Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2020
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Phó Thường Nhân
Nhân đà đang viết về bầu cử tổng thống Mỹ, nên viết tiếp., nhưng viết tiếp ở chủ đề này cho nó khỏi lẫn lộn, không viết ở chủ đề thời sự, dù câu chuyện này cũng là thời sự. Câu hỏi đặt ra là dưới chính quyền Trump, nước Mỹ đã có tác động thế nào vào ĐNA và VN. Nếu ông Biden trúng cử thì tác động thế nào vào ĐNA và VN.
Thực ra đến rất gần đây, tác động của chính quyền Trump mới rõ ràng hơn với ĐNA. Đó là việc nói rõ ủng hộ tự do hàng hải cũng đồng nghĩa với việc công nhân chủ quyền của các nước ĐNA ở biển Đông, phủ nhận hoàn toàn đòi hỏi của TQ và từ đó tạo những điều kiện thuận lợi sau với VN
1- Củng cố sự thống nhất của khối ASEAN. Trước khi Mỹ có những tuyên bố rõ ràng như vậy, thái độ của các nước ĐNA đối với TQ không thuận lợi cho VN, và thậm chí ta có thể nói VN bị cô lập ở trong khối. Bởi đơn giản có nhiều nước mà vấn đề biển đông không liên quan trực tiếp đến họ (Thái, Cam pu chia, Lào, Miến điện, Indo), có nước có liên quan thì thái độ lập lờ của Mỹ khiến họ do dự (Phi, Malaysia). Có nước thì định lập lại bàn cờ năm 1979-1991, định lợi dụng cơ hội để ngồi lên trên đầu láng giềng thủ lợi như Singapor, nước có lợi lớn trong thời gian VN có chiến tranh biên giới với TQ, chơi kiểu hai mang. Trong nhưng nước mà vấn đề biển đông không liên quan trực tiếp, cũng có nhiều thái độ khác nhau như Cam pu chia và Thái muốn tận dụng cơ hội TQ, sẵn sàng tiếp tay cho TQ. Lào, Miến có quan hệ quan trọng với TQ nhưng vẫn có điều gờm quốc gia này. Trong các nước do dự thì thái độ của Malay cũng khác Phi, khi Phi công khai muốn tận dụng TQ.
Sự tuyên bố rõ ràng của ông Pompeo, đã khiến các nước này phải chọn lựa, và có khi bắt buộc phải chọn lựa. Ví dụ như Malaysia, trong chuyến thăm VN của thủ tướng nước này, ông ta đã hé lộ vấn đề Malaysia có thể bị Mỹ trừng phạt về tài chính, và có thể điều đó đã làm Malaysia cứng rắn hơn, đổi lại, TQ đe doạ ngược khi cho tầu xâm phạm vùng biển nước này, khiến Malaysia nhìn thấy rõ hình bóng TQ hơn. Mỹ cũng tác động vào chính quyền Sing, Thái. Có những nước không bị tác động trực tiếp như Cam pu chia, thì cũng phải thận trọng hơn, không phải cứ được TQ dúi tiền cho là nghe lời bất chấp quyền lợi láng giềng ra sao. Có thể Cam pu chia cũng dần nhận ra tác động của TQ vào lưu vực sông Mê công, tác động trực tiếp tới nước này, cũng như thái độ của những người TQ mới ở Cam pu chia sẽ làm họ tỉnh ngộ ra.
Sự thống nhất cao hơn (tương đối) của ASEAN sẽ giúp VN có vị thế hơn trong quan hệ với TQ, có vị thế hơn trong quan hệ với Mỹ, rồi với các nước lớn khác, vì thái độ của ASEAN nói chung trong trường hợp này cũng là thái độ của VN, được VN thúc đẩy theo hướng đó. Vô hình chung thành politics của VN.
Sự thống nhất này cũng đảm bảo an ninh hơn cho VN, khả năng bị đánh gọng kìm (như thời chiến tranh biên giới) giảm đi.
2- Từ điều 1 trên mà suy ra điều hai, đó là thoả thuận DOC-COC nếu có, không thể là một dang học thuyết Monreo như của Mỹ hồi đầu thế kỷ XIX với châu Mỹ la tinh, giúp ASEAN trở thành sân sau của TQ. TQ bằng cách từ chối tài phán quốc tế (điển hình là vụ Philipine kiện) , rồi định đặt COC-DOC cao hơn UNCLOS, rồi ép buộc các nước ĐNA chấp nhận không được có quan hệ quân sự với bên ngoài, cộng với xây công trình quân sự ở biển Đông, có thể ép buộc vùng nhận dạng phòng không, .. Tất cả những điều này sẽ xoá bỏ UNCLOS một cách hợp lý, mà TQ vẫn được tiếng là theo. Ngay cả trước khi Mỹ tuyên bố, thì khả năng TQ đạt được điều này không phải là cao, vì đã có những nước như Thái, Sing, Phi có hiệp ước với Mỹ. Nhưng chuyện này vẫn có thể xẩy ra, và hiệp ước DOC-COC này sẽ là cớ để cho các nước này rút lui khỏi hiệp định quân sự với Mỹ. Nhìn thái độ của Sing và Thái người ta có thể thấy điều này rất rõ ràng. Và TQ cũng có cớ để bảo trợ các nước này rút lui khỏi các hiệp ước này dựa vào DOC-COC version TQ.
Hiện tại khả năng DOC-COC kiểu này khó có thể thực hiện được.
3- Sự hiện diên quân sự Mỹ nhiều hơn, khảng định rõ ràng hơn, đã phần nào giúp VN bù vào việc « rút lui có trật tự » của Nga. Hiện tại ảnh hưởng của Nga xuống rất thấp ở ĐNA, vì Nga vừa bị sa lầy ở Trung đông, vừa phải đối phó với an ninh phía châu Âu cũng như phía Nam của mình. TQ liên minh với Nga, nhưng Nga phụ thuộc TQ, chứ không phải ngược lại. Sự vụ tầu hải dương 8 cuối năm ngoái kéo dài tới 3,4 tháng ở vùng biển Vn là một ví dụ. TQ đã dám ngăn cản hợp tác dầu khí của Nga và VN, mà Nga không nói được gì.
Điều đáng nói nữa là mặc dù VN và Nga đều nằm trong khối kinh tế Á-Âu mà Nga lập ra, thậm chí VN còn là nước không phải láng giềng duy nhất của Nga làm điều này, nhưng quan hệ thương mại hai bên lại sụt giảm thấp hơn cả so với trước khi có hiệp định.
Tất nhiên Mỹ vào biển Đông không phải là để bảo vệ VN, mà vì nhu cầu của Mỹ. Nhưng về khách quan điều này đã khiến TQ không thể không quan tâm, bắt buộc phải đối phó. Trước đây TQ hay phủ dụ các nước ĐNA rằng việc bành trướng của họ ở biển Đông là để chống Mỹ tiếp cận, trong thực tế, nó được dùng để bắt nạt. Bây giờ Mỹ vào rồi, ông ra chống đi, đỡ bắt nạt người khác.
(còn tiếp)
langtubachkhoa
Bác Phó, nội dung này lẽ ra phải viét trong chủ đề kia, còn topic này bàn về bầu cử thì nên dự đoán xem ai trúng cử trưóc, sau đó mới nói đến tác động.
Copy 1 số bài lần trưóc nói vào đây của bác và tôi vậy. Năm ngoái, Làng ven đã dự đoán đúng Trump lên, năm nay không rõ thế nào. Hay là Sìn thêm cái poll vào topic này xem sao.

langtubachkhoa:
Bác Phó, ông giáo sư này dự đoán Biden sẽ thắng năm nay. Ông này luôn dự đoán đúng kết quả từ năm 1984 dựa trên 13 factor phân tích dữ liệu. Năm 2016, khi mà media đều dự đoán Clinton thắng, chỉ ông này nói Trump thắng. Ông này đoán rằng đây là 1 kết quả khít khao. Nếu đúng là vậy, và trong 1 năm xảy ra nhiều sự kiện như chủng tộc, đại dịch mà Biden chỉ thắng được sát sao thì chứng tỏ Biden cũng củ chuối.
Giáo sư tiên tri nói Biden sẽ đánh bại Trump
Giáo sư Allan Lichtman, người dự đoán chính xác kết quả các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ từ năm 1984, nói Biden sẽ chiến thắng năm nay.


Phó Thường Nhân:
@Ltbk,
Cho đến bây giờ thì tôi vẫn dự đoán là Trump thắng, dù khả năng thắng sứt mẻ nhiều. Nhưng quả thật cuộc bầu cử tới này khó dự đoán hơn các cuộc bầu cử trước.
Nó khó dự đoán hơn là vì mấy yếu tố sau :
1- Toàn bộ hệ thống media của Mỹ chống Trump, vì thế khả năng nó đưa tin thực sự khách quan ít cho cá nhân Trump.
2- Tác động của dịch Covid với kinh tế Mỹ.
Với yếu tố đầu, thì điều này được cân bằng lại bởi việc người Mỹ bình dân ngày càng ít tin vào media chính thống. Nhưng với yếu tố sau, tức là tác động của COVID khó đoán. Nó khó đoán bởi không phải vì số lượng người chết vì dịch bệnh, mà là tác động của nó vào nền kinh tế Mỹ thế nào, số người thất nghiệp ra sao, và cách giải quyết vấn đề thất nghiệp này được người Mỹ nhìn nhận thế nào. Tại sao lại thế ? Bởi nước Mỹ là nước có truyền thống về tự do cá nhân tổng thể, những biện pháp của nhà nước đưa ra nhằm chống dịch bệnh sẽ bị coi là can thiệp vào quyền riêng tư, vì thế chính phủ liên bang Mỹ sẽ không bị quy trách nhiệm là không giải quyết được vấn đề này. Như vậy, với một tâm lý xã hội « sống chết mặc bay », mà người dân lại nghi ngờ media chính thống, thì vấn đề phòng dịch bệnh không phải là vấn đề nghiêm trọng có thể dùng quy trách nhiệm.
Một điều nữa là cho đến nay số người chết chủ yếu là người nghèo, da mầu (hai điều này có thể chập một), thì tác động của nó đến Main Stream xã hội Mỹ rất ít.
Tóm lại, COVID chỉ nguy hiểm với Trump nếu nó làm đóng băng kinh tế. Nhưng bản thân Trump luôn yêu cầu đi làm, không phong toả. Chính phủ Mỹ hiện tại cũng sẵn sàng kích cầu bằng trợ cấp kiểu « trực thăng », tức là tài trợ thẳng tiền cho người Mỹ thất nghiệp do dịch bênhj (giống như dùng trực thăng rải tiền trên đám đông, từ đó mới ra cái tên này), thì khó thể nói là Trump không làm gì.
Vấn đề cái chết của George Floyld và những bạo loạn đi liền với nó thực ra cũng không ảnh hưởng. Tại sao ? Bởi những phi vụ náo loạn này thường xẩy ra ở các địa phương, thành phố mà chính quyền địa phương nằm trong tay đảng dân chủ, như vậy ông cũng tố cáo chính ông. Và trong một xã hội, khi nó có rối loạn, thì thường người dân có xu hướng muốn « ổn định, dẹp loạn ». Thực ra vấn đề da mầu này đặt điều khó cho Biden hơn. Bởi vì Biden phải làm sao trấn an được đa số dân da trắng về vấn đề an ninh trật tự, đồng thời lại lấy lòng được cử tri thiểu số da mầu. Hai điều này mâu thuẫn với nhau. Thời Obama, với một tổng thống da mầu thật sự, số phận người da mầu còn không khá lên, thì làm sao khá lên với Biden. Vì thế ngay cả khi người da mầu bầu cho Biden, thì cũng vì là thù Trump chứ không phải là tin tưởng vào ông này, vì họ biết chắc là nếu thành tổng thống, họ cũng chẳng có gì hơn.
Điều đáng để ý là đảng cộng hoà hoàn toàn đứng đằng sau Trump, còn hơn lần bầu cử trước.
Chính quyền Trump đã có rất nhiều hành động ở châu Á, với TQ. Nhưng với bầu cử ở Mỹ tác động của các hoạt động đối ngoại với cử tri Mỹ ít, ngoại trừ trong chiến tranh Mỹ tiến hành ở VN.
Tóm lại vào thời điểm hiện tại, thì rõ ràng là Trump không có đối thủ, nói cách khác đối thủ của Trump chính là Trump, nếu người ta bầu cho Biden chỉ vì ghét Trump thì không đủ.
Một điều nữa đáng để ý đó là chính sách của Trump cả về đối nội và đối ngoại không có mâu thuẫn thực sự với lợi ích của giai cấp tư sản Mỹ, và chính vì thế mà lá bài Biden mới không hấp dẫn.



langtubachkhoa:
Trong đảng cộng hòa có nhiều tinh hoa chống Trump đó bác Phó, họ thành lập cả 1 nhóm chống Trump. Nên bây giờ bầu cử lần này khó đoán, không có Covid thì 100% Trump thắng, có cái này thì đâm ra khó đoán vô cùng.

Phó Thường Nhân:
Bổ xung thêm một chút. Ở trên tôi có viết « đối thủ của Trump chính là Trump », để muốn nói rằng, những điều Trump làm là lợi cho nước Mỹ, nhưng thái độ « cứ nói toạc ra » về mặt ngoại giao là điều bất lợi (tương đối), vì người ta thường che dấu nó dưới những dạng « giá trị phổ quát ».
Trump làm tổng thống được gần 4 năm, nhưng những gì ông ta làm nhiều hơn cả Obama trong 8 năm, và đặc biệt nó đã phần nào bẻ ngoạt nước Mỹ sang một con đường mới. Trong suốt thời kỳ này kinh tế Mỹ luôn tăng trưởng (ngoại trừ từ lúc có COVID). Như vậy nếu dư luận Mỹ có ghét ông ta thực ra về cái thái độ, chứ không phải nội dung.Thái độ của Trump là thái độ của nước Mỹ « không bôi son trát phấn, để mặt mộc ».
Tronhg suốt thời kỳ này, cái đế cử tri ủng hộ Trump không thay đổi, đó là những người Mỹ da trắng trung lưu, nghèo, liên minh với tư bản công nghiệp. Đối diện với nó là một bộ phận của tư bản tài chính có sự ủng hộ của những người allophone (tức là người Mỹ da mầu, thiểu số, một bộ phận người Mỹ da trắng « tiến bộ », tức là lớp người có lợi trong các dịch vụ tài chính, dịch vụ xuyên quốc gia). Lực lượng hai bên này gần như cân bằng nhau (nếu tính theo chỉ số phần trăm người da trắng so với người da mầu). Nhưng không phải lớp người da mầu nào cũng chống Trump, mà phụ thuộc vào vị thế của họ, thu nhập của họ trong xã hội Mỹ. Người da đen, người gốc Mễ khả năng chống nhiều. Người Do thái, người gốc ấn độ, có thể có cả người Vn thì ngược lại. Tất nhiên là đánh giá tổng quan, chứ không phải automatic.
@ltbk,
Tôi biết, có một nhóm như thế, nhưng thực lực thế nào thì không rõ. Ngược lại, tôi có xem một đoạn phim tài liệu của Pháp chiều (tất nhiên là nó không khoái Trump), đoạn Trump phát biểu đầu nam, một trong những nghi lễ quan trọng của chính trị Mỹ, mà lần này bà Pelossi, chủ tịch hạ viện đã xé toạch bài diễn văn của Trump. Nhưng điều ngac nhiên là tất cả nghị viên của đảng cộng hoà đều đứng dậy vỗ tay khi Trump tiến vào, va hô « thêm một nhiệm kỳ nữa ». Cả hai hành động này đều « vô tiền khoáng hậu » trong sân khấu chính trị Mỹ.
Trump đã vượt qua được tất cả các luận tội từ liên quan tới Nga, tới UK, .. Không thể làm điều đó nếu không được đảng cộng hoà ủng hộ hoàn toàn.
Chính vì có sự tương quan như thế, nên việc Trump là tổng thống phân chia xã hội Mỹ gay gắt, nhưng Trump có lợi thế là lực lượng đứng với ông ta là lực lượng gốc, là cái đế thâm sâu của nước Mỹ.

langtubachkhoa:
Đúng vậy, những gì Trump làm cả về đối ngoại, đối nội nhiều hơn hẳn các chính quyền trước (Lý do là vì Trump không để ý nhiều đến các màu mè, PR chính trị, hình ảnh) nhưng vì thế cũng bất lợi. Lẽ ra chỉ nên làm vừa phải, thì sẽ dễ có cơ hội được trao nhiệm kỳ tới, để được tiếp tục. Làm nhiều quá, nhỡ như nhà nước thâm sâu Mỹ thấy như vậy là đủ rồi, thì lại mệt.

