Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc (tiep Theo)
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33
Phó Thường Nhân
Thủ tướng Nhật Bản đang thăm VN, trong chuyến thăm này, phu nhân của thủ tướng Nhật, đã đi thăm văn miếu Quốc Tử Giám. Điều này khiên tôi không khỏi bật cười vì cái ý tưởng thú vị là có lẽ phu nhân của thủ tướng Nhật, còn cảm được Quốc Từ Giám hơn cả phu nhân của thủ tướng VN. Tại sao ? bởi vì trong văn tự Nhật vẫn còn chữ Nho, Nhật có nhiều bảng chữ cái khác nhau được dùng đồng thời một lúc, nhưng trong chữ của họ vẫn còn khoảng 2000 từ hán tự (Nhật gọi là Kanji), số từ này thừa sức để phu nhân thủ tướng Nhật đọc được hoành phi, câu đối ở Quốc Tử Giám. Và do hiểu được nghĩa, bà ta sẽ có cảm nhận sâu sắc hơn về công trình văn hoá này, trong khi với chữ quốc ngữ, phu nhân của thủ tướng VN chỉ có thể thấy cảnh đẹp mà không hiểu ngữ nghĩa (tất nhiên với điều kiện là bà ấy cũng phải quan tâm tới văn hoá). Hiện tại ở VN ta không còn đọc được chữ Nho, vì thế việc phiên dịch nó ra chữ quốc ngữ, để dưới chân các hoanhg phi câu đối này là việc nên làm, mà nó cũng không có gì khó khăn hay đắt đỏ cả.
Việc thủ tướng Nhật sang thăm VN, lại là chuyến xuất ngoại đầu tiên, đó là một điều rất tốt cho VN và tất nhiên cho cả Nhật, Ở trong chủ đề này, tôi có nói thế giới hiện tại hai nước trung bình hợp tác với nhau có thể làm thất bại sự áp đặt của một nước lớn. Nhật bản không phải là một nước lớn, nhưng to hơn một nước trung bình.
Vào thời điểm VN ký hiệp định hợp tác Free Trade với khối Á-Âu và hiệp định Free Trade xuyên Thái bình dương (ngay khi Mỹ không tham gia), tôi đều đánh giá chúng rất cao. Vì chúng là những đòn bẩy rất tốt để hợp tác, đăcj biệt những nước có vị trí cao trong hai hiệp định này lại là những đối tác mà tiềm năng nguy hiểm đến từ chính họ ít đó là Nga và Nhật.
Hiệp định vừa rồi với EU cũng vậy, nhưng EU vốn có tính can thiệp chính trị, mặc dù khối lượng trao đổi với EU lớn, tôi vẫn dè dặt hơn.
Đáng tiếc là từ khi có hiệp định, quan hệ Nga-VN không tăng, không được như kỳ vọng. Việc Nga bị buộc chân vào TQ cũng là điểm đáng quan tâm. Ngược lại hiệp định xuyên thái bình dương lại có tác dụng, và nếu sắp tới, có cả Anh cùng tham gia, thì vị thế của nó còn lớn hơn nữa.
Yếu điểm của Nhật là bị buộc vào Mỹ, nhưng ngược lại Nhật không có bất kỳ sự đe doạ nào trước mắt tới VN. Mặc dù theo chế độ phương Tây, Nhật không phất những ngọn cờ chính trị can thiệp. Nhật cũng không có sức mạnh quân sự để đe doạ VN. Ngược lại Nhật còn chia sẻ nhiều được với VN vì nước này cũng phải giữ những mối quan hệ với TQ, Mỹ, Nga.. dù vị thế của những nước này với Nhật khác vị thế của họ với VN.
Tất nhiên VN còn có một đối tác châu Á nữa có ảnh hưởng không kém, đó là Hàn Quốc. Nhưng về mặt cực kỳ lâu dài, ta không thể đoán được. Tại sao ? vì vấn đề Bắc Triều Tiên. Quan hệ VN-Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào quan hệ, sự tiến triển quan hệ Hàn Quốc - Triều tiên. Nếu quan hệ Hàn-Triều căng thẳng, thì VN với Hàn quốc rất quan trọng, ngược lại khi quan hệ Hàn – Triều được tăng cường, thì quan hệ VN-Hàn sẽ giảm, vì về kinh tế, Hàn sẽ quay về Triều Tiên, và về mặt ngoại giao sẽ quay về TQ (với điều kiện được Mỹ nhả ra).
Tất nhiên tôi hi vọng là quan hệ Hàn – Triều tốt lên, vì họ là một dân tộc, chứ không ai mong muốn họ bị chia cắt.
Ngược lại Nhật Bản không có những vấn đề này, bất chấp quan hệ với Mỹ thay đổi thế nào, không gian địa chính trị của Nhật cũng tương đồng với VN đó là giữ quan hệ với TQ, Mỹ, Nga ở Thái bình Dương. Vì thế quan hệ Nhật –Việt có một cấu trúc ổn định hơn cả, do vai trò của địa chính trị đối với hai nước tương đồng nhau.
Ngoài Nhật, VN còn có những nước khác mà mối quan hệ gần ở dạng này, đó là quan hệ với Ấn độ, với Úc. So với hai nước này, thì Nhật lại có lợi thế hiểu biết văn hoá « đồng chủng đồng văn ».
langtubachkhoa
Đang có trận lụt, báo chí VN lại nói nhảm cái gì mà thuỷ điện gây ra lũ, trong khi bản chất của thuỷ điện có khả năng chống lũ. CHính việc chặt phá rừng mới là nguyên nhân gây ra lũ lụt, lở núi, đồi. Các địa phương đua nhau xây thuỷ điện cóc bừa bãi để kiếm cớ phá rừng nhưng lại đổ sang lý do là tại thuỷ điện gây ra

Rừng là tấm thảm hút nước rất tốt, đặc biệt là rừng nguyên sinh ở vùng nhiệt đới. Rừng nguyên sinh có nhiều tầng cây và lớp gỗ, lá mục tơi xốp, khi mưa do nhiều tầng lá cây làm giảm lượng nước xối xuống đất, tiếp đến lớp gỗ, lá mục hấp thụ lượng nước dư rơi xuống đất, rồi thấm dần xuống đất chảy ra các dòng suối, đổ ra sông. Không có rừng nước sẽ xối xuống đất và làm nhão đất, đất không còn vững chắc gây sạt lở núi, ngoài ra nước sẽ trôi tuột hết nên gây thiếu nước vào mùa khô. Cho nên cách tốt nhất chống lũ và sạt lở núi là bảo vệ rừng. Rừng trồng, rừng sản xuất do chỉ có một tầng lá cây nên hiêụ quả tán nước mưa thấp hơn rừng tự nhiên rất nhiều. Nhưng dù sao có rừng vẫn hơn.
langtubachkhoa
Một tình nguyẹn viên của vaccin Astrazeneca tử vong tại Brazil. Anh chưa nói nguyên nhân có phải tại vaccin không, cần điều tra. Ấy vậy chưa điều tra mà phát ngôn viên trường Oxford đã vội tuyên bố là vaccin của họ an toàn, phía Astrazeneca cho rằng cần tiép tục thử nghiệm ở Brazil (vaccin này đang bị dừng thử nghiệm ở Mỹ).
Nói chung, chính trị kinh tế can thiệp vào rất nhiều, dù điều tra cũng chẳng biết có đáng tin không.
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Thực ra thì thuỷ điện cũng gây ra lũ lụt như là phụ trợ của việc phá rừng.Đúng hơn là thuỷ điện không giúp ngăn được lụt, bởi khi nước về nhiều quá thì cũng phải xả lũ để cứu đập. Bình thường khi làm đập thuỷ điện, người ta thường dựa vào các dữ liệu thuỷ văn có từ trước trong lịch sử có khi hàng trăm năm để tính dung lượng hồ chứa. Nhưng ở VN có hai vấn đề đó là dữ liệu thuỷ văn không đủ độ dài để có thể dùng để tính toán. Vì thế làm đập chỉ có thể tính vào số lượng tiền đầu tư, cũng như việc giải phóng lòng hồ không phải đơn giản (do phải di dân), kết quả các đập không có đủ dung lượng để chứa lượng nước lũ, bắt buộc phải xả. Như vậy thuỷ điện không ngăn được lụt mà chỉ làm chậm nó, thậm chí cũng không làm chậm được.
Khí hậu thất thường cũng tăng vấn đề này lên.
langtubachkhoa
Mỹ ra đòn trừng phạt các công ty EU hỗ trợ hậu cần, bảo hiểm, etc. cho con tàu Nga sẽ lắp đặt đường ống Nord Stream 2. Ước tính 120 công ty EU bị ảnh hưởng. EU bây giờ có còn hy vọng rằng mình sẽ là ngoại lệ không bị Mỹ trừng phạt, để cùng nhau ngồi trên lưng thế giới ăn chia lợi ích k?
Hồi năm 2014, khi vụ khủng hoảng Ukraine xảy ra, tôi có nói nếu Mỹ đã có thể trừng phạt Nga (lần đầu trừng phạt 1 nước lớn) thì họ sẽ có thể trừng phạt tất cả. Một số chú cho rằng Mỹ sẽ không thể trừng phạt EU và khó trừng phạt TQ, bây giờ thì thấy nhé, ai Mỹ cũng trừng phạt hết

Tổng thống Putin nói, Nga vừa chia sẻ 1 số công nghệ quân sự nhạy cảm giúp TQ phòng thủ, nhưng k nói rõ chi tiết. Tuy nhiên tin tức cho biết, đó là thiết lập mảng Radar tầm xa cảnh báo sớm các đòn tấn công hạt nhân. Coi như giúp TQ mà cũng là giúp bản thân mình.



Nói có vẻ hùng hồn nhỉ, để xem thế nào. Nord Stream 2 sẽ được hoàn thành nhung van đề là "khi nào"

Đức đảm bảo Nord Stream 2 sẽ được hoàn thành bất chấp vụ Navalny

Berlin không có ý định từ bỏ đối thoại với Moscow trong bối cảnh vụ Navalny và muốn dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 được hoàn thành, người đứng đầu ngành ngoại giao Đức khẳng định.

Dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 sẽ hoàn thành, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Haiko Maas cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhóm truyền thông RND.

“Tôi khẳng định rằng Nord Stream 2 sẽ hoàn thành. Vấn đề là phải biết khi nào điều này sẽ diễn ra”, người đứng đầu ngành ngoại giao Đức cho biết.

Đề cập đến những chỉ trích của Washington về việc Berlin tham gia vào dự án này, ông Maas nhắc lại rằng phía Mỹ đã "tăng hơn gấp đôi" lượng dầu nhập khẩu của Nga vào năm ngoái.

Bộ trưởng Đức cho biết: “Hoa Kỳ đang thực một chính sách năng lượng độc lập và chúng tôi cũng đang làm như vậy”.

Tiếp tục cuộc đối thoại

Đồng thời, ông Maas nhấn mạnh rằng Berlin không có kế hoạch từ bỏ đối thoại với Nga trong bối cảnh của vụ Navalny, vì Moscow có vai trò quan trọng trong việc giải quyết một số xung đột khu vực.

“Chúng tôi đang ngồi cùng bàn với Nga trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, về Libya cũng như về vấn đề Ukraine (…). Trong bối cảnh này, không thể ngừng nói chuyện với Moscow”, ông kết luận.


