. Trên đuôi máy bay có logo của hãng hàng không VN, hình ảnh đó chính là hình ảnh cách điệu của con sếu bay ngang qua mặt trăng. Cũng là phiên bản của bài thơ trên, mặt đầm nứơc và mặt trăng có thể giao hoán cho nhau. Cho đến lúc người ta thay hình ảnh băng bông sen trên mầu xanh cổ vịt bây giờ, có lẽ không ai biết, trên thân máy bay đã có dấu ấn của thiền Tào động, được hàng không VN mang đi khắp nơi, mà không ai để ý.

Sau này khi internet mọc lên như nấm, giúp cho việc tra cứu phật giáo đơn giản hơn rất nhiều, một lần tôi đọc sách của thầy Thích Thanh Từ giảng ngữ lục của thiền sư Hương Hải, sống vào thời Trịnh –Nguyễn phân tranh mới tìm lại được nó. Vì thế tôi trích cái đoạn ấy ở đây. Nó nằm trong phần Thiền Sư Hương Hải trả lời vua Lê Dụ Tông.

- Trẫm nghe nói Lão Sư học rộng nhớ nhiều, vậy xin Lão Sư thuyết pháp cho trẫm nghe để trẫm được liễu ngộ.
Sư tâu: - Xin bệ bạ chí tâm nghe cho thật hiểu bốn câu kệ này:
Phản văn tự kỷ mỗi thường quan,
Thẩm sát tư duy tử tế khan.
Mạc giáo mộng trung tầm tri thức,
Tương lai diện thượng đổ sư nhan.
Dịch:
Hằng ngày quán lại chính nơi mình,
Xét nét kỹ càng chớ dễ khinh.
Trong mộng tìm chi người tri thức,
Mặt thầy sẽ thấy trên mặt mình.
Vua lại hỏi:- Thế nào là ý Phật ý Tổ?
Sư đáp:
Nhạn quá trường không,
Ảnh trầm hàn thủy.
Nhạn vô di tích chi ý,
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.
Dịch:
Nhạn bay trên không,
Bóng chìm đáy nước.
Nhạn không ý để dấu,
Nước không tâm lưu bóng.
Vua khen ngợi: - Lão Sư thông suốt thay.

Nhạn quá trường không.
Ảnh trầm hàn thuỷ.
Nhạn vô di tích chi ý.
Thuỷ vô lưu ảnh chi tâm.
Tôi viết lại nguyên bản chữ Nho để thấy cái độ thâm thuý của nó. Còn bốn câu đầu, chính là đặc trưng của Thiền VN. Nhưng chuyện đó để lúc khác nói.

@BacQuy,
Khi tôi viết xong thì sẽ tranh luận với bác,vì có nhiều điều viết đã rõ ràng thì không cần tranh luận nữa. Còn nói về cách thức tranh luận của tôi, thì nó cũng chính là một ứng dụng của Thiền mà tôi vẫn luôn sử dụng. Đó là nguyên tắc “không thắng, không thua”. Mọi người có thể thấy điều ấy, trong ứng xử của tôi ở đây. Còn tại sao cái nguyên tắc ấy lại là ứng dụng Thiền, tôi có thể nói được, nhưng nếu viết thì sẽ loãng nhưng điều tôi đang viết nên cứ tạm gọi là công án cho những ai muốn tìm hiểu.
langtubachkhoa
Toi dung hoi tho nhu la mot dang "bootstrap", tuc la khoi dong luc dau vao thien, nhung sau khi thien mot lat thi tu nhien dau oc toi thoat khoi hoi tho. Toi noi ro la "tu nhien", chu hoan toan khong phai do toi chu dong khong chu y den hoi tho nua

Chi co dieu trong trang thai dau oc trong rong nhu the, toi van co the cam nhan moi thu xung quanh, bao gom ca hoi tho cua minh dang co, nhu vay co giong voi Tao dong cua bac Pho k?


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 7 2017, 11:52 AM)
@ltbk,
Cái mà ltbk tập cũng là một dạng Thiền, có thể gọi là thiền định, vì ltbk dùng hơi thở để định tâm. Nhưng có thể dùng nó làm cách nhập môn đi vào Thiền Tào động bằng hai kiểu, cách nào cũng được. Hoăc ltbk vẫn thở nhưng “quên hơi thở đi”, để cho nó tự nhiên, nhưng không được “bắt buộc quên hơi thở”, tìm cách quên hơi thở, có suy nghĩ định hướng quên hơi thở, cũng không có tư duy phải thở, vì thở là tự nhiên như ăn cơm uống nước mà tôi nói ở trên, bởi vì Thiền không phải là tập thở, cũng không có ý định, có mục đích gì cả. Đấy chính là “chỉ quán đả toạ” mà tôi nói ở trên, còn khi ltbk tập thở, tức là chưa “chỉ quán” được, mới “đả toạ”, tức là ngồi thôi. Đấy là cách thứ nhất. Cách thứ nhì  sau một hồi ngồi Thiền “tập thở”, khi tâm có thể định, biết định là thế nào,lúc Thiền không cần tập thở nữa, nhưng vẫn thở, tất nhiên rồi.  Thiền Tào động, tiếng Pháp gọi là SOTO , vì họ phiên âm theo tiếng Nhật. Tôi viết thế để nếu ltbk muốn đọc bằng tiếng Pháp thì hiểu dễ dàng hơn. Còn Thiền Lâm Tế thì nó dịch là Thiền Rinkai. Còn Thiền nói chung thì nó dịch là meditation. Nhưng meditation nghĩa nó là tư lự,suy nghĩ, thì chỉ giống như Thiền tứ niệm xứ của Thiền phật giáo nguyên thuỷ.
Thiền Tào động, hay thiền Lâm Tế, mà bác Quý gọi là Thiền trí tuệ, trong cách phân chia của bác ấy (nếu tôi hiểu đúng ý bác ấy muốn nói) cũng là thiền của các Thiền sư, là tông phái phật giáo thì nó phải có thêm phần này nữa mới đủ. Đó là “minh tâm, kiến tính, liễu đoạn sinh tử”
Tôi sẽ viết tiếp, thì mọi người sẽ rõ cái này hơn về lý thuyết.
*

