Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Phó Thường Nhân
Có vẻ máy bay MIG Ấn độ bị máy bay JF-17 do Pakistan và TQ hợp tác làm thịt thật, vì có thêm một chiếc nữa bị tai nạn có vể bí hiểm. Thường thì người ta vẫn coi đồ TQ là hàng chợ, không có chất lượng. Nhưng điều này thực ra là tuyên truyền mà ra. Chắc chắn TQ có hàng chợ, đặc biệt nếu cứ đòi mua cực rẻ. Nhưng không phải họ không có đồ tốt.
Việc cái máy bay JF-17 có thể làm thịt MIG-21 rất có thể là thật, vì nó chính là chiếc máy bay được sản xuất từ những kinh nghiệm MIG-21 mà ra, tức là nó là bản sao cải tiến của MIG-21, tức là nó đã khắc phục được những nhược điểm mà trong khi sử dụng MIG-21 người ta thấy. TQ cũng như VN là nước đã sử dụng MIG. Điểm yếu của máy bay TQ mà người ta hay nói tới là động cơ. Nhưng cái máy bay này dùng động cơ Nga, nên điều này không đặt ra. Ngược lại nó lại được tổng hợp ra đa(của Ý), vũ khí hoàn bị hơn. Kết quả nếu so sánh trên giấy thì nó rõ ràng hơn MIG-21.
Cùng với việc Huawei bị Mỹ ngăn cản triển khai thế hệ thứ 5 của mobile, thế hệ mà người ta có thể sử dụng để dùng cho ô tô cá nhân không người lái. Lại cùng với sự việc này, đã làm lộ rõ ra một nước TQ khác, không phải là TQ mà báo chí phương Tây mô tả. Vì công nghệ 5G này, hiện nay phương Tây cũng chưa ready.
VN là nước ở cạnh TQ. Điều người VN cần là hiểu rõ thực sự người láng giềng của mình, đánh giá chuẩn xác được họ. Chứ không phải là sa vào tuyên truyền phương Tây, đánh giá nhầm thì cực nguy hiểm. Người ta có câu « biết mình biết người trăm trận trăm thắng », tôi sửa nó lại là « biết mình biết người để không bao giờ bị lừa gây thiệt hại ».
langtubachkhoa
Ngay lần đầu tiên, tôi đã nghĩ 90%là Mig-21 của Ấn bị JF-17 thịt, chứ không phải bị phòng không Pakistan thịt, và tôi cũng tin rằng F-16 của Pakistan thực sự đã bị Ấn thịt, chỉ không biết là bị cái gì của Ấn thịt, Mig-21 hay Su-30 MKI. Ngay các báo Tây và Mỹ cũng xác định F-16 bị thịt, thái độ im lặng của Mỹ sau đó cũng khiến cho tôi tin rằng F-16 thực sự bị hạ.

Vừa rồi, Ấn đã phải dùng Su-30 MKI để bắn hạ máy bay trinh sát và k người lái của Pakistan, trong khi Iran hay Syria chỉ cần sử dụng pháo hoặc tên lửa. Chả hiểu phòng không Ấn kiểu gì.

JF-17 được phát triển từ nguyên mẫu của Mig-29, không phải từ Mig-21, phiên bản mới còn bắt chước kiểu dáng đầu hút không khí (DSIs) của F-35
Máy bay JF-17 không chỉ trang bị động cơ RD-93 của Nga, trong quá trình phát triển, Nga cũng trợ giúp cho việc thiết kế.
Radar của JF-17 có trang bị không chỉ FIAR Grifo-S7 của Italy, mà còn Phazotron Super Komar của Nga, GEC-Marconi Blue Hawk của Anh, Radar Thomson-CSF RC-400 của Pháp

Nói chung, vì JF-17 được trang bị động cơ RD-93 của Nga nên các nước mua loại máy bay này sẽ phải lo về quan hệ không chỉ với Trung Quốc mà còn phải lo quan hệ với cả Nga để có thể bảo trì và phụ tùng thay thế khi cần. Đây có lẽ là một trong những lý do mà JF-17 chưa được phổ biến. Nhưng nếu việc mua RD-93 được thực hiện thông qua TQ thì có lẽ ok, Nga cũng là một đối tác tương đối tin cậy và ổn định hơn phương Tây.


Ngoài ra, còn đang có tin: Ấn Độ dùng bom chính xác của Israel không kích trại huấn luyện của Pakistan đã bị lệch đến 200m chứ k chính xác như Ấn nói, không rõ bom của Israel k phải như quảng cáo hay đã bị gây nhiễu, tác động

Thêm một chút tin: liên doanh dầu Việt Nga Vietsovpetro đã thành công và đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cá Tầm. Lễ đón mừng dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cá Tầm Lô 09-3/12 thuộc Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro) đã được tổ chức tại thành phố Vũng Tàu


Quốc hội Ukraine vừa từ chối 2 đạo luật quan trọng vào ngày 26/2: Một dự luật về hệ thống cấp bậc theo chuẩn NATO (NCU, được bộ quốc phòng tiến hàng từ 4/2017) và một dự luật về sửa đổi quy chế hoạt động quân sự từ thời Liên Xô.
Đây được xem là nền tảng căn bản cho việc tái cấu trúc mạnh mẽ quân đội Ukraine theo mô hình quân đội NATO, để chuẩn bị gia nhập NATO, như trước đó hiến pháp của Ukraine đã viết là sẽ hướng đến việc này.
Thế nhưng quốc hội đã từ chối 2 đạo luật này, với số phiếu ủng hộ cực kỳ ít (43 và 171) dù hầu hết quốc hội là phe Maidan chống Nga và ủng hộ vào EU và NATO. Phe của tổng thống Porosenko ủng hộ đạo luật chỉ trích các nghị sỹ thậm chí còn không quan tâm đến việc có mặt để bỏ phiếu về đạo luật, và công sức 2 năm của bộ quốc phòng đã bị quốc hội phá bỏ trong 1 ngày.

Nếu quân đội của Ukraine k tương thích với NATO thì có thể NATO sẽ cắt giảm hợp tác và tài trợ.

Bình: Thực tế thì nếu 2 đạo luật này được thực hiện, thì Ukraine sẽ phải tốn 1 khoản tiền khổng lồ, và quân đội Ukraine về căn bản đã k còn khả năng độc lập, mà có nguy cơ bị biến thành quân đội như của các nước EU (trừ Pháp), tức là thành 1 bộ phận nhỏ của NATO chứ k tự chủ được nữa, cũng đồng nghĩa với việc Ukraine k còn tự chủ gì được nữa trong các chiến lược an ninh đối ngoại và quốc phòng.
Có lẽ đây là lý do mà quốc hội Ukraine từ chối, vì họ muốn vào EU và NATO để kiếm lợi, chống Nga, và vẫn giữ dược sự tự chủ, trở thành 1 cực quyền lực trong thế giới phương Tây, nhưng đây là điều mà k nước phương Tây nào muốn cả, nên họ dĩ nhiên ép Ukraine theo hướng của họ, dưới chiêu bài :" chuẩn EU", "chuẩn NATO", "chống tham nhũng", "minh bạch", etc.


