Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Có Thật Không Cuốn Sách "những Lời Trăn Trối"?
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: 1, 2, 3, 4
Thiên Lang
Tôi có một nghi vấn này nhờ các bác đang sống ở Pháp giúp đỡ.

Các chủ đề xung quanh ông Trần Đức Thảo cũng đã có đề cập ở Làng Ven, nhưng có lẽ chưa thấy bàn đến cuốn hồi ký "Những Lời trăn Trối" của Trí Vũ - Phan Ngọc Khuê (TV-PNK). Ông TV-PNK kể lại rằng đã gặp và nói chuyện với ông Thảo mấy tháng trước khi ông ấy qua đời, đã nói chuyện và ghi âm lại những lời của ông Thảo. Rồi dựa theo những cuộn băng đó đến năm 2014 ông TV-PNK cho xuất bản cuốn sách.

Đáng chú ý là nội dung những gì được cho là ông Thảo nói, rất khác biệt với suy nghĩ của ông Thảo đã từng viết trước đó. Nó thể hiện rằng ông Thảo đã nhận ra sai lầm của thứ triết học Mác ông đã từng theo và giờ ông tỉnh ngộ. Cùng với đó là rất nhiều trích dẫn quan điểm của ông Thảo về Đảng CS và Hồ Chí Minh.

Sự thật luôn có giá trị dù theo bất kỳ quan điểm chính trị nào. Nhưng nếu như toàn bộ câu chuyện này mà không có thật thì, ý đồ chính trị đằng sau là rất rõ. Vậy nên nhờ các bác ở bên Pháp có thể tìm hiểu để minh định. Và quan trọng là có bằng chứng xác đáng chứng minh rằng nó có thật, hay không có thật.

Trong thời gian vừa qua tôi tiếp xúc với một số người nghiên cứu triết học trong nước vài trong số họ cho rằng các cuốn băng ghi âm là thật và hồi ký này đáng tin. Thậm trí nhiều bài viết không hẳn là "lề trái", nhưng cũng trích dẫn sách này như là nguồn tham khảo tin cậy.

Khoảng giữa năm 2019 tôi có đi nghe một buổi nói chuyện của cậu Nguyễn Trung Kiên, viết cuốn "Trần Đức Thảo, Di cảo Khảo luận và Kỷ niệm". Cậu này không dám khẳng định và không viết tí gì về TV-PNK, nhưng trong buổi hôm đó có mấy cậu trẻ, khăng khăng với tôi là nó có thật. Hình như đó là buổi kỷ niệm ngày sinh của ông Thảo, đương nhiên ai cũng biết ông Thảo bị hành vụ Nhân Văn Giai Phẩm, nhưng họ lại gán luôn cho ông Thảo những tư tưởng cấp tiến kiểu đấu tranh dân chủ giống như ngày nay. Cái này tôi rất nghi ngờ, vì tôi chưa tin vào cuốn sách của TV-PNK.

NVT2002
Với những con người còn lại của làng Ven ngày nay, thì không có hy vọng gì tìm được sự thật cả. Bác Phó theo đường lối cực tả, nên nếu có gì nói trái với tư tưởng Marx truyền thống, thì sẽ bị bác ấy dập tắt ngay. Trước đây có bác yuyu, theo đường lối cực hữu, làm đối trọng thì còn đỡ, chứ giờ thì cả làng Ven bị uốn theo cánh tả hết rồi.

Thật ra, thì trong số các luận điểm của bác Phó, cũng có những điểm đáng chú ý. Ví dụ về vấn để Tờ rốt kít chẳng hạn. Người ta đã nghe quá nhiều về Le nin nít rồi, nên giờ đây khi nói về CNCS thì phải tôn Tờ rốt lên ngôi, cho độc giả thấy có món mới lạ, mới thấy hấp dẫn và mua sách. Mặc dù tư tưởng của Tờ rốt theo em là rất dở.