Despite Navalny Case, Germany Defends Nord Stream 2
https://warsawinstitute.org/despite-navalny...-nord-stream-2/

Berlin assure que le Nord Stream 2 sera achevé et prône un dialogue avec Moscou
https://fr.sputniknews.com/international/20...ue-avec-moscou/



S&P Global Platts: German foreign minister 'assumes' Nord Stream 2 gas link will be completed
https://neftegaz.ru/en/news/politics/636105...-be-completed-/


https://nangluongquocte.petrotimes.vn/duc-d...lny-581138.html
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Thực ra thì Mỹ vẫn đấu EU, nhưng vì cuộc đấu thường ngầm chìm qua các kiểu tòa án, kiện cáo. Điều khác là với thời Trump thì Mỹ tuyên bố trừng phạt, chứ không còn kiểu hành sử giữ thể diện cho nhau nữa. Chính vì thế mà EU muốn Binden lên hơn, và khen nức nở Obama. Với Obama hay Binden thì EU có thể tìm được tiếng nói chung dễ hơn, đặc biệt khi cả hai đều muốn hướng xã hội Mỹ theo kiểu Tây Âu.
Hiện tại thì EU đã gửi tín hiệu tới Mỹ khi chuyến đi công du của bộ trưởng ngoại giao TQ Vương Nghị ở EU không lôi kéo được khối này. Trong thực tế, EU muốn lợi dụng sức ép của Mỹ để tiếp cận thị trường TQ với điều kiện có lợi hơn. Nhưng phải đợi xem kết quả bầu cử Mỹ ra sao thì mới ngã ngũ được.
Nếu đường ống Nord Stream 2 này mà không thành công, thì nó ảnh hưởng không ít tới GazProm, thành cái bẫy nợ cho hãng này và cho Nga.
Thái độ của EU hiện tại vẫn chưa rõ ràng, nhưng khả năng liên minh TQ-EU rất ít, và EU cũng đã coi TQ là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Điều đó có nghĩa là nếu Mỹ và EU tách nhau, thì EU vẫn chống TQ chứ không phải là thành đồng minh với TQ.
langtubachkhoa
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 26 2020, 04:30 PM)
@ltbk,
Thực ra thì Mỹ vẫn đấu EU, nhưng vì cuộc đấu thường ngầm chìm qua các kiểu tòa án, kiện cáo. Điều khác là với thời Trump thì Mỹ tuyên bố trừng phạt, chứ không còn kiểu hành sử giữ thể diện cho nhau nữa. Chính vì thế mà EU muốn Binden lên hơn, và khen nức nở Obama. Với Obama hay Binden thì EU có thể tìm được tiếng nói chung dễ hơn, đặc biệt khi cả hai đều muốn hướng xã hội Mỹ theo kiểu Tây Âu.
Hiện tại thì EU đã gửi tín hiệu tới Mỹ khi chuyến đi công du của bộ trưởng ngoại giao TQ Vương Nghị ở EU không lôi kéo được khối này. Trong thực tế, EU muốn lợi dụng sức ép của Mỹ để tiếp cận thị trường TQ với điều kiện có lợi hơn. Nhưng phải đợi xem kết quả bầu cử Mỹ ra sao thì mới ngã ngũ được.
Nếu đường ống Nord Stream 2 này mà không thành công, thì nó ảnh hưởng không ít tới GazProm, thành cái bẫy nợ cho hãng này và cho Nga.
Thái độ của EU hiện tại vẫn chưa rõ ràng, nhưng khả năng liên minh TQ-EU rất ít, và EU cũng đã coi TQ là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Điều đó có nghĩa là nếu Mỹ và EU tách nhau, thì EU vẫn chống TQ chứ không phải là thành đồng minh với TQ.
*



Nếu hủy bỏ thì chính quyền EU sẽ phải đền bù không ít tiền cho các hãng tham gia, cái này có hợp đồng rồi.
Hơn nữa, nếu hủy thì việc trả nợ sẽ hoàn toàn khác với lúc bình thường. Giá trị của dự án này là 7,6 tỷ USD cho tất cả các công ty tham gia.
Chiến lược hydrogen trong thỏa thuận xanh EU (và cũng là cái mà Đức đã đề nghị Nga hợp tác sản xuất hydrogen) cũng dựa vào đường ống này, vì sau này, nó sẽ là đường ống để Nga truyền hydrogen sang EU, hoặc truyền hỗn hợp hydrogen và gas
langtubachkhoa
Trong cái bài này ở topic trước,
(@click here)
tôi có đăng bài của bọn lefigaro Pháp khi họ lo ngại rằng, tương lại nông nghiệp nói chung, lúa mì nói riêng sẽ thành quyền lực chính trị mới của Nga, khi mà nước này đã vượt qua Mỹ trở thành nhà xuất khẩu lúa mì số một thế giới, và tiềm năng thì còn nhiều chưa được khai thác hết. Hiện tại doanh thu xuất khẩu từ nông nghiệp đã vượt quá vũ khi từ lâu (dĩ nhiên về tầm quan trọng chiến lược thì hiện nay vũ khí vẫn hơn), và con số này ngày một tăng

Hóa ra bọn National Interest của Mỹ cũng có 2 bài đăng tương tự, một bài năm nay và một bài ngay năm ngoái.

Đây là bài năm nay
Will Russia Weaponize Its Wheat As the World Combats the Coronavirus?
The coronavirus has revealed how risky it can be to rely on Russia for grain imports. But even more worrisome than Russia limiting exports in times of crisis is the possibility that Russia could limit exports for political leverage.
Virus coronavirus đã tiết lộ rủi ro như thế nào khi phụ thuộc vào Nga để nhập khẩu ngũ cốc. Nhưng điều đáng lo ngại hơn cả việc Nga hạn chế xuất khẩu trong thời kỳ khủng hoảng và khả năng Nga có thể dùng hạn chế xuất khẩu để làm đòn bẩy chính trị.

https://nationalinterest.org/feature/will-r...onavirus-165031


Bài năm ngoái
Russia Is Winning the Sanctions Game
These sanctions were supposed to punish Moscow's elite, but instead they've spurred economic development and patriotism.
Các biện pháp trừng phạt này được cho là để trừng phạt giới tinh hoa của Moscow, nhưng thay vào đó, chúng đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và lòng yêu nước.

https://nationalinterest.org/blog/skeptics/...ions-game-47517


Hai bài báo này, tuy là khen Nga, nhưng nó cũng đi kèm với việc châm chích, chút cay cú, đồng thời nhắc nhở ngầm giới lãnh đạo phương Tây về việc phải ngăn chặn Nga trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôi tóm tắt qua nội dung bài báo năm nay của họ ở phía dưới, tổng hợp từ các bài dịch của báo VN, họ dịch tương đối chính xác. Còn bài báo năm ngoái tôi sẽ dịch kỹ hơn, gần như toàn bài, vì báo VN không dịch.

Bài báo năm nay của National Interest

Theo họ, đến năm 2028 Nga có thể kiểm soát 20% xuất khẩu ngũ cốc toàn thế giới, còn trong tương quan biến đổi khí hậu nóng lên toàn cầu Nga có thể trở thành một cường quốc ngũ cốc hùng mạnh hơn nữa.

National Interest cho rằng, biến đổi khí hậu cùng với việc mở mang diện tích đất trồng trọt có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, bao gồm cháy rừng và hạn hán, nhiều nguy cơ thiên tai không chỉ trở nên thường xuyên hơn mà còn nghiêm trọng hơn. Mặt khác, sự nóng lên toàn cầu cũng có thể làm tăng độ phụ thuộc của các quốc gia khác vào nguồn cung từ Nga và hậu quả tiêu cực do biến đổi khí hậu ở Nga sẽ khiến các nước nhập khẩu lúa mì dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, ấn phẩm của Mỹ lưu ý rằng, đại dịch Covid-19 khiến việc xuất khẩu ngũ cốc gặp khó khăn. Theo đánh giá của ẩn phẩm, các nhà nhập khẩu đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Bangladesh đã phải gấp rút tìm nguồn để bổ sung các kho dự trữ ngũ cốc.

“Điều đáng lo ngại hơn cả từ việc hạn chế xuất khẩu trong thời gian khủng hoảng là khả năng Nga hạn chế xuất khẩu để tạo áp lực chính trị. Nga có thể biến xuất khẩu lúa mì thành thứ vũ khí lợi hại để gây sức ép với các nước mà thực trạng mất an ninh lương thực phát sinh do biến đổi khí hậu sẽ khiến những nước này không còn lựa chọn nào khác”, National Interest nhấn mạnh.

Theo Trung tâm phân tích kinh doanh nông nghiệp, vào năm 2018, lúa mì Nga chiếm 23% thị trường toàn cầu. Bây giờ thị phần của Nga có thể tăng thêm: đồng ruble suy yếu làm cho giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Nga rẻ hơn đối với người mua nước ngoài, ngay cả sau khi các cơ sở nông nghiệp đã tăng giá.

Ngoài ra, một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Nga trên thị trường ngũ cốc quốc tế là Ukraine đã buộc phải giảm mạnh xuất khẩu. Theo dự báo của Viện Kinh tế Nông nghiệp ở Kiev, do điều kiện thời tiết bất lợi vào năm 2020, sản lượng ngũ cốc và cây họ đậu ở nước này sẽ giảm hơn 10% xuống còn 67,5 triệu tấn. Bao gồm cả vụ thu hoạch lúa mì mùa đông sẽ giảm 12,5% so với năm ngoái. Đồng thời, theo thông tin của trung tâm phân tích “Rusagrotrans”, tháng 3 xuất khẩu lúa mì của Nga tăng thêm 0,2 triệu tấn lên 3,6 triệu tấn.


Theo Cơ quan Hải quan Liên bang Nga (FCS), năm ngoái, Nga đã xuất khẩu 31,8 triệu tấn lúa mì và lúa mì Meslin (hỗn hợp lúa mì và lúa mạch đen, thường có tỉ lệ là 2 phần lúa mì và 1 phần lúa mạch đen) với giá 6,4 tỉ USD, trong khi dầu thô đã mang lại thu nhập gần 121,4 tỉ USD cho các công ty Nga.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev, trong năm 2019, các cơ sở nông nghiệp của Nga đã kiếm được 25 tỉ USD trên thị trường nước ngoài, tức là nhiều gấp hai lần so với ngành công nghiệp quốc phòng.

Được biết, Nga bán nông sản cho 160 quốc gia, bao gồm các nước Trung Đông, Châu Á, Châu Phi, Liên minh Châu Âu (EU) và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Điều quan trọng là Nga tiếp tục đầu tư vào nông nghiệp, đa dạng hoá, đa phương hoá thu nhập xuất khẩu.

Chuyên gia Evgenia Serova, Giám đốc về Chính sách nông nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Moscow (HSE) cho biết, Nga có mọi cơ hội để bắt đầu cung cấp lúa mì cho một số quốc gia giàu có ở châu Phi, ví dụ như Nigeria. Nga cũng có triển vọng tốt ở Mỹ Latinh, ví dụ, đã đạt được những thỏa thuận nhất định với Venezuela và Brazil.
langtubachkhoa
Đây là bài của National Interest từ năm ngoái:

Đầu năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea bất hợp pháp và tiếp tục tham gia vào các cuộc nổi dậy ly khai ở miền đông Ukraine, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và một số nước phương Tây khác đã áp đặt các lệnh trừng phạt. Trong suốt năm 2014, các biện pháp này tiến triển từ ngoại giao (giới hạn các cuộc họp và hội đàm đã lên lịch trước đó), hạn chế các cá nhân và tổ chức cụ thể (các lệnh cấm thị thực có mục tiêu và đóng băng tài sản), và cuối cùng, vào tháng 7 và tháng 9, đến các hạn chế về lĩnh vực tài chính, quốc phòng và năng lượng của Nga. Sau này hạn chế tiếp cận thị trường vốn và các khoản vay lãi suất thấp, áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và cấm xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng cho các khách hàng quân sự và cấm xuất khẩu công nghệ khai thác sáng tạo (cần có sự chấp thuận đặc biệt đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu liên quan đến năng lượng khác) . Kể từ năm 2014, các biện pháp trừng phạt đã được duy trì và tăng cường, nhưng chúng vẫn nằm trong các danh mục này.


Vào tháng 8 năm 2014, Nga đã bắt đầu các biện pháp trả đũa để cấm các mặt hàng thực phẩm cụ thể nhập khẩu từ Hoa Kỳ và EU. Thực phẩm bị ảnh hưởng bao gồm thịt bò, thịt gia cầm, cá / hải sản, trái cây / rau quả, các loại hạt, sữa và bơ sữa, pho mát, và nhiều loại thực phẩm chế biến và chế biến sẵn. Lệnh cấm rất rộng , bao gồm cả mặt hàng thiết yếu và xa xỉ. Nó đánh vào nhiều loại thực phẩm mà Nga phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu, và phạm vi địa lý rộng của nó (phạm vi các quốc gia mà nó bao phủ) khiến việc bù đắp thiếu hụt trở nên khó khăn bằng cách tăng nhập khẩu từ các nước không bị trừng phạt.

Tác động
Nga cảm thấy toàn bộ các biện pháp trừng phạt theo ba cách ngay lập tức : biến động gia tăng trên thị trường ngoại hối, dẫn đến đồng rúp mất giá đáng kể và dẫn đến áp lực lạm phát; hạn chế tiếp cận thị trường tài chính; và tiêu dùng và đầu tư suy giảm. Nhập khẩu sụt giảm trong quý 3 năm 2014. Giá dầu thế giới giảm mạnh trong quý 4 năm 2014 có thể còn ảnh hưởng sâu sắc hơn đến nền kinh tế Nga hơn là các lệnh trừng phạt và phản công. Vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, giá dầu đã giảm cho đến nay (từ 100 USD / thùng trong quý 2 năm 2014, xuống dưới 60 USD vào cuối năm 2014 và thậm chí xa hơn vào nửa cuối năm 2015) khiến doanh thu xuất khẩu của Nga bị cắt giảm 1/3. Và các biện pháp trừng phạt tài chính có nghĩa là Nga không thể giảm bớt đà lao dốc của giá dầu bằng cách vay tiền.