Thêm chút về bầu cử Ukraine:
Hiện nay trong 3 ứng viên tổng thống thì đương kim tổng thống muốn đi theo Tây nhất, hoàn toàn tuân phục, bà Tymoshenko thì muốn lấy cớ việc phương Tây k bảo vệ được thỏa thuận Budapest để chế vũ khí hạt nhân, còn ứng viên dẫn đầu hiện nay, diễn viên hài Vladimir Zelensky thì mới chỉ đưa ra quan điểm về cải cách đối nội, chưa nói gì nhiều về an ninh đối ngoại




QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 8 2019, 04:46 PM)
Có vẻ máy bay  MIG Ấn độ bị máy bay JF-17 do Pakistan và TQ hợp tác làm thịt thật, vì có thêm một chiếc nữa bị tai nạn có vể bí hiểm. Thường thì người ta vẫn coi đồ TQ là hàng chợ, không có chất lượng. Nhưng điều này thực ra là tuyên truyền mà ra. Chắc chắn TQ có hàng chợ, đặc biệt nếu cứ đòi mua cực rẻ. Nhưng không phải họ không có đồ tốt.
Việc cái máy bay JF-17 có thể làm thịt MIG-21 rất có thể là thật, vì nó chính là chiếc máy bay được sản xuất từ những kinh nghiệm MIG-21 mà ra, tức là nó là bản sao cải tiến của MIG-21, tức là nó đã khắc phục được những nhược điểm mà trong khi sử dụng MIG-21 người ta thấy. TQ cũng như VN là nước đã sử dụng MIG. Điểm yếu của máy bay TQ mà người ta hay nói tới là động cơ. Nhưng cái máy bay này dùng động cơ Nga, nên điều này không đặt ra. Ngược lại nó lại được tổng hợp ra đa(của Ý), vũ khí hoàn bị hơn. Kết quả nếu so sánh trên giấy thì nó rõ ràng hơn MIG-21.
Cùng với việc Huawei bị Mỹ ngăn cản triển khai thế hệ thứ 5 của mobile, thế hệ mà người ta có thể sử dụng để dùng cho ô tô cá nhân không người lái. Lại cùng với sự việc này, đã làm lộ rõ ra một nước TQ khác, không phải là TQ mà báo chí phương Tây mô tả. Vì công nghệ 5G này, hiện nay phương Tây cũng chưa ready.
VN là nước ở cạnh TQ. Điều người VN cần là hiểu rõ thực sự người láng giềng của mình, đánh giá chuẩn xác được họ. Chứ không phải là sa vào tuyên truyền phương Tây, đánh giá nhầm thì cực nguy hiểm. Người ta có câu « biết mình biết người trăm trận trăm thắng », tôi sửa nó lại là « biết mình biết người để không bao giờ bị lừa gây thiệt hại ».
*

root
VN đã rất khôn ngoan khi cho toàn bộ MIG21 nghỉ hưu, dù Ấn Độ chào mời nhiều gói nâng cấp vũ khí + radar hấp dẫn. Số lượng MIG21 của VN là rất nhiều, nhưng bắt buộc phải cho thanh lý, vì nó đã lạc hậu về kỹ thuật và quan trọng hơn là lạc hậu về chiến thuật. Mấy chục năm trước, khi công nghệ tên lửa chưa phát triển, thì người ta phải dùng một loại máy bay phòng ngự, hay còn gọi là máy bay đánh chặn, để tiêu diệt không quân của phía tấn công. Loại máy bay này nhỏ nhẹ, cất cánh nhanh, bay nhanh và tầm hoạt động ngắn, nhưng vũ khí rất hạn chế. Khi công nghệ tên lửa phát triển, thì người ta thay máy bay đánh chặn bằng các tổ hợp tên lửa phòng ngự (thí dụ S300-400 của Nga) dễ triển khai, dễ bảo trì và rẻ hơn hẳn máy bay đánh chặn. Vì thế các nước tiên tiến không còn phát triển dòng máy bay này, thay vào đó sẽ dùng tiêm kích đa năng hạng nặng để làm nòng cốt của lực lượng không quân!
Phó Thường Nhân
Root nói đúng. Từ sau cuộc không chiến giữa không quân Vn và Mỹ cách đây 40 năm, vào thập niên 60,70 của thế kỷ trước thì công nghệ đã làm thay đổi chiến thuật chiến lược, dẫn đến thay đổi quan niệm về máy bay. Từ đó đến nay, sự thay đổi lớn nhất là chiến tranh điện tử (các loại ra đa điều khiển, đồng thời với sự thu nhỏ khối lượng, kích cỡ của các loại khí tài này), và các loại vũ khí chính xác cao, tầm bắn xa hơn (kỹ thuật tên lửa siêu âm và cận âm). Từ đó dẫn tới việc phát triển máy bay đa năng, vừa cường kích (tấn công được theo hướng không-đất, không-biển), vừa tiềm kích (phòng ngự tấn công theo hương không-không). Tầm hoạt động của máy bay cũng xa hơn, và vì tác chiến điện tử, nên người ta chú trọng « tàng hình » (không bị ra đa phát hiện) hơn là độ cơ động cơ học.
Thế hệ cuối cùng (kiểu như F-35 Mỹ) thì nó chú trọng điều này hơn cả, chứ không chú trọng không chiến.
Máy bay MIG-21 là máy bay tiêm kích, vì thế điều này giải thích tại sao chiến công ném bom « duy nhất » của không quân VN trong kháng chiến chống Mỹ là của Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thành Chung, là điệp viên ở trong quân đội miền Nam cũ, và lái chiếc F-5 Tiger. MIG-21 không thể sử dụng để tấn công mặt đất được. Thực ra hình như cũng có một lần, đó là việc ném bom vào tầu sân bay Mỹ ở cửa vịnh Bắc bộ, nhưng nghe nói đấy là Cuba giúp chứ Liên Xô không cho (đây là tin đồn tôi không rõ thực hư).
Trong tiêm kích đánh chặn, MIG-21 phải có sự chỉ đạo của ra đa mặt đất, chứ không thể độc lập tác chiến. Vì thế trong kháng chiến chống Mỹ, MIG-21 chỉ hoạt động trên đất liền, nằm trong vùng phủ sóng của ra đa mặt đất lúc đó, cũng như được bảo vệ bằng hệ thống phòng không mặt đất, chứ không thể lao ra biển Đông, đánh chặn máy bay Mỹ trước lúc chúng vào đất liền.
langtubachkhoa
Độ cơ động hay tàng hình? Đây là 1 vấn đề gây ra nhiều cuộc tranh luận.
Trong cuộc chiến VN, không chiến máy bay Mỹ bị thua dù áp đảo về số lượng, bởi vì kém ở độ cơ động. Điểm mạnh của máy bay Liên Xô chính là ở chỗ này, vì thế Mỹ mới phát triển máy bay theo hướng "tàng hình", chấp nhận độ cơ động kém, với lý do nếu đối phương k phát hiện ra mình, thì mình sẽ thắng dù kém cơ động. Tàng hình còn rất quan trọng với học thuyết quân sự Mỹ, vì họ thường cho máy bay vào sâu lãnh thổ ném bom hủy diệt, nên cần phải vượt qua hệ thống phòng không của đối phương.

Nhưng ở đây lại cũng có 1 khía cạnh khác, đó là nếu cái "tàng hình" đó mà không hiệu nghiệm, thì cái máy bay đó coi như chỉ còn đường "chết", giống như F-35, nếu cái "tàng hình" đó bị radar của tên lửa hay máy bay "học" được, thì F-35 sẽ thành 1 cái quan tài bay đúng nghĩa, dù muốn chạy trốn cũng không nổi, trừ khi chiếm ưu thế về số lượng. Phía Mỹ ngả hoàn toàn về hướng "tàng hình", còn Nga lại có vẻ muốn cân bằng cả 2, và tuyên bố với hệ thống của Nga thì không tồn tại cái gọi là máy bay "tàng hình".