Về Trần Đức Thảo, lần đầu tiên em được nghe về ông là do thầy giáo của em nói. Thầy bảo ông Thảo được tôn vinh là "người cuối cùng bảo vệ chủ nghĩa Mác Lê", bởi vì ông đi theo hướng học thuật thuần túy, chứ không bị yếu tố chính trị làm ảnh hưởng. Việc ông bị kết tội ở vụ "Nhân Văn Giai Phẩm" là oan, vì ông không trực tiếp tham gia. Chẳng qua các ông khác cứ qua nhà ông Thảo hỏi han, nhờ vả về học thuật nên người ta tưởng ông có tham gia với cả nhóm. Cá nhân em có đọc cuốn "Cuội nguồn ý thức" của ông, nhưng mà đường lối của cuốn đó rất là mòn, theo hướng quy nạp không hoàn toàn, nên không đem lại kết quả gì cả.

Tóm lại, bác có trở về forum này thì cũng chỉ để tán gẫu cho vui thôi!
Thiên Lang
Đây là nội dung cuốn sách tìm tôi tìm được trên mạng:

Sách Những Lời Trăng Trối

Thực sách viết không hay, kiến thức của người viết nông nên không có gì thú vị. Đoạn đề cập đến bài nói chuyện được ghi âm của ông Thảo bắt đầu từ trang 420. Những tình tiết trong đó có liên quan đến những người cụ thể sống ở Paris. Rất có thể các bác trong Làng Ven sẽ tìm ra người thật việc thật để kiểm chứng nó.

Thú thật là tôi thấy lời ông Thảo nói trong sách như được gán vào miệng ông ấy. Không phải là thứ mà tôi đã từng đọc. Có vẻ như để trả đũa việc Đảng CS dùng ông Thảo để "giải độc trí thức Việt kiều ở Pháp" - 1991, nên giờ đây người ta lại dùng ông Thảo để giải độc tư tưởng CS cho cả giới trí thức Việt Nam - 2014. Tôi nghĩ cả hai tham vọng này đều không thực tế. Và việc bịa đặt lịch sử tôi nghĩ là điều hết sức tồi tệ.

QUOTE(NVT2002 @ May 9 2021, 08:46 PM)
Với những con người còn lại của làng Ven ngày nay, thì không có hy vọng gì tìm được sự thật cả. Bác Phó theo đường lối cực tả, nên nếu có gì nói trái với tư tưởng Marx truyền thống, thì sẽ bị bác ấy dập tắt ngay. Trước đây có bác yuyu, theo đường lối cực hữu, làm đối trọng thì còn đỡ, chứ giờ thì cả làng Ven bị uốn theo cánh tả hết rồi.

...