Ngay lập tức, các biện pháp trả đũa đã ảnh hưởng đến lượng lương thực trị giá 9,5 tỷ đô la hàng năm, chiếm gần một phần mười tổng lượng tiêu thụ thực phẩm ở Nga và một phần tư lượng thực phẩm nhập khẩu. Trước khi có các biện pháp trả đũa, sản xuất trong nước chỉ chiếm chưa đến 40% lượng trái cây, 80% sữa / bơ sữa và 90% rau của Nga; Nga đã là nước xuất khẩu ròng ngũ cốc, khoai tây và cây có dầu từ trước. Các biện pháp trả đũa cấm 60% thịt và cá nhập khẩu, và một nửa sữa, trái cây và rau nhập khẩu. Nhìn chung, tỷ trọng nhập khẩu trong tổng tiêu dùng thực phẩm giảm từ hơn một phần ba năm 2014 xuống chỉ còn hơn 20 phần trăm trong quý II năm 2017.

Giá cả ngay lập tức tăng lên. Đến tháng 2 năm 2015, lạm phát lương thực (theo năm) là hơn 23%. Các hộ gia đình đã chuyển thói quen mua và ăn thực phẩm từ thực phẩm đắt tiền nhập khẩu (trái cây, sữa / bơ sữa, thịt bò) sang hàng hóa có nguồn gốc trong nước, ít đắt hơn (khoai tây, bánh mì, thịt gà) và đã áp dụng chiến lược “mua sắm thông minh” để mua được hàng hóa đủ chất lượng với giá thấp hơn (bao gồm cả sự giảm ham muốn đối với các thương hiệu uy tín ngoại nhập để hỗ trợ các cửa hàng tin cậy). Trước đó quá lâu, môi trường tiêu dùng phần lớn đã tự điều chỉnh và phục hồi. Đến năm 2018, mức tăng giá lương thực thấp hơn nhiều so với lạm phát chung.

Một số sản phẩm thực phẩm bị cấm từ EU đã được đưa sang Nga dưới dạng tái xuất khẩu từ các nước khác. Ví dụ, trong quý cuối cùng của năm 2014, xuất khẩu sữa của EU sang Belarus đã tăng gấp 10 lần so với năm trước, và xuất khẩu trái cây và cá tăng gấp đôi - không có khả năng tăng đột biến ở thị trường nội địa Belarussia. Mặc dù không chiếm một tỷ lệ lớn trong thương mại lương thực nói chung của Nga, nhưng việc thay thế nhập khẩu thứ cấp này đã làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại giữa Nga và Belarus, dẫn đến việc khôi phục kiểm soát hải quan giữa hai nước vào tháng 12 năm 2014, cũng như đe dọa hạn chế nhập khẩu sữa. sản phẩm từ Belarus gần đây nhất là vào mùa xuân năm 2018. Có lẽ là đúng, Nga cáo buộc Belarus trở thành một ống dẫn sẵn sàng cho các mặt hàng giả, kém chất lượng, hoặc thực phẩm bị cấm vào Nga.

Ngành công nghiệp

Các biện pháp trả đũai là một món quà cho ngành công nghiệp thực phẩm Nga. Họ đã hợp pháp hóa và xúc tác cho một chiến lược thay thế nhập khẩu mà mục tiêu rộng lớn đã được thực hiện từ cuối những năm 2000: trở nên tự túc về lương thực.
Nói cách khác, các biện pháp trừng phạt đã mở đường cho Putin vượt qua sự bối rối lâu dài kể từ sự sụp đổ của lĩnh vực này vào những năm 1990. Thời điểm trả đũa — được công bố chỉ vài ngày sau lệnh trừng phạt — khiến nhiều nhà quan sát tự hỏi liệu danh sách các sản phẩm bị cấm có được lên kế hoạch từ trước hay không, đặc biệt là biện pháp cuối cùng nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.


Ngành công nghiệp thực phẩm của Nga đã nắm bắt cơ hội này. Nhiều nhà đầu tư trước đây không bận tâm đến nông nghiệp bỗng quan tâm đến nông nghiệp. Các nhà tài phiệt cấp cao cũng đưa ra thông điệp, ngành nông nghiệp sẽ trở thành điểm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đối với một số người. Viktor Vekselberg , ví dụ, đã bắt đầu đầu tư vào việc xây dựng nhà kính đô thị. Chính phủ đã dành 242 tỷ rúp (gần 4 tỷ USD) hỗ trợ nông nghiệp cho giai đoạn 2018–2020, tập trung vào vận tải đường sắt, các khoản vay có trợ cấp, các khoản trợ cấp cho các khu vực, đền bù một phần vốn đầu tư và hỗ trợ có mục tiêu cho nông dân chăn nuôi bò sữa. Một yêu cầu pháp lý mới đối với mua sắm công mang lại ưu đãi cho các sản phẩm nội địa - không chỉ đối với thực phẩm, mà còn trên diện rộng, bao gồm các ngành công nghiệp chủ chốt như phần mềm. Việc thúc đẩy mua hàng của chính phủ, kết hợp với các biện pháp trả đũa, tương đối ít mang lại lợi ích hơn cho các ngành trong nước không sản xuất các sản phẩm thay thế chất lượng cho hàng nhập khẩu, nhưng ngành thực phẩm đã được hưởng lợi đáng kể. Ngay cả những ngành phụ không nằm trong các biện pháp trả đũa cũng đã yêu cầu tham gia vào trò chơi. Vào tháng 6 năm 2015, các nhà sản xuất kẹo Nga đã yêu cầu các biện pháp trả đũa để mở rộng sang sô cô la châu Âu, với hy vọng chiếm được thị trường ngách từ Bỉ, Pháp và Đức. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Alexander Tkachev,đã tóm tắt lại một cách gọn gàng vào năm 2015: “Chúng tôi rất biết ơn các đối tác châu Âu và Mỹ, những người đã khiến chúng tôi nhìn nông nghiệp từ một góc độ mới và giúp chúng tôi tìm ra những nguồn dự trữ và tiềm năng mới”.

Agrifood là một trong số điểm sáng trong nền kinh tế ảm đạm của đất nước từ năm 2014–2016, với mức tăng trưởng trung bình 3,2%. Theo lời của Andrey Guriev, giám đốc điều hành của PhosAgro, một nhà sản xuất phân bón phốt phát của Nga: “Trong một ngày, ngành nông nghiệp Nga trở nên có lãi như địa ngục”. Và sự tăng trưởng vẫn tiếp tục. Hiện nay, Nga sản xuất lượng ngũ cốc cao gần gấp đôi so với lượng tiêu thụ và gần như tự cung tự cấp đường và các sản phẩm thịt. Sản xuất trong nước đã thay thế hoàn toàn nhập khẩu thịt lợn và thịt gà. Đến năm 2016, Nga đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, đã vượt qua doanh số bán vũ khí để trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Nga (sau dầu / khí đốt) với gần 21 tỷ USD. Vùng Đất Đen ở miền trung và miền nam nước Nga, gần các cảng Biển Đen, có vị trí thuận lợi để cung cấp cho các nhà nhập khẩu lúa mì lớn như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, và đã có sự đầu tư lớn vào các cơ sở lưu trữ và bến xuất khẩu.Sự hỗn loạn của thị trường thực phẩm này đã thu hút một siêu cường mới; Trung Quốc đang nhanh chóng tạo ra một thị trường cho đậu nành và hạt hướng dương Nga, thay thế các sản phẩm của Mỹ bị áp thuế từ thời Trump. Và nó không dừng lại ở đó. Nga có khoảng 50 triệu mẫu đất có khả năng sản xuất vẫn chưa được sử dụng , trên 73 triệu nơi lúa mì được trồng vào năm 2017, và các chương trình luân canh cây trồng của nước này — bao gồm lúa mì vụ đông, ngô, lúa mạch — phòng ngừa tốt trước thời tiết xấu và không thể đoán trước được thị trường. “Sắc lệnh tháng 5” của Putin năm ngoái bao gồm mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu lương thực đạt 25 tỷ USD của năm 2018 vào năm 2024.

Thay thế nhập khẩu trong nông sản chắc chắn không phải không có thách thức. Đồng rúp mất giá đã làm tăng giá một số máy móc nhập khẩu được sử dụng trong sản xuất lương thực, và sự sẵn có của các sản phẩm máy móc nội địa Nga để thay thế vẫn là chưa đủ, làm tăng chi phí hiện đại hóa và mở rộng. Lãi suất cao đã hạn chế khả năng đầu tư tăng tốc sản xuất các máy móc nội địa để thay thế nhập khẩu này. Các chương trình hỗ trợ của chính phủ thường giải ngân vốn muộn. Sự sụt giảm nhu cầu đối với các loại thực phẩm tương đối đắt tiền đã làm giảm lợi ích thu được từ việc thiếu cạnh tranh của phương Tây. Nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế trong một số các sản phẩm có giá trị, bao gồm thịt bò, trái cây và rau quả. Lúa mì Nga trung bình có chất lượng kém hơn, thể hiện ở hàm lượng protein thấp hơn so với các đối tác phương Tây (11,5% protein so với 13,5% trong lúa mì Mỹ). Nhưng tác động của tất cả các yếu tố này đã giảm bớt kể từ năm 2016. Ví dụ, năm ngoái, Đức và Hà Lan đã bán thiết bị nông nghiệp trị giá 650 triệu USD cho Nga, và giá lúa mì của Nga giảm dường như là một sự thỏa hiệp cho việc hàm lượng protein kém hơn.
langtubachkhoa
Dịch tiếp bài của National Interest:

Các biện pháp trừng phạt này được cho là để trừng phạt giới tinh hoa của Moscow, nhưng thay vào đó, chúng đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và lòng yêu nước.

Người tiêu dùng Nga đã điều chỉnh nhanh chóng với dòng sản phẩm mới trên kệ. Theo thời gian, người mua hàng nhận thấy chất lượng của các sản phẩm trong nước thay thế thực phẩm nhập khẩu ngày càng tốt hơn. Hai phần ba người tiêu dùng được thăm dò ý kiến vào tháng 8 năm 2017 cho biết chất lượng của thực phẩm bị cấm nhập khẩu không bị suy giảm so với năm trước. Trong bối cảnh gia tăng bất ổn về các chính sách kinh tế tổng thể của Putin, hầu hết người Nga vẫn đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây - hơn là các hành động trả đũa của Nga - vì hạn chế nguồn cung và tăng giá thực phẩm nhập khẩu. Thái độ này dường như là mạnh mẽ, ngay cả khi các mối quan tâm phổ biến về các lệnh trừng phạt nói chung đã tăng từ 28% lên 43% vào năm 2018. Người tiêu dùng Nga đã áp dụng “chủ nghĩa dân tộc thực phẩm” để phản ứng với môi trường trừng phạt; 94% người tiêu dùng thành thị vào năm 2015 và 90% vào năm 2016 cho biết rằng họ thích mua các sản phẩm thực phẩm do Nga sản xuất ngay cả khi các mặt hàng nhập khẩu có chất lượng tương đương có giá tương đương. "Lớn lên ở Nga" (Grown in Russia) là một tình cảm mạnh mẽ.

Chỉ có một vấn đề kéo dài



Điểm hạn chế dễ thấy nhất trong việc phù hợp với chất lượng thực phẩm phương Tây tập trung vào pho mát. Mọi thứ đã trở nên tuyệt vọng: vào tháng 8 năm 2017, một người đàn ông Nga bị bắt quả tang đang cố buôn lậu một trăm kg pho mát từ Phần Lan trong một khoang xe được ngụy trang dưới dạng thùng nhiên liệu. Mặc dù nhiều nhà sản xuất nhỏ, thủ công của Nga mọc lên, nhưng không có nhà sản xuất nào vươn lên ngang tầm với pho mát Thụy Sĩ, Ý và Pháp, nhiều trong số đó phải mất hàng thập kỷ để sản xuất. Parmesan là thách thức đặc biệt: nó sử dụng nhiều sữa, cũng như khả năng tiếp cận tín dụng để duy trì hoạt động trong khi pho mát già đi. Nga chỉ sản xuất khoảng 60% lượng sữa tươi nguyên liệu cần thiết để đáp ứng nhu cầu về pho mát và các sản phẩm từ sữa khác; Thay vào đó, một số nhà sản xuất pho mát trong nước đang sử dụng sữa khô nhập khẩu, các protein từ sữa đã tách rời và thậm chí cả dầu cọ. Vào giữa năm 2015, khoảng một phần tư pho mát Nga bị coi là “giả” do sử dụng dầu cọ, với lượng nhập khẩu tăng 35,8% trong quý đầu tiên của năm 2018 so với năm trước, cho thấy tình trạng này vẫn tiếp diễn. Với mong muốn tìm được nguồn sữa có thể chấp nhận được, một trang trại ở ngoại ô Moscow đã nhập một nghìn con dê Pháp vào cuối năm 2016 để làm nguồn pho mát.