Không rõ cái dữ liệu của ông giáo sư kia thế nào, vì dựa trên machine learning, phân tích dữ liệu, và ông ấy đoán Biden thắng. Không rõ ông ấy có tính đến đại dịch k? Nếu lần này mà kết quả sai, thì nhiều khả năng sẽ là 1 ngoại lệ (outliner) của ông ấy.




Phó Thường Nhân:
Tán phét thêm một chút. Thời điểm hiện nay trên thế giới y hệt như thời chiến tranh lạnh cuối thập niên 40, đầu 50 dẫn tới chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh lạnh này với Liên Xô bắt đầu khi nguyên thủ tướng Anh tố cáo Liên Xô lập bức màn sắt vào năm 1948, và có thể coi tạm thời dừng lại với ngừng bắn ở Triều tiên và hiệp định Giơ ne vơ 1954 ở VN.
Hiện tại bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ đang đóng vai trò chủ công của chính sách này, giống như John Foster Dulles, bộ trưởng ngoại giao Mỹ thòi kỳ đó. Cả Dulles và Pompeo đều thuộc loại « diều hâu » và đều xuất phát từ CIA (Dulles là từ tiền thân của CIA, OAS). Còn tất nhiên bây giờ không phải là Liên Xô nữa mà là TQ.
Trong chính sách này, không phải Mỹ không có thiệt hại, đặc biệt là phải tính toán vấn đề thế thượng phong của đồng đô la trong tương lai. TQ cũng khôn, vì trong nhưng thoả thuận mà TQ có thể đồng ý với Mỹ là mở cửa thị trường tài chính, và thị trường ô tô. Cho nên không phải nó không hấp dẫn với một bộ phận tài chính Mỹ. Cách tính của TQ thực ra là « làm con sâu đục quả táo », TQ sẵn sàng nhượng bộ Mỹ những điều này, để giữ mối quan hệ toàn cầu hoá Mỹ-TQ, vì so sánh loại thế tương đương thì sản xuất ở TQ với điều kiện Mỹ áp đặt vẫn có lợi thế hơn sản xuất ở Mỹ, do cấu trúc kinh tế và tiền lương. Vấn đề là tương quan lực lượng bao giờ cũng là tương quan lực lượng tức thời, không phải là dạng static. Một khi TQ tiếp tục khống chế lực lượng sản xuất, công cụ sản xuất, thì nắm đồng tiền ảo không có nghĩa gì về tương lai. Nhưng về hiện tại thì Mỹ vẫn lợi, và giảm được thiệt hại.
Như vậy rất có thể giai cấp tư sản Mỹ bằng lòng với những điều này, và sẽ làm một cái pause, đánh dấu sự thắng thế của giới tài chính Mỹ. Và trường hợp này đồng nghĩa với việc Trump phải rút lui.
Như vậy những điều Pompeo đang làm là nhân thể TQ không thể đáp trả, nhanh chóng ép một cái khung quan hệ mới, kiểu qua cầu rút ván, để ngay khi một tổng thống khác lên, cũng không đảo ngược được. Tương tự như việc Trump lên, không đảo ngược được quan hệ Mỹ-Nga.
Cũng nên để ý là những biện pháp mà Trump đưa ra nhằm vào TQ đều được cả hai nghị viện Mỹ thông qua mà không phản đối mặc dù hạ viện là đảng dân chủ nắm đa số, chứ không phải đảng cộng hoà.