Tóm lại, bác có trở về forum này thì cũng chỉ để tán gẫu cho vui thôi!
*


Cảm ơn bác!
Bác Phó là người rất giỏi phân tích lý luận, nhưng việc bác ấy vận dụng phép biện chứng của Marx thì rất khó chấp nhận. Chẳng thấy nó ăn nhập gì cả.
Phó Thường Nhân
@thienlang,
Tôi không biết cái quyển ấy. Còn việc các loại lề trái ở bên này phét lác về Trần Đức Thảo thì không thể biết được độ chính xác của nó là bao. Đây là sự thật, chứ không phải tôi là “tả” hay “hữu” mà nói thế. Vì thế, cách tiếp cận tốt nhất học giả Trần Đức Thảo là đọc các tác phẩm bác ấy viết. Còn những dạng viết về bác ấy từ phía lề trái, thì có khi chưa đọc tác phẩm của Trần Đức Thảo bao giờ, và có khi đọc cũng không hiểu.
Tôi chỉ có một cuốn sách của ông do nhà xuất bản Delga ở Pháp in. vào giai đoạn bác ấy sang Pháp rồi mất ở đây. Vì thế có thể coi nó là sự cập nhật của tư tưởng của ông cho tới lúc ông ấy mất. Cuốn sách ấy là thành quả cuối cùng của học giả. Vì thế căn cứ vào nó để tìm hiểu về ông là chính xác nhất.
Tên quyển sách đó là “de Husserl à Marx Phénoménologie et matérialisme dialectique” (tiếng việt :
Từ Hút xen đến Mác : hiện tượng học và duy vật biện chứng).
Tôi xem cuốn sách này đã lâu, cỡ 4,5 năm gì đó, nên không thể nhớ chính xác. Hơn nữa tôi cũng không biết nhiều về Hút xen. Muốn tìm hiểu Trần Đức Thảo thực sự, thì phải có nhận thức về hiện tượng luận của Hút xen, rồi từ đó xem bác Thảo diễn giải thế nào. Cách diễn giải của bác Thảo là sử dụng duy vật biện chứng của Mác, như ông đã sử dụng trong bài viết về nguồn gốc ngôn ngữ tranh luận với nhà triết học hiện sinh Pháp Jean-Paul Sartres. Muốn hiểu hiện tượng luận của Hút xen, thì phải xem hiện tượng luận ở vị trí nào trong triết học phương Tây từ hồi đầu thế kỷ XX nữa.
Tiếp theo đó là phải hiểu duy vật biện chứng như Mác và Ăng ghen sử dụng như thế nào. Vào thời bác Thảo học ở Pháp, tức là vào những năm 50, ở phương Tây họ mới tìm ra một tác phẩm của Mác và Ăng ghen viết chung vào cỡ năm 1848, đó là cuốn Ideologie Alemande (hệ tư tưởng Đức), được in lần đầu vào năm 1932, vì đến đầu thế kỷ XX,mới tìm lại được. Cuốn này ở phương Tây được các học giả tư sản coi là đỉnh điểm của duy vật biện chứng, và họ bám vào nó để dùng Mác chống .. Lê nin. Bởi vì Lê nin phát triển chủ nghĩa Mác nhưng không đọc tác phẩm này. Lê nin mất năm 1924.
Bác Thảo có chịu ảnh hưởng Mác kiểu này không ? theo tôi là có, vì tôi đã đọc bài bác ấy tranh luận với Jean-Paul Sartres, và cái lô gics biện chứng bác ấy dùng là lấy từ đây ra, theo quan niệm do lao động và sử dụng công cụ lao động mà có tiếng nói, từ đó có nhận thức, từ đó có ý thức hệ, tôn giáo...chứ không phải ngược lại nhận thức là do một ông chúa (được trìu tượng hóa dưới dạng một nhận thức thông qua tôn giáo mà đi vào cuộc đời) Nhưng điều này được viết rõ ràng ngay trong chương đầu của cuốn hệ tư tưởng Đức này, Vì thế có thể coi là Mác xít của bác Thảo là dạng Mác xít đã được các học giả tư sản, đặc biệt ở Pháp sử dụng.
Ở VN, phần Mác xít này cũng được coi là một bộ phận của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Bằng chứng là khi tôi đọc chủ nghĩa Mác-Lê nin bằng tiếng việt, thông qua các giáo trình ở VN, thì tôi cũng biết lô gic này, mặc dù mãi sau khi ở Pháp mới đọc cuốn hệ tư tưởng Đức. Nhưng ở VN nó không đượ sự dụng như ở phương Tây, mà nó chỉ được coi là một bộ phận của triết học Mác xít thôi. Điều đúng chú ý là cuốn hệ tư tưởng Đức này , tôi có hai bản. Một bản do nhà xuất bản xã hội Pháp in, đây là nhà xuất bản của đảng CS Pháp ngày xưa, thì nó rất đầy đủ, dầy tới 600 trang. Tôi cũng có một bản khác, bán hiện tại ở Pháp thì nó chỉ có khoảng 100 trang. Tại sao ? vì nó cắt đi chỉ giữ lại chương 1. Như vậy ai dám nói là ở các nước phương Tây nó không cắt xén sách vở bao giờ.