Bất chấp những thách thức này, các biện pháp trả đũa rõ ràng đã tạo ra cơ hội thị trường cho pho mát. Ví dụ, chính quyền khu vực Moscow hiện đang bồi thường một nửa chi phí hiện đại hóa các trang trại bò sữa gia đình và tới 20% cho các cơ sở sản xuất pho mát. Tại một lễ hội pho mát lớn được tổ chức bên ngoài Moscow vào mùa hè hàng năm kể từ năm 2016, những người nông dân đã trưng bày một con bò sữa được đánh giá cao có tên “Các biện pháp trừng phạt” và một nhà cung cấp bán áo phông “Cảm ơn các lệnh trừng phạt”. Và các nhà báo đã rất vui với các tiêu đề minh họa “vui nhộn”: “Các biện pháp trừng phạt khiến các nhà sản xuất pho mát Nga có cơ hội Gouda ”; " Chiến tranh và pho mát "; và "Người Nga tìm thấy Whey xung quanh các lệnh trừng phạt bằng cách sao chép pho mát."

"Chúng tôi sẽ cho các người thấy"
Vào tháng 7 năm ngoái, Putin tuyên bố rằng các biện pháp trả đũa sẽ vẫn diễn ra ít nhất là đến tháng 12 năm 2019. Điều này không có gì ngạc nhiên. Tại sao ông lại dừng lại, khi những người nông dân mòn mỏi trước đây của ông đã phát triển mạnh trong những điều kiện mới này? Các lệnh trừng phạt đã tạo ra cơ hội để xây dựng lại một ngành công nghiệp thực phẩm của Nga đang bị tàn phá và Putin đã nắm lấy nó.
Các mức thuế quan gần đây của Hoa Kỳ đã mở rộng hơn nữa việc mở cửa đối với các thị trường xuất khẩu mới. Trong tương lai, chính quyền Trump cần suy nghĩ kỹ điều này: những hậu quả không mong muốn có nhiều khả năng xảy ra khi một đối thủ khôn ngoan đang tích cực tìm cách tạo ra và khai thác chúng. Bất kể Trump coi Nga là đối thủ hay muốn duy trì các biện pháp trừng phạt, thật khó để tưởng tượng việc đẩy mạnh đối thủ cạnh tranh của Nga với nông dân Mỹ là kết quả mong muốn của chế độ trừng phạt.Trong trường hợp cụ thể này, Nga vẫn đi trước một vài bước trong trò chơi.
langtubachkhoa
Cập nhật một số tin gần đây

Các thị trường xuất khẩu ghi nhận mức giá kỷ lục đối với lúa mì Nga. Kể từ đầu vụ mùa năm nay, bắt đầu vào ngày 1 tháng 7, lúa mì Nga với độ đạm 12,5% đã tăng giá lên 8%. Hiện tại, giá xuất khẩu của nó đã vượt quá 220 USD mỗi tấn.

Điều quan trọng là, Nga tiếp tục củng cố vị thế của mình trên các thị trường hiện có và chinh phục các thị trường nông sản mới. Đặc biệt, Algeria, quốc gia có truyền thống được coi là thái ấp của Pháp, đang chuẩn bị mua thêm lúa mì từ Nga.

Lúa mì Nga bị cho là vẫn thua kém lúa mì Pháp về chất lượng (thể hiện ở hàm lượng protein thấp hơn). Tuy nhiên, việc phía Algeria giảm yêu cầu về chất lượng có liên quan đến việc thu hoạch kém ở Pháp, nên Algeria buộc phải bù đắp bằng cách tìm kiếm các nhà xuất khẩu mới.

Cơ quan đại diện ngành nông nghiệp Nga thông báo rằng công việc chuẩn bị đang được tiến hành để không chỉ thâm nhập vào thị trường Algeria mà còn vào cả thị trường Iraq, một khách hàng mới của Nga.
Công ty ngũ cốc thuộc sở hữu nhà nước (UGC) dự định tăng nguồn cung sang Bangladesh, một trong những thị trường hứa hẹn nhất ở châu Á. Và các cuộc đàm phán cũng đang được tiến hành với Jordan.

Ngoài ra, các nhà phân tích của cơ quan nghiên cứu kinh tế cũng lưu ý đến các cuộc đấu thầu lớn đối với việc cung cấp lúa mì Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út, mặc dù những quốc gia này từ lâu đã nằm trong tầm ảnh hưởng xuất khẩu nông sản của Nga.

Đối thủ cạnh tranh chính của Nga tại thị trường Ả Rập Xê Út đầy hứa hẹn là Ukraine, nước cũng đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng cho năm nông nghiệp hiện tại.

Mặt khác, quan hệ hợp tác giữa Nga và Ai Cập vẫn được tiếp tục rất thành công. Đây là quốc gia trong nhiều năm nằm trong top 5 nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất của Nga:

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2020, đã có 3,5 triệu tấn ngũ cốc được vận chuyển đến đất nước Ả Rập này. Kế hoạch sẽ còn tăng thêm nguồn cung các sản phẩm cho chăn nuôi.

Người sáng lập và Giám đốc điều hành của nhóm tư vấn VvCube, Vadim Tkachenko, cho rằng sự gia tăng giá ngũ cốc không quá lớn nếu xét theo tình hình kinh tế vĩ mô.

- Giá lúa mì tăng đã được dự đoán vào cuối năm 2019, và điều này có tính đến thực tế là dự báo này không bao gồm các rủi ro liên quan đến đại dịch coronavirus.

Những dự báo như vậy liên quan đến giá ngũ cốc từ phía Ai Cập, đến tình hình Trung Đông, việc tăng giá lúa mì của các đối thủ cạnh tranh, tình hình gieo cấy vụ đông và diện tích gieo sạ vụ xuân.

Vào cuối năm ngoái, còn có một động lực khác liên quan tới tiền tệ, đó là đồng rúp tăng giá từ tháng 10/2019 đến đầu tháng 1/2020. Mặc dù thực tế là tỷ giá đồng rúp hiện nay thấp hơn nhiều so với các chỉ số của năm ngoái, nhưng điều này không ảnh hưởng đến sự sụt giảm của giá ngũ cốc.


Artem Deev, người đứng đầu bộ phận phân tích của công ty tài chính AMarkets, cho rằng không nên mong đợi sự sụt giảm giá, vì nhu cầu cũng sẽ vẫn rất cao.

- Nhiều khả năng, giá lúa mì trên thị trường thế giới tăng có liên quan đến việc thu hoạch ngô ở Hoa Kỳ thấp hơn bình thường. Do đó, hiện tại đang là giá đỉnh và dự kiến sẽ giảm nhẹ trong tương lai. Tuy nhiên, giá sẽ vẫn ở mức cao do nhu cầu từ các nước nhập khẩu tăng.

- Ở các vùng Trung tâm và vùng Volga, cũng như ở các khu vực Tây Siberia, tổng thu hoạch ngũ cốc sẽ cao và thậm chí cao kỷ lục. Và điều này sẽ có thể bù đắp cho sự thiếu hụt ở miền Nam.

Thu hoạch lúa mì được dự báo là 82,5-82,6 triệu tấn. Sản lượng lúa mạch được dự báo là 20,7 triệu tấn, ngô - 14 triệu tấn, các loại ngũ cốc khác - 12,2 triệu tấn. Nhìn chung, ước tính tổng thu hoạch sẽ tăng lên tới 129,4 triệu tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp, tính đến ngày hôm nay, các cây ngũ cốc và cây họ đậu đã được thu hoạch trên diện tích 35,9 triệu ha (gần 75% diện tích), khoảng 108 triệu tấn ngũ cốc đã được thu hoạch so với 89,9 triệu tấn một năm trước đó.

Năng suất bình quân là 30,1 tạ / ha (năm 2019 là 29 tạ / ha). Trong đó, lúa mì thu hoạch được từ 24 triệu ha, đã xay sát được 77,9 triệu tấn - tăng hơn 14,2 triệu tấn so với năm 2019.
langtubachkhoa
Trong mấy bài viết trên của Mỹ và Pháp về lúa mì, đại khái nhìn chung có mấy điểm

1) Lo sợ chuyện lúa mì nói riêng hay nói chung có thể cho Nga quyền lực chính trị to lớn trong tương lai, với tư cách nhà xuất khẩu lúa mì số 1 thế giới và nhà xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới.
2) Cho rằng chất lượng lúa mì (đánh giá bằng hàm lượng protein) của Nga cũng tốt nhưng chất lượng lúa mì của Mỹ, Pháp cao hơn Nga (13% protein so với 11.5% protein)
3) Nhưng họ cũng thừa nhận chất lượng lúa mì Nga ngày càng tăng
4) Giá cả lúa mì Nga rẻ
5) Nga vẫn còn rất nhiều đất nông nghiệp, nhất là vùng viễn đông để tăng thêm sản lượng lúa mì, và trong tưong lai nhu cầu lúa mì cũng nhiều thêm. Trong khi Mỹ và EU khó có thể tăng thêm đuợc sản lượng. Dư địa phát triển của Nga còn nhiều
6) Nga tăng cường đầu tư vào R/D, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp


Cái 1) thì chưa rõ, các điều 3=>6 vẫn diễn ra, còn điều 2 thì chất lương thể hiện ở tỷ lệ protein 11.5% có vẻ không còn đúng nữa, hoặc không còn đúng với tất cả.


Trung Quốc đã mua được một số loại lúa mì (miling wheat) của Nga với hàm lượng protein cao, ví dụ có loại của Nga với tỷ lệ protein là là 12.5%, có loại second grade wheat của Nga còn có tỷ lệ protecin 14%, cao hơn so với 13% của phương tây mà bài báo nói, và dĩ nhiên đều không có GMO
Không rõ các tỷ lệ 11.5% mà phương tây nói về lúa mì Nga là loại lúa mì nào, mỗi khi đọc bài của phương tây viết về Nga, luôn là thật thật giả giả lẫn lộn. Nhưng rõ ràng chất lượng lúa mì Nga ngày càng tăng, và dư địa, tiềm năng, khối lượng của lúa mì Nga còn nhiều. Mỹ và Pháp có thể đã không còn tăng được về sản lượng nữa.


Về sữa, hiện Nga đứng thứ 6 thế giới về sản xuất các sản phẩm từ sữa. Phương Tây tuy đã công nhận nông nghiệp Nga, nhưng có 1 cái họ vẫn chưa thừa nhận, đó là lĩnh vực về sữa. Họ cho là Nga không thể có được nguồn sữa như Pháp, Thụy Sĩ, Italy, nên không thể nào cho ra sản phẩm về sữa ngon như 3 nước đó.
Tôi không ở Nga nên không có ý kiến. Nhưng dù sao, việc so sánh với 3 nước đó cũng hơi khiên cưỡng, vì đó là 3 nước đứng đầu thế giới về sữa, dù Nga có không bằng 3 nước đó thì cũng chưa nói lên điều gì, và tại sao báo Mỹ lại chỉ so sánh Nga với 3 nước đó mà không phải các nước phương tây khác?

Phương tây bảo là Nga không sản xuất được đủ lượng sữa phục vụ cho người dân. Tôi cũng không rõ cái này có đúng k. Có thể đúng, vì Nga là nước Hàn Đới, mà sữa là đến từ xứ ôn đới, nên Nga có ít cũng không lạ, nhưng cách phương tây viết thì đúng là họ có cài đặt một đống thứ sau cái sự thật này.