Phó Thường Nhân
Tôi để chữ Nho phiên âm, vì lời dịch ra tiếng Việt trung thành với nội dung của bài thơ nhưng lại không chuyển tải được hết ý tứ của nó. Nguyên nhân là do chữ “CHI”, ở trong hai câu cuối. Đây cũng là một ví dụ nói lên sự tương đối của ngôn ngữ văn tự, vì với hai văn tự khác nhau, ý tứ đã chuyển không hết, giống như 4 câu kệ mà người ta hay nói trong Thiền “bất lập văn tự,..” cũng một phần vì những lý do kiểu như thế. Chữ CHI trong chữ Nho đóng vai trò chuyển tiếp không có nghĩa cố định, thường được sử dụng để làm rõ nghĩa. Nó là một từ ngữ pháp bao gồm CHI, HỒ, GIẢ , DÃ, mà trong cổ văn chữ Nho dùng để chấm câu, hay định nghĩa. Chữ CHI ở đây phải dịch có nghĩa là, tức là. Nên nếu dịch hết nghĩa thì nó phải như thế này:

Nhạn không để lại di tích tức là Ý.
Nước không giữ lại ảnh tức là TÂM.

Đến đây thì mọi người đã có thể thấy rõ ẩn ý của bài thơ. Nó chính là hai cái thức mà tôi nói tới ở trên trong thuyết Duy thức của bồ tát Thế Thân. Và đấy cũng là nguyên tắc Thiền.
Phân tích rõ thêm một tí. Thế nào là Nhạn không để lại di tích. Con nhạn ở đây là SỰ (một khái niệm nữa của Thiền, tôi sẽ nói sau). Sự ở đây là sự việc phải làm trong cuộc đời, hiểu nôm na. Bản thân con Nhạn (sự việc) không có Ý, Ý là người ta gán vào SỰ,TÂM không bị Ý tạo ra sóng (Tham, sân, si,..) mà bình lặng như nước không giữ hình ảnh. Thuỷ vô lưu ảnh chi TÂM. Nếu hành động được như thế thì là ngộ đạo.

Được như thế thì như con nhạn bay trên không, đi qua hồ nước thì bóng hiện xuống, bay qua rồi thì hết, nhạn cũng hết (sự việc đã giải quyết xong) mà dấu vết cũng mất (như sự việc không để lại tâm lý sân , hận, cay cú, phiền não..). Chỉ quán đả toạ là như thế. Thiền ứng dụng đời thường là như thế.

Nếu được thế này thì Thiền không là một kỹ thuật định tâm nữa, mà là một lối sống, là giác ngộ, vì thế như tôi đã nói ở trên, Thiền không chỉ là ngồi Thiền, mà lúc nào cũng có thể Thiền. Nhưng nói thì dễ thế để hành động được như thế lại rất khó.

Nhưng người ta có thể dùng nó bằng một cách hạn chế như thế này, để tập sự. Khi mình có vấn đề khiến cáu kỉnh, bực bội,..thì hãy thử dừng lại, để hiểu những điều này nó đến từ đâu. Nó là sự việc thật sự cần giải quyết, như con nhạn bay qua hồ nước, hay bản thân cái hồ nước tâm lý nổi sóng vì tự ái, vì ganh đua, vì gán đủ chuyện này chuyện kia do cái tôi tạo ra. Bản thân tôi cũng hay sử dụng hình thức này, để xem con nhạn thực sự(sự việc thực) nó ở đâu.

@ltbk,
Đúng rồi đấy. Còn cái việc mà ngồi thiền vẫn nhận thức được xung quanh là bình thường. Đó cũng chính là thiền. Đó chính là “Nhạn quá trường không. Ảnh trầm hàn thuỷ”. Như tôi vừa nói.
langtubachkhoa
Cai thien tri tue ma bac Quy noi, toi thay co ve khac voi thien Tao Dong cua bac Pho.

Thien tri tue ma bac Quy noi, la minh phai co su chu dong, dinh huong. Con cai thien Tao Dong cua bac Pho hoi co phan giong voi phep "ngoi khong" cua bac Quy, de moi su dien ra tu nhien, khong dinh huong gi ca
nguyenducquyzen
QUOTE(langtubachkhoa @ Jul 7 2017, 04:35 PM)
Cai thien tri tue ma bac Quy noi, toi thay co ve khac voi thien Tao Dong cua bac Pho.

Thien tri tue ma bac Quy noi, la minh phai co su chu dong, dinh huong. Con cai thien Tao Dong cua bac Pho hoi co phan giong voi phep "ngoi khong" cua bac Quy, de moi su dien ra tu nhien, khong dinh huong gi ca
*



Bác langtubachkhoa nói đúng về Thiền Tào động và phép "Ngồi không" của em, nhưng chưa nói đúng về Thiền Trí Tuệ, nó là Thiền Chủ động bác ạ.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.