langtubachkhoa:
Chính vì vậy mà tôi mới băn khoăn viẹc Trump có thể đắc cử k? Vì nếu nhà nưóc Mỹ muốn làm 1 cái pause với TQ thì có thể Trump sẽ thất cử.
Hiện Trump đang tung ra kế hoach 4 năm tới phải đưa chuỗi cung ứng y tế thiết yếu từ TQ về Mỹ. Xem ra vẫn còn nhièu cái phải làm. Theo lý thì Trump lẽ ra vẫn nên đuợc trao cơ hội tiếp tục thực hiện công việc của mình trong 4 năm nữa.
Phó Thường Nhân
4- Việc chính phủ Mỹ ép doanh nghiệp rời khỏi TQ thông qua sức ép chính trị lên TQ, đã làm thay đổi môi trường làm ăn của các công ty nước ngoài vào TQ, khiến họ đi tìm một vị trí địa lý khác an toàn hơn, bớt phụ thuộc vào các cạnh tranh chính trị hơn. Một địa điểm lý tưởng đó là VN.
Trên đây là những ảnh hưởng có tính chất « khung », nó không phải là chính sách của chính quyền Trump đối với riêng VN, đó là tác động của chính sách toàn cầu Mỹ lên VN
Trong quan hệ riêng VN-Mỹ cũng có những tiến triển tốt. Việc đầu tiên là quan hệ thương mại Mỹ-VN gia tăng. Và đặc biệt gần đây, là vấn đề « QUAD plus ». Chính quyền Trump đã đẩy mạnh hơn được một dạng liên minh tương đối đó là liên minh Ân độ - Nhật – Úc – Mỹ về quân sự, đã tận dụng được các sai lầm chiến lược của TQ trong quan hệ với đối tác láng giềng, để tạo nên cơ sở liên minh này. Điều đáng ngạc nhiên nhất đó là các nước này (Úc, Nhật, Ấn độ) đều có quan hệ thương mại hàng đầu với TQ, nhưng điều này không khiến họ đứng về phía TQ. Càng quan hệ, độ nghi ngờ của họ với TQ càng tăng, và đặc biệt nó không giúp giải quyết những tranh chấp biên giới, địa lý (với Nhật ở biển Hoa Đông, với Ấn ở Himalaya). Điều này thực ra là sai lầm của TQ, định sử dụng chính sách « cây gậy và củ cà rốt » như chính sách Mỹ từng làm ở châu Mỹ la tinh. Trong đó củ cà rốt là quan hệ kinh tế, cây gậy là các vấn đề lãnh thổ. Nhưng TQ không hiểu rằng chính TQ cũng là một nước cạnh tranh kinh tế với các nước trên. Cho nên củ cà rốt không ngon đến mức như TQ mơ tưởng, và sức ép về tranh chấp lãnh thổ sẽ không khiến những nước này thần phục TQ mà tìm cách cân bằng lại. Có thể nói « lực lượng tinh hoa » của TQ có một cái software ứng sử đối ngoại của thế kỷ XIX, điều đáng ngạc nhiên, vì TQ đã giải quyết rất tốt vấn đề học tập phương Tây để phát triển. Có rất nhiều bài học điều hành kinh tế của TQ có giá trị với một nước không có văn hoá phương Tây như VN. Nhưng trong đối ngoại nó lại không được như thế.
Gần đây có tin loáng thoáng trên báo chí là VN có thể là thành viên của QUAD mở rộng này (gọi là QUAD plus) và ngoài 4 thành viên trên nó sẽ bảo gồm cả Hàn Quốc và Tân Tây lan.
Giữa QUAD plus (nếu nó ra đời thật sự) và QUAD có nhiều điểm khác nhau. Các nước QUAD plus mở rộng (VN, Tân Tây lan, Hàn quốc) có nhiều điều khác biệt với các nước QUAD. Ngoại trừ Tân Tây Lan mà sự tham dự có thể coi là do quan hệ anh ninh dính liền với Úc, là một nước Anglo-Saxon, thì VN và Hàn Quốc có quan hệ tương đối khác với TQ. Hàn quốc cho tới nay, đặc biẹt là chính phủ hiện tại, đều tìm cách nới rộng khả năng độc lập của mình với Mỹ, chủ động hơn trong quan hệ với Triều Tiên, lại có xung khắc lịch sử với Nhật. Và đối trọng của nó chính là TQ. Còn với VN, trong tất cả các nước trên, VN có quan hệ lỏng lẻo nhất với Mỹ về chính trị (các nước kia đều có các hiệp ước an ninh với Mỹ bằng cách này hay cách khác, ngoại trừ Ấn độ), VN lại là nước láng giềng trực tiếp với TQ. Vị thế VN đối với TQ có gì đó tương đương với quan hệ Ấn độ -TQ, chỉ có điều Ấn độ lớn hơn nhiều lần VN, nên vị thế cũng khác.
Hiện nay VN đã có các quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước QUAD plus trên, ngoại trừ Tân Tây Lan. Vì thế việc nâng cấp quan hệ VN-Tân Tây Lan lên mức độ đối tác chiến lược gần đây, hoàn thành việc VN có quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước trên. Tạo điều kiện cho QUAD plus có thể hình thành. Nhưng ngay cả QUAD còn chưa là một liên minh quân sự thực sự, kiểu NATO, nên việc QUAD plus thành liên minh quân sự cứng không thể xẩy ra. Ngược lại nó đặt thêm lòng tin giữa các thành viên với nhau. Và là cơ sở rất tốt để VN có bạn bè trong trường hợp bị tấn công. Điều này sẽ làm tăng sức mạnh, tiếng nói của VN. Cho đến nay, VN là nước duy nhất không nằm trong một hệ thống phòng thủ nào có thể kích hoạt, khi xẩy ra xung đột. Điều này đã khiến chính sách « cây gậy và củ cà rốt » của TQ với VN ở mức cao nhất so với các nước khác. Không có quan hệ nào như quan hệ VN-TQ thể hiện rõ ràng sự sai lầm của chính sách đối ngoại TQ. Vì trong thực tế VN, TQ là hai nước đồng chủng đồng văn ngay cả với chính thể văn hoá kinh tế hiện tại (chứ không chỉ có yếu tố lịch sử, như với Hàn quốc), VN cũng không có chính sách bành trướng chống TQ tự nhiên. Nếu TQ công nhận chủ quyền chính đáng của VN ở biển đông, thì trong thực tế, TQ và VN không có vấn đề gì có thể là hai nước láng giềng mẫu mực. Cho đến nay, tôi như một người phân tích nghiệp dư, cũng không thể hiểu cái lô gíc quan hệ quốc tế của TQ, của giới tinh hoa nước này.
Trên đây là những tác động của chính quyền Trump vào VN. Ở đây ta có thể nhìn thấy hai bình diện. Một bình diện khung trong chính sách quốc tế của Mỹ ở Đông Á (tôi nhấn mạnh là ở Đông Á, chứ không phải toàn thế giới) có lợi cho VN, một bình diện nữa là quan hệ trực tiếp hai bên VN-Mỹ. Cả hai bình diện này đều thuận lợi cho VN. Đặc biệt là bình diện « khung ».
Phó Thường Nhân
Nói về quan hệ VN-Nga ta không thể không nói tới quan hệ VN-Liên Xô. Và nói về quan hệ VN-Liên Xô cũng giúp ta có một cái nhìn chính xác hơn về quan hệ hai bên, rồi từ đó soi ra quan hệ VN-Nga hiện tại, vì Nga trong con mắt người Vn bình thường, là sự kế tục của Liên Xô, nhưng nó không hoàn toàn như vậy.
Quan hệ VN – Liên Xô không phải là quan hệ tự nhiên ngay từ ngày đầu cách mạng tháng 8. Nếu nhân sự của Việt minh, có Bác Hồ đã ở trong quốc tế cộng sản, cũng như đảng cộng sản Đông Dương có nhân sự do quốc tế cộng sản đào tạo, nó cũng không phải là quan hệ giữa Liên Xô và VN. Liên Xô chỉ công nhận nước VN dân chủ cộng hoà vào năm 1950, cùng đồng thời với TQ. Có thể giải thích điều này bằng sự xa xôi cách trở, cũng như sự không quan tâm của Liên Xô tới ĐNA, vì vào thời điểm này, điều quan tâm của Liên Xô là Đông Âu, là Tây Âu. Liên Xô có đóng góp để cho cách mạng TQ thành công, ví dụ như khi Hồng Quân Liên Xô giải phóng Mãn châu, thì vũ khí khí tài thu đượccủa Nhật Liên Xô giao cho Hồng quân TQ. Tạo điều kiện cho Hồng quân TQ đánh Tưởng. Nhưng quan niệm của Liên Xô là ở châu Á, châu Phi là những phong trào giải phóng dân tộc, theo luận cương Lê Nin về thuộc địa, Liên Xô giúp đỡ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc này, nhưng nó không phải là yếu tố quan tâm chính mà là các phong trào công nhân ở Tây Âu.
Trong vấn đề VN, nó còn có một sự hiểu lầm nữa. Đó là vào cuối năm 1945, Việt Minh đã giải tán đảng cộng sản Đông Dương, phần còn lại của đảng cộng sản Đông Dương ở VN được gọi là các câu lạc bộ nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Ta có thể tranh cãi nhau về câu chuyện này, vì nhận định của lề trái, của lề phải khác nhau. Với tôi thì việc giải tán này không ảnh hưởng tới Việt Minh, mà nó làm cho Việt Minh trở thành cộng sản. Quy trình này xẩy ra như sau, tôi suy ra nó khi đọc hồi ký Vũ Đình Hoè, tức là một nhân vật quan trọng của đảng Dân Chủ. Đảng dân chủ cũng như đảng Xã hội đã giải tán vào những năm 80, đầu 90.
Khi cách mạng tháng 8 thành công, Việt minh là là một lực lượng đấu tranh giải phóng dân tộc duy nhất có thực lực, vì khu giải phóng Việt Bắc đã có từ những năm 1940, sau khởi nghĩa Bắc Sơn. Nhưng ảnh hưởng của nó ở thành thị chưa đủ lớn, từ những năm 40, sau khi Pháp thua trận ở Châu Âu, thì đã có những nhóm trí thức (ở Hà nội là nhóm Thanh Nghị, do Vu đình Hoè đứng đầu) ra báo có tính chất dân chủ tư sản (của tiểu tư sản). Họ cũng tham gia vào mặt trận Việt minh về sau. Vào thời đầu cách mạng cho tới khi kháng chiến bùng nổ, nhóm Thanh Nghị này đã trở thành Đảng Dân Chủ, và nếu tính về số lượng đảng viên, thì họ còn vượt cả đảng cộng sản. Trên chính trường VN, thời đầu cách mạng còn có những lực lượng khác, như VN quốc dân đảng (gọi là Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đảng (gọi là Việt Cách).Hai lực lượng này được Quân đội Quốc dân đảng vào miền Bắc VN ủng hộ và đưa về, bản thân họ cũng lấy tiếng của VN quốc dân đảng (Nguyễn Thái Học), hay VN Quang phục hội (của cụ Phân bội Châu lập ra). Đáng tiếc là cụ Phan Bội Châu đã mất, chứ nếu còn sống, cụ có lẽ sẽ tham gia Việt Minh như cụ Huỳnh Thúc Kháng, và Việt Quốc, Việt Cách không thể lấy hình bóng cũ lừa bịp được. Các lực lượng này do Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh) Việt Quốc, Vũ Hồng Khanh (Việt Cách) đứng đầu. Nhất Linh đã lấy trụ sở của nhóm tự lực văn đoàn (phía bốt Hàng đậu trên đường Quan Thánh) làm trụ sở Trung ương của Việt Quốc, một địa chỉ nữa là ở phố Ôn Như Hầu (có vụ án Ôn Như Hầu nổi tiếng), vì được Nhật giao lại.
Do là lực lượng theo chân Quốc Dân Đảng TQ vào VN, hai đảng Việt Quốc, Việt Cách chỉ có ý nghĩa và ảnh hưởng ở miền Bắc, và đặc biệt chỉ là vùng Trung du Bắc bộ (Phú thọ , Yên Bái, ..), lợi dụng vào danh tiếng của VN Quốc dân Đảng thực sự ngày trước của Nguyễn Thái Học, người đã phất lên ngọn cờ khởi nghĩa Yên Bái.
Để tránh sức ép của các lực lượng quân sự Quốc dân Đảng TQ, mà Bác Hồ đã giải tán đảng cộng sản. Nhưng điều đó không làm thay đổi bàn cờ chính trị ở VN, vì đảng cộng sản là cái lõi của Việt Minh. Muốn triệt tiêu đảng cộng sản, thì phải triệt tiêu Việt Minh, điều mà quân đội Tưởng không làm được. Nhưng Việt Minh không chỉ là đảng cộng sản, mà nó rộng lớn hơn, bao gồm tất cả các lực lượng yêu nước. Trong khi Việt Quốc , Việt Cách chỉ nhờ vào thanh thế của quốc dân đảng TQ mà sống. tức là chúng là một dạng tay sai. Tay sai của TQ.
Khi Quân Đội quốc dân đảng TQ rút, theo thoả thuận với Pháp. Thì các lực lượng Việt Quốc, Việt Cách cũng tan. Quân Đội Tưởng rút tới đâu thì hai đảng này cuốn chiếu theo nó. Mặc dù vậy, sự tiếp quản các vùng nông thôn ở Trung Du, do hai đảng này chiếm giữ, được sách vở chính quyền Sài gòn sau này thổi lên như một sự kháng chiến chống Việt minh, chiến khu này, chiến khu nọ, nhưng điều này là bịa đặt. Ở trên giấy to hơn trê n thực địa.
Như vậy còn lại trong Việt Minh, cốt lõi đảng cộng sản và đảng dân chủ. Nhưng cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào ngày 18/12/1946 đã thay đổi bàn cờ chính trị VN lần nữa. Trước sự khủng bố của Pháp, đảng dân chủ tan rã. Những người yêu nước thực sự đi theo kháng chiến, ông Vũ đình Hoà là một ví dụ. Nhưng không phải ai cũng thế. Đặc biệt là người dân thành thị. Họ đi tản cư về nông thôn, nhưng không thể sống được lâu dài. Vì thế khoảng năm 1948, họ lại trở lại thành phố để sinh sống, người ta gọi là « dinh tê về tề » (vùng tề, tức là vùng Pháp kiểm soát). Phạm Duy là dạng này, gia đình ông Dương Trung Quốc, nhà sử học không có tác phẩm lịch sử, quân xanh trong quốc hội Vn hiện tại cũng là dạng này. Tôi thấy ông ấy viết trong một tập sách, gồm những bài báo của ông ta tập trung lại. Tất nhiên không phải về tề, có nghĩa là phản động, theo Pháp. Và ảnh hưởng của vấn đề này là nhỏ, vì thị dân Vn chiếm khoảng 4% dân số, không phải là nhiều. Nhưng chính trong tầng lớp thị dân này, mà đảng dân chủ thu thập đảng viên. Nó tan ra là vì thế.
Khi đọc lịch sử vn theo lề phải, ta có cảm tưởng người cộng sản chui vào tất cả các tổ chức xã hội, hoặc nhưng tổ chức này là cái bánh vẽ của đảng cộng sản dựng lên. Trong thực tế không phải, lòng yêu nước, chiến tranh khốc liệt đã phân rã xã hội, khiến cho những người yêu nước trở thành cộng sản. Chứ không phải ngược lại.
Trở lại vấn đề Liên Xô, khi bác Hồ giải tán đảng cộng sản, thì có một sự việc rất buồn cười, đó là em của Tổng bí thư Trần Phú, do cũng theo anh hoạt động cách mạng, nhưng nằm ở châu Âu, ông Trần gì đó, tôi không nhớ tên, lại viết thư lên Quốc tế cộng sản, tố cáo việc này. Điều này có ảnh hưởng tới thái độ của Stalin và Liên Xô với cách mạng VN lúc này không, khó có thể nói được. Nhưng thực tế lịch sử cho ta thấy, Liên Xô không tác động vào cách mạng VN thời kỳ đầu, và từ năm 1950 cho đến năm 1954, sự ủng hộ của TQ với VN là chính. Ủng hộ của Liên Xô chỉ là ngoại giao. Ngược lại có một nước ở Đông Âu lại giúp VN, đó là Tiệp khắc, dù sự giúp đỡ chỉ có nghĩa tượng trưng. Chính Pháp cũng nói là trong vũ khí thu được của Việt Minh, có cả súng trung liên và tiểu liên Tiệp, chất lượng hơn hẳn súng Thomson của Pháp.
Phó Thường Nhân
Khi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, thì quan hệ của VN và Liên Xô rõ ràng, hơn, vì VN dân chủ cộng hoà thành một thành viên của cộng đồng xã hội chủ nghĩa. Nhưng giữa VN và các nước XHCN Đông Âu có điều khác cơ bản, đó là nhà nước VN do người VN dựng lên. Ngược lại ở Đông Âu, nó là do Liên Xô ép vào. Chính vì thế khi Liên Xô không còn chống lưng, thì chúng sụp đổ.
Hiệp định Giơ ne vơ vẫn được coi như một sự bán đứng VN của TQ. Quả thật điều này không sai. Nhưng Liên Xô cũng đồng tình với việc này. Hiệp định Giơ ne vơ được ký sau khi Stalin chết, và sự đấu tranh giữa các phe phái trong đảng cộng sản Liên Xô, đã dẫn tới tư duy « chung sống hoà bình », điều đó có nghĩa là Liên Xô không giúp các phòng trào giải phóng dân tộc , mà muốn thoả hiệp. Lúc này sự giúp đỡ của TQ với Vn vẫn là chính.
Ở VN, năm 1960 có đồng khởi ở miền Nam, và trong giai đoạn 1960-1965, sự giúp đỡ của TQ cũng là chủ yếu. Khi giúp VN, TQ được tiếng là không thoả hiêpj với Mỹ, và có thể nói Liên Xô là « xét lại ». Vì thế khi chơi với Liên Xô, VN phải dương ngọn cờ bảo vệ miền Bắc. Ngược lại, TQ lại giúp VN kháng chiến ở miền Nam. Nên để ý là con đường Hồ chí Minh trên biển, con đường tiếp tế vũ khí, lương thực giúp cách mạng miền Nam có các chiến thắng Ấp bắc, Đồng Xoài, ..có lúc xuất phát từ đảo Hải Nam (TQ). Sau năm 1965, con đường này không còn là con đường tiếp tế chính vì sự phong toả gắt gao của hải quân Mỹ, thì con đường mòn Hồ chí Minh mới trở thành con đường chính. (Dù nó bắt đầu hoạt động từ năm 1959).
Thời kỳ 1960-1964, là thời kỳ Khơ rút xép ở Liên Xô. Chỉ tới năm 1965, bắt đầu thời kỳ Bơ rê dơ nhép, thì Liên Xô mới bắt đầu ủng hộ thiết thực và nhiều hơn với VN. Trong suốt thời kỳ này VN luôn phải cân bằng quan hệ giữa TQ và Liên Xô. Nhưng ngay cả khi Liên Xô không giúp thì vẫn có quan hệ. Mặc dù có những vấn đề rất nghiêm trọng, như các vụ Hoàng Minh Chính, Vũ Xuân Hiên,.. những người này chỉ là « cá bé », Hoàng Minh Chính là viện trưởng viện triết học, Vũ Thư hiên là « cậu ấm » (con Vũ đình Huỳnh, thư ký của bác Hồ). Nhưng có hiện tượng Liên Xô muốn can thiệp vào nội bộ Đảng. Nếu chuyện này xẩy ra, thì nó không khác gì Mỹ can thiệp vào miền Nam. Nhứng ý thức hệ tư tưởng của VN vững, nên kiểu cản thiệp này không tác động được.
Từ năm 1965, do TQ rơi vào vòng xoáy cách mạng văn hoá, mâu thuẫn TQ-Liên Xô lên đỉnh cao (1969), nên Liên Xô giúp VN nhiều hơn. Đặc biệt là có sự trợ giúp về vũ khí, kỹ thuật quân sự. TQ chỉ còn giúp đỡ về nhu yếu phẩm (lương khô, vải vóc, súng đạn kỹ thuật thấp. Kỹ thuật thấp không phải chỉ là do ý đồ của TQ, cũng có lúc TQ giúp vũ khí hiện đại, nhưng lúc đó,hiện đại của TQ cũng là sao chép của Liên Xô, ở mức độ thấp hơn, nên không hiệu quả.
Sau cuộc tổng tấn công Mậu thân 1968, thì hình thức chiến tranh chuyển sang chính quy hơn. Đấu tranh vũ trang kiểu dân quân du kích chỉ có tác dụng hiệp đồng, không thể giúp thay đổi cục diện chiến trường. Liên Xô đáp ứng được chuẩn hơn nhu cầu này của VN. Vì thế trong thực tế, Liên Xô giúp VN trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1972 là chính.
Sự giúp đỡ của Liên Xô trở nên cực kỳ quan trọng giai đoạn chiến tranh biên giới (1979-1985). Chiến tranh biên giới kết thúc vào năm 1991. Nhưng giai đoạn sau, 1985-1991, thì bản thân Liên Xô cũng rơi vào tình trạng suy sụp, với các kiểu cải cách đểu Gorbachev. Vào thời điểm cao nhất sự trợ giúp của Liên Xô với VN chiếm gần như tuyệt đối sự trợ giúp nước ngoài.
Thời kỳ Elsin (thập niên 90) là thời kỳ quan hệ VN-Nga (lúc này Liên Xô đã sụp đổ) xuống mức độ thấp nhất. Thậm chí có thể còn gọi là thù định.
Thời kỳ Poutin, quan hệ VN-Nga mới khởi sắc lại, nhưng dựa trên quan hệ thương mại, chứ không phải là sự ủng hộ theo y thức hệ tư tưởng. Tác động của nó cũng không phải là nhỏ, vì thông qua Nga VN có thể tiếp cận với vũ khí hiện đại (máy bay, tầu ngầm), điều mà Vn không thể mua được từ phương Tây, vì VN bị embago vũ khí (chỉ cách đây 5 năm, khi Obama sang VN, thì vấn đề Embago vũ khí này mới được dỡ bỏ). Mà ngay cả khi mua được như bây giờ nó cũng vấp phải các vấn đề có tính kỹ thuật, ràng buộc chính trị. Cho đến gần đây (trước vụ sát nhập Crime), do Nga không phải dính với TQ, bị TQ khống chế, Nga cũng là một bạn hàng đồng minh quan trọng của VN. Nhưng hiện tại quan hệ này đang đi xuống.