Bổ sung chút: kem của Nga đã xuất khẩu ở VN, hơi đắt nhưng rất ngon, làm từ sữa bò nguyên chất, không dùng chất kháng sinh, không ngọt quá như kem tây, hàm lượng bơ được đánh giá là healthy lành mạnh hơn so với các kem nhập khảu khác như New Zealand.
Phó Thường Nhân
Có một điều có thể coi là thành công của Nga về kinh tế, sau khi Liên Xô tan rã, có lẽ là nông nghiệp. Nga đã trở lại thành một nước xuất khẩu lúa mì lớn. Điều mà trong thời kỳ Liên Xô không làm được, thậm chí có nhiều lúc phải nhập cả lúa Mỳ từ Mỹ. Tất nhiên vì Nga có dân số ít hơn (do không phải gánh nhu cầu lương thực cho Trung Á), nhưng điều này không thể phủ nhận thành công của Nga trong nông nghiệp. Đặc biệt khí hậu Nga khắc nghiệt hơn các cường quốc lúa mỳ trên thế giới (Pháp, Mỹ) nhưng tương đương với Canada.
Nga cũng đã đuổi kịp các nước phương Tây khác về khoa học công nghệ nói chung, đạc biệt trong hàng hóa tiêu dùng. Còn trong công nghệ quân sự, Nga vẫn giữ được vị thế.
Vì cái đế tốt, nên mặc dù PNB của Nga không hơn Pháp, nhưng độc lập hành động, sự tự chủ cao hơn. Những điều Nga làm được cũng đáng nể, vì so với một siêu cường khác như Mỹ, hay siêu cường đang nổi như TQ, thì dân số Nga khiêm tốn hơn nhiều, chỉ gấp rưỡi VN. Tất nhiên nước Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới. Nhưng đất rộng thì nhu cầu an ninh cũng cao hơn, vấn đề cũng phức tạp hơn. Nếu nhìn về chỉ số, sức mạnh nhà nước chia đầu người (trong làm chủ khoa học kỹ thuật cao), thì có lẽ Nga thuộc loại số một, sau Thụy điển. Mỹ có được lợi thế là câu nguồn lực bên ngoài, TQ có lợi thế dân số. Nhưng Nga thì không có cả hai cái này.
Cuộc chiến Armenia- Azerbaizan, nếu những thông tin của Azerbaizan về việc phá hủy các loại vũ khí Nga mà Armenia sở hữu là thật, thì nó có thể hé lộ cho người ta thấy mấp mé một khả năng tụt hậu.Và đây có thể là điều đáng lo cho Nga về sau. Nhưng đây chỉ là một dự đoán có thể xẩy ra.
langtubachkhoa
Bác Phó, LX tuy đông dân hơn, nhưng bù lại diện tích đất nông nghiệp Nga cũng nhiều hơn. Ukraine chẳng phải một vùng cực mạnh và trù phú về nông nghiệp sao, chưa nói đến Gruzia nữa.
Thực ra, Nga gặp bất lợi lớn về địa lý, không có đường ra biển, nên bị tụt hậu hơn trong lịch sử, vì thế Pie đại đế (Pierre Le Grand) mới phải đánh nhau với Thuỵ Điển để có đất xây thành phố Saint Peterbourg, có đường ra biển Baltic, thì Nga mới cất cánh được. Nước Nga trống trải khắp phía, không có chướng ngại thiên nhiên, nên nguy cơ bị tấn công rất cao, và nếu bị tấn công, dù có đánh bại kẻ địch thì thiệt hại về nhân lực vật lực cũng rất lớn, và thực tế điều này đã diễn ra. Vì thế Nga học thuyết quân sự Nga luôn là đẩy đối thủ càng xa càng tốt, và kỵ nhất là bị áp sát, con phương tây thì toàn nhè vào điều này để uy hiếp Nga, từ đó tạo ra đòn bẩy trong đàm phán, mặc cả, tạo thế cho mình, nên các hàng xóm của Nga sẽ luôn được sử dụng cho mục đích này.

Vụ Armenia Azer thì thông tin bây giờ mù mờ. Đại khái là Azer kêu là dùng UAV phá hoạt mấy cái tổ hợp tên lửa tầm xa của Armenia mua từ Nga, phá hoại vài hệ thống tác chiến nữa, còn Armenia thì đưa tin bắn rơi UAV của Azer, và một loạt UAV của Azer gần đây bị đo đất, nghi là bị tác chiến điện tử, etc.
Thông tin thì chả rõ ràng, bằng chứng của Armenia có rõ hơn Azer chút, nhưng tôi chắc chắn cả 2 đều đang bốc phét và phóng đại chiến công của mình. Mỹ đang đưa tin Nga chuẩn bị thử tên lửa động cơ hạt nhân của mình tiếp. Nếu cái này thành công thì ngành không gian sẽ có bước ngoặt lớn, vì đi du lịch vũ trụ phải dùng động cơ này mới đi xa, đi nhanh được, chứ mấy động cơ cũ ăn nhằm gì.

Cái đe doạ lớn đến Nga và các nưóc khác chính là thoả thuận xanh EU với cái thuế carbon kia. Hiện Nga đang lên lộ trình sản xuát nhiên liệu hydrogen và sản xuất thử tàu hoả chạy hydrogen để đối phó. Ba Lan và Séc thì đang ráo riết xây nhà máy điện hạt nhân để đối phó với cái thoả thuận xanh này, đảm bảo giảm khí thải CO2. Hungary hình như đã chọn Nga xây nhà máy hạt nhân cho mình, bất chấp sự ngăn cản của EU đòi chọn hãng khác, hạ tầng đã khởi công, dự kiến năm sau sẽ cấp phép cho Nga lắp đặt tổ máy.
Cả Mỹ và Nga đều tìm cách chế tạo nhiên liệu hạt nhân mà có thể chạy đuợc trong nhà máy của nhau (thường trưóc đây là nhà máy của ai làm chỉ chạy được nhiên liệu của người đó). Nga đã làm xong năm 2017, đã giao nhiên liệu hạt nhân do mình sản xuất cho các nhà máy thiết kế kiểu phương tây ở Mỹ, Thuỵ Điển rồi, cung cấp thông qua 1 công ty của Pháp làm trung gian phân phối. Còn Mỹ đem nhiên liệu thử ở lò của Nga ở Séc bị biến dạng, hẹn năm sau 2021 sẽ thành công, còn một số nhà máy hạt nhân của Ukraine (không phải tất) đã xài nhiên liệu Mỹ, bất chấp rủi ro.Trước sau gì thì Mỹ cũng sẽ phải xong cái này, để đáp ứng chiến lược dành lấy vị trí số 1 của Nga về hạt nhân dân sự, thông qua các biện pháp ngoại giao và trừng phạt, như Bộ năng lượng Mỹ đã công bố. Ngoại truởn Mỹ Pompeo đã công khai đòi tổng thống Séc Zeman phải dùng đồ Mỹ thay vì Nga, tổng thống Zeman đáp lại, đây là chủ quyền của Séc, và chọn ai phải qua đấu thầu, tuy nói vậy nhưng không rõ có làm được k, hay lại đấu thầu hình thức rồi chọn Mỹ luôn.

Hiện ở Nga, 16% công suất điện là từ thuỷ điện, 16% từ hạt nhân, 60% năng lượng đến từ nhà máy nhiệt, còn lại là từ gió, mặt trời, địa nhiệt, bioenergy, biofuel, etc.
Cái 60% này là nằm trong mục tiêu bị đánh thuể carbon đấy
langtubachkhoa
N Nhưng tìm thông tin về họ hơi khó, có lẽ viết về công nghệ Nga, nhưng thỉnh thoảng vẫn phải đưa bài về nông nghiệp hay thực phẩm mới được. Nông nghiệp là nơi áp dụng các công nghẹ cao về sinh học, giống, là thị trường để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp (máy nông nghiệp, etc.), nơi để áp dụng AI (giống máy gặt tự lái mà Nga, Mỹ đang thử nghiệm và xài, etc.).

Dưới đây là thông tin năm 2018 ông nghiệp Nga. Thông tin phía dưới cho biết Nga là nhà sản xuất ngô thứ 13 thế giới, nhưng hình như vẫn chưa tự túc được thì phải, vẫn phải nhập khẩu?

Nước sản xuất lúa mì lớn thứ 3 thế giới (72,1 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ;
Nhà sản xuất củ cải đường lớn nhất thế giới (42 triệu tấn), dùng để sản xuất đường và ethanol;
Nước sản xuất khoai tây lớn thứ 4 thế giới (22,3 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Ukraine;
Nhà sản xuất lúa mạch lớn nhất thế giới (17 triệu tấn);
Nước sản xuất hạt hướng dương lớn thứ 2 thế giới (12,7 triệu tấn), chỉ đứng sau Ukraine;
Nước sản xuất ngô lớn thứ 13 thế giới (11,4 triệu tấn);
Đây là nhà sản xuất yến mạch lớn nhất thế giới (4,7 triệu tấn);
Nước sản xuất cà chua lớn thứ 12 thế giới (2,9 triệu tấn);
Nước sản xuất bắp cải lớn thứ 4 thế giới (2,5 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc;
Nước sản xuất hạt đậu khô lớn thứ 2 thế giới (2,3 triệu tấn), chỉ đứng sau Canada;
Nước sản xuất lúa mạch đen lớn thứ 3 thế giới (1,9 triệu tấn), chỉ đứng sau Đức và Ba Lan;
Đây là nhà sản xuất hạt cải dầu lớn thứ 10 thế giới (1,9 triệu tấn);
Đây là nhà sản xuất táo lớn thứ 8 thế giới (1,8 triệu tấn);
Nước sản xuất dưa chuột lớn thứ 4 thế giới (1,6 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ;
Nước sản xuất hành lớn thứ 9 thế giới (1,6 triệu tấn);
Nước sản xuất cà rốt lớn thứ 4 thế giới (1,4 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc, Uzbekistan và Mỹ;
Nước sản xuất bí đỏ lớn thứ 3 thế giới (1,1 triệu tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ;
Nước sản xuất kiều mạch lớn thứ 2 thế giới (931 nghìn tấn), chỉ đứng sau Trung Quốc;
Nước sản xuất lanh lớn thứ 3 thế giới (557 nghìn tấn), chỉ đứng sau Kazakhstan và Canada;
Nước sản xuất đậu gà lớn thứ 4 thế giới (620 nghìn tấn), chỉ đứng sau Ấn Độ, Úc và Thổ Nhĩ Kỳ;
Nhà sản xuất nho lớn nhất thế giới (398 nghìn tấn);
Nước sản xuất anh đào lớn thứ 4 thế giới (268 nghìn tấn);
Nước sản xuất đậu lăng lớn thứ 8 thế giới (194 nghìn tấn);
Sản xuất 4 triệu tấn đậu nành;
Sản lượng dưa hấu 1,9 triệu tấn;
Sản xuất 1 triệu tấn gạo;
Sản xuất 627 nghìn tấn nho;
langtubachkhoa
Thỏa thuận xanh của EU

1. Thỏa thuận xanh lịch sử (Green Deal) của EU và chiến lược hydro hoá năng lượng quốc gia của Đức
1.1 Về thỏa thuận xanh (Green deal)

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã quyết định thúc đẩy kế hoạch, với việc chọn không tham gia đối với Ba Lan

Nội dung rất nhiều, dính đến mọi mặt của nền kinh tế, nhưng mục tiêu căn bản của thỏa thuận xanh là đưa EU trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới đạt mục tiêu cân bằng phát thải carbon vào năm 2050.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm đưa phát thải carbon của toàn khối từ mức 40% về "ít nhất 50%" và hướng đến 55% vào năm 2030; tăng cường các nguồn năng lượng tái tạo và nhanh chóng loại bỏ than; giảm hoặc chấm dứt miễn thuế nhiên liệu hàng không và hàng hải; tạo ra một quỹ trị giá 100 tỉ euro để thúc đẩy đầu tư xanh, xây dựng "công nghiệp bền vững", Chiến lược 'Từ nông trại đến ngã ba' của nông nghiệp, đa dạng sinh học, etc.

Báo Anh The Guardian nhận xét bản chất toàn diện của Thỏa thuận xanh thể hiện ở chỗ nó bao gồm hầu hết mọi khía cạnh: từ không khí chúng ta hít thở đến cách trồng lương thực, thực phẩm, chuyện đi lại…

Điểm đáng chú ý là các mức thuế carbon tiềm năng đối với các quốc gia không giảm thiểu ô nhiễm khí nhà kính ở mức tương đương. Cơ chế để đạt được điều này được gọi là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).