Tóm lai, đã là công nghệ thì không có gì hoàn hảo, ra được cái này thì sẽ có cái khác chế ngự. Mig-21 không nên dùng nữa, nhưng về tiêm kích đánh chặn, với Mỹ có thể k cần, nhưng với VN có khi vẫn cần, vì hệ thống phòng không, tên lửa phòng thủ bờ biển của VN k thể đảm bảo 100% máy bay k thể xâm nhập vào đất liền, và lực lượng máy bay đánh biển của VN k đủ lớn để làm điều đó
root
QUOTE(langtubachkhoa @ Mar 17 2019, 04:39 PM)


Tóm lai, đã là công nghệ thì không có gì hoàn hảo, ra được cái này thì sẽ có cái khác chế ngự. Mig-21 không nên dùng nữa, nhưng về tiêm kích đánh chặn, với Mỹ có thể k cần, nhưng với VN có khi vẫn cần, vì hệ thống phòng không, tên lửa phòng thủ bờ biển của VN k thể đảm bảo 100% máy bay k thể xâm nhập vào đất liền, và lực lượng máy bay đánh biển của VN k đủ lớn để làm điều đó
*



VN bỏ MIG 21 rồi bác ơi, chi phí duy trì cả đội MIG21 với phi công nữa còn quá cả tiền đi mua S300.
Chắc bác không cập nhật hệ thống phòng thủ tên lửa của VN từ lâu rồi sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
Đọc trong báo VN, thì thấy nói MIG-21 ở VN vẫn còn mấy trăm chiếc, và sự thay thế nó chắc chắn sẽ là sự giành giật giữa các đối tác truyền thống của VN (NGA) hay là Mỹ hay là một nước châu Âu nào đó. Có thể là Pháp, hay Thuỵ điển. Ứng cử viên thì có nhiều : như Rafale(Pháp), Sab (Thuỵ điển), có hồi còn nghe tin VN mua Mirage (Pháp), là thế hệ trước Rafale. Hiện tại Thái Lan cũng mua máy bay của Thuỵ điển. Mỗi một nước đều có vấn đề của nó.
-Với Mỹ, ứng cử viên sáng giá là F16, nhưng vấn đề ở đây là sự kiểm soát của Mỹ. Mua đấy mà muốn dùng không thể được nếu Mỹ không gật đầu. Đây là trường hợp mà Indonesia, Thái, Ai cập gặp phải. Ví dụ với Thái, dù là đồng minh thân cận nhất với Mỹ ở ĐNA (chỉ sau Singapure), nhưng khi có chính quyền quân sự thì Mỹ làm mình làm mẩy, khiến F-16 của Thái không có phụ tùng, bảo dưỡng, để làm cảnh cho vui. Vì thế nước này chuyển sang mua SAAB. Nhưng Thuỵ điển không thể sản xuất được nhiều trong một lúc, nên cứ phải chờ nhỏ rọt.
Với Indonesia, thì F-16 mua được của Mỹ với giá hời, vì là đồ thanh lý. Nhưng ở đây Indo cũng vấp phải vấn đề bảo trì, bảo dưỡng, quyền sử dụng. Kết quả Indo phải mua thêm SU-30.
Với Ai cập, F-16 cuả Ai cập nằm trong gói tài trợ quân sự 1 tỉ đô đều đều mà nước này nhận được từ khi ký hiệp định hoà bình với Israel năm 1973, khiến tổng thống Sa đát nước này mất mạng vì bị Hồi giáo cực đoan Ai cập ám sát. Nhưng máy bay này cũng không thể sử dụng. vì thế lúc Ai cập ném bom ở Lybia, thì phải dùng Mirage 2000 mua của Pháp.
Gần đây, trong trận không chiến Pakistan-Ấn độ ta đang nói, Pakistan cũng không dám nói là có dùng F-16 không. Không kể khả năng F-16 của nước này bị MIG-21 Bison bắn hạ có thể có thật. Tại sao ? Bởi vì đội F-16 của Pakistan là Mỹ bán cho lúc Mỹ và Pakistan còn nồng ấm, khi Mỹ cần Pakistan để đánh nhau ở Apganistan, thời những năm 80,90. Nhưng đây là thế hệ cũ, vì sau đó, để trừng phạt Pakistan dám có vũ khí hạt nhân, Mỹ đã không làm gì để nâng cấp chúng. Và cũng có thể vì thế, chúng không bị Mỹ khoá mõm bằng kỹ thuật như trong các phiên bản sau, khiến Pakistan vẫn có thể dùng được. Nhưng để đối đầu với MIG-21 Bison, với gói nâng cấp nhằm vào F-16 thì rõ ràng là bị bắt vở, vì quá cũ.
Câu chuyện với Mỹ còn lằng nhằng là ngay cả khi mua F-16 qua nước khác cũng không được. Thương vụ Israel định bán F-16 cũ cho Croatie bị Mỹ phá là như thế.
Như vậy ngoại trừ những người coi « Mỹ là nhà, USA là quê hương », thì vũ khí Mỹ rõ ràng có quá nhiều vấn đề. Không chỉ kỹ thuật mà còn ngoại giao , chính trị. Mỹ sướng lúc nào thì nó khoá mõm lúc ấy. Vừa mất tiền vừa không an toàn.
Câu chuyện « vũ khí Mỹ » này, có nhiều chuyện rất nực cười. Trong cuộc chiến tranh I ran – I rắc (1980-1989), lúc đầu I ran có đầy vũ khí Mỹ mà không dùng được, phải mua vũ khí Liên Xô. Bởi hệ thống phân loại, xếp sắp kho vũ khí của I ran là một cái Sofware của Mỹ, (giống như việc quản lý vũ khí Mỹ ở Tổng Kho Long Bình – Biên Hoà, mà ta tíêp quản vốn dùng máy IBM 370 cũ). Nhưng cái Sofware này, người I ran không có mật khẩu. Kết quả không biết phụ tùng nó để ở đâu, tên là gì để thay thế. Không quân có F-14 mà nằm im chịu trận. Phải mất 3,4 năm sau (quãng giữa cuộc chiến) thì Kỹ sư I ran mới « hacker » cái mật khẩu được, mới lôi đồ phụ tùng ra dùng.
Phó Thường Nhân
-Với Pháp thì là vấn đề giá tiền. Cái Rafale hay thì hay thật do nó đa năng, nhưng giá quá đắt. Và nhiều vũ khí nó mang theo lại nằm dưới tầm kiểm soát của Mỹ. Ví dụ, lúc Ai cập mua, muốn được trang bị tên lửa SCALP, một loại tên lửa hành trình của Pháp, thì do trong ruột của nó có phụ tùng Mỹ, nên Mỹ cấm để « chiều lòng Israel », và cũng đồng thời « chơi sỏ » đồng minh.