Phó Thường Nhân
Nhìn chung quan hệ VN-Liên Xô, rồi quan hệ VN-Nga (mặc dù bản chất khác nhau do Liên Xo và Nga không cùng bản chất nhà nước), cái lô gíc của nó là VN bao giờ cũng chủ động tìm tới họ trước, chứ VN thì quá xa để Liên Xô hay Nga với tới. Trong quá trình này, nếu họ thấy cùng đồng quyền lợi thì có sự giúp đỡ. Sự giúp đỡ này rất quan trọng, vì nó cho phép VN tiếp cận với công nghệ kỹ thuật quân sự cao, mặc dù trong thời chống Mỹ, Liên Xô cũng không giúp VN những vũ khí hiện đại nhất. Nhìn bảng vũ khí mà Liên Xô giúp Ai cập, thì độ hiện đại của nó cao hơn nhiều. Mặc dù vậy, Ai cập vẫn thua Israel, vì thế vũ khí không phải là tất cả.
Còn mặc nhiên không thể chờ vào phương Tây. Vì thế sự giúp đỡ của Liên Xô là vô giá, dù nó có những hạn chế và thăng trầm. Điều quan trọng nữa là quan hệ với Liên Xô, giúp VN không bị động phụ thuộc vào TQ. Trong khoảng thời gian 1991 đến bây giờ, Nga vẫn là một đồng minh về an ninh tốt của VN.
Để củng cố mối quan hệ này, VN cũng luôn tích cực chủ động, việc tham gia vào khối kinh tế Á-Âu của Nga là một ví dụ. Trước khi quan hệ xuống thấp như hiện tại , vẫn có giao lưu giữa lanh đạo Nga và VN. Nhưng hiện tại, khi có vấn đề ở biển Đông, đọc báo VN chính thống, ta chỉ thấy lời phân tích bình luận của các « chuyên giá », « giáo sư ». Tất nhiên, tôi không thể biết hết quan hệ Nga-VN, vì tôi chỉ có thông tin bình thường, nhưng điều này cũng có nghĩa là Nga không có tác động lớn ở ĐNA ;
Sự đi xuống của quan hệ VN-Nga (theo nhận xét của tôi), không phải là do chủ, ý của hai bên, mà do ảnh hưởng của tình hình quốc tế. Sau khi Nga sát nhập Crime, ủng hộ lực lượng ly khai ở vùng Đôn bát (UK), thì phương Tây đã trừng phạt kinh tế Nga.(trong vấn đề này, thực ra là phương Tây ra tay trước)
Quan hệ kinh tế VN-Nga không lên được, vì trong thực tế kinh tế xuất khẩu VN bị chi phối bởi các FDI. VN sản xuất để xuất khẩu sang phương Tây, như vậy hệ thống tài chính VN nằm trong sự chi phối của đồng đô la. Không một hạng nào dại buôn bán với Nga để bị cấm thị trường Mỹ. VN cũng có hãng của mình, nhưng trong trường hợp này thì hàng hoá VN cùng chủng loại với TQ, mà TQ thì rõ ràng có vị thế hơn VN ở Nga.
Điều đáng ngạc nhiên là FTA với khối kinh tế Á-Âu không có tác dụng mấy. Vì bình thường hàng hoá VN như vậy phải có sức cạnh tranh hơn. Chuyện gì đã xảy ra ? tôi không biết.
Về hợp tác quốc phòng, điểm sáng của quan hệ VN-Nga, nó cũng bị làm khó bởi luật Mỹ ngăn cản VN mua vũ khí Nga (ví dụ AS400), do Mỹ đã không cấm vận VN nữa. Theo tin gần đây, thì Mỹ có thể nhắm mắt cho qua để Vn, Ấn độ có thể mua được. Nhưng ở đây nó lại có vấn đề độ tin cậy về chính trị. Nga có sẵn lòng bán cho VN không ? yếu tố TQ trong đó thế nào. Việc làm tôi để ý, đó là hội trợ xuất khẩu vũ khí ở Hà nội năm ngoái, các hãng Nga không định tham gia. Chính vì VN yêu cầu họ mới tham gia. Hiện nay TQ cũng là nước mua vũ khí Nga. Trong trường hợp xung đột xẩy ra, Nga cung cấp khí tài cho bên nào ?
Còn lại hợp tác dầu khí. Nhưng với giá dầu trồi sụt như hiện tại, nhiều mỏ dầu ở biển, nếu đầu tư khai thác chưa chắc đã lãi. Với việc TQ liên tục ngăn cản, thái độ của Nga ra sao.
Có lẽ tất cả những điều này làm cho quan hệ VN-Nga đi xuống. Cũng chính vì thế, mục tiêu của vN phải hướng tới là tự chủ về khí tài. VN không thể sản xuất được tất cả, và dù sản xuất cũng phải nhập linh kiện. Nhưng mặc dù thế, độ chủ động của VN sẽ cao hơn.
Công nghiệp quốc phòng có 3 điều lợi.
1- Đó là tự chủ được về an ninh, quốc phòng. Vũ khí tự sản xuất sẽ phù hợp hơn với chiến thuật chiến lược của VN. Việc mua vũ khí của Mỹ chẳng hạn, dù có thể ưu việt về tính năng kỹ thuật, Mỹ cũng sản suất nó như một thứ mồi mớm cho tổ hợp quân sự của họ, Nó chưa chắc đã thích hợp với ý tưởng tác chiến của VN. Ví dụ quân đội Sài gòn ngày trước là rõ rệt nhất. Do đánh trận kiểu Mỹ, phải có hệ thống sản xuất Mỹ chống lưng, không thể đánh trận kiểu « con nhà nghèo ».
2- Đó là cách thức để nâng cấp trình độ kỹ thuật của cả nền kinh tế nói chung.
3- Hiện tại, VN tham dự vào rất nhiều khối kinh tế. Đặc điểm của nó là cấm tài trợ nhà nước. Trong thực tế những nước này tài trợ kinh tế thông qua chi tiêu quốc phòng. Mỹ là một ví dụ điển hình.
Phó Thường Nhân
Từ khi có đại dịch, thì khả năng đảng dân chủ Mỹ có khả năng thắng cử mới hiện ra. Nhưng nó không dựa vào các giải pháp của đảng này cho Mỹ, mà dựa vào sự phản đối Trump.Hôm qua, ông Binden đã chọn người liên danh với mình làm phó tổng thống, và sự chọn lựa này nhằm vào các nhóm dân có khả năng « chán Trump » nhất. Bà Harris đảm bảo được 2 điều : là phụ nữ và là người da mầu. Vì Trump vẫn được coi là không tôn trọng bình đẳng nam nữ, cũng như vấn đề Goerge Floyld mới đây.
Để ý ở đây là không có vấn đề câu người Mễ, có thể vì người Mễ ghét Trump chủ yếu thông qua vấn đề nhập cư. Điều mà ông Binden khó có một giải thích cho vấn đề này, mà không phân liệt xã hội Mỹ mạnh hơn, cũng như trong vấn đề này, Trump chắc chắn được sự ủng hộ cao hơn.
Nhờ bà Harris mà người da đen da mầu bỏ phiếu cho đảng dân chủ. Với tôi điều này không có tác động tới người da đen, gốc gác nô lệ, là đa số da đen ở Mỹ. Tại sao ? vì bà Harris không phải là da đen. Ở Mỹ, kỳ thị nhằm chủ yếu và nhóm người da đen « nô lệ lên làm người » này , chứ còn người da mầu đến từ các quốc gia khác không bị ảnh hưởng rõ rệt. Bản thân Obama cũng không phải « đen tuyền » mà là người lai trắng. Tác dụng của bà Harris có lẽ chủ yếu có tác động tới người gốc Ấn độ, nhưng nhóm người này rất nhỏ, và nó cũng phân chia đa dạng theo gốc gác tôn giáo, đẳng cấp mà nhóm người này mang theo từ Ấn độ. Với tầng lớp người da mầu có học vị cao, thì thái độ chính trị của họ phụ thuộc vào vị thế trong xã hội, chứ không phải là màu da ứng cử viên.
Nếu ông Binden thắng cử thì có ảnh hưởng gì tới VN. Về quan hệ trực tiếp VN-Mỹ thì điều này không có tác động gì. Thậm chí có thể có lợi hơn, đảng dân chủ trong thời kỳ sau năm 1975 chính là tác nhân thiết kế lên quan hệ Việt-Mỹ hiện tại. Người ký hiệp định chấm dứt Embago VN là Clinton. Người bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn là Obama. Cả hai đều là đảng dân chủ.Người đầu tiên tới Hà nội,2010, từ đó ra tuyên bố « Mỹ có quyền lợi an ninh hàng hải ở biển Đông » là bà Hilary Clinton, cũng là đảng dân chủ.
Để cho cân bằng thì ta cũng phải nói tới Goerge Bush con, đảng cộng hoà, người đã bỏ cấm vận vũ khí « no letal » (tức là các loại vũ khí không trực tiếp giết người : ra đa, thiết bị thông tin, trang bị y tế quân sự, ..) trước khi Obama bỏ hẳn, và vai trò của một số nghị sĩ Mỹ ở cả hai đảng này tác động bình thường hoá quan hệ.
Như vậy điều quan trọng là cách tiếp cận của họ(DC) với quan hệ quốc tế ở ĐNA và Đông Á. Từ Clinton tới Obama, đặc biệt là Clinton, người có lẽ liên quan nhiều tới tư sản tài chính, thì cách tiếp cận của nó là « ngồi trên lưng TQ để phát triển ». Chính sách này coi TQ là bộ phận « cửu vạn » của tài chính Mỹ, sự phát triển của TQ đóng góp vào sự lớn mạnh của tài chính quốc tế Mỹ.
Thời Obama, chính sách này vẫn được tiếp tục, nhưng nó có hơi khác đi một chút. Bởi vì Obama là một tổng thống « dị biệt » trong chính trường Mỹ, là một tổng thống yếu. Bản thân trong chính phủ Obama các bộ quan trọng như Quốc phòng vẫn là người của đảng cộng hoà.Vì thế Obama thường tìm cách thương lượng, thoả thuận với các đối tác (cả ở nội địa Mỹ lẫn bên ngoài). Điều này làm cho các đối tác bên ngoài : EU, TQ khoái Obama, vì họ có thể đi theo con đường riêng mà không bị Mỹ ngăn trở. Obama rất « nổi tiếng » ở Tây Âu, trong khi ở nước Mỹ không nổi tiếng đến thế. Cũng thời gian này mà TQ bắt đầu tạo đảo nhân tạo ở biển Đông.
Ông Biden lên có tiếp tục chính sách kiểu này không ? nhiều phần là có thể. Và nếu như thế, thì sớm muộn Mỹ cũng thua TQ. Tại sao ? bởi vì TQ và Mỹ không thể đánh nhau, do hai bên đều có vũ khí hạt nhân. Cách tác động lớn nhất của Mỹ lên TQ là về kinh tế. Như vậy phải bỏ tư duy « ngồi trên lưng TQ để phát triển », vì chính sách này sẽ bị TQ rút ruột. Nhưng giới tài chính Mỹ có muốn vậy không là một chuyện khác. Sớm muộn, kẻ nắm công cụ sản xuất sẽ chiến thắng, chứ không phải là kẻ ép người ta dùng tiền của mình. Đồng đô la sẽ có tác dụng gì nữa, khi tất cả giá trị của nó sẽ là TQ làm ra. Giống như một quan hệ tá điền – địa chủ. Địa chủ áp chế được tá điền khi có tôi tớ tay sai để chèn ép, và bản thân tá điền cũng chịu mối quan hệ đó trong nhận thức. Nhưng khi tất cả ngôi nhà, tài sản của ông là tá điền quản lý, làm hộ,.. thì lệnh của ông có tác dụng gì, tá điền nó lái đi đâu thì lái. Đây chính là nội dung « trỗi dây hoà bình » của TQ.
Ngược lại với Clinton, Trump nhìn thấy rõ điều này (bởi ông ta là tư bản công nghiệp). Như vậy cuộc bầu cử Binden – Trump sẽ cho ta thấy cái pivot (con chỏ) của Mỹ nằm ở đâu.
Phó Thường Nhân
Đến đây thì ta co thể rút ra kết luận là, dù là tổng thống nào, xu hướng hiện tại của chính trường Mỹ với VN vẫn là hợp tác. Sự lớn mạnh của VN về khách quan mà nói vẫn có lợi cho Mỹ, vì nó giúp củng cố sự độc lập của ASEAN, cũng như VN là một đối tác thương mại lớn với Mỹ (lớn nhất vùng ĐNA), VN cũng không có tham vọng và nếu có cũng không thể làm được là tranh giành quyền bá chủ với Mỹ. Tóm lại VN thực ra là một đối tác lý tưởng.
Nhưng vì Mỹ là một nước lớn, nên nó chỉ tìm đồng minh khi không có thể biến đối tác thành tay sai. Và điều này là chuyện bình thường trong quan hệ quốc tế, vì thế VN chỉ có thể hợp tác tốt với Mỹ với điều kiện có ý thức hệ tư tưởng của mình, thể chế của mình. Điều này VN luôn nhấn mạnh trong các tuyên bố với Mỹ đó là tôn trọng chủ quyền, thể chế chính trị của nhau. Nhưng tuyên bố không không đủ, mà xã hội Vn phải bảo vệ nó thật sự, nhận thức được điều này.
Tại sao lại thế ? bởi VN và Mỹ có lợi ích khách quan hợp nhau, nhưng không trùng nhau. Với Mỹ TQ là một đối thủ chiến lược, đe doạ lợi ích của Mỹ về lâu dài. Nhưng với VN, TQ không phải là đối thủ chiến lược, mà là một nước láng giềng.Do TQ kiếm chuyện với VN, nên VN bắt buộc phải tự vệ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.Như vậy hai quan niệm khác nhau. Và vì chúng khác nhau, nên rất có thể Mỹ tìm cách can thiệp , để sử dụng VN cho hợp quyền lợi Mỹ. (cũng như có thể bỏ rơi, như đã bỏ chính quyền SG).
Một điều quan trọng nữa, là trong thực tế lịch sử, khi Mỹ ra tay « giúp » nước nào thực sự theo quyền lợi của Mỹ, thì chính quyền đó chỉ nát bét. Chính thể VN cộng hoà ngày xưa là một ví dụ, gần đây thì có I rắc, rồi Áp ga nít tăng. Tại sao lại thế ? bởi vì muốn điều khiển một nước thông qua một nhóm tay sai, thì nhóm này phải yếu ớt, cần tới Mỹ trợ lực để tồn tại. Lúc này chính quyền không còn là thực lực, phản ánh quan hệ xã hội của nước đó nữa, mà chỉ là sự ép buộc từ bên ngoài. Trong trường hợp đó, thì quan hệ với Mỹ chỉ mang lại tai hại mà không có lợi.
Ở VN nguy cơ này vẫn tồn tại. Lấy ví dụ, khi quan hệ VN – TQ căng thẳng, thì lề trái tìm cách biến TQ thành một dạng kẻ thù truyền kiếp của VN, dấy lên những nghi ngờ về VN bị TQ đồng hoá. Hoặc bịa chuyện « hiệp định Thành Đô » ngớ ngẩn nào đó.
Nếu theo cái lô gíc này thì VN phải đánh nhau với TQ đến chết, đến người Vn cuối cùng. Cái lô gíc này cũng giúp biện hộ cho cái lõi của lề trái, vốn là những kẻ tay sai của Mỹ trong các chính quyền VN cộng hoà cũ ở nước ngoài. Vì thế mộng tưởng làm một dạng Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn tồn tại.Giơ cái tâm lý chống TQ lên cũng là cách nguỵ biện cho « lòng yêu nước » của họ trước là tay sai theo Mỹ.
Cách đây mấy hôm, theo họp báo bộ ngoại giao VN, thì sắp tới có tình nguyện viên Mỹ sang VN dậy tiếng Anh, nói tiếng việt thì thế, còn nó thực ra là peace Corps. Và điều này làm tôi buồn cười. Tại sao ? thời chính phủ SG cũ trong Nam, nhưng tổ chức này peace corps, rồi usaid cũng hoạt động ở đây. Nhiệm vụ của nó là kiểm soát tốt hơn chính phủ SG, vì thế sau giải phóng, ta vẫn nói chúng là ổ CIA. Tất nhiên bất cứ một cơ quan nước ngoài nào cũng có thể cài gián điệp, và trong thế giới toàn cầu hoá này thì cơ hội để cài không thiếu. Vậy cái gì sẽ giúp peace corps chỉ dạy tiếng Anh thực sự, (usaid thì đã vào VN từ mấy năm trước rồi). Đó chính là tinh thần người Vn, ý thức hệ của người VN.
Mặc dù đảng Công Hoà hay Dân chủ của Mỹ đều có xu hướng hợp tác với VN, do lợi ích khách quan nói ở trên, chúng vẫn có nhưng lô gíc can thiệp riêng, do sự sai biệt trong quan niệm chính trị. Thường đảng cộng hoà quan tâm tới Business và « tự do tôn giáo » , ngược lại đảng Dân chủ hay giơ ngọn cờ « bảo vệ nhân quyền », sự khác nhau này tồn tại vì khối cử tri Mỹ mà hai đảng này ve vãn khác nhau. Còn về bản chất, thì hai đảng cũng giống như một đứa trẻ sinh đôi bị dính nhau.Tiếng Pháp gọi là Frères siemois.
Trong chủ đề thời sự, tôi đã phân tích TQ, Nga, Mỹ.. thực ra chỉ để chỉ ra một điều, đó là quan hệ quốc tế hiện tại có rất nhiều rủi ro khác nhau. Các đối tác của VN có thế mạnh thế yếu khác nhau, vì thế điều cần làm không phải là đi tìm một liên minh cứng, mà tăng cường quan hệ để tăng cường sức mạnh kinh tế, quân sự, đồng thời cũng phải bảo vệ ý thức hệ tư tưởng. Chỉ có làm cả hai điều này, mới có thể giúp VN phát triển, bảo vệ được chủ quyền, công nghiệp hoá được đất nước.
Điều đáng ngạc nhiên là như vậy, trong một thế giới mà xung đột xuất phát từ quyền lợi, không còn dựa vào ý thức hệ tư tưởng, ta vẫn phải có ý thức hệ tư tưởng mới sống được, phát triển được.