1.2. Chiến lược hydro hóa nền kinh tế của Đức và hợp tác với Nga
Mục tiêu của Đức nói riêng và EU nói chung là loại bỏ than, sử dụng các năng lượng "sạch", hiểu theo nghĩa không phát thải khí CO2.
Giảm dần và loại bỏ điện hạt nhân (dù năng lượng này không phát thải CO2 và vẫn được xếp là sạch), và tăng cường sử dụng khí đốt, mặt trời, gió và đặc biệt, hướng tới năng lượng hydro. Đây là ưu tiên chính của Đức.
Chính phủ Đức đã phê chuẩn Chiến lược hydro quốc gia, nhắm đến việc sản xuất nhiên liệu Hydro làm năng lượng.
Nhiên liệu hydro có thể sản xuất được từ 2 nguồn:
- Từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, ví dụ từ dầu mỏ, hay từ khí đốt (gọi là blue hydrogen)
- Từ ngồn nhiên liệu sạch, đặc biệt từ các nguồn năng lượng tái tạo (green hydrogen).
Thực chất đó chính là điện phân nước quy mô lớn để sinh ra nhiên liệu hydro. Việc điện phân có thể thực hiện bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời, gió, hạt nhân và cả thủy điện.

Chính phủ Đức dĩ nhiên yêu thích nhất là green hydrogen. Còn với việc sản xuất ra nhiên liệu hydrogen từ nguồn hóa thạch, ví dụ từ khí đôt (blue hydrogen) thì phải có cơ sở, công nghệ để thu gom, lưu trữ, tái chế CO2 sinh ra trong quá trình tạo hydro.
Như đã nói ở 2 đoạn trích trên, Đức đi theo hướng hợp tác với Nga trong chiến lược này, trong lĩnh vực công nghệ hydrogen, nhằm chế tạo nhiên liệu hydro

2. Phản ứng của các nước với thỏa thuận xanh EU
Một số nước thành viên EU, gồm Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech đã lên tiếng phản đối kế hoạch.
Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis viết trên Twitter rằng đất nước của ông cũng muốn hướng đến mục tiêu cân bằng carbon nhưng không thể làm được nếu thiếu năng lượng nguyên tử.
(Năng lượng nguyên tử cũng được đánh giá là "sạch" theo định nghĩa vì không phát thải Carbon, và Séc đang đấu thầu để xây nhà máy hạt nhân, điều mà EU không muốn)

Đối với Nga: coi đây không phải là tin tức tốt lành gì, nhưng chấp nhận, và bắt đầu đưa ra chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng hydrogen.

Đối với Mỹ: bị phân hóa.
Một phe, chủ yếu bên đảng DC, thì muốn đi theo con đường này, tìm cách phát triển năng lượng sạch, coi Mỹ phải đi đầu trong việc phát triển năng lượng sạch.
Phe kia, chủ yêu bên đảng CH, thì muốn tiếp tục phát triển năng lượng truyền thống, phản đối bất kỳ mọi ràng buộc nào về môi trường, giới hạn khí phát thải CO2 đối với Mỹ.
Đối với họ, các thỏa thuận, hiệp ước về môi trường là tai họa, thiệt hại cho nền kinh tế (và chính trị, nhưng k nói ra) Mỹ

Một số diễn biến chính:
Theo truyền thống, Quốc hội Mỹ không sẵn sàng bị ràng buộc với bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào có thể gây bất lợi cho Mỹ. Trong hệ thống chính trị Mỹ, Thượng viện với 100 thượng nghị sĩ thành viên sẽ phải phê duyệt mọi hiệp ước và hiệp định mà Mỹ tham gia với đại đa số ý kiến ủng hộ là 66 phiếu. Tiêu chuẩn này là “giới hạn đỏ” đối với sự tham gia của Mỹ trong bất kỳ hiệp ước quốc tế hoặc thực thi bất kỳ hành động lập pháp gây tranh cãi nào.

Năm 1995, Tổng thống Bill Clinton, thành viên đảng Dân chủ, đã từng coi vấn đề biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Thượng viện vào tay Đảng Cộng hòa. Trong giai đoạn này, LHQ đang thảo luận về Nghị định thư Kyoto, trong đó ràng buộc các nước phát triển về những mục tiêu và các mốc thời gian liên quan đến biến đổi khí hậu.

Năm 1997, Thượng viện Mỹ ra nghị quyết khẳng định họ sẽ không chấp nhận Thỏa thuận Kyoto về biến đổi khi hậu trừ khi các nước đang phát triển cũng bị ràng buộc với các mục tiêu và khung thời gian. Nghị quyết được thông qua với 95 phiếu thuận và không có phiếu chống. Vì thế, năm 1998, Phó tổng thống Al Gore, người ủng hộ mạnh mẽ về vấn đề khí hậu và là chủ nhân Giải Nobel hòa bình, đại diện cho Mỹ "ký tượng trưng" Nghị định thư Kyoto.

Năm 2001, Tổng thống Mỹ G.W.Bush cũng rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu nhưng Thượng viện Mỹ vẫn cho rằng sẽ không đạt được số phiếu cần có để thông qua việc Mỹ tham gia Thỏa thuận Kyoto về biến đổi khi hậu. Vì vậy, Tổng thống G.W.Bush không đưa thỏa thuận này ra trước Quốc hội. Năm 2002, Vụ khảo cứu của Quốc hội (CRS), một cơ quan nghiên cứu của cả hai đảng, đưa ra kết luận rằng các thỏa thuận về môi trường thuộc phạm trù hiệp ước quốc tế nên phải được Thượng viện phê chuẩn mới có giá trị pháp lý.

Năm 2009, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải đối mặt với “giới hạn đỏ” liên quan với rào cản đa số phiếu trong Thượng viện. Trong điều kiện đó, ông tập trung nỗ lực để thông qua Đạo luật về bảo hiểm y tế và khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Bước sang nhiệm kỳ hai (2012-2016), Tổng thống Barack Obama quyết định phá thế bế tắc bằng cách "vượt mặt" Quốc hội, theo đó ông đã ký quyết định ban hành nhiều văn kiện hành pháp và các quy định mà không cần Quốc hội chấp thuận. Trong quá trình chuẩn bị cho Mỹ tham gia Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ đạo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than. Bộ tiêu chuẩn này có tính ràng buộc với gần như toàn bộ các nhà máy điện hiện có ở Mỹ và không cho phép xây dựng các nhà máy mới. Điều này cho phép Tổng thống Barack Obama đạt mục tiêu và thời hạn về giảm khối lượng phát thải theo Hiệp định khí hậu Paris mà không cần Quốc hội phê duyệt.

Từ đó, Kế hoạch năng lượng sạch (CPP) của Mỹ chính thức có hiệu lực từ năm 2015. Tổng thống Barack Obama hiểu rằng Hiệp định khí hậu Paris sẽ không được Thượng viện do phe Cộng hòa nắm quyền kiểm soát phê chuẩn, nên ông quyết định "lách luật" và ký "thỏa thuận thực thi" ("Enforcement Agreement") về Hiệp định khí hậu Paris vào năm 2016 với lập luận hiệp định này chỉ là một "thỏa thuận" chứ không phải là một hiệp ước.

Hành động “lách luật” này của Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối cùng cũng không thể giấu kín được và bị phe phản đối Hiệp định khí hậu Paris nổi giận, trong số đó có tỷ phú Donald Trump. Tổng thống Barack Obama rời Nhà Trắng vào tháng 1/2017 với niềm tin rằng di sản về khí hậu của mình sẽ được tân Tổng thống Donald Trump bảo lưu.

Thế nhưng trước đó, tháng 2/2016, Tòa án tối cao Mỹ ra quyết định đình chỉ Kế hoạch năng lượng sạch của cựu Tổng thống Barack Obama. Trong khi đó, tân Tổng thống Donald Trump đã quyết định cắt giảm 1/3 ngân sách cấp cho EPA trong dự luật ngân sách quốc gia năm tài chính 2018. Ngoài ra, ông Donald Trump còn ký lệnh hành pháp mở đường cho việc dẹp bỏ Kế hoạch năng lượng sạch, đồng thời ban hành các sắc lệnh khác để hồi sinh ngành công nghiệp than mà Tổng thống Barack Obama đã kìm hãm.

Cũng vì thế, Tổng thống Donald Trump không chỉ ký sắc lệnh hành pháp đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, mà còn hủy cam kết của cựu Tổng thống Barack Obama về việc tài trợ nhiều tỷ USD cho các nước đang phát triển để kiểm soát biến đổi khí hậu. Trước khi rời nhiệm sở, chính quyền Obama đã chi 1 tỷ USD phục vụ mục đích này.

Ngay cả khi không đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có thể loại bỏ sự tham gia của Mỹ trong hiệp định này bằng cách hạ thấp các mục tiêu và khung thời gian, hoặc chỉ cần tuyên bố, xét về bản chất, thỏa thuận này là một “hiệp ước” và gửi lên Thượng viện để bỏ phiếu. Khi đó, chắc chắn là Thượng viện sẽ đưa ra quyết định Mỹ rút khỏi thỏa thuận này
langtubachkhoa
3. Chiến lược phát triển hydro của Nga
Cũng như Mỹ, Nga coi các thỏa thuận môi trường kiểu này là một điều không hay ho gì, vì tất cả các mặt hàng nào, nếu sản xuất từ than, dầu mỏ, xăng, diesel của Nga (và cả Mỹ, các nước khác, etc.) đều sẽ là đối tượng bị đánh thuế khi đi vào EU.
Phương pháp tính toán loại thuế này vẫn chưa được xác định chính xác nhưng về mặt lý thuyết, mức thuế suất sẽ phụ thuộc vào lượng khí thải từ quá trình sản xuất sản phẩm cụ thể. Tất cả những điều này đều gây thiệt hại cho Nga, và bị Nga coi là tai họa. Về điểm này Nga giống Mỹ, và thực tế Nga thích đảng CH Mỹ hơn đảng DC (ngược lại với nhiều người nghĩ).
Tuy thế nhưng Nga không còn cách nào khác, và họ đã chủ động đưa ra chiến lược phát triển năng lượng hydro của mình. Nga là nước có tiềm năng cực lớn (nếu không muốn nói là lớn nhất) trong việc phát triển nguồn năng lượng này và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

3.1. Tiềm năng to lớn và thách thức
Sản xuất

(1) Với việc sản xuất hydro từ nhiên liệu hóa thạch:
- Nga sở hữu hạ tầng sản xuất và tinh chế dầu mỏ hiện đại, hoàn thiện, điều này cho phép Nga có thể phát triển để sản xuất hydro từ nhiên liệu hóa thạch và cung ứng cho thị trường
- Nga là nguồn khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, với cơ sở sản xuất hoàn thiện, điều này cho phép Nga có thể phát triển để sản xuất hydro từ khí gas (blue hydrogen)

(2) Với việc sản xuất hydro tái tạo (green hydrogen), hay nói đúng ra là sản xuất hydrogen bằng cách điện phân nước. Cái này Nga cũng có tiềm năng to lớn, Nga có dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới.
- Nga (Rosatom) đứng đầu thế giới về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và phát triển các công nghệ điện hạt nhân.
Nga có thể sử dụng nguồn điện hạt nhân dồi dào để điện phân nước, sản xuất hydro sạch và không phát thải carbon.
- Nga có tài nguyên thủy điện dồi dào. Thủy điện hiện chiếm tỷ trọng gần 20% trong cơ cấu các nguồn điện năng của Nga và còn rất nhiều tiềm năng phát triển tại Đông Siberia và Viễn Đông.
Nga có thể dùng ngay thủy năng (hydropower hay waterpower được dùng để sản sinh ra điện trong nhà máy thủy điện) để sản xuất hydrogen (hydropower for hydrogen production)

Lưu trữ và phân phối:
Gazprom của Nga sở hữu hệ thống đường ống vận chuyển khí thiên nhiên quốc tế rất phát triển, chủ yếu sang thị trường châu Âu (Nord Stream, Yamal Europe, etc.), cũng như hệ thống lưu trữ khí ngầm tự nhiên lớn như hệ thống các hang muối. Việc tích hợp hydro cùng với khí thiên nhiên trong các hệ thống lưu trữ, vận chuyển khí thiên nhiên sẽ giúp Nga không chỉ giảm phát thải CO2 trong tiêu thụ khí mà còn có thể cung cấp đáng kể nhiên liệu hydro hoặc hỗn hợp khí thiên nhiên - hydro cho thị trường châu Âu.

Thách thức:
Như đã nói ở đoạn trích trên, Nga đã từng sản xuất nhiên liệu hydro dùng cho một số động cơ tên lửa vũ trụ mà Nga chế tạo, nhưng đó là chỉ sản xuất hydro vừa phải cho 1 số sản phẩm công nghệ cao. Còn khi muốn đi vào sản xuất quy mô của cả nền kinh tế thì sẽ đẻ ra một loạt vấn đề khác.
Nếu sản xuất hydrogen bằng phương pháp (1) thì trong quá trình sản xuất sẽ phát thải CO2. Nếu Nga không muốn bị đánh thuế, thì Nga sẽ phải tính đến chuyện xây dựng cơ sở hạ tầng, dây chuyền xử lý, lưu trữ, tái chế khí carbon dioxide (CO2), và điều này sẽ lại làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa.
Nếu sản xuất bằng phương pháp (2) thì Nga phải bắt đầu tính đến chuyện chế tạo, hoặc mua, hoặc hợp tác chế tạo các máy điện phân nước quy mô lớn. Hiện không rõ quá trình này đến đâu và Nga định làm thế nào. Còn Đức thì đang đầu tư rất ác và đang dẫn đầu về các máy điện phân nước quy mô lớn.