-Với Thuỵ điển thì sản suất của nó nhỏ giọt. Có mấy cái SAAB cho Thái mà thời gian sắp hàng chờ cả gần 10 năm.
langtubachkhoa
Thụy Điển thì đâu phải chỉ có nhỏ giọt. Các SAAB của nó là 1 thứ hổ lốn, nhập linh kiện từ khắp nơi, từ Mỹ, EU (trong đó có cả Anh), vì thế trong đấu thầu Ấn Độ MiRCA, nó bị loại đầu tiên. KHi Argentina muốn mua SAAB của Thụy Điển, Anh đã dọa sẽ không cung cấp linh kiện vì sợ nó sẽ được dùng cho vấn đề xung đột đảo Fakland giữa Anh và Argentina.

Mua cái của nợ này về thì chỉ cần một trong những nhà cung cấp linh kiện có vấn đề là mình cũng có chuyện luôn

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 18 2019, 12:30 PM)
-Với Pháp thì là vấn đề giá tiền. Cái Rafale hay thì hay thật do nó đa năng, nhưng giá quá đắt. Và nhiều vũ khí nó mang theo lại nằm dưới tầm kiểm soát của Mỹ. Ví dụ, lúc Ai cập mua, muốn được trang bị tên lửa SCALP, một loại tên lửa hành trình của Pháp, thì do trong ruột của nó có phụ tùng Mỹ, nên Mỹ cấm để « chiều lòng Israel », và cũng đồng thời « chơi sỏ » đồng minh.

-Với Thuỵ điển thì sản suất của nó nhỏ giọt. Có mấy cái SAAB cho Thái mà thời gian sắp hàng chờ cả gần 10 năm.
*


Phó Thường Nhân
Hiện nay hầu như tất cả các loại vũ khí hiện đại đều có nội tạng « liên hiệp quốc », chỉ có điều ít hay nhiều và độ quan trọng của nó trong khí tài mà thôi. Tất nhiên có những nước mà độ tự chủ của nó cao hơn. Như Mỹ, Nga, Pháp, TQ. Chính vì tính chất liên hợp quốc của khí tài, mà nó đặt ra những vấn đề lớn về an ninh trong lĩnh vực hậu cần, và trong chiến lược chiến thuật sử dụng. Có thể tạm nói. Nếu là chiến tranh ngắn ngày, thì phải có dự trữ. Nếu là chiến tranh dài ngày, kiểu kháng chiến thì phải có đồng minh chiến lược. Điểm khó của thế giới hiện tại là một thế giới kiểu Xuân Thu – Chiến quốc, trong đó vấn đề ý thức hệ giảm đi rất nhiều, mà quyền lợi của các nước lại đan xen nhau, dẫn tới việc liên minh không vững vàng. Không kể tình trạng liên minh là một dạng trói cổ, mà điển hình là các đồng minh Mỹ. Tất nhiên trói cổ đến mức độ nào, lại phụ thuộc vào tương quan lực lượng hai bên, và quyền lợi hai bên thu được.
Quan hệ của lĩnh vực hậu cần này rất quan trọng, và hai vấn đề hậu cần ngắn ngày và dài ngay liên quan tới nhau. Lấy ví dụ chiến dịch « Điện Biên Phủ trên không » vào năm 1972, lúc đó nếu cuộc chiến kéo dài thêm khoảng 2,3 tuần nữa, thì VN sẽ không còn tên lửa dự trữ. Nhưng Mỹ cũng không thể làm thế, kéo dài thêm, vì thiệt hại quá nặng. Nếu kéo dài nữa, thì lực lượng không quân chiến lược của Mỹ, vì B52 không chỉ mang bom thường mà nhiệm vụ chủ yếu là mang bom hạt nhân, sẽ bị tổn thất quá lớn. Tất nhiên Mỹ có thể sản xuất B52 thay thế (các hãng Mỹ mừng hú), nhưng nó phải có thời gian. Không phải vẩy cái tay là xong.
Chiến dịch mùa xuân 1975 cũng vậy. Để tiến hành được chiến dịch này, VN đã phải tích luỹ lương thực đạn dược từ năm 1973. Phía chính quyền miền Nam cũng vậy, vì khi Mỹ rút, họ đã để lại một khối lượng vũ khí khổng lồ. Thậm chí nhiều chiếc F-5 tiger còn mới nguyên chưa đập hộp. Nhưng khi tác chiến quân đội Sài gòn vẫn kêu thiếu đạn, bởi chiến thuật chiến lược của nó là kiểu con nhà giầu vãi đạn, và đặc biệt phải có hoả lực không quân, như quân đội Mỹ. Nhưng quân đội Sài gòn làm sao có tiềm lực tiêu sài như quân đội Mỹ, hay nói cách khác chiến lược chiến thuật của nó không phù hợp (ngoài các vấn đề tinh thần, chính nghĩa .. v..v..)
Hiện nay chính một nước như Israel cũng vấp phải điều này. Từ sau cuộc chiến 1973, quân đội nước này không còn tác chiến với các đối thủ tương xứng nữa, mà chỉ là đàn áp các cuộc chiến tranh du kích. Nước này cũng tăng cường không quân, theo như mô hình của Mỹ. Kết quả nếu bây giờ Israel đụng trận với Syria, chưa chắc đã thắng, và cái huyền thoại lục quân nổi tiếng với các cuộc chiến 1948, 1956, 1967 hoàn toàn đi vào « dzĩ vãng ».
Như vậy phải luôn luôn cập nhật hậu cần và có chính sách thích hợp, và điều này lại nằm trong một cái khung ngoại giao quan hệ ngày càng phức tạp. Vì thế cách an toàn nhất, chính là tự sản xuất. Và phải hiểu đây là sản xuất kiểu « VINFAST », tức là lắp ráp thiết kế. Nhưng điều này an toàn hơn nhiều mua cả bộ để nhà cầu trói cổ. Pakistan có thể chế máy bay JF-17, Triều Tiên có thể chế bom nguyên tử, I ran có thể chế tạo tên lửa, vũ khí.. tại sao VN không làm được.
langtubachkhoa
Hiện đang tồn tại tin tức, hệ thống tên lửa tầm ngắn Spyder của Israel mà VN mua về không hiệu quả như quảng cáo. Chẳng những thường xuyên thất bại khi bắn thử, hệ thống này còn liên tục trục trặc và hỏng hóc trong điều kiện nhiệt đới gió mùa ẩm như VN, và phối hợp k tốt với hệ thống phòng không của Nga hiện có tại VN. NGoài ra còn có tin trong xung đột Ấn-Pakistan vừa rồi, chính Spyder mà ẤN mua về từ Israel đã bắn nhầm vào trực thăng Mi-17 của Ấn nữa.