Phó Thường Nhân
Nhìn lại nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Trump, ta thấy ông này có những nét đặc biệt đi ra ngoài cách sử sự của các đời tổng thống trước, ngoài việc « để mặt thô ». Điểm ra mấy nét :
1- Đây là người đầu tiên sử dụng mạng xã hội(tweeter) để nói trực tiếp. Cách làm này cho phép tổng thống Mỹ không bị giới hạn bởi bộ máy hành chính dưới quyền. Giống như một dạng lấy dư luận làm nhân chứng. Từ sau Trump, các nhân vật chính trị khác trên thế giới cũng dùng phương tiện này, nhưng nó không có mục đích như Trump. Tại sao lại thế ? Bởi vì Trump có lẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên sau gần 50 năm , mà không phải xuất phát từ giới tài chính (hoặc bị giới tài chính ngăn cản). Ta có thể lấy điểm khởi đầu từ thời Nixon, khi đã đặt những viên gạch đầu tiên để tạo ra sức mạnh tài chính Mỹ, qua việc xoá bỏ vàng thay bằng đô la, ép được các nước Ả rập bán dầu bằng đô la, sử dụng TQ như cửu vạn để tăng cường sức mạnh tài chính (toàn bộ xuất khẩu của TQ là dùng đô la). Từ đó tới nay, điểm đỉnh vinh quang là Reagan, nhưng các đời tổng thống khác của Mỹ vẫn tiếp tục, Dựa trên sức mạnh tài chính đô la, mà mới có toàn cầu hóa như hiện nay. Có thể nói Trump đã tạ ra một lô gíc khác trong quan hệ quốc tế của Mỹ , người đi trước Trump là Nixon ( 1972). Do phải đối đầu với một « lối mòn » có từ mấy chục năm, nên Trump cần có dư luận làm nhân chứng. Điều này cũng nói lên khó khăn của ông ta trong quan hệ với CIA, FBI,..và với nhiều nhân sự trong chính phủ, hoặc bị thải hồi, hoặc từ chức.
2- Khác với các tổng thống Mỹ « chuyên nghiệp chính trị » trước, thường làm những gì minh muốn thực sự vào nhiệm kỳ II, khi không còn bị sức ép muốn trúng cử thêm nhiệm kỳ nữa, Trump ra tay luôn. Có thể vì ông ta là nguồn gốc doanh nhân, nên làm gì làm ngay.
3- Điểm khác biệt với Obama rất rõ ràng. Obama bao giờ cũng muốn thảo luận với các đối tác, đồng minh. Ngược lại Trump quyết làm, và tìm cách lôi kéo đồng minh sau. Cách làm của Obama thực ra dẫn tới bất lực, không quyết định được (kiểu đẽo cầy giữa đường,lắm thày nhiều ma)

Về khách quan, phương pháp tiếp cận TQ của Trump là đúng với Mỹ, nếu tiếp tục sẽ có thể có tác động lớn, (tất nhiên là như trong mọi cuộc đấu sức, không thể nói trước 100%, vì cách nào cũng có rủi ro). Tại sao lại thế ? bởi cách thức bành trướng của TQ coi trọng kinh tế, lấy kinh tế làm chủ điểm. Mục đích kinh tế đi trước kéo theo mục đích chính trị, lấy mỡ nó rán nó.Không bao giờ thiệt Nếu so sanh với Nga thì ta thấy cách thức TQ khác hẳn. Nga can thiệp vào UK, vào Syria, ..để lấy ảnh hưởng chính trị, địa chính trị, chứ không có lợi ích trực tiếp về kinh tế. Nga chi tiền để đổi lấy ảnh hưởng chính trị. Như vậy ảnh hưởng chính trị tăng có thể dẫn tới kiệt sức kinh tế.
TQ không làm như vậy, với TQ kinh tế đi liền với chính trị trong mọi operation. Ví dụ ở biển Đông, TQ vừa muốn tìm kiếm một lợi ích về địa chính trị, kiểm soát con đường hàng hải, thông qua nó cũng trấn ĐNA, và đặc biệt có lợi ích kinh tế đi liền (đó là khai thác dầu khí, đánh cá) bù đắp vào chi phí. Trong quan hệ quốc tế, TQ luôn nói « gác tranh chấp cùng khai thác » , có nghĩa là lợi ích kinh tế đi trước, có lợi về kinh tế sẽ thay đổi thế lực dẫn tới thượng phong chính trị. Chứ không chi tiền để lấy lợi thế chính trị. Quan hệ Triều Tiên –TQ cũng vậy. TQ bán đồ cho Triều Tiên, chứ không phải nuôi. Và TQ có thể để cho Triều tiên phát triển vũ khí hạt nhân để làm lá chắn ngăn Mỹ, mà không cần phải trực tiếp bảo trợ.
Bây giờ Trump đập lại nói rằng « đã tranh chấp thì không thể khai thác, phải cắt quan hệ », thì mới có khả năng ép TQ đi giật lùi là hoàn toàn đúng.
Như vậy cuộc bầu cử tới của Mỹ rất thú vị, để xem Mỹ định vị ở chỗ nào.
langtubachkhoa
Bác Phó, tôi nghĩ cách của TQ cũng không khác với cách của nhiều nước khác. TQ dùng kinh tế dẫn đến chính trị, có nước thì dùng chính trị ép để kiếm lợi về kinh tế, như Mỹ, Nga, Pháp, etc. nhưng cuối cùng vẫn luôn là kinh tế chính trị đi kèm nhau, chứ thuần chính trị như Liên Xô ngày xưa thì khó.

Ví dụ, nói là Nga thu hồi Crimea vì mục đích an ninh quốc gia, địa chính trị, điều này không sai, nhưng lợi ích kinh tế đi kèm không hề ít, nếu không muốn nói rất cao. Tạm chưa nói đến tiềm năng to lớn về dầu khí dưới biển đen vùng Crimea, chỉ riêng về nông nghiệp (tạm thời đang khó khăn vì Nga đang xây hệ thống cấp nước cho Crimea sau khi Ukraine cắt nước) đã không nhỏ. Nguồn lợi hải sản không ít, và đặc biệt là ngành công nghiệp đống tàu. Ở đó có cái ụ lớn, Sa hoàng và Liên Xô thời xưa đã xây 3 nhà máy đóng được tàu lớn ở đó, bây giờ thuộc về Nga cả. Hai cái tàu trực thăng sân bay mà Nga đóng thay cho tàu mua của Pháp được đóng ở Crime đó, chưa nói đến 1 đống cơ sở sản xuất công nghiệp và sân bay ở đó.

Tương tự như việc xung đột ở vùng Donbass, vùng đó bây giờ toàn bán than và lúa mì sang Nga, dùng toàn tiền rup, chẳng lợi quá đi chứ. Tuy là Nga làm vì mục đích địa chính trị, an ninh, và mục đích này là dẫn dắt, nhưng rõ ràng Nga lại không phải "bao" về kinh tế, ngược lại Ukraine còn tố cáo cả Nga lẫn Ba Lan toàn mua than của vùng này với giá ưu đãi (Nga lại còn mua được bằng rup thay vì USD, vì cả vùng này đều dùng rup thanh toán). Thậm chí nhiều báo chí Ukraine còn nói Ba Lan mua than ở đó rồi bán lại cho chính phủ Ukraine kiếm lợi.

Ngay cả với Syria, tuy không có lợi về kinh tế như trên, ngoài 1 ít nông sản nhiệt đới, nhưng Nga cũng không phải "bao", vì Nga được đóng quân và xây căn cứ quân sự miễn phí, lấy đó làm chỗ thử nghiệm vũ khí trong môi trường sa mạc. Cũng nhờ việc Mỹ xung đột Venezuela, Iran mà Nga bán được dầu kỷ lục của mình vào Mỹ, vì loại dầu nặng này chỉ có Nga, Iran Vene là có. Người ta đang nghi Nga làm trung gian cho 2 nước kia, trộn lãn dầu của họ với dầu của mình để bán.

Tóm lại, tôi thấy các xung đột hiện nay mà Nga dính vào trên thế giới, đều đem lại lợi ích kinh tế cho Nga, dù động cơ ban đầu can thiệp vào là về an ninh và chính trị. Và thường là Nga bán được vũ khí, năng lượng, nhà máy điện hạt nhân, máy phát điện, etc. cho những nước liên quan đến xung đột, bất kể là kẻ gây ra hay kẻ hứng chịu.

Dĩ nhiên đây cũng chẳng phải là đặc thù của riêng Nga, mà nhiều nước khác cũng hệt như vậy
Phó Thường Nhân
Quan hệ giữa chính trị và kinh tế tương tác với nhau. Có trường hợp thì lợi ích chính trị là chính, có trường hợp lợi ích kinh tế là chính.Xét về tổng thể thì lợi ích chính tị bị yếu tố kinh tế (có đủ sức chi trả cho lợi ích chính trị này không) hạn chế trong việc thực hiện. Điển hình là kháng chiến chống Mỹ. Ở đây lợi ích chính trị Mỹ thu được, không bù vào được lợi ích kinh tế bị mất. Hay cuộc kháng chiến chông quân Minh thời nhà Lê, lúc này thiệt hại của nhà Minh lớn, không thể tiếp tục chiến tranh, phải hoà để rút lui. Ngược lại trong hai trường hợp thì lợi ích chính trị của VN là vô giá, vì không có độc lập, chủ quyền thì cả lợi ích chính trị kinh tê đều không thể có được. Trong trường hợp này chủ quyền là lợi ích cốt lõi.
Ngược lại chính trị cũng tạo cái khung cho lợi ích kinh tế, có tác dụng tạo ra luật lệ theo kiểu như VN vẫn nói bây giờ là « ăn cơ chế ». ví dụ điển hinh là việc Mỹ đánh Hoawei. Ở đây rõ ràng các hãng Mỹ bán đồ cho Hoawei vẫn có lợi, nhưng cấu trúc quan hệ kinh tế tạo ra lợi thế cho Hoawei này không làm Mỹ hài lòng, vì nguy cơ tiềm ẩn của nó với cả hệ thống chính trị kinh tế Mỹ. Vì thế Mỹ đánh.
Việc Nga can thiệp vào vùng Donbass, theo nhận xét của tôi là không phải vì lợi ích kinh tế tức thời của vùng này. Nó chủ yếu có nhằm đạt tới lợi ích an ninh, chính trị, nhằm ngăn cản UK gắn với EU và đặc biệt có thể nhập NATO. Do NATO không chấp nhận một nước là thành viên nếu có vấn đề nội bộ chiến tranh, sự việc ở Donbass đã ngăn cản điều này. Còn vấn đề than, lúa mì chỉ là phụ. Không phải là mục đích. Việc sát nhập Crimé cũng vậy, vì ở đây có cảng quân sự lớn truyền thống của Nga, mà lúc Liên Xô tan ra, Nga không có thể tách nó lại cho mình được.
Can thiệp vào Syria cũng vậy, nó giúp cho Nga giữ được hai căn cứ quân sự ở đây đồng thời tạo ảnh hưởng chính trị cho Nga có tiếng nói ở Trung Đông, và quá đó tác động vào các nước Ả rập sản xuất dầu lửa, có trọng lượng trong việc định giá giá dầu thế giới cùng với OPEP.
Trong trường hợp của Nga này là phải làm sao chi ít nhất mà vẫn hiệu quả. Vì nếu không kinh tế Nga sẽ không chịu đựng được gánh nặng của việc can thiệp này. Vì thế tôi vẫn xếp can thiệp kiểu Nga là nhằm lợi ích chính trị, chứ Nga không vắt được tiền qua những xung đột này trực tiếp.
Trường hợp của TQ khác hẳn. TQ luôn để ý tới « giá cả » xung đột. Một điều đập ngay vào mắt đó là vấn đề Đài loan. Vào năm 1976, TQ sẵn sàng bỏ qua vấn đề này để chơi với Mỹ. Cách tính toán của TQ khác, nó nhằm vào lợi ích kinh tế trước, khi kinh tế mạnh lên thì tương quan lực lượng thay đổi, dẫn tới thay đổi chính trị. Điều này ta cũng thấy rõ nhất về vấn đề biển Đông. Trước năm 2008, TQ không bao giờ tuyên bố biển Đông là lợi ích cốt lõi. Nhưng lúc này TQ tung ra đường 9 đoạn, rồi coi biển Đông là lợi ích cốt lõi. Cách bành trướng của TQ cũng chi ít tiền, và có xu hướng dựa vào kỹ thuật, phi truyền thống (đắp đảo nhân tạo, lập vùng nhận dạng phòng không ,..), ăn liền được nếu thành công (dầu khí, cá mú, ..), kiểu mỡ nó rán nó. Cách bành trướng này là nhằm tránh phải xung đột kinh tế, gây thiệt hại cho TQ, mà vẫn có lợi ích chính trị. Vì thế cách tiếp cận của Trump với TQ là đúng. Khi TQ « gặm nhấm », thì cả nền kinh tế TQ phải chịu thiệt hại, mới có tác dụng khiến TQ nghĩ lại, và so sánh thiệt hơn, chứ nó vẫn sống bình thường, tốn mỗi tiền bơm cát, thì làm sao mà không càn rỡ tiếp.
Vào năm 1991, nếu VN thiết lập lại được quan hệ bình thường với TQ, rồi có thoả thuận biên giới trên đất liền, Vịnh bắc bộ, là vì TQ vướng phải vụ Thiên An Môn (1989), bị phương Tây chĩa mũi dùi vào sau khi Liên Xô sụp đổ, chứ không thi nó còn lằng nhằng chán. Tất nhiên còn có những yếu tố khác, nhưng không phải ngẫu nhiên việc này làm được vào thời điểm đó.
Tranh cử Mỹ giờ lại chuyển sang vấn đề kỹ thuật.Đó là vấn đề bầu cử thông qua gửi thư. Việc bầu qua gửi thư rõ ràng có tác dụng hơn cho đảng Dân chủ, tại sao ? bởi nhiều người bầu cho Biden không phải vì ông ta hay, mà vì chán Trump. Như vậy bản thân người ta đã không khoái đi bầu rồi, vì thế sẽ có tâm lý tiện thì làm, không thì thôi. Ngược lại người ủng hộ Trump thì ủng hộ thật sự, không phải vì chán binden, vì thế họ sẵn sàng tham gia tích cực hơn. Như vậy nếu bầu cử lằng nhằng, phức tạp thì không ai đi (nếu người ta không thật sự quan tâm và thấy có lợi ích), bỏ phiếu qua bưu điện thoả mãn được yếu tố này. Chính vì thế nhiều khi hôm bầu cử, trời đẹp hay xấu cũng có anhr hưởng (xấu thì người ta muốn ngồi nhà, đẹp thì người ta muốn đi chơi, ai đi bầu làm gì). Không kể, với công suất hiện tại, bưu điện Mỹ sẽ không thể đáp ứng nổi việc chuyển phiếu bầu đến đúng kỳ hạn kiểm phiếu. Và đúng là khả năng gian lận sẽ dễ hơn.
Điều đáng ngạc nhiên là từ trước tới nay, Mỹ chi cho kỹ thuật bầu cử rất ít, và một nước đứng đầu về công nghệ tin học, lại có một cơ chế kiểm phiếu cổ lỗ. Đơn giản là sự canh tranh trong chính trường Mỹ không lớn, nếu không đi bầu thì càng tốt. Chỉ khi hệ thống của nó bị phân liệt rõ rệt, thì vấn đề này mới được quan tâm.
Không hiểu người Mỹ có cảm nhận thế nào về vấn đề này.
langtubachkhoa
Bác Phó, thì tôi cũng nói, motivation hành động của Nga là chính trị, an ninh, k phải kinh tế, mà toàn là vấn đề cốt lõi, vì nếu để mất quyền lợi chính trị này, thì kinh tế chính trị đều bị phương hại cả. Có quyền lợi chính trị này, mới đạt được lợi ích kinh tế khác.
Vì thế Nga hành động theo toan tính chính trị, an ninh. Có điều hành động đó, Nga cũng cân nhắc cả lợi ích kinh tế chi trả cho nó. Rõ ràng việc lấy Crimea chính là vì chính trị, nhưng lợi ích kinh tế thu được không hề nhỏ, nếu k muốn nói là lớn, vì cái thu được k chỉ là tiền, mà còn là cơ sở hạ tầng, hệ thống sản xuất, và tiềm năng tài nguyên.