Để so sánh thì tôi thường so sánh chủ nghĩa Mác đơn thuần giống như đạo Phật Tiểu Thừa, còn Mác – Lê nin như ở VN thì giống như đạo phật Đại thừa. Trong đó một phần lớn nhận thức phật giáo đại thừa đến từ bồ tát Long Thọ (Nagarijuna), mà ta có thể coi như một dạng tương đương của Lê nin.
Theo nhận xét của tôi, thì tư tưởng duy vật biện chứng của bác Thảo chịu ảnh hưởng rất lớn phần Mác này. Nói một cách khác, bác ấy đã sử dụng chủ nghĩa Mác như các học giả tư sản Pháp. Đây là điều làm cho nó cập kênh với nhận thức Mác-Lê nin ở VN.
Điều này cũng dễ hiểu, vì xuất thân của bác ấy là triết học hiện tượng, là một triết học duy tâm.
Như vậy, nếu tôi tìm hiểu về bác Thảo, thì tôi sẽ tìm hiểu như thế, và đặc biệt phải bám vào những gì mà chính bác ấy viết ra, so nó với môi trường nhận thức mà bác ấy tiếp nhận. Vì thế bám vào triết học hiện tượng, cách dẫn giải duy vật biện chứng mác xít ở Pháp thời năm 50, tắm nó trong bối cảnh ấy tìm nó thông qua những điều bác ấy viết, thì ta sẽ có được tư duy nhận thức của Trần Đức Thảo. Và cũng không sợ điều này sai, vì tác phẩm nói trên của Bác Thảo được viết vào thời gian cuối cùng ở Pháp, chứ nó không dừng lại ở năm 50.
Phó Thường Nhân
Bác Thảo vẫn được coi như một triết gia Mác xít, tìm hiểu hiện tượng học qua duy vật biện chứng, duy vật biện chứng của bác ấy là của Mác-Ăng ghen để lại, và thịnh hành ở Pháp vào những năm 50.
Vì Thiên lang nói tới cuốn sách trên, nên tôi cũng tò mò tra trên mạng xem nó có không. Và tôi cũng tìm được một bản pdf. Tôi mới đọc lớt phớt qua, nhưng khi đọc sơ thế, thì thấy rằng cuốn sách này chỉ là mượn bác Thảo để cài đặt ý của người viết và nhóm người viết thôi. Tại sao tôi lại có thể nói thế được ? vì những cái gì toát ra từ cuốn sách thể hiện tư duy lề trái bình thường khi nói về nhận thức ở VN, về chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN.
Với tôi, người viết đã làm một điều bỉ ổi, tiểu nhân. Tại sao vậy ? bởi nếu tôi không nhầm những người này ở nước ngoài, ở Pháp, và họ hoàn toàn có điều kiện để tìm hiểu đọc tác phẩm của bác Thảo từ những tác phẩm ra đời vào năm 50, đến cuốn sách cuối cùng. Họ có thể tìm hiểu Hút xen, họ có thể tìm hiểu Mác, .. vì bác Thảo lại viết trực tiếp bằng tiếng Pháp, nên họ càng có lợi thế để tìm hiểu một cách khách quan, khoa học, nghiêm túc, nhưng họ có làm thế đâu. Trong cuốn sách có viết, theo như họ thì bác Thảo được Vn đưa sang để vận động tranh thủ dư luận Pháp, và bác ấy cũng viết một cuốn sách. Cuốn sách ấy chính là cuốn tôi nói ở trên, nhưng họ cũng có đọc và tìm hiểu đâu.
Bởi nhữngvấn đề của họ muốn không phải như thế. Vì thế cả cuốn sách thực ra không có gì mới so với những tuyên truyền của phương Tây về chủ nghĩa Mác ở các nước XHCN ngày trước, họ chỉ chắp vá nó với những nhận thức của họ về VN (những nhận thức này là định kiến), rồi .. nhét vào mồm bác Thảo. Trong trường hợp này, thì không thể sử dụng cuốn sách họ viết để nghiên cứu về Bác Thảo được.
Ở trên tôi có nói là nhận thức mác xít của bác Thảo cập kênh với nhận thức ở VN. Vậy nó cập kênh ở đâu, vì tôi đã định viết trong một chủ đề khác, sau khi nói tới Hê ghen, nên tôi sẽ không viết nó ở đây để khỏi bị trùng lập.
Và để coi như là bonus, tôi sẽ viết ở đây hiện tượng học là gì ? nó ở vị trí nào trong triết học phương Tây. Những nhận thức này tôi lấy của Paul Ricoeur (đọc là Pôn ri cơ), một nhà triết học pháp đương đại mất vào năm 2005, theo trường phái hút xen (Husserl). Theo như Pôn Ri cơ, thì triết học phương Tây có ba phương pháp tìm hiểu về nhận thức (ở đây tôi chỉ lấy ba cái tên của ông ấy, còn giải thích là của tôi)