Tin bổ sung: năm 2018 Ukraine đã mua 1 lượng khổng lồ xăng, dầu của Nga (chứ k mua từ Mỹ, EU hay nơi khác), và đặc biệt là nhập khẩu lượng lớn than từ Nga (chắc mua than vùng Donesk thông qua Nga). Ngoài ra, có tin Nga đã cấp 500000 hộ chiếu cho dân cư vùng Donbass (đây là chiêu sát nhập bằng dân số rồi laugh1.gif ), và phía Nga cũng đã chuẩn bị đơn giản hóa thủ tục nhập tịch cho những cư dân vùng này sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
Hôm nay đọc tin, thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bác Trọng gặp mặt tất cả các cán bộ cao cấp về hưu. Nhìn các hình ảnh được đưa lên, chỉ còn biết nói là « đáng khâm phục ». Nói bây giờ thì quá sớm, vì lịch sử sẽ nhìn kỹ hơn, đánh giá nhiều chiều hơn, nhưng quả thật trong chính trường đương đại, bác đúng là người lão luyện nhất của chính trị VN vào thời điểm này.
langtubachkhoa
Bạn Lê Thái Kỳ có trích các báo của Ukraine, dẫn lại khảo sát của các hãng điều tra của Ukraine, và cả của Mỹ, thấy 70-80% dân số Ukraine cho rằng đất nước đang đi sai đường. Nhưng dân thì cứ dân, có làm gì được đâu, vì quyết định không phải là do họ, dù mang danh "dân chủ"

(@click here)

https://antikor.com.ua/articles/269586-poch...avlenii_-_opros

(@click here)

(@click here)

(@click here)
root
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 29 2019, 05:11 PM)
Hôm nay đọc tin, thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bác Trọng gặp mặt tất cả các cán bộ cao cấp về hưu.  Nhìn các hình ảnh được đưa lên, chỉ còn biết nói là « đáng khâm phục ». Nói bây giờ thì quá sớm,  vì lịch sử sẽ nhìn kỹ hơn, đánh giá nhiều chiều hơn, nhưng quả thật trong chính trường đương đại, bác đúng là người lão luyện nhất của chính trị VN vào thời điểm này.
*



Hội nghị này của VN có phần giống với TQ https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_%...%BB%9Bi_H%C3%A0
Phó Thường Nhân
@root,
Tôi không biết là ở TQ, họ cũng có một dạng hội nghị như vậy. Khi đọc tin này, tức là tổ chức gặp gỡ các « nguyên lãnh đạo », về mặt văn hoá khiến tôi cảm tưởng như hội nghị các bô lão, hay các « tiên chỉ » vẫn có trong các làng VN từ trước.
Còn về mặt chính trị đơn thuần, đó cũng là một hành động khôn ngoan, phù hợp với chính trường VN. Làm chính trị, khi về vườn không có nghĩa là hết, vì họ vẫn có uy tín, bè cách, phe phái..Hiện tại, đánh tham nhũng, một nửa là đương chức, nhưng một nửa là các « nguyên ». Vì thế ý kiến các « nguyên » cũng quan trọng không kém, và nó cũng là bộ phận của cân bằng quyền lực ở VN.
Còn nói về « điều tốt » đơn thuần, thì những « nguyên » này đều là những người có kinh nghiệm, ý kiến của họ cũng cần phải coi trọng.
Vấn đề « tham vấn » các « bô lão », « tiên chỉ » kiểu này là phù hợp với một xã hội có tính chất Nho giáo như VN. Và điều này không phải chỉ đúng với VN, TQ mà ngay cả Nhật bản cũng có. Sau thời Minh trị ở Nhật, thời tiếp sau, đầu thế kỷ XX, các chính trị gia thời cũ vẫn được gọi là « cổ nhân », ý kiến của họ vẫn là cố vấn.
Hiện tại hệ thống chính trị Nhật vẫn có hiện tượng « đỡ đầu », người giật dây đằng sau không giữ chức, còn người giữ chức, nhiều khi là « người rơm ».
Còn ở các nước tư bản phát triển, có chế độ đại nghị điển hình, thì người đỡ đầu giật dây chính là các ông chủ, các tập đoàn kinh tế lớn rồi, cho nên vấn đề « bô lão », « tiên chỉ », hay « người rơm » không đặt ra.
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Mấy hôm trước, ltbk có nói chuyện tên lửa Spyder của Israel bán cho Ấn độ bắn nhầm trực thăng Ấn độ. Sau đó thì có tin trên báo nói lý do « thì là mà » rằng cái máy bay trực thăng của Ấn độ không kích hoạt cơ chế điện tử nhận dạng « « địch ta ». Câu chuyện này làm cho tôi nhớ tới việc tầu chiến Mỹ bắn nhầm một chiếc máy bay Airbus 320 chở khách bay từ Tê Hê ran (thủ đô I ran) bay sang Emirat Arab, trong thập niên 80, tức là đã cách đây cả 30 năm. Lúc đó hệ thống phòng thủ của tầu chiến Mỹ trong vùng vịnh, đã nhìn nhầm cái Airbus 320 thành F4 con ma của không quân I ran, bởi hai cái máy bay này không biết làm sao có « signature » nhận dạng trên màn hình ra đa giống nhau. Sau đó Airbus đã lắp đặt một hệ thống để cho tín hiệu máy bay được nhận dạng dễ dàng hơn.
Cách đây ít lâu, phòng không Syria cũng hạ nhầm một cái máy bay Nga, do máy bay Israel núp bóng nó để không kích.
Như vậy có lẽ kỹ thuật này cả 30 năm không thay đổi, không có tiến bộ kỹ thuật. Bình thường mỗi loại máy bay, do diện tích thân, mầu sắc sơn, sẽ xuất hiện trên màn hình ra đa với những đặc trưng khác nhau, khiến người ta nhận dạng được nó. Và để nhận dạng lẫn nhau « quân ta », mỗi máy bay « quân ta » phải phát ra một tín hiệu sóng để nhận dạng lẫn nhau. Nếu nó không bật lên, thì ta địch giống nhau. Nhưng bật lên, cũng có nghĩa là khai « ông ơi tôi ở bụi này », thành ra luẩn quẩn.
Thế còn cái quả tên lửa « tự động » tìm mục tiêu, nghe thì oai, nhưng có khi cái nguyên lý của nó cực kỳ đơn giản. Trong cái đầu điện tử dẫn đường của nó, nó sẽ có một thư viện các tín hiệu (signature) để nhận dạng như một loại ảnh chứng minh thư. Tất nhiên nó không phải là ảnh nhìn mắt thường, mà là tín hiệu điện tử.
Đây là giả thiết của tôi. Tên lửa Spyder là của Israel, rất có thể nó đã có một thư viện mục tiêu standard, vốn là tín hiệu của các đối thủ tiềm năng của nó là ..vũ khí Nga (hay Liên Xô). Như vậy khi quả tên lửa nó không được nạp, (không nạp được, hay quên nạp) thư viện phụ trợ, hoặc cái thư viện phụ trợ này có priority thấp hơn cái thư viện standard, thì việc bắn nhầm là bình thường.
Hiện nay, điều rất thú vị là các đối thủ tiềm năng trên chiến trường hay mời nhau tập trận cùng ? để làm gì ? để phát hiện ra các tín hiệu này (tín hiệu điện tử hay âm thanh),làm giầu cho các thư viện tín hiệu. Điều này còn cực đúng với các loại tầu chiến, vì tầu ngầm không nhìn được , nếu không nổi lên bề mặt, chỉ có nghe bằng sonar (tức là một loại ra đa phát hiện âm thanh), nên muốn tiêu diệt tầu chiến đối thủ thì phải biết tín hiệu âm thanh của nó là gì.
Phó Thường Nhân
Ở trong chủ đề này, đoạn trước đã bị khoá vì đạt tới maxi thông số kỹ thuật, tôi đang viết về Triều tiên. Nên viết nốt ở đây. Cách đây mấy ngày (30/3) báo Pháp có đưa tin, khi gặp nhau tại Hà nội, tổng thống Mỹ có đưa cho ông Kim một cái thư yêu cầu Triều Tiên giải giáp tất cả vũ khí hạt nhân và đem nộp cho Mỹ, như Lybia đã làm trước đây. Và mọi chuyện sau đó xẩy ra thế nào với Lybia thì ai cũng biết. Điều này chứng tỏ, tổng thống Mỹ đã tới Hà nội để làm một quả lừa có định sẵn, sau khi đã đưa ra những lời có cánh với Triều Tiên.
Điều này có thể phân tích theo hai cách, mà sự thành công của nó là 50%-50%. Nói theo xu hướng tích cực, thì đây là chiêu bài « giả cứng », để sau đó đi giật lùi tới một giải pháp hai bên cùng chấp nhận được. Nhưng người ta cũng có thể phân tích theo hướng tiêu cực, là Mỹ không có lợi ích gì khi đạt thoả thuận với Triều Tiên, nên nó càng « ngâm tôm » càng tốt.
Nhưng bất cứ trường hợp nào, thì Triều tiên cũng phải « lờ Mỹ » đi mà phát triển, chứ trông cậy vào Mỹ để phát triển là ngây thơ.