Vụ Donesk, Nga cũng chơi trò lấy mỡ nó rán nó (dù lý do dĩ nhiên là chính trị), thông qua buôn bán trao đổi hàng hóa nông nghiệp, than đá, etc. Bản thân chi phí của Nga cho nơi đó cũng chỉ dưới dạng tiền rup (vũ khí), cho nên Nga k mất ngoại tệ

Chỉ có ở Syria là Nga k dùng mỡ nó rán nó được, nhưng chi phí Nga bỏ ra cũng phần lớn là nội tệ, bom đạn, vũ khí, chứ cũng k mất ngoại tệ, coi như chi tiền cho các công ty Nga đi, ví dụ Crimea bán sản phẩm nông nghiệp sang đó, etc.

Còn TQ thì rõ rồi, lấy con bài kinh tế làm mồi nhử, hoặc gây sức ép, lấy các cơ hội làm ăn kinh tế làm cách tiếp cận, etc.

Bổ sung chút, đến nay dự trữ ngoại tệ của Nga là 550 tỷ USD và 2200 tấn vàng, vượt xa so với trước khủng hoảng Ukraine năm 2014 (chỉ có 220 tỷ USD và trên 1400 tấn vàng (k nhớ rõ số tấn vàng nhưng kém xa hiện nay)), nợ nước ngoài bằng 0. Hồi 2014 khi đánh nhau tài chính, Nga chấp nhận đồng rup mất giá so với USD để mua lại được hết cổ phần mà các công ty phương tây nắm trong các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên ở Nga với giá rẻ. Đây là 1 lợi ích bất ngờ, vì các cổ phần này đã bị các công ty phương tây nắm rất lâu từ khi Liên Xô sụp đổ.
Dĩ nhiên bù lại khi tính GDP danh nghĩa theo USD thì bị sụt (dĩ nhiên từ 30rup/USD sang 74 rup/USD thì GDP danh nghĩa bị sụt), nhưng GDP PPP (tính tương đối so với giá cả) thì lại tăng, vượt Đức.
Còn dĩ nhiên so với hồi Nga năm 2000 thì k thèm nói nữa (ngoài 300 tấn vàng của LX để lại thì ngân khố rỗng tếch, 70% người lao động chưa có lương ít nhất 2 tháng, nợ nước ngoài gần 500 tỷ USD, cũng lưu ý là Nga có trách nhiệm trả nợ hết cho các nước Liên Xô cũ)

Qua những chi phí các bạn ở Nga nêu, thì giá cả ở Nga quá rẻ, rẻ hơn VN nhiều, rẻ hơn về con số tuyệt đối ấy. Xem thu nhập/giá cả/mức thuế/bảo hiểm/phúc lợi giáo dục và y tế miễn phí, tôi có thể nói nó tốt không kém gì Anh, Pháp, Đức và hơn đứt Bỉ, Hà lan.
Chưa kể là công dân Nga thì ai cũng được chính phủ cấp cho 600 mét vuong đất nhà nghỉ ở ngoại ô, cấp sở hữu luôn. Và nếu ai thích làm nông nghiệp ở viễn đông thì được câp 1-2 ha đất. Đúng là bọn lắm đất

Mỹ rút ở VN, ngoài thiệt hại kinh tế, còn cả chính trị nữa, vì mất nhiều máy bay chiến lược B52 và các máy bay khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bố trí lực lượng của Mỹ trên thế giới, gây thiệt hai trong tương quan chiến lược với Liên Xô, nên Mỹ phải rút
Phó Thường Nhân
Chủ đề này về bầu cử Mỹ, nhưng mà lạc đề tí cũng không sao. Giá cả ở Nga như thế có lẽ tương đương với Bồ đào Nha (cả về thu nhập lẫn giá cả). Nhưng mà cũng lạ, nếu giá cả như vậy, tiền lương như vậy thì sao du lịch Nga ở nước ngoài nhiều thế nhỉ. Chẳng hiểu người Nga, ví dụ sang Nha Trang nghỉ hè thì họ phải chi trả bảo nhiêu ??
langtubachkhoa
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 17 2020, 08:57 PM)
Chủ đề này về bầu cử Mỹ, nhưng mà lạc đề tí cũng không sao. Giá cả ở Nga như thế có lẽ tương đương với Bồ đào Nha (cả về thu nhập lẫn giá cả). Nhưng mà cũng lạ, nếu giá cả như vậy, tiền lương như vậy thì sao du lịch Nga ở nước ngoài nhiều thế nhỉ. Chẳng hiểu người Nga, ví dụ sang Nha Trang nghỉ hè thì họ phải chi trả bảo nhiêu ??
*



Giá cả/thu nhập ở Nga tôi để ở topic kia cơ mà. Thôi đã lạc thì lạc luôn, vì topic này có tính thời sự

Trích lại thu nhập các bạn ở Nga nói phía dưới.
Ở Bồ làm gì có chuyện người dân nào cũng có được nhà nghỉ mùa hè ngoại ô (chứ đừng nói đến được rộng 600 mét vuông), cái này thì lợi thế đất đai, nhưng người dân Bồ cũng làm gì có được phúc lợi giáo dục và y tế như Nga, cái này thì không phải do đát đai dem lại. Hay ở chỗ thuế của Nga không đánh theo lũy tiến, mà cố định, luôn là 13%, chỉ có ai trúng thưởng mới phải nộp 30%. Người nước ngoài mà chưa có thẻ xanh hình như cũng 30%. Thuế thấp vậy nhưng vẫn đảm bảo được phúc lợi và y tế miễn phí, vậy mới hay. Ở các nước phúc lợi tốt như Pháp, Đức, Bắc Âu thì thuế cao muốn chết. Pháp là thấp nhất trong 3 nước này. Có những nước thuế cao nhưng phúc lợi như shit, như Hà Lan, Bỉ.
Qua những gì các bạn kể thì chất lượng y tế, đặc biệt là bác sĩ và thuốc ở Nga (thuốc được nhà nước đảm bảo chất lượng ấy, k phải mấy loại thuốc k được cho phép ở Nga nên mấy tay buôn lậu mang về VN tiêu thụ hộ) rất tốt. Có bạn bảo vợ đẻ mổ mà chỉ cần 3 tháng sau đã có thai lại, mà vết mổ không hề đút, vì mổ quá tốt. Ở các nước khác là sau khi đẻ mổ, thì chỉ nên có thai sau 2 năm để đảm bảo vết mổ không đứt.

Ở trên nói chuyện người Nga được nhận miễn phí 600 mét vuông đất ngoại ô để xây nhà nghỉ. Nếu người nước ngoài thì phải mua, nhưng giá cực rẻ. Chi phí xây nhà, dựng nhà cũng rẻ luôn.
Hồi xưa người nhà của vợ tôi có đi Nga công tác và giao dịch, có kể rằng, ngay cả hồi năm 2014-2016, khi rup mất giá nặng so với USD thì tiền mua nhà, thuê nhà, tiên xây nhà hay rộng hơn là chi phí xây dựng nhà cửa, etc. của Nga chẳng thay đổi gì, vẫn từng đó rup, thành ra nhiều chú VN mà mang tiền USD sang đó mua nhà, mua đất lại lợi vô cùng, có một số trường hợp là phải mua núp bóng, để khỏi giấy tờ phức tạp.
Họ kêu là người Nga thật thà, lẽ ra phải tăng giá rup lên cho phù hợp với giá USD để bán. Tôi thì cho rằng người Nga tốt bụng thật thà là có, nhưng chả phải vì tốt mà họ vẫn giữ nguyên giá rup. Họ giữ nguyên vì đơn giản họ ít bị lệ thuộc vào bên ngoài. Thép xây dựng, xi măng, vôi vữa, thiết bị xây nhà, máy ép, máy dập, cần cẩu toàn đồ nội địa (Nga có mấy cái công ty rất mạnh về mảng này, xuất khẩu sang nhiều nước, thậm chí cả phương tây. Nga còn sản xuất được cả máy ép đến 75K tấn, số 2 thế giới), vì thế nên biến động tỷ giá ít ảnh hưởng đến họ thôi.

Tôi thấy rằng chi phí/thu nhập/thuế má/phúc lợi vậy thì tốt hơn nhiều nước Tây Âu. Mấy bạn VN ở đó nói rằng, do thu nhập lớn hơn nhiều chi phí, nên họ một năm có dư tiền về VN chơi mấy lần. Nếu ở Tây Âu thì còn lâu mới sông sênh về nhiều lần được thế. Có điều họ bảo nếu về VN chơi là xác định tốn tiền hơn ở Nga rồi, vì chi phí sinh hoạt, năng lượng, điện đóm, nhiên liệu, nhà cửa, phương tiện đi lại, viễn thông, học phí, etc. ở VN quá đắt, đắt hơn nhiều so với bên Nga


Ở Nga:

https://ardexpert.ru/article/15748
Số liệu thống kê mới nhất chưa có. Đây là số liệu 2018 vậy.
48% dân Thành thị có nhà ngỉ mùa hè ở ngoại ô( dacha)
Tính trung bình nước Nga có 60% có nhà nghỉ mùa hè!
ở Nga ai cũng có quyền được cấp cái đất này( nếu là công dân Nga). Còn việc nhận và xây nhà hay không thì tùy ý
Cụ thể, đất ngoại ô của Nga cấp cho dân miễn phí mỗi người 600m2 để làm dacha. Ơ Viễn đông thì cấp hẳn 1 hecta

Bọn Nga còn có cái nghỉ đẻ 3 năm, tức là bà mẹ có thểi nuôi con 3 tuổi mới đi làm lại. Vì trong thời gian đó nó vẫn được hưởng trợ cấp thai sản theo luật,


Chi phí điện nước nhà cửa, điện thoại, ie,... các thể loại nhõn có khoảng 3 tr VNĐ ~ 8% thu nhập
Chi phí ăn uống độ 3,2 tr VNĐ ~ 9% thu nhập
chi phí học hành con cái độ 200 nghìn vnđ/người/ tháng ~ 1% thu nhập
nếu so với Việt Nam thì với chi phí kia các nhà cung cấp ở Việt Nam phá sản sấp mặt ngay
____________________________________________

Em làm công chức trong chính quyền Nga, lương của em được 47000 rúp, vợ em làm cho doanh nghiệp Nga được 63000 rúp, con gái em làm công ty liên doanh được 123000 rúp. Lương hưu bình quân được 20000 rúp. Lương bình quân ở vùng em là 31950 rúp.
Đối với gia đình em thì tương đối dư dả ( theo vợ em bẩu vậy, vì em bị tịch thu thẻ, mỗi tháng NÓ nhả lại cho em 15000rúp tiền xăng xe, thuốc...). Tiền nhà, điện, nước...hàng tháng hết 8900 rúp, tiền ăn cho 2 vợ chồng em đâu hết khoảng 10000 rúp. Còn bọn trẻ nhà em làm việc và học ở nơi khác.
Về y tế: mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ miễn phí - đc phát thẻ bảo hiểm. Nhưng có những bệnh thì phải bỏ tiền túi ví dụ như nha khoa, cũng như những bệnh tật nằm ngoài danh sách đc miễn phí.
Về giáo dục: giáo dục phổ thông được miễn phí, sách giáo khoa đc phát vào đầu mỗi năm học, phụ huynh phải chi trả : sách nâng cao, học thêm, tiền ăn trưa, còn tùy từng trường, từng lớp sẽ phải đóng thêm khoản sửa chữa trường lớp, quà cáp giáo viên, lễ lạt cho bọn trẻ(cái này hoàn toàn tự nguyên). Như 2 đứa trẻ nhà em trước đây học trường chuyên thì mỗi tháng nộp 1200 rúp học ca 2.
Qua kỳ thi OGE- đối với lớp 9, EGE đối với lớp 11, các trường dậy nghề, cao đẳng, đại học sẽ căn cứ vào điểm thi để xét tuyển các dự tuyển viên. Nếu điểm cao sẽ được học miễn phí và có học bổng, còn lại là mất tiền. Thí dụ như năm ngoái để đc học bổng ở khoa công nghệ thông tin trường bách khoa Saint thì phải đạt số điểm 270/300...
Về đời sống người Nga nói chung vào thời điểm này là tương đối khó khăn, do dịch bệnh nên nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động nên người lao động chỉ được chi trả 12890 rúp- mức sống tối thiểu. Những doanh nghiệp, thương nhân được hoàn thuế, trẻ em dưới 16 tuổi được nhận 10000 rúp/ tháng.
Tùy theo chính sách của chính quyền từng vùng mà ra quyết định cấp đất làm vườn (600 m vuông) cho mỗi gia đình khi có nhu cầu. Những gia đình từ 3 con trở lên sẽ được cấp 1500 tới 2000 m vuông đất để làm nhà - chính sách này trước năm 1997 là cấp cho toàn dân(nhà em cũng được nhận vào dịp này). Mỗi công dân 1 lần trong đời được tư nhân hoá bất động sản.
Đang dịch dã, cộng đồng người Việt mình khó khawn, nhiều gia đình không có cả tiền ăn, nhưng ngược lại, nhiều người đã kiếm đc tiền triệu trong thời gian vừa qua. Nhiều tổ chức cộng đồng đã và đang giúp đỡ những gia cảnh khó khăn, những người không may bị bệnh covid.
Về an ninh trật tự, hiện tại nước Nga tương đối bình yên, chuyện ăn tiền của cảnh sát đã giảm rõ rệt. Chính quyền các vùng làm hết sức để thu hút đầu tư và du lịch.