Đó là phương pháp tư duy (reflexive), mà đại diện điển hình là Đề Các. Để tư duy người ta phải có lô gics, luận lý (raison), tất cả những triết gia nổi tiếng như Hê gen, Kant, Niết, .. là thuộc dòng này.
Tiếp đó là phương pháp tư duy hiện tượng học (phénoménologie). Phương pháp này bắt đầu bằng tư tưởng của Husserl, tiếp tới là Heiddeger, ..Dòng này mới bắt đầu có từ đầu thế kỷ XX, và với tôi không loại trừ nó chịu ảnh hưởng của đạo Phật. Chính xác hơn ta có thể tiếp cận nó từ đạo phật. Tại sao ? bởi vì nó quan niệm nhận thức là một hiện tượng, mà sở dĩ người ta có nhận thức là vì có ý thức muốn liên quan tới nó. Vì thế nó mới nói là nhận thức là “chủ ý về một điều gì đó”. (intuition de .., conscience de ..). Chính vì nó là một hiện tượng, nên gần với nhân thức đạo phật về khái niệm nhân duyên. Nhưng nó lại lủng củng ở chỗ nó vẫn coi là có một cái chủ thể cá nhân (ngã, cái tôi), và cái tôi này có chủ ý nhận thức, nhưng cái chủ thể nhận thức này đến từ đâu, thì nó sẽ đi lòng vòng một hồi rồi quay về một ý tưởng toàn năng bổ xuống đầu người ta , tức là hình ảnh trìu tượng hóa, triết học hóa của ông chúa. Vì thế hiện tượng học vẫn là duy tâm chủ quan.
Một cách tiếp cận nữa là dùng ngữ nghĩa văn bản (hermenotique). Ở đây người ta chú trọng tới phân tích ngôn ngữ, cụm từ, khái niệm, để xem nó từ đâu mà ra, liên qua với nhau như thế nào. Cách này thường được các nhà thần học tôn giáo sử dụng, ví dụ như khi họ chẻ một câu văn, một ngôn từ trong kinh thánh chẳng hạn. Một ví dụ nữa, như là cách nghiên cứu của các học giả VN ở các học viện Mác -Lê, ở đây họ viện dẫn chứng minh bằng cách trích dẫn Mác, Lê nin, ..v..v..
Khi bác Thảo dẫn giải Husserl, (theo cái hiểu sơ lược của tôi), thì cũng như bất cứ người Vn nào không có ảnh hưởng của Thiên chúa giáo, vấn đề coi nhận thức từ trên trời rơi xuống là không có. Vì thế bác ấy mới dùng duy vật biện chứng. Và đây có lẽ là điều thú vị trong nhận thức của bác ấy trong dòng triết học này so với các học giả phương Tây, ngay cả với Jean-Paul Sartres.
Phó Thường Nhân
@thienlang,
Vừa rồi tôi mới đọc mấy đoạn mà thienlang nói từ trang 420. Tôi không biết những người nói chuyện tranh luận với bác Thảo là ai.
Còn về phần cuốn sách nói là bác ấy nói là Marx sai, đặc biệt là về biện pháp phân tích biện chứng, thì tôi chỉ còn biết .. nở một nụ cười ruồi thôi. Vì thế tốt nhất là hãy xem bác ấy viết cái gì, lập luận thế nào thì sẽ thấy rõ bác ấy dùng cái lô gics gì, với tôi là phép biện chứng của Mác.
Nhưng đọc nó, thì tôi thấy chính những người viết quyển sách này không hiểu gì về triết học Mác xít cả, và tôi cũng nghi ngờ rằng họ có một trình độ triết học ở đằng sau (ngay cả với triết học phương Tây ngoài Mác xít), vì thế cả quyển sách chỉ là một đống định kiến tuyên truyền mà phương Tây vẫn sử dụng. Tệ hơn nữa là nó không chỉ cho người ta được cái đẹp của ngay triết học phương Tây ngoài Mác điều mà họ muốn “đấu võ” với bác ấy phải biết thì nó mới thú vị.
Điều mà Thiên lang nói về tôi làm tôi rất tò mò, vì thế nếu thien lang có thể nói rõ cho tôi biết cách biện luận của tôi không ăn nhập vào đâu là thế nào, thì chủ đề này có thể thú vị hơn nữa.
Thiên Lang
QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 10 2021, 07:00 PM)
Điều mà Thiên lang nói về tôi làm tôi rất tò mò, vì thế nếu thien lang có thể nói rõ cho tôi biết cách biện luận của tôi không ăn nhập vào đâu là thế nào, thì chủ đề này có thể thú vị hơn nữa.