Nhân tiện đây cũng nói mấy điều, có tính chất lịch sử văn hoá, về bán đảo Triều Tiên và quan hệ của nó với TQ. Mặc dù cùng là láng giềng với TQ, và đều có văn hoá Nho giáo. Quan hệ các triều đại của Triều Tiên với các Triều đại TQ ngược với quan hệ VN-TQ. Với VN, TQ luôn là một mối đe doạ tiềm năng, thì với Triều Tiên, các triều đại TQ luôn là đồng minh nghĩa hiệp, ngoại trừ cuộc xâm lược của nhà Minh vào đầu thế kỷ XV. Tại sao lại thế ? bởi đây là do điều kiện Địa Chính trị gây ra.

Bán đảo Triều Tiên trong suốt chiều dài lịch sử với TQ, luôn bị cắt đứt liên lạc đất liền với TQ bởi các triều đại « ngoại đạo » của các bộ lạc phía bắc TQ (người Liêu, người Kim, người Mãn).Vì thế TQ không với tới Triều Tiên được. Không kể họ còn là họ hàng bà con thân thuộc với các bộ tộc thống trị TQ này. Phải tới triều đại nhà Thanh (thế kỷ XVI), thì hai nước này mới « núi liền núi, sông liền sông », nhưng nhà Mãn Thanh về mặt văn hoá gần với người Triều Tiên, vì thế mà các vương triều ở đây không bao giờ phải chịu cái khổ nạn do tư tưởng Đại Hán gây ra.

Khi hai nước đã tiếp giáp nhau, thì cũng là lúc Nhật bản bành trướng mạnh (sau thời đại xuân thu-chiến quốc ở Nhật, kết thúc vào thế kỷ XV), kết quả để cân bằng lực lượng, TQ lại giúp Triều Tiên.
Mấy điều thú vị nữa. Nếu Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên, thì Triều Tiên lúc đó lại là một bộ phận của đế quốc Mông Cổ. Và khi nhà Nguyên quyết định đánh Nhật, thì Triều Tiên là nước đóng tầu thuyền cho nhà Nguyên và tham gia vao cuộc viễn chinh này. Cuộc viễn chinh đánh Nhật này bị thất bại, vì đội tầu của nhà Nguyên bị bão chìm gần hết (Gió Thần Phong của Nhật). Khi nhà Minh đánh đổ nhà Nguyên, thì Triều Tiên mới độc lập.

Nếu ở Vn, miền Bắc là cái nôi văn hoá của người Việt, thì ở bán đảo Triều tiên, vùng phát triển nhất lại là vùng đất Hàn quốc bây giờ, ngược lại vùng phía Bắc là Bắc Triều tiên ngày nay thì lại là vùng đất mới mở mang, mặc dù các bộ tộc Triều Tiên sống ở đây đã lâu (giống như người Thái không chỉ sống ở Thái lan, mà còn ở nhiều vùng đất khác từ Bắc VN qua Lào, Miến điện).

Thế kỷ XV khi Nhật xâm lược Triều Tiên, thì nhà Minh lại giúp vương triều Choson ở đây để chống Nhật. Mặc dù Nhật xâm lược thất bại, họ lại mang về nước nghệ thuật làm đồ gốm của Triều Tiên để tạo nên « trà đạo » của họ. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, đồ gốm nghệ thuật lại là « của để giành », đóng vai trò giống như vàng, hay bạc ở Nhật bản, có tác dụng « làm tiền tiết kiệm ».
Mặc dù được coi là một nước, nhưng Triều Tiên chỉ thống nhất dưới vương triều Choson, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, khi bị Nhật xâm lược. Trong khi thời kỳ này ở VN là Trịnh- Nguyễn phân tranh, thế kỷ XVI, XVII trước khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước vào thế kỷ XVIII.

Vì chỉ có một giai đoạn chung là Choson, và một giai đoạn ngắn trước đó với vương triều Koryo (tức là Triều tiên dịch theo tiếng Hán Việt), Hàn quốc ngày nay là mang tên một triều đại chỉ tồn tại từ Hán Thành (Seoul) trở xuống, nhưng là triều đại cổ nhất văn minh nhất. Ngược lại Triều Tiên thì lại lấy tên Triều tiên. Hai nước hiện nay cũng không dùng cùng một bộ chữ như nhau.

Hiện tại, Hàn quốc cũng đề cao văn hoá Choson, và khi đón ông Kim ở biên giới vừa rồi, họ cũng mang nghi lễ của vương triều Choson ra, để thể hiện tinh thần thống nhất.
langtubachkhoa
10 SỰ THẬT ÍT BIẾT VỀ LÃNH ĐẠO GADDAFI CỦA LIBYA MÀ PHƯƠNG TÂY THƯỜNG LỜ ĐI
Lãnh đạo Gaddafi của Libya bị phương Tây tô vẽ như một nhà lãnh đạo độc ác độc tài. Đâu là sự thật về Libya dưới cái gọi là “chế độ độc tài” đó?

Năm 2011 lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ và chết một cách khổ cực. Sau đó đất nước này tiếp tục rơi vào cảnh loạn lạc và bị bom đạn của Mỹ và NATO tàn phá. Lực lượng khủng bố Hồi giáo khét tiếng IS cũng đã và đang nhen nhóm ở đây.
Trong mắt phương Tây, Gaddafi chỉ là một kẻ độc tài tàn bạo, thậm chí là một gã khủng bố. Nhưng sự thực là như thế nào?
Trong khoảng thời gian 41 năm cho tới thời điểm Muammar Gaddafi chết vào tháng 10/2011, ông đã làm được một số điều thực sự đáng kinh ngạc cho đất nước mình. Trong thời gian đó, ông cũng liên tục cố gắng đoàn kết và đem lại quyền lực cho toàn bộ châu Phi.

Vì vậy cho dù bạn nghe thấy gì trên radio, nhìn thấy gì trên tivi thì trên thực tế Gaddafi vẫn làm được nhiều điều tuyệt vời mà chẳng dính dáng gì đến cái gọi là “tên độc tài xấu xa” như truyền thông phương Tây thường mô tả về Gaddafi.

Dưới đây là 10 điều mà Gaddafi đã làm cho Libya mà quý vị có thể chưa biết:

1. Ở Libya, chỗ ở được coi là một quyền tự nhiên của con người
Cuốn Sách Xanh của Gaddafi nêu rõ: “Ngôi nhà là một nhu cầu cơ bản của cả cá nhân và gia đình”. Sách Xanh là triết lý chính trị của nhà lãnh đạo Gaddafi. Cuốn sách xuất bản lần đầu vào năm 1975 và được đưa vào chương trình giáo dục quốc gia, để cho mọi công dân Libya đọc.