Chú thích: lương ở trên là lương Net (Lương vào thẻ ấy ạ, em kê lương sau thuế cho dễ tính. Thuế ở Nga là 13% )

____________________________________________

giá usd hiện nay trong khoảng 70 rup, xăng 95- 44,70 rúp, gạo - 70rup/kg, bánh mì đen 40 rúp, thịt bò từ 270 đến 600 rúp, thịt lợn từ 165 đến 350 rúp, gà từ 110 đến 250 rúp, bắp cải, khoai tây từ 10 đến 30 rúp...,giá vé vác phương tiện công cộng tùy thuộc từng vùng, nhưng bình quân khoảng 30 rúp 1 lượt, vé tầu hoả từ Saint lên Moscow từ 1200 tới 6000 rúp 1 lượt, tùy từng loại tầu, tùy vào khoảng thời gian trong ngày...
Mỗi tháng 2 vợ chồng em phải trả 490 rúp cho truyền hình cap và internet không giới hạn dung lượng, 700 rúp cho alo 2 vợ chồng.
Hiện tại bà con cộng đồng nơi em đã buôn bán bình thường, có người nọ người kia.

__________________________________________

Về dịch bệnh, người dân tiếp nhận và phòng chống bình thường như cúm mùa hàng năm. Rất nhiều người Việt bị nhiễm bệnh đã được chữa trị miễn phí và đã khỏi bệnh (dù rằng nhiều bà con ta không có giấy tờ hợp pháp), có một số ít không may bị tử vong (18 người- theo số liệu của Đại sứ quán Việt nam tại Liên bang Nga). Nga đã triển khai điêù trị covid bằng thuốc đặc trị trên toàn Liên bang, nên tỷ lệ tử vong đã giảm. Bọn em cũng đã đc thông báo, đến tháng 9 bọn em thuộc diện tiêm chủng vacxin covid - bọn em đứng sau y tế.
Việt nam ta đang đàm phán để được nhận vacxin đấy ạ. Cái này em biết.
Phó Thường Nhân
Đảng dân chủ Mỹ đang tổ chức đại hội, và đây là thời điểm có tác động tích cực về tuyên truyền tranh cử , mặc dù vậy đến thời điểm này tôi vẫn dự đoán là Trump trúng cử lại.Bởi hiện tại ngay cả một bộ phận của giới high-tech, là phần công nghiệp phát triển ở Mỹ và có thế thượng phong trên thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá cũng có lợi trong các biện pháp của Trump. Xem việc MicroSoft và Oracle tranh nhau mua lại tik tok ở Mỹ thì thấy. Thường giới tư bản công nghiệp high tech này hay ủng hộ đảng Dân chủ. Tài phiệt Do thái cũng không thể chống Trump, vì những lợi ích mà Trump mang lại cho Israel.(công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, đồng ý cho nước này chiếm vùng Tây Jordan, và gần đây là thoả thuận của Emirate với nước này, đều là điều tài phiệt Do thái không thể bỏ qua)
High tech và Tài phiệt Do thái vốn có truyên thống ủng hộ đảng Dân chủ.Chồng của bà Harris liên doanh với Binden cũng là người Do thái, nhưng biểu tượng này không nặng ký bằng những điều mà Trump làm được trên kia. Và bản thân chuyện này có thể có tác dụng ngược vào việc thu hút phiếu người da đen (vì nó cho người ta thấy « tính chất da mầu » của bà Harris là fake).
Binden lại có một yếu điểm nữa là hai nhiệm kỳ liền làm phó tổng thống cho Obama, vì thế Trump có thể tấn công vào yếu điểm này, vì bản thân hai nhiệm kỳ Obama không có nhiều thành công cả đối nội lẫn đối ngoại. Mà đóng góp của Binden còn mờ nhạt hơn nữa.
Trump cũng có thể lợi dụng sự sợ hãi của cử tri Mỹ khi nghe thấy từ « chủ nghĩa xã hội », do bị nhồi sọ từ thủa bé qua nhà trường, xã hội, trong khi Biden không thể bỏ qua điều này nếu không muốn người ủng hộ Bernie Sanders bỏ rơi. Vì thế cái khế ước xã hội (contrat social) kiểu Trump đòi hard work cho người lao động đổi lại tạo ra công ăn việc làm dễ lọt tai cử tri Mỹ hơn, tư sản Mỹ hơn là một khế ước phúc lợi xã hội (Welfare State). Dù điều này là chuyện bình thường ở Tây Âu. Nhưng giai cấp tư sản Mỹ không đi theo cái mạch này.
Phó Thường Nhân
Apple đã có tích luỹ cổ tức lên tới 2000 tỉ đô, điều này có nghĩa là hãng này có thể huy động vốn gần tương đương với .. nhà nước Pháp, vì nước Pháp cũng chỉ có PNB cỡ này. PNB VN cỡ khoảng 300 tỉ đô.
Cách đây mấy tháng Apple mới chỉ có tích luỹ cổ tức khoảng 1000 tỉ đô. Đây là một tin rất tốt cho Trump, bởi thành công này một phần lớn là do chính sách đối đầu thương mại của Trump tạo ra. Và nó chứng tỏ rằng cách tiếp cận TQ của Mỹ hiện tại không chỉ có lợi cho các nghành công nghệ cổ điển Mỹ được coi là old economie (công nghiệp nặng, than, điện, ô tô, cơ khí, ..) vốn là những ngành thường yêu cầu bảo hộ, và chính sách bảo hộ thường được coi là có hại cho High tech. Việc tăng cổ tức bất thường này của Apple đã chứng minh ngược lại.
Hãy phân tích thêm một chút. Thông thường một nước khi có thế mạnh cạnh tranh trong một ngành nghề nào, thì muốn tự do thương mại, vì nó đã có lợi thế sẵn. Khi bị cạnh tranh bất lợi, thì lại muốn bảo hộ. Công nghiệp high tech của Mỹ bao gồm cả phần cứng (chế tạo chíp điện tử) lần phần mềm software đều đứng đầu thế giới, vì thế khối công nghệ này (tức là tầng lớp tư bản high tech này) muốn tự do thương mại, và vì thế gần gũi đảng dân chủ hơn. Vì đảng này hay nêu những « giá trị tổng quát : quyền con người, dân chủ, .. » có tác dụng xâm thực « đeo mặt nạ ». Đây cũng là khối công nghiệp thu hút nhiều đầu tư của tư bản tài chính nhất trên thị trường tài chính Mỹ.
Như vậy chiến tranh thương mại với TQ, theo lô gíc thông thường sẽ có tác động xấu tới khối này. Nhưng sự việc Apple trên đã chứng tỏ điều ngược lại. Tại sao ?
Bởi hiện tại, khối công nghệ này nuôi cả hai mảng : Mỹ và TQ. Các công ty TQ kiểu Hoawei rồi ZTE cũng đều là bạn hàng của khối công nghệ Mỹ này, do các công ty TQ chủ yếu làm giai đoạn cuối, tức là chế tạo sản phẩm end user,, tức là vẫn cần mua hàng Mỹ, cho nên TQ lên thì Mỹ cũng lên, nhưng thực ra Mỹ vẫn nắm đằng chuôi.
Khi các hãng TQ bị trừnh phạt qua các biện pháp chính trị, thì điều đó có nghĩa là chính phủ Mỹ giúp khối này loại đối thủ cạnh tranh nhưng nó cũng gây thiệt hại vì không còn bán được đồ cho TQ. Nhưng sự thiệt hại này được bù lại bởi đầu tư của tài chính Mỹ , và chính vì thế giá trị cổ tức của Apple tăng lên.
Điều đáng để ý là Apple cũng bị sức ép đáp trả của TQ ở thị trường TQ nhằm vào các ứng dụng Apple Store ở thị trường TQ, nhưng sự sụt giảm này không có tác dụng gây thiệt hại cho Apple tức thời, đồng thời lại kéo nó về phía chính phủ Mỹ.
Để biết chính xác thực tế, thì điều quan trọng nữa phải biết, đó là lãi xuất của Apple ra sao ? việc tích luỹ cổ tức tới 2000 tỉ có tác động gì tới kinh doanh của hãng này ? nó có đáp ứng được lợi nhuận mà người ta mong đợi không ? hay chỉ là một dạng quả bóng tài chính, như những gì đã xẩy ra với bất động sản Mỹ thời Clinton. Nhưng điều này còn quá sớm để có thể biết được kết quả. Và nếu nó là một quả bóng tài chính, nhưng nó nổ sao khi có bầu cử thì tổng thống Mỹ vẫn có lợi.
Và điều này sẽ thú vị hơn nữa nếu so sánh với Hoawei. Xem hãng này tương lai thế nào. Nếu Hoawei vẫn phát triển, không bị suy sụp, thì nó cũng cho ta đánh giá được chính xác hơn tác động của Mỹ vào nền kinh tế TQ, thực lực hai bên và tương lai cuộc đấu TQ-Mỹ này ra sao.
langtubachkhoa
Thanh niên thắng kiện CNN phát biểu tại đại hội đảng Cộng hoà
Nicholas Sandmann, 18 tuổi, người đã thắng kiện CNN về tội bôi nhọ, chỉ trích truyền thông trong bài phát biểu tại đại hội toàn quốc đảng Cộng hoà.

"Tôi là một thanh niên bị truyền thông bôi nhọ", Nicholas Sandmann, học sinh trường trung học Công giáo Covington ở bang Kentucky, phát biểu trong video quay trước Đài tưởng niệm Lincoln, tại đại hội đảng Cộng hoà tối 25/8.

Sandmann và các bạn cùng lớp bị phỉ báng trên mạng sau khi họ xuất hiện trong một video được lan truyền rộng rãi hồi tháng 1/2019. Khi đó, họ vừa tham gia một cuộc biểu tình phản đối phá thai ở thủ đô Washington và đội những chiếc mũ đỏ có khẩu hiệu "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại".

Nathan Phillips, một nhà hoạt động người Mỹ bản địa, đã đối đầu nhóm học sinh nhưng nhiều tờ báo lại đưa tin sai và mô tả Sandmann là kẻ gây hấn ủng hộ Tổng thống Donald Trump.

"Bây giờ nhìn lại, tôi có thể tưởng tượng hành động đơn giản đội chiếc mũ đỏ đó khiến phe cánh tả căm ghét như thế nào và khiến bản thân tôi trở thành mục tiêu của mạng lưới tin tức truyền hình cáp trên toàn quốc", Sandmann nói. "Trong khi truyền thông mô tả tôi như một kẻ gây hấn với nụ cười nhếch mép trên mặt, thực tế video xác nhận tôi đang đứng với tay đặt sau lưng và nụ cười gượng gạo".

Trong suốt bài phát biểu, Sandmann kêu gọi các cử tri hãy tiếp tục bầu cho Trump, ca ngợi ông là một tổng thống sẽ giữ cho các phương tiện truyền thông trung thực.

"Cuộc đời tôi đã thay đổi mãi mãi vào khoảnh khắc đó. Bộ máy chiến tranh toàn diện của truyền thông chính thống đã chuyển sang chế độ tấn công", Sandmann nói. "Họ làm điều đó mà không nghiên cứu video đầy đủ về sự việc, không điều tra động cơ của ông Philips, hay không hỏi xem câu chuyện từ phía tôi như thế nào. Các bạn biết tại sao đúng không? Vì sự thật không quan trọng".

Sandmann đã phát động một cuộc chiến pháp lý trị giá 800 triệu USD chống lại một số hãng tin tức, bao gồm Washington Post, CNN, ABC, CBS, The Guardian, The Hill và NBC. Hồi đầu năm, Sandmann đòi tờ Washington Post bồi thường 250 triệu USD và đòi CNN bồi thường 275 triệu USD.

Sau sự việc, Sandmann trở thành một nhà bảo thủ có tiếng nói thẳng thắn trên Twitter, thu hút rất đông người theo dõi và hôm 25/8, cậu đã dành sự tán dương hoàn toàn cho Trump.

"Vào tháng 11, tôi tin rằng đất nước này phải đoàn kết quanh một tổng thống, người ra lệnh cho giới truyền thông và từ chối cho phép họ tạo ra một câu chuyện thay vì báo cáo sự thật", Sandmann nói. "Không ai ở đất nước này là nạn nhân của việc đưa tin không công bằng trên phương tiện truyền thông nhiều hơn Tổng thống Donald Trump".

Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa kéo dài 4 ngày, từ 24/8, với 6 trong tổng số 12 diễn giả là người nhà Trump, bao gồm Tổng thống và Đệ nhất phu nhân, con trai Donald Trump Jr. và Eric Trump, con gái Ivanka và Tiffany Trump.

Chủ đề của đại hội năm nay là "Tôn vinh câu chuyện nước Mỹ vĩ đại", với điểm nhấn là bài phát biểu của Trump tại Nhà Trắng tối 27/8. Đệ nhất phu nhân Melania và các con của ông phát biểu từ Vườn Hồng ở Nhà Trắng tối 25/8.