Như đã nói tôi đã thừa nhận bác Phó là người khó khả năng phân tích và lý luận giỏi. Với vốn khiến thức rộng mà bác đã sưu tầm được thì ở Làng Ven bác không có đối thủ xứng tầm để tranh luận. Vậy nên tôi cũng chỉ có thể phản biện với bác một vài điểm trong các bài bác viết. Đâu đó tôi không nhớ trong cái thớt "Kẻ bất tài được việc" mà gần đây chỉ có bác và bác LTBK vào post bài. Cảm tưởng như việc bác độc diễn đến cao trào đến lúc nhớ ra nhiệm vụ giải độc trí thức ở Làng Ven, nên mới viện dẫn phép biện chứng duy vật lịch sử của Marx. Như là một cách bênh vực cho đường lối chính trị hiện nay.

Tôi chỉ đọc rất lõm bõm về triết học chứ không nghiên cứu đầy đủ nên không thể chỉ ra cái sai về học thuật trong lối biện luận của bác. Nhưng như những gì tôi biết thì phép biện chứng tuy không giới hạn dùng nó trong phạm vi nào, nhưng hiếm khi tôi thấy người ra dùng để giải thích những sự việc cụ thể. Nó vốn là công cụ để giải quyết những vấn đề của triết học hiện đại, chỉ khoảng 200 năm đổ lại. Thế nên việc bác dùng duy vật lịch sử để phân tích trường hợp Gaddafi ở Libya và vài chỗ nữa tôi thấy nó rất là kiên cưỡng. Trong những phân tích đó, bác vẫn có tài vận dụng rất tốt kiến thức uyên bác của mình, nhưng cứ có vài chỗ bí bác lại dùng bài "truyền thông phương Tây" để khỏa lấp đi. Sự thực thì tôi không quan niệm "truyền thông phương Tây" như bác nghĩ. Ít nhất nó đủ đa dạng, đa chiều và luôn có chỗ tồn tại cho sự thật. Nếu muốn hầu hết trí thức Làng Ven đều có thể biết chọn lọc cho mình cái gì nên đọc, nên tin.