2. Giáo dục và chữa trị y tế hoàn toàn miễn phí
Dưới thời Gaddafi, Libya tự hào sở hữu một trong những dịch vụ y tế tốt nhất ở Trung Đông và châu Phi. Và trong trường hợp một công dân Libya không được tiếp cận chương trình giáo dục mong muốn hoặc chữa trị y tế đúng cách ở Libya thì họ sẽ được đài thọ kinh phí để ra nước ngoài học hoặc chữa bệnh.

3. Gaddafi thực hiện dự án thủy lợi lớn nhất thế giới
Hệ thống tưới tiêu lớn nhất thế giới chính là con sông nhân tạo được thiết kế để cung cấp nước cho tất cả người dân Libya sống trên toàn lãnh thổ nước này. Dự án được chính phủ Gaddafi cung cấp kinh phí. Người ta nói rằng chính bản thân Gaddafi đã gọi dự án này là “Kỳ quan thứ 8 của thế giới”.

4. Được cung cấp vốn miễn phí nếu khởi nghiệp trong nghề nông
Nếu bất cứ người Libya nào muốn mở một nông trại, họ sẽ được cấp một ngôi nhà, đất trang trại cùng gia súc và hạt giống hoàn toàn miễn phí.

5. Tiền trợ cấp dành cho các bà mẹ mới sinh con
Khi một phụ nữ Libya sinh con, chị sẽ được cấp 5.000 USD cho bản thân chị và đứa con.

6. Điện hoàn toàn miễn phí
Nói cách khác, hoàn toàn không có hóa đơn tiền điện dưới thời Gaddafi.

7. Giá xăng rẻ
Thời ông Gaddafi cầm quyền, giá xăng ở Libya thấp ở mức chỉ 0,14 USD một lít.

8. Gaddafi nâng trình độ giáo dục của người dân
Trước khi Gaddafi lên nắm quyền, chỉ có 25% người dân Libya biết chữ. Con số này được nâng lên tới 87%, với 25% có bằng đại học.

9. Libya có ngân hàng nhà nước riêng
Libya có một ngân hàng Quốc gia riêng, chuyên cung cấp các khoản vay với lãi suất bằng 0 cho công dân. Và Ngân hàng này không có khoản nợ nước ngoài.

10. Đồng dinar vàng
Trước khi chế độ Gaddafi sụp đổ, ông này đã nỗ lực giới thiệu một đồng tiền châu Phi duy nhất và có liên quan đến vàng. Đây là những bước đi tiếp theo của nhà tiên phong vĩ đại Marcus Garvey – người lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Hợp chủng quốc châu Phi”.

Gaddafi đã muốn giới thiệu đồng dinar vàng và chỉ giao thương bằng đồng tiền này – một động thái có thể làm đảo lộn nền kinh tế thế giới.

Đồng dinar bị “giới tinh hoa” trong xã hội Libya hiện nay phản đối và lên án. Một ngày nào đó các nước châu Phi có thể có đủ sức mạnh để thoát khỏi các khoản nợ và chỉ trao đổi bằng đồng tiền có giá này. Họ khi ấy có thể nói “Không” với các hình thức bóc lột từ bên ngoài. Người ta cho rằng chính tư tưởng về đồng dinar vàng là lý do thực sự dẫn tới cuộc nổi loạn được NATO dẫn dắt nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi hay nói thẳng./.