Vì thế bộ năng lượng Nga đã đưa ra 1 lộ trình phát triển năng lượng hydrogen như sau

3.2. Lộ trình sơ bộ

Bộ Năng lượng đã chuẩn bị một kế hoạch phát triển năng lượng hydro ở Nga, cụ thể là sản xuất và xuất khẩu hydro. Bộ Năng lượng đã xây dựng và gửi cho chính phủ một "lộ trình" "Phát triển năng lượng hydro ở Nga" cho năm 2020-2024.
Kế hoạch này trước tiên dựa trên bộ 3 tập đoàn khổng lồ: Rosatom, Gazprom và NOVATEK.
Tài liệu giải thích: Bắt đầu từ năm tới, chính phủ dự định xây dựng danh tiếng của Nga như một nhà cung cấp hydro, một trong những lựa chọn thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống.
Vào cuối năm nay, các quan chức sẽ phát triển một khái niệm cho sự phát triển của năng lượng hydro, cũng như các biện pháp hỗ trợ cho các dự án thử nghiệm sản xuất hydro.
Vào đầu năm 2021, các ưu đãi sẽ xuất hiện cho các nhà xuất khẩu và mua hydro tại thị trường nội địa. Theo thông tin rò rỉ, chính phủ vẫn chưa thảo luận về các biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với hydro.

Các bước như sau:

- Vào năm 2021, Gazprom sẽ phát triển và thử nghiệm một tuabin khí sử dụng nhiên liệu metan-hydro, tức là một tuabin chạy bằng khí metan-hydro
- Cho đến năm 2024, GazProm. cũng sẽ nghiên cứu các ứng dụng khác nhau của hydro làm nhiên liệu, cả trong những thứ như nồi hơi khí và tuabin khí và làm nhiên liệu cho xe cộ .
Cũng sẽ nghiên cứu việc sử dụng nhiên liệu hydro và metan-hydro trong các cơ sở lắp đặt khí (động cơ tuabin khí, nồi hơi khí, v.v.) và làm nhiên liệu động cơ trong các loại hình vận tải.

- Vào năm 2024, Gazprom và Rosatom, các nhà sản xuất hydro đầu tiên sẽ khởi động các nhà máy hydro thí điểm (pilot hydrogen plants) - tại các nhà máy điện hạt nhân, cơ sở sản xuất khí đốt và nhà máy chế biến nguyên liệu thô.
Việc sản xuất sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân, điều mà không phải tất cả các nước phát triển đều ủng hộ.

- Cũng vào năm 2024, Rosatom sẽ xây dựng một địa điểm thử nghiệm vận tải đường sắt bằng tàu hỏa sử dụng hydro, dùng hydro làm nhiên liệu cho các đoàn tàu. Tức là chuyển các đoàn tàu sang pin nhiên liệu hydro trên Sakhalin, được Công bố vào năm 2019 bởi Đường sắt Nga, Rosatom và Transmashholding.

- Ngoai ra, con co một mục về xử lý khí carbon dioxide (CO2), được hình thành từ quá trình sản xuất hydro (khi thải ra từ khí mê-tan)

Hiện tại, có rất ít chi tiết về lộ trình được thảo luận trong chính phủ.
langtubachkhoa
Germany and Russia want to cooperate on hydrogen technology

https://www.h2-view.com/story/germany-and-r...gen-technology/



Nga và Đức hợp tác phát triển công nghệ hydro



Đại diện chính phủ và các nhà nghiên cứu hai bên kỳ vọng hợp tác song phương sẽ chặt chẽ hơn trong lĩnh vực công nghệ hydro.

Trong khuôn khổ Diễn đàn nguyên liệu thô Nga - Đức (DRRF), đại diện chính phủ và các nhà nghiên cứu hai bên kỳ vọng hợp tác song phương sẽ chặt chẽ hơn trong lĩnh vực công nghệ hydro nhằm tăng cường hợp tác về hydro ở cấp độ nghiên cứu khoa học và kinh tế, đồng thời mở rộng hợp tác năng lượng hiện có.



Phía Đức đang và sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và hydro sẽ đóng vai trò trung tâm trong chính sách năng lượng và khí hậu của nước này. Trong khi đó, phía Nga có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực hydro và có nhiều kinh nghiệm sản xuất và sử dụng hydro trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Đức hiện là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga tại thị trường châu Âu.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/nga-v...dro-577809.html


Lần trước trong bài nói về công nghệ nhiên liệu hydro, trong phần nói về thoả thuận xanh của EU và kế hoạch của Nga, thì Novatek cùng với GazProm, Rosatom sẽ tham gia vào kế hoạch này. Trong vấn đề hydro thì có vấn đề lưu trữ cất giữ CO2, mà phía Nga mong rằng CO2 đưọc cất giữ sẽ dùng để sản xuất phân bón.



Chủ tịch tập đoàn Novatek Leonid Mikhelson cho biết, hãng đang xem xét triển khai dự án xử lý CO2 tại nhà máy Yamal LNG trong khuôn khổ thực hiện các mục tiêu về sử dụng hiệu quả năng lượng và các mục tiêu môi trường vào năm 2030. Theo đó, Novatek có thể sẽ ứng dụng công nghệ thu gom, vận chuyển và lưu trữ carbon (CCS). Khí CO2 sẽ được thu gom bởi các hệ thống lắp đặt đặc biệt, bơm vào các vỉa dầu, khí, than đã cạn kiệt hoặc trong các hang muối. Các chuyên gia môi trường ước tính hiệu quả thu gom CO2 đạt từ 20-90%. Khí CO2 khi được bơm vào các thành phần chứa dầu, sẽ giúp giảm độ nhớt của dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất dầu. Tuy nhiên, có thể xảy ra việc rò rỉ CO2 ở các cơ sở lưu trữ.
langtubachkhoa
vụ thỏa thuận xanh EU, đại khái bao gồm một số biện pháp dự kiến sẽ giúp không ô nhiễm vào năm 2050: khử cacbon, đổi mới, chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo và nhiên liệu sạch. Đến năm 2050, dự kiến giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính xuống 90% so với khối lượng hiện tại. Để đạt được mục tiêu đã nêu, tài liệu nêu ra việc thực hiện một số biện pháp như:

- 75% vận tải nội địa ở EU bằng đường bộ sẽ được chuyển sang đường sắt và đường thủy nội địa vào năm 2050.

- Liên minh châu Âu sẽ ngừng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch ở cấp độ cho từng quốc gia thuộc khối thịnh vượng chung, chủ yếu là hàng không và hàng hải. Thay vào đó, họ sẽ đặt cược chính vào xe điện: đến năm 2025, tất cả cơ sở hạ tầng cần thiết cho 13 triệu xe điện sẽ được triển khai ở EU.

- chuyển đổi sang nhiên liệu thân thiện với môi trường thông qua việc quy định mức tối đa cho phép của khí thải carbon dioxide từ các phương tiện giao thông vào khí quyển (tiêu chuẩn môi trường "Euro-7")

- Liên minh châu Âu đã công bố hỗ trợ hai dự án cùng một lúc, mục tiêu chính là đạt được vị trí hàng đầu thế giới của EU trong việc phát triển các công nghệ tiên tiến để lưu trữ điện (pin lithium-ion).

- Phát triển luật môi trường nhắm vào "nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà và công trình, giảm dần mức phát thải CO2 tối đa cho phép và thu tiền phạt hàng triệu đô la nếu vi phạm chúng".

- Thực hiện các chiến lược Farm to Fork và Biodivercity Strategy. Đầu tiên là nhằm cung cấp tất cả các hình thức hỗ trợ cho những trang trại đã từ bỏ việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong sinh hoạt hàng ngày của họ. Thứ hai là nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học ở EU.Thỏa thuận này nắm vào việc giảm đáng kể thuốc trừ sâu (ít nhất 50% đến năm 2030), phân bón (ít nhất 20% đến năm 2030), thuốc kháng sinh trong nông nghiệp (ít nhất 50% đến năm 2030). Không rõ phân bón sinh học thì có được không nhỉ?

- Đánh thuế carbon đối với những hàng hóa xuất khẩu vào EU mà sử dụng sản xuất gây ô nhiễm, thể hiện ở việc phát thải CO2

- Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christian Lagarde đang tích cực vận động cho ý tưởng phát hành "trái phiếu xanh" để huy động vốn từ các doanh nghiệp với sự bảo lãnh cho các nhà đầu tư từ Ủy ban châu Âu và các nước thành viên EU. Để đạt được ít nhất các mục tiêu đặt ra cho năm 2030, theo Ủy ban châu Âu, phải mất 260 tỷ euro mỗi năm. Và đến năm 2050, số tiền này dự kiến sẽ tăng gấp đôi: lên tới 576 tỷ euro mỗi năm.

Như đã nói ở đoạn trích trên, đây là một chiến lược kinh tế chính trị nhằm "xây lại thế giới, đặt lại quy luật sản xuất, sinh hoạt, hay nói tóm lại là khởi động một lối sống mới cho nhân loại" của EU, với mục tiêu đặt EU ở vị trí cao nhất, trung tâm, vô hiệu hóa những lợi thế so với EU mà những nước khác (Mỹ, Nga, TQ, etc.) có. Vì thế đa phần các nước khác đều không thích thú gì, với Mỹ thì xã hội bị phân hóa, một phe ủng hộ và một phe phản đối.
Nhiều nước bị ảnh hưởng, nhưng vì là topic về Nga, nên sẽ chủ yếu nói đến Nga. Những nước khác chỉ nói sơ qua.
Như đã nói ở bài post trên, trong tương lai, nếu không có công nghệ xanh thực sự mà đủ hiệu quả khả dĩ thay được công nghệ cơ bản cổ điển, thì đây sẽ là cơ sở để thổi một cái bong bóng khủng hoảng mới trong tương lai.

Ngoài ra, theo tôi biết, tuy hạt nhân được xếp vào dạng carbon-neutrality - không phát thải carbon trong chiến lược xanh của EU, tức là OK nếu xây nhà máy và sản xuất từ điện hạt nhân, nhưng quỹ của EU sẽ không hỗ trợ tiền cho những nước chuyển sang năng lượng sạch (không phát thải CO2) thông qua dạng năng lượng này, tức là họ chỉ viện trợ nếu đầu tư vào các dạng năng lượng mới như mặt trời, gió.

Thuỷ điện cũng không rõ đuợc đầu tư không, dù là tái tạo, và cũng như hạt nhân, không phát thải CO2 và k bị đánh thuế

1) Mỹ
Đã nói sơ qua về ý đồ cạnh tranh chiến lược ngầm giữa EU và Mỹ ở đoạn trích trên. Nhìn chung, Mỹ bị vô hiệu hóa rất nhiều công cụ, đòn bẩy mà Mỹ đang dùng để điều khiển thế giới, như tài nguyên thiên nhiên, năng lượng đá phiến, petrodollar khiến đồng USD trở thành đồng tiền quốc tế từ đó ra lệnh trừng phạt thoải mái, etc. Hàng hóa Mỹ (cũng như Nga và nhiều nước khác) rở thành đối tượng bị đánh thuế carbon

2) Đông Âu
Không phải nước EU nào cũng ủng hộ kế hoạch trên, trong đó Ba Lan, Séc, Hungary, các nước Baltic là phản đối ghê nhất

2.1) Estonia
Estonia thì có thể thấy rõ ngay, sản phẩm xuất khẩu chính của Estonia là đá phiến dầu, từ đó nước này sản xuất điện, sau đó được cung cấp cho EU. Nhưng hoạt động sản xuất này rất bẩn: nó tạo ra 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mà EU sẽ giảm 50% vào năm 2030.
Hiện tại, công ty năng lượng thuộc sở hữu nhà nước của Estonia, Eesti Energia, buộc phải giảm sản xuất điện từ đá phiến dầu và cử nhân viên đi nghỉ bắt buộc do hạn ngạch CO2 tăng. Liên minh châu Âu hứa sẽ bồi thường 125 triệu euro, nhưng theo chính phủ Estonia, điều này là chưa đủ.