Hình như có bài bác chứng mỉnh rằng Việt Minh không tiêu diệt các đối thủ chính trị cùng yêu nước. Bác giải thích rằng các phe phái đó là Trosky, tuy lập luận khá tuyết phục vì có nhiều dẫn chứng. Nhưng sau khi bác kết luận tôi thử lật ngược lại kết luận đó và dùng chính kiến thức của bác đã trình bày để lập luận ngược lại và thấy nó vẫn có vể rất xuôi. Vậy là hóa ra bác chỉ nói lấy được.

Quay lại chủ đề ông Trần Đức Thảo. Tôi cũng đọc về ông Trần Đức Thảo một vài cuốn rất lâu, đặc biệt trí nhớ của tôi không tốt như bác Phó. Thường thì tôi đúc kết một vài điều cho bản thân mình, còn lại thì quên sạch. Và khi đọc Trần Đức Thảo tôi có xu hướng nhìn dưới góc độ văn hóa nhiều hơn là triết học.

Tôi cũng không hiểu hết hiện tượng học của ông Thảo và Husserl, nhưng sách của ông Thảo tôi nhớ là không khó đọc. Hoặc là tôi chủ quan trong cái hiểu biết của tôi rằng nó cũng đơn giản chỉ có vậy. Phần tôi còn nhớ nhiều nhất là trong cuốn "Tìm hiểu cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức". Cách ông Thảo phân tích và tư duy thể hiện ông là một người cực kỳ say mê nghiên cứu. Phần này tôi chiêm nghiệm nhiều và thấy rằng kiến thức của ông Thảo đã lạc hậu. Là do thời đó ông chỉ được tiếp cận có vậy và khoa học bổ trợ về tâm lý, sinh học, ngôn ngữ thời đó không cập nhật như bây giờ. Nếu ai nghiên cứu ngôn ngữ và tiếp cận với công nghệ AI và liên hệ trở lại ngôn ngữ tư duy của con người sẽ thấy khác biệt ngày nay so với xưa là rất nhiều.