https://www.vietnamembassy-libya.org/giao-d...y-thuong-lo-di/
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/10-su-that-it...o-di-588694.vov
Phó Thường Nhân
Hiện nay đang đánh nhau quyết liệt ở Lybia, và lực lượng do tướng Khalifa Haftar cầm đầu, lực lượng này gần như kiểm soát được hết lãnh thổ, ngoại trừ thủ đô tripoli, và vùng ven biển quanh thành phố Syrte, nơi mà tổng thống Kadafi đã bị máy bay Pháp bắn chết.
Cuộc chiến ở Lybia có thể coi là một dạng Syria, nếu « đi đúng quy trình », dù ở giai đoạn này thì nó đã lệch pha ít nhiều so với kịch bản đầu tiên.
Hiện nay đứng sau lưng tướng Haftar, là Ả rập Sa u đít, rồi Emirat Arab uni, rồi Nga, Ai cập, và cả Nga nữa. Còn đằng sau chính phủ ONU thừa nhận, là Quatar, Thổ, và ..Ý. Về mặt hợp pháp, các nước phương Tây đều công nhận chính phủ ở Tripoli, nhưng trong thực tế thì không phải vậy, ví dụ Pháp hiện tại ngấm ngầm ủng hộ tướng Haftar.
Tại sao lại thế ? bởi lúc ban đầu, các lực lượng ở Tripoli gần gũi phương Tây nói chung và Pháp nói riêng hơn, nhưng những lực lượng này không kiểm soát được thực địa. Tại sao Pháp lại chọn nhóm này ? điều này đúng cho mọi cách lựa chọn « ngựa chính trị » của phương Tây nói chung, và Pháp không là ngoại lệ. Cái lô gíc của nó là, khi ủng hộ một phe nhóm nào đó, thì mục đích của Pháp không phải là giúp nước đó giữ độc lập, hay phát triển, mà là nhóm có khả năng phục vụ lợi ích của Pháp nhất. Một nhóm như thế chỉ có thể là nhóm yếu, là thiểu số, bị cô lập trong nước không có đế ủng hộ, vì càng yếu thì càng không có thực lực để chống lại ông chủ. Đây cũng là lô gíc mà Pháp hay Mỹ đã dùng ở VN. Ví dụ việc dựng Ngô đình Diệm dựa vào Thiên chúa giáo chẳng hạn. Thế tại sao giờ Pháp lại quya sang ủng hộ ngầm Haftar, đơn giản là sau khi Lybia bị đánh cho tan nát, thì các lực lượng vũ trang hồi giáo cực đoan ở đây mở rộng chiến trường ra các thuộc địa Pháp cũ, có biên giới với Lybia, ví dụ Ma li, lan xuống vùng Sa mạc Sa ha ra của châu Phi da đen. Đây là điều cả Pháp và phương Tây không tính tới, vì thời Kadafi thì chuyện đó không xẩy ra, do nhà nước Lybia mạnh, ngăn chặn được. Tiếp tới tôi sẽ nói kịch bản nó lệch về cái gì.
Phó Thường Nhân
Sau cách mạng hồi giáo ở I ran 1979, tôi đã tò mò tìm hiểu cuộc cách mạng này, vì nó rất lệch pha với quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, vì ở đây lực lượng lãnh đạo cách mạng là tăng lữ hồi giáo, lãnh tụ của họ là giáo chủ Khô mê ni, lúc đó đã gần 80 tuổi. Vậy nó là cuộc cách mạng của ai, tác động của nó thế nào. Từ đó tôi mới thấy ra thế giới Hồi giáo là một thế giới hoàn toàn khác, và cái nhìn ít nhiều bị phương Tây « formatted » không phù hợp.
Thế giới Hồi giáo mà Lybia là một bộ phận có cách tổ chức khác các xã hội khác (Phương tây, Ấn độ, Đông Á, Nga, ..). Ở thế giới Hồi giáo, sự thống nhất và tổ chức thông qua đạo Hồi. Nhưng ở dưới đế của xã hội đó là những bộ lạc. Tương đương với các họ của VN. Nhưng bộ lạc của họ rất lớn, có thể có tới triệu người, và có sự thống nhất ủng hộ nhau mạnh mẽ hơn nhiều ở VN. Đặc biệt là ở những vùng lãnh thổ mà ảnh hưởng trực tiếp của phương Tây không lớn, như là ở Lybia hay Ả rập Sa u đít.
Ở Lybia, cho tới tận cuối những năm 20 của thế kỷ trước, nước Ý phát xít mới chiếm Lybia hiện tại, và công cuộc chiếm đóng thuộc địa trực tiếp này chỉ kéo dài hơn 10 năm, đến năm 1945, khi chế độ phát xit Ý đổ, thì Lybia được « độc lập », với một ông vua (xuất xứ từ miền Đông) theo mô hình mà nước Anh đã để lại ở vùng vịnh Ả rập. Trước khi « độc lập », thì vùng này thuộc đế quốc Thổ từ thế kỷ XV. Nhưng đế quốc Thổ cũng là một dạng đế quốc Hồi giáo, mà các vùng đất của nó có quyền tự trị khá lớn. Thường thì có một sultan (tương đương với vua) cầm đầu ở mỗi vùng dựa trên một liên minh bộ lạc, nhưng ông sultan này thần phục và nộp thuế cho đế quốc Thổ, được Thổ bảo vệ vầ quân sự, ngoại giao, pháp lý. Sự thần phục này là tự nguyện, chứ không phải là thuộc địa. Vì Thổ là vương triều Hồi giáo, thống nhất trên cơ sở tôn giáo.
Hiện tại, các phong trào hồi giáo cực đoan, bất kể là người Ả rập, hay một giống người nào khác, đều coi năm 1922, khi đế quốc Ottoman sụp đổ, sự thống nhất hồi giáo không còn nữa, là một tai hoạ. Bất chấp người Ả rập, người Thổ, ..khác nhau. Hồi giáo đã thống nhất các sắc dân này lại, tạo ra một cái đế văn hoá tập tục giống nhau, niềm tin giống nhau.. thay thế vào đặc trưng dân tộc. Vì thế thế giới hồi giáo thống nhất bằng tôn giáo. Nếu Hồi giáo là hệ tư tưởng thống nhất lãnh thổ về mặt vĩ mô, thì ở phía dưới xã hội ổn định là sự cân bằng giữa các bộ lạc.
Chế độ vua bù nhìn này ở Lybia không được củng cố dần dần bằng tiền bán dầu mỏ thu được, khiến nhà nước mạnh dần lên, như ta có thể thấy ở bán đảo Ả rập, dù họ vẫn phụ thuộc vào phương Tây. Ngược lại nó bị lật đổ vào cuối thập niên 50, dưới sự chỉ huy của một nhóm sĩ quan quân đội có tư tưởng cấp tiến. Giống như những gì xẩy ra ở Ai cập với tướng Naser năm 1956. Tư tưởng của họ là chủ nghĩa dân tộc Ả rập. Đây là mô hình ở Ai cập, Syria, Lybia..
Ở Lybia, ông Kadafi đã xây dựng lên một nhà nước mà phía dưới là « dân chủ bộ lạc ». Trong chế độ kiểu này thì phải có một người hùng, và một hệ tư tưởng (giống như Hồi giáo) bao trùm lên trên để nhất thống. Và người hùng này, trong một xã hội không có các giai cấp hiện đại, thì chỉ có thể xuất thân trong một đẳng cấp nắm vũ lực. tức là quân đội.
Tất cả các nước Hồi giáo đều có cái cấu trúc xã hội kiểu này, sự khác nhau là nếu là những nước cộng hoà, phương Tây không chống lưng đằng sau, thì người đứng đầu xuất thân từ quân đội. Ngược lại những nước được Mỹ, phương Tây chống lưng thì nó là các triều đại vua chúa , chứ không phải là « dân chủ » gì cả, vì nó không có cái đế để dân chủ phương Tây hoạt động được.
Có hai nước mà mô hình gần với dân chủ phương Tây nhất đó là Thổ và Ai cập. Nhưng không phải vì thế mà phương Tây quý hai nước này, mà ngược lại dân chủ của Thổ bị coi là mối đe doạ. Tóm lại ngay cả khi mầm mống « dân chủ » kiểu phương Tây có hoạt động, thì điều đó cũng không có nghĩa là OK.
Như vậy hình thức nhà nước mà ông Kadafi lập ra, thực ra là phù hợp với điều kiện văn hoá xã hội ở Lybia. Nhưng vào thập niên 90, thì nó bị đe doạ bởi hai điều :
1- Về đối ngoại, việc sụp đổ của phe XHCN đã khiến Lybia không còn có chỗ dựa bên ngoài, mặc dù về kinh tế thì không phải lo, vì nước này chuyên xuất khẩu dầu mỏ sang phương Tây. Nhưng họ không còn sự ủng hộ chính trị. Quan hệ Lybia với Nga không giống quan hệ Syria với Nga. Không kể Syria còn có quan hệ chặt chẽ với I ran.
2- Tư duy hồi giáo chính trị cạnh tranh với tư duy « chủ nghĩa dân tộc Ả rập ». từ đó xuất hiện các nhóm hồi giáo cực đoan.
Để thoát khỏi hai cái điều đe doạ này, thì chính quyền Kadafi đã làm hai điều. Đó là nối lại quan hệ với các nước phương Tây, trong đó đặc biệt là Ý (nước chủ thực dân cũ) và Pháp dựa trên cái deal là Kadafi sẽ hợp tác để chống khủng bố hồi giáo, giữ người di cư bất hợp pháp vào EU đổi lạ để giữ chính quyền. Nhưng chính quyền Kadafi không biết là phương Tây lá mặt lá trái. Chơi với Kadafi không có nghĩa là không tìm cách lật đổ (vì sự báu bở của dầu mỏ), đồng thời ghét (chống) hồi giáo cực đoan, không có nghĩa là không liên minh với nó để phá. Chính vì thế mà đã có sự liên minh giữa Pháp, Anh với các nhòm hồi giáo cực đoan (có sự ủng hộ của các nước Ả rập vùng vịnh) để lật đổ Kadafi với cái tư duy rất đơn giản là « đục nước mới béo được cò ». cứ lật đổ Kadafi đi rồi tính sau.
Nhưng khi nước đã « « đục » rồi, thì lại xẩy ra vấn đề mới. Đó là các nhóm hồi giáo này do sự ủng hộ khác nhau từ bên ngoài (Quatar, hay Ả rập Sa u đít, hay Emirat) mà lại quay ra đánh lẫn nhau, không ai chịu ai (giống như nội chiến Li băng 1975-1990). Đồng thời Lybia lộn xộn, lại trở thành căn cứ để Hồi giáo cực đoan sử dụng như căn cứ để thâm nhập vào các nước khác, đe doa ngay quyền lợi của Pháp trong các thuộc địa cũ da đen của mình ở châu Phi.
Và từ đó nó đưa tới tình trạng hiện tại. Đó là Mỹ, Pháp và phương Tây sẽ bỏ rơi các nhóm hồi giáo mà họ ủng hộ, vì nó không đáp ứng được nhu cầu của các nước này. Nhưng nước Lybia tan hoang thì chỉ có người Lybia hứng chịu.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.