https://vnexpress.net/thanh-nien-thang-kien...oa-4152435.html
Phó Thường Nhân
Đến tuần này sau hai đại hội (convention tiếng Mỹ) của hai đảng Dân Chủ và Công Hoà, định hướng của hai đảng mới rõ ràng hơn, cũng như chiến thuật chiến lược tranh cử. Trong thực tế, cả hai đảng này không khác nhau về bản chất, vì cùng là thể chế tư bản, nhưng do tác động của nhóm tư sản nào nhiều hơn, mà dẫn tới priority khác nhau, cộng thêm với đối tượng nhằm vào để tranh cử, mà kế sách đôi bên có phần dị biệt.
1- Về mặt thể hiện. Ta thấy đảng dân chủ chú trọng vào các nhân vật có tiếng tăm của đảng này, hay được đánh giá theo dư luận là có tiếng tăm phát biểu nhằm kéo theo cư trị ủng hộ. Ngược lại ở phía đảng cộng hoà, thì chủ yếu là « gia đình trị », con cái Trump phát biểu là chính. Tương tự như vậy, ông Biden tham dự từ xa, ngược lại Trump trực tiếp đến đại hội. Cách thức tiếp cận hai bên như thế này mạnh yếu ra sao.
Theo đánh giá cá nhân của tôi, thì cách thức của Trump có lẽ có hiệu quả hơn. Bởi vì sự ủng hộ của các « nhân vật lớn » trong đảng dân chủ, nếu có phần tôn Biden lên, thì nó cũng chỉ cho người ta thấy khía cạnh mờ nhạt của ông. Bầu cử ở Mỹ, khía cạnh cá nhân rất lớn, ửng cử viên giống như cái trade mark, phải đánh bóng mạ kền tốt. Do bầu cử ở Mỹ là không trực tiếp, mà là bầu cho đảng, cho nên các nhân vật lớn trong một đảng đều có một đặc khu của mình rồi (tức là các bang), vì thế sản phẩm chính phải thật mầu mè thì mới được.
Việc các nhân vật này xuất hiện, làm chủ convention, cũng làm xa cách người ta hơn. Trong khi việc xuất hiện con cái Trump, gia đình Trump, khiến cho người ta cảm thấy gần gũi hơn.
Như vậy về mặt thể hiện, ông Trump ăn điểm hơn Biden.
2- Về cách câu phiếu bầu.
Điều bất lợi của Trump là tổng thống đương nhiệm, nên bất kỳ chuyện gì đã xẩy ra hay đang xẩy ra được quy thành trách nhiệm của ông ta. Mặc dù vậy, Biden cũng khó khai thác điều bất lợi này, bởi ông ta là một chính trị gia truyền thống trong chính trường Mỹ, không phải là một sự đổi mới, và người ta cũng có thể đánh giá ông ta theo các hoạt động, kinh nghiệm của ông. Vì thế xét theo điều này, thì hai bên hoà. Ong Binden không có lợi thế của Obama khi tranh với G. Bush, hay Trump khi tranh với Hilary Clinton, vì lúc đó cả Obama hay Trump đều mới.
Cách câu phiếu của Binden nhằm vào việc khai thác sự « ghét Trump », nhưng điều này có nghĩa là ông ta phải làm sau « gật đầu đồng ý » với tất cả các dư luận khác, nhưng bản thân các dư luận này dù đều « chống trump » nhưng cũng chống lẫn nhau, mâu thuẫn với nhau. Và để tận dụng được tất cả, thì điều đó có nghĩa là không có một kế sách gì đặc biệt cả (tức là phải làm dạng « nghị gật », để tranh thủ tất cả). Điều này thực ra bất lợi, vì bản thân Binden nói riêng, về tính cách đã không có mầu sắc, bây giờ chơi quả này thì lại càng ít mầu sắc, càng nhạt hơn.
Ngược lại Trump chỉ quan tâm tới câu những người ủng hộ ông ta thôi. Điều đó phân liệt chiến trường bầu cử rất rõ. Có lẽ sau 10 năm nữa, khi tỉ số dân WASP da trắng trở thành thiểu số hoàn toàn, thì cách thức này của Trump bất lợi và không dùng được nữa, nhưng hiện nay thì nó vẫn ổn.
3- Tinh trạng xã hội Mỹ.
Hiện tại xã hội Mỹ theo như báo đài của chính nó thì có vẻ rất hỗn loạn. Đặc biệt là các vụ biểu tình liên quan tới quan hệ cảnh sát với người da đen. Nếu là một nước khác, dạng Uk hay Bạch Nga, thì điều này sẽ rất nguy hiểm dẫn tới sự can thiệp của nước ngoài, và điều này sẽ làm tất cả đất nước đó thiệt hại, ngay cả với người biểu tình chống đối, nhưng với vị thế Mỹ thì điều này không thể xẩy ra, nên tác động của nó vào bầu cử sẽ ít đi. Sự rối loạn thực sự có lợi cho Trump hơn, vì nó đẻ ra vấn đề an ninh trật tự, vốn luôn là điểm mạnh của phái hữu, tức là đảng cộng hoà. Ngược lại nó làm cho đảng Dân Chủ khó ăn khó nói. Một điều quan trọng nữa đó là vấn đề này liên quan tới chủng tộc, mà người da đen trong xã hội Mỹ không có được một dư luận đánh giá tốt lắm. Nếu người ta có thể công nhận giữa da đen và da trắng có sự bất bình đẳng, thì trong cuộc sống đời thường, người da đen không phải không có tai tiếng. Hiện tại xã hội Mỹ về mặt dân sự đang đi trở lại sự phân biệt chủng tộc, chứ xu hướng của nó không phải là hoà hợp chủng tộc, nó không phải là thời những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
Điều này tôi cũng thấy ngay ở Pháp. Ví dụ, một người Pháp bình thường, nếu hỏi họ có phân biệt chủng tộc không thì câu trả lời là không. Và đây là không thật sự, không phải nói dối. Nhưng nếu bảo họ rằng sẽ xây một ngôi nhà xã hội ở gần nơi họ ở, thì họ sẽ không thích và phản đối, vì nhà xã hội sẽ kéo theo tầng lớp người nghèo tới, sẽ làm nẩy sinh các vấn đề khác như ma tuý, trộm cắp, ..Nhà ở họ mua sẽ giảm giá, an ninh trật tự sẽ bị ảnh hưởng,chất lượng trường học của con cái họ bị giảm sút, toàn những việc liên quan trực tiếp tới đời sống của họ cả ..
Ở Mỹ, sự phân biệt này đã bắt đầu từ sau những cuộc bạo loạn của người da đen từ những năm 60, 70. Kết quả downtown của nhiều thành phố lớn ở Mỹ trở thành ghetto, và vì thế có nhiều thị trưởng Mỹ da đen. Vì mặc dù là thiểu số, ở những ghetto này họ lại là đa số.
Đảng dân chủ thực sự có kế sách để giải quyết vấn đề này không. KHÔNG.
Vì thế càng bạo loạn thì Trump càng lợi.
4- Sự thâm sâu của chính sách, tư duy.
Cả đảng cộng hoà lẫn đảng dân chủ Mỹ đều có những đổi mới về tư tưởng lớn. Nhưng sự khác nhau là tư tưởng mới của đảng cộng hoà đã được Trump ứng dụng, còn tư tưởng mới của đảng dân chủ đã bị sếp xó. Tư tưởng của đảng cộng hoà là gì. Đó tư tưởng « chính trị là thống soái » (giống như chủ nghĩa Mao). Từ trước tới nay, thường thường các hãng Mỹ là người mở đường, đưa chính sách lên cho chính phủ Mỹ. Hiện tại, chinh phủ Mỹ khoanh vùng, tạo khung cho các hãng Mỹ, ép nó vào. Cách thức này chính là hình thức làm kinh tế của châu Á (từ Nhật, Hàn, TQ, VN).
Còn tư duy của đảng dân chủ chính là tư duy của dân chủ xã hội Tây Âu. Mà Obama đã bắt đầu thực hiện với Obama care và bị chinh quyền Trump xoá bỏ. Vì thế người ta tranh cử của đảng dân chủ đáng nhẽ phải là Bernie Sanders hay Elisabeth Warren mới đúng. Nhưng người Mỹ vốn bị nhồi sọ về cá nhân tổng thể từ thủa bé, nên điều này đưa ra tranh cử thì quá là ..cực tả (dù điều cực tả này đã được Tây Âu làm từ năm 1945). Vì thế phải đưa một ông Binden trung dung ra. Nhưng bản thân Binden không có sức hấp dẫn.
Về mặt giai cấp, tư duy của đảng cộng hoà dễ chấp nhận và đúng với lô gíc của giai cấp tư sản Mỹ hơn. Đó là Hard Work đổi lấy phiếu lương cho người lao động. Điều này khác xa với quyền lợi xã hội theo mô hình xã hội dân chủ kiểu Tây Âu, cũng bởi vì ở Tây Âu, tư bản Tây Âu lấy tiền của giới trung lưu chia lại cho người nghèo. Nhưng người nghèo ở Mỹ lại có cái hố chủng tộc ngăn cách với trung lưu, vì ở Mỹ « mâu thuẫn chính trị được biến thành mâu thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn xã hội thành mâu thuẫn chủng tộc » (đây cũng là dấu ấn của văn hoá Anglo-Saxon , tức là văn hoá Anh-Mỹ).
Tóm lại cho tới hôm nay, thì Trump vẫn nổi trội hơn Binden, và khả năng chiến thắng vẫn rất lớn.

root
Em có người bạn ham mê tướng số, xem tướng Biden thấy bảo không có tướng quân vương, chắc kỳ này sẽ trượt thôi
Phó Thường Nhân
Trong đại hội đảng dân chủ, ông Biden đã tham gia từ xa ở bang Delaware. Không rõ đây là tình cờ hay cố ý , bởi vì bang Delaware của Mỹ là trụ sở của các hãng tài chính. Bang Delaware ở Mỹ là đặc khu về tài chính ở Mỹ, giống như Luxembourg ở EU, hay là Thuỵ sĩ với thế giới. Hay Singapour ở ĐNA, hay như Vân Phong , Vân đồn, mà VN muốn dựng. Như vậy ta có thể hiểu là sau Biden là tư sản tài chính Mỹ ở mức độ quốc tế. Với tư bản tài chính thì điều quan trọng không phải là sản xuất ở đâu, mà là lãi xuất. Trong trường hợp này thì sản xuất ở Mỹ không thể cạnh tranh nổi với bên ngoài, mặc dù đầu tư bên ngoài cũng là tư sản Mỹ. Do không sản xuất được, nên sẽ có những vùng ở Mỹ sống về sản xuất sẽ chết, vì không phải người nào cũng tìm được việc trong lĩnh vực tài chính dịch vụ, nếu không thì phải di cư sang bang khác. Điển hình của câu chuyện này là sự đi xuống của thủ đô Ô tô ở Mỹ, vùng Detroit. Nhìn chung sự chuyển dịch « bỏ sản xuất giữ tài chính này », đã khiến một số bang ở vùng công nghiệp cũ Mỹ (miền trung , nội địa) chết, và các bang phía Thái bình dương (Cali, Oa sinh tôn, ..) nổi lên. Các bang nổi lên này sống bằng công nghệ cao (tin học, hàng không, và dịch vụ tài chính).
Chính vì thế mà sự phân cực ở Mỹ trở nên sâu sắc. Và không phải ngẫu nhiên mà các vụ biểu tình liên quan tới George Floyld kéo dài ở bang Oa sinh tôn (bang nằm phía trên Cali). Vấn đề ở đây không phải là chỉ bình đẳng chủng tộc, mà nó che đi một mâu thuẫn kinh tế nằm ở dưới.
Để giải quyết vấn đề xã hội do sự nổi trội mất cân bằng của tư bản tài chính này, mà giới tư bản tài chính muốn xoa dịu nó bằng các biện pháp hỗ trợ xã hội, dịch vụ xã hội. Và từ đó nó dẫn đảng dân chủ Mỹ tới mô hình « xã hội dân chủ » kiểu Tây Âu, thực ra thì nó giống như cái thỏa hiệp của chính phủ Tony Blaire vào thập niên 90 thì đúng hơn. Cái Pact (thoả hiệp) ấy là sự xuy sụp của sản xuất, dẫn tới các vấn đề xã hội như thất nghiệp, giảm thu nhập của người lao động, được bù vào bằng các dịch vụ xã hội. Và chính vì thế ta mới có Obama care.
Và cũng từ đó mà các tư tưởng « mới » của đảng Dân chủ xuất hiện thông qua Bernie Sanders hay Elisabeth Warren. (tôi để chữ mới trong nguặc kép, vì tư duy này đã có từ lâu qua Bernie Sanders, nhưng nó luôn là thiểu số trong đảng này).
Như vậy đừng có nhầm lẫn quan niệm « kinh tế thị trường XHCN » ở VN giống nó, hay khoác cho Sanders cái áo XHCN theo quan niệm của VN. Các đây ít lâu, tôi đọc một bài trên báo mạng VN chính thống có ý này.
Nhưng cái Pact kiểu này khó thực hiện ở Mỹ, vì Mỹ là một nhà nước liên bang. Các vấn đề dân sinh xã hội là dưới quyền hạn của các bang, chứ không phải chính quyền liên bang trung ương (điều này cũng giải thích tại sao Trump khó điều khiển chống COVID, ngay cả khi muốn làm). Nhưng ở Mỹ, các bang của nó phân chia lao động rất sâu sắc. Ví dụ Detroit nằm ở bang Michigan, bang này sống chủ yếu về công nghiệp (ô tô), Cali sống về high tech, công nghiệp quân sự hàng không ,.. Bang Cali nổi lên không có nghĩa vụ chi trả cho Michigan về dich vụ xã hội, điều này chỉ có thể làm ở mức liên bang. Nhưng nếu làm điều này thì có nghĩa là chính quyền trung ương can thiệp nhiều hơn, và Mỹ .. mất tự do. Điều này thể hiện rất rõ khi Mỹ tiến hành làm Obama care, và vì thế khi Trump lên thì bỏ ngay.
Tóm lại, do cấu trúc của hệ thống chính trị Mỹ, khó có thể xây dựng được một dạng « xã hội dân chủ » kiểu Tây Âu.
Cái Pact này, lợi nhuận tài chính đánh đổi dịch vụ xã hội hiện tại còn vướng một vấn đề nữa, đó là nó chỉ tồn tại, nếu các « tá điền » sản xuất cho tư bản tài chính Mỹ lợi không thể vươn lên được, và nằm dưới sự chỉ đạo chính trị Mỹ. Điều này hiển nhiên không đúng. Nhưng sự kiện như Hoawei đã chứng tỏ rằng Mỹ có thể thua cả công nghệ cao cấp. Nhưng sự việc như ở biển Đông cũng chứng tỏ Mỹ nếu chỉ trông cậy vào súng đạn thì cũng không ép được « tá điền » TQ, vì cả hai đều có vũ khí hạt nhân, không thể đánh nhau.
Rồi cả vấn đề nữa, tôi đã nói trong chủ đề bầu cử Mỹ lần trước. Đó là nếu tài chính Mỹ chiếm phần thượng phong, vì nó dựa trên công nghiệp Mỹ. Nếu công nghiệp Mỹ sụp, thì nó sống bằng cái gì, đâu là nguồn gốc sức mạnh của nó.
Tất cả những điều trên, đã nói rằng , chỉ có cách tìm ra một cái khung mới trong quan hệ kinh tế, mới giúp Mỹ thoát hiểm. Bởi vì cứ tò tò thế này, thì chỉ có sản xuất ở TQ mới lợi. Kết quả phải đảo ngược nhận thức, lấy « chính trị làm thống soái », tạo khung ép kinh tế đi ngược lại, nhưng vẫn phải có lợi cho kinh tế mới được.
Cũng chính vì thế chính quyền Trump đã làm một điều kỳ quặc, đó là can thiệp vào kinh tế, khi nền kinh tế đã hồi sức sau khủng hoảng 2008.
Cách làm này của Mỹ khiến TQ bất ngờ, vì TQ nghĩ rằng với lợi thế kinh tế tự nhiên của mình, Mỹ không dám tách khỏi TQ. Nhưng hiện tại Mỹ làm lớn hơn thế, đó là chuyển chuỗi sản xuất khỏi TQ, vì Mỹ không thể nào sống được mà không có sản xuất ở nước ngoài.
Cách làm này của chính quyền Trump tất nhiên gặp phải sự đối kháng của các lực lượng sản xuất Mỹ làm ăn với TQ.của giới tài chính. Và điều này thể hiện qua chính sách của đảng Dân Chủ và một bộ phận nhỏ đảng cộng hoà.
Như vậy nếu Biden thắng cử, thì điều đó có nghĩa là Mỹ cần có một cuộc nghỉ, ngược lại nếu Trump thắng thì có nghĩa là Mỹ tiếp tục quá trình này.
Với VN, thì chính sách của VN phải vượt lên trên vấn đề « ai thắng ai » trong hệ thống chính trị Mỹ. Vì thế bàn về Binden hay Trump để hiểu biết cho vui, xem cái cơ chế của nó ra sao. Và chính sách tốt nhất là độc lập tự chủ, nâng cao sức mạnh của chính mình qua công nghiệp hoá, tiếp cận công nghệ, xây dựng một xã hội văn minh, bình đẳng.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.