Không nói kỹ hơn nữa, và cũng tạm không nói về các nước Baltic khác

2.2) Ba Lan
Ở Ba Lan, nơi theo kế hoạch "khử cacbon" của EU, sẽ phải chia tay với ngành công nghiệp than hùng mạnh, nơi mà 80% năng lượng của đất nước phụ thuộc. Cần phải định hướng lại các cơ sở sản xuất, đào tạo lại nhân viên và thiết lập các luồng giao thông mới. Chính phủ Ba Lan ước tính rằng họ cần 578 tỷ euro, mà họ không có. Những người đóng thuế bình thường cũng sẽ phải chịu thiệt hại: chi tiêu lớn cho khí hậu chắc chắn sẽ gây ra tăng thuế, đe dọa biến động xã hội.
Dĩ nhiên Ba Lan không có lựa chọn, họ đã phải đồng ý
Trong một bản cập nhật về chiến lược năng lượng năm 2040, được công bố một ngày trước đó, Bộ Khí hậu cho biết Ba Lan có kế hoạch đầu tư 150 tỷ zloty (33,7 tỷ euro) để loại bỏ dần than, giải phóng công suất năng lượng tái tạo mới và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của đất nước. Cụ thể là, đầu tư 150 tỷ zloty (33,7 tỷ euro) để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, với công suất 6-9 GW. Cơ sở 1-1,6 GW đầu tiên sẽ hoạt động vào năm 2033. Và cũng có kế hoạch xây dựng 8-11 gigawatt (GW) công suất gió ngoài khơi vào năm 2040 với vốn đầu tư ước tính khoảng 130 tỷ zloty. Ba Lan cho biết sự phát triển của các cơ sở năng lượng tái tạo và hạt nhân sẽ tạo ra 300.000 việc làm.

Sự thay đổi này nếu được chính phủ xác nhận, có thể mở ra hàng tỷ euro viện trợ của EU, vốn rất cần thiết để tái cơ cấu ngành điện của đất nước.
Ba Lan là quốc gia EU duy nhất không chính thức cam kết thực hiện mục tiêu cắt giảm lượng khí thải xuống mức không phát thải ròng vào giữa thế kỷ này của toàn khối (2050), với đảng Công lý và Pháp luật cầm quyền cho rằng nước này cần thêm thời gian và tiền bạc để chuyển nền kinh tế từ than đá sang các nguồn năng lượng sạch hơn.
Và theo một thỏa thuận ngân sách của EU được ký vào tháng 7, Warsaw sẽ chỉ đủ điều kiện nhận một nửa số ngân quỹ mà EU được hưởng nếu không đăng ký mục tiêu trung lập về khí hậu của khối.

Tuy nhiên, nhóm vận động môi trường Greenpeace cho biết chiến lược này không đáp ứng được những thách thức của cuộc khủng hoảng khí hậu và tách rời khỏi thực tế kinh tế.

“Kế hoạch giả định duy trì tỷ lệ cao của năng lượng nhiệt điện than trong sản xuất năng lượng vào năm 2030 và không nêu rõ ngày Ba Lan rời bỏ than đá”, Greenpeace cho biết trong một tuyên bố.

Đốt than đã trở nên tốn kém do giá giấy phép phát thải carbon tăng. Ngành công nghiệp than của Ba Lan cũng phải vật lộn với nhu cầu giảm, vốn đã tăng nhanh trong thời gian COVID-19 bị khóa do nước này sử dụng ít điện hơn.

Đến năm 2040, hệ thống điện mới của Ba Lan có thể dựa vào hạt nhân "cho cơ sở" và "sự gia tăng mạnh mẽ của năng lượng tái tạo" cho phần còn lại - "chủ yếu là gió ngoài khơi và quang điện" có thể đạt lần lượt 8-11 GW và 10-16 GW, Thứ trưởng Khí hậu Ba Lan Adam Guibourgé -Czetwertynski nói.

Tuy nhiên, khía cạnh tài chính vẫn còn nhiều bất ổn. Pawel Cioch, Phó chủ tịch hiệp hội ngành điện Ba Lan, PKEE, cho biết tổng cộng, ngành điện Ba Lan sẽ phải đầu tư 68,5 tỷ euro trong thập kỷ tới để đáp ứng các mục tiêu khí hậu của EU.

“Thách thức chính trước mắt chúng ta là thực hiện mục tiêu của EU là đạt được sự trung lập về khí hậu trong khi xuất phát điểm của các nước thành viên EU có sự khác biệt đáng kể”, Cioch phát biểu tại sự kiện EURACTIV và cho biết cần có các công cụ tài chính để hỗ trợ đầu tư vào năng lượng tái tạo mới và sản xuất khí đốt để thay thế than.

Cioch nhấn mạnh: “Đối với Ba Lan, mọi sự gia tăng các mục tiêu về khí hậu phải được giảm thiểu bằng sự gia tăng tài chính tương ứng.

Tuy nhiên, giá CO2 hiện tại trên thị trường carbon của EU “không đủ mạnh” để đáp ứng tất cả các nhu cầu đầu tư, ông cảnh báo và cho biết con số 68,5 tỷ euro được tính toán dựa trên giả định rằng EU lựa chọn giảm 55% lượng khí nhà kính. phát thải vào năm 2030.

“Thay vì chuyển sang màu xanh lá cây, có nguy cơ các công ty có tỷ trọng sản xuất than cao sẽ phá sản,” Cioch nói, cảnh báo về những hậu quả xã hội và môi trường.

Các công đoàn cho biết, Thỏa thuận Xanh châu Âu có nguy cơ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ kinh tế và xã hội giữa các nước Đông và Tây EU, cảnh báo khối 27 thành viên có nguy cơ bùng phát trước khi đạt được mục tiêu trung lập về khí hậu vào năm 2050.

Các tổ chức công đoàn đã tăng cường cảnh báo rằng Thỏa thuận Xanh do Ủy ban Châu Âu đưa ra sẽ khiến hàng triệu việc làm gặp rủi ro, mà không có bất kỳ đảm bảo nào rằng người lao động trong các ngành bị ảnh hưởng sẽ có tương lai.

Các tổ chức công đoàn đặc biệt lo lắng về sự chia rẽ xã hội và kinh tế mà chương trình nghị sự xanh có nguy cơ tạo ra giữa các nước nghèo hơn ở phía đông EU và các nước láng giềng giàu có hơn ở phương tây.

Theo Triangle, việc chuyển đổi xanh “sẽ dễ dàng hơn nhiều ở các nước Bắc Âu hoặc Tây Âu” so với các nước thành viên EU nghèo hơn như Ba Lan, Bulgaria và Romania, nơi việc làm ở một số khu vực có thể hoàn toàn phụ thuộc vào một ngành công nghiệp ô nhiễm nặng.

Triangle chỉ ra: “Điều này có thể có tác động lớn đến di cư trong nước trong Liên minh Châu Âu, đồng thời cho biết“ gần 22 triệu người ”đã rời Đông Âu để tìm việc ở các nước phương Tây và Bắc Âu giàu có hơn trong 20 năm qua.

“Điều này sẽ chỉ tăng lên nếu chúng ta không quản lý đúng đắn quá trình chuyển đổi này,” ông cảnh báo.

Như vậy Ba Lan đã chọn năng lượng hạt nhân làm nền tảng để đạt mục tiêu phát thải CO2, đây sẽ là cơ hội để các Mỹ và Pháp làm ăn, bằng việc xây nhà máy hạt nhân ở đây, bởi vì gần như chắc chắn họ sẽ không thuê của Nga. Ba Lan sẽ nhân viện trợ, nhưng cũng sẽ phải đi vay. Chưa kể, nếu việc Ba Lan đấu tranh với EU để nhận viện trợ khi xây nhà máy điện hạt nhân không thành công, thì chỉ còn đi vay chứ không còn cách nào khác

Ngoài ra khí đốt cũng sẽ được sử dụng, vì cũng không phát thải CO2, nhưng nếu cấm CO2 thì sao mua khí đá phiến của Mỹ? Ba Lan đang hướng tới là một trung tâm phân phối khí đốt của Mỹ ở EU, mà đồ của Mỹ thì rõ ràng là phát CO2 do sản xuất từ khí đá phiến. Bản thân khí gas khi đốt cũng sinh ra CO2 dù ít hơn nhiều so với dầu và than

langtubachkhoa
3) Khác biệt giữa Tây Âu và Đông Âu trong EU
Trong EU, như đã nói, đạt được mục tiêu giảm khí thải carbon ở Tây Âu dễ hơn nhiều so với Đông Âu.

Có ít nhất ba quốc gia thành viên của EU quyết định đạt được tính trung lập về khí hậu sớm: Phần Lan (vào năm 2035), Áo (vào năm 2040) và Thụy Điển (vào năm 2045), trong khi Đan Mạch, Pháp và Hà Lan, mặc dù đã sẵn sàng hơn một chút , có kế hoạch đạt được mục tiêu trung lập trong cùng một thời hạn khi các nước kém sẵn sàng hơn.

Các nước đứng đầu EU trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng này, có 1 đặc điểm như sau trong cơ cấu năng lượng của họ: xu hướng chiếm tỷ trọng cao của các dạng năng lượng thủy điện hoặc năng lượng hạt nhân (đôi khi cả hai) trong cơ cấu sản xuất năng lượng, cao hơn đáng kể tỷ trọng của nhiên liệu hóa thạch.

Ở Thụy Điển và Phần Lan, thành phần quan trọng nhất trong cơ cấu tổng sản lượng điện là điện hạt nhân. Sự dối trá của vùng đất ở Áo và Thụy Điển cho phép họ thỏa mãn phần lớn nhu cầu năng lượng thông qua các nhà máy thủy điện.

Đan Mạch không sử dụng các nguồn nêu trên, thay vào đó, nước này dựa vào năng lượng gió.

Ba Lan không có quá nhiều năng lượng tái tạo, hydro và chưa có hạt nhân trong hỗn hợp năng lượng của mình.

Ở Tây Âu, Đức và Vương quốc Anh từng được đặc trưng bởi thị phần nhiên liệu hóa thạch tương tự như các quốc gia Trung và Đông Âu hiện đang lưu ý.

Trong gần 50 năm, hai nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc rời khỏi nền kinh tế dựa trên than đá, nhờ việc sử dụng các nguồn chuyển tiếp - năng lượng hạt nhân và khí đốt.

Pháp thì phần lớn là điện hạt nhân, thủy điện cũng phát triển


4) Nga

Cơ cấu năng lượng của Nga rất đa dạng, đủ loại:
- từ loại sinh nhiều CO2 như than đá, dầu,
- đến loại sinh ít CO2 như khí đốt,
- đến loại không sinh CO2 như điện hạt nhân,
- đến năng lượng tái tạo: nhiều nhất là thủy điện, rồi địa nhiệt, mặt trời, gió, năng lượng sinh học bioenergy hay biomass như gỗ (wood), bùn (peat).
Nga có nhà máy điện Shatura có công suất điện than bùn lớn nhất thế giới


- Ngoài ra còn có ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học (biofuel)

Ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học của Nga tuy mới nhưng đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Nga là một trong những nước sản xuất ngũ cốc lớn nhất, có ngành công nghiệp rượu etylic (ethyl alcohol) phát triển và có tỷ lệ sản xuất hạt cải dầu (thường được sử dụng để tạo dầu diesel sinh học biodiesel) ngày càng tăng.Năm 2008, Chính phủ Nga đã tuyên bố rằng họ sẽ đóng một vai trò tích cực trong việc phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học bằng cách xây dựng 30 nhà máy nhiên liệu sinh học mới, giảm thuế và trợ cấp lãi suất cho các dự án năng lượng nhiên liệu sinh học. Mặc dù các kế hoạch này bị trì hoãn, vào ngày 13 tháng 9 năm 2010, Medvedev thông báo rằng việc xây dựng sẽ bắt đầu vào đầu năm 2011. Biobutanol, nhiên liệu sinh học do các nhà máy này sản xuất, sẽ được sản xuất từ các sản phẩm phụ của gỗ, chẳng hạn như dăm gỗ và mùn cưa.

Lada, một nhà sản xuất ô tô của Nga, đã sản xuất ô tô chạy bằng nhiên liệu sinh học đầu tiên vào tháng 11 năm 2010. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Valery Okulov tuyên bố rằng các công ty Nga hiện đang phát triển trực thăng chạy bằng nhiên liệu sinh học. Nga hy vọng sẽ xuất khẩu nhiên liệu sinh học sang Liên minh Châu Âu; Tổng công ty Công nghệ sinh học của nước này ước tính rằng Nga có khả năng xuất khẩu 40 triệu tấn nhiên liệu sinh học hàng năm.


Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.