Cái đáng chú ý hiện nay là có xu hướng nâng ông lên cao quá đáng, đồng thời bấu víu vào hào quang của ông Thảo để "xuất bản" các tư tường đi kèm. Kiểu uống bia kèm lạc. Có thể tôi chưa gặp những người thực sự am hiểu trong lĩnh vực triết học ở Việt Nam. Nhưng nếu như cái bề nổi ở vài cuộc nói chuyện triết học (như kỷ niệm ngày sinh của ông Thảo) mà người ta tư duy như vậy thì cũng đáng lo ngại.
Phó Thường Nhân
@thien lang,
À, cảm ơn thiên lang. Vậy thì tôi sẽ trả lời theo 4 ý tôi hiểu
1- Khái niệm “truyền thông phương Tây” của tôi.
2- Duy vật biện chứng là thế nào ? Dùng nó thế nào
3- Quan niệm về lịch sử, nhận định lịch sử thông qua ví dụ Troskisme
4- Câu chuyện đánh giá nhà triết học Trần Đức Thảo
Trước khi nói về 4 điều trên, tôi “chỉnh sửa” lại mấy điều lẻ tẻ mà Thiên lang viết, để tránh ngộ nhận.
Tôi không có ý định giải độc cho bất cứ ai. Giải độc cho cả trí thức VN thì lại càng không. Nhưng có lẽ vì tôi hay dùng các cụm từ “chí sĩ VN” nên làm cho người đọc hiểu như vậy. Tôi là người theo đạo Phật, với đạo phật thì điều quan trọng là tự giác ngộ. Tôi chỉ nói những ý của mình. Người đọc có thể đồng ý, hay dùng nó “chống lại tôi” phản biện cũng không sao, mà còn là tốt, vì như vậy tôi cũng học thêm được.
Trong langven bây giờ, người tham gia viết nhiều là ltbk, và tôi cũng phải cảm ơn ltbk, vì thông qua thông tin của ltbk, tôi cũng biết được nhiều thứ. Cảm nhận tôi “viết một mình” thực ra chỉ vì mọi người ít tham gia viết.
Tôi là người phối hợp phương pháp nhận thức của cả đạo phật, đạo Nho, và chủ nghĩa Mác-Lê nin. Phương pháp này tôi dùng cho tôi là chính, như một bộ phận của nhận thức cá nhân, vì thế tôi không cần phải nhớ ra là nói chủ nghĩa duy vật để bảo vệ chính sách nhà nước VN.
Nếu trên thế giới này không có một hệ thống chính trị như ở VN, tôi vẫn không thấy “đa nguyên đa đảng” của phương Tây là đúng cho một nước đang phát triển, có văn hóa ngoài văn hóa phương Tây.
Nhận thức đó tôi có được khi “ngâm cứu” lịch sử văn hóa chính trị của những nước đang phát triển, như ở châu Phi, Mỹ la tinh, .. Chính vì tôi ngạc nhiên thấy hệ thống chính trị này được tô vẽ bất chấp sự thật xẩy ra trên thế giới nên tôi mới nói.
Mọi người có thể thấy điều này, nếu vào diễn đàn từ ngày trước, “thời bác yuyu còn ở đây” như NVT hay nói.
Còn gần đây, nếu tôi thể hiện sự “ủng hộ chính sách nhà nước rõ rệt” , có lẽ bởi “hiệu ứng bác Trọng”. Bởi tôi thấy cách làm đó đúng.
Phải nói thêm rằng, nếu không có “hiệu ứng bác Trọng”, thì tôi vẫn thấy hệ thống chính trị như ở VN hợp lý với cấu trúc một nước đang phát triển, ngoài Âu Mỹ.
Như vậy nếu tư duy của tôi ủng hộ nhà nước VN, là bởi vì phân tích của tôi về xã hội, về thế giới của tôi dẫn đến điều đó, mà Vn là một trường hợp, một ví dụ. Nó là hệ quả không phải là nguyên nhân.
Cũng nói thêm nữa là, trí thức không có nghĩa là lề trái, không phải cứ chê bai, phản biện, nói xấu .. thì mới là “chí sĩ”. Nhưng ông chí sĩ kiểu này bảo vệ cái gì ? có chắc là họ có trí thức không ? một trí thức là chỉ ra những điều về nhận thức để người ta suy nghĩ, và tự kết luận, “tự ngộ”. Theo đúng quan niệm của đạo Phật là KIẾN , GIẢI, NGỘ . Kiến là nhìn , quan sát hiện tượng xã hội, Giải là có phương pháp tìm hiểu tiếp cận để có nhận thức về điều mình đang ..KIẾN. Và cái cuối cùng người ta đạt tới là NGỘ, tức là hiểu, đánh giá được vấn đề, và từ đó xác định được thái độ của chính mình. Tất cả quá trình này là của một cá nhân. Vì thế tôi mới nói phải tự ngộ, và tôi không thể giải độc cho ai được.

PS. Phải nói thêm cho khỏi hiểu lầm. Tôi không phải là trí thức, tôi chỉ là người bình thường, phát biểu ý kiến của mình,vì tôi không làm nghề trí thức. A dua, hay phản đối không phải đặc trưng, bản chất của trí thức.
NVT2002
Bác Phó còn có một cái đúng nữa, đó là khi mọi người đang lên án doanh nghiệp độc quyền ở VN, thì bác nói là độc quyền tư nhân còn có hại hơn nhiều. Đến thời covid, thực tế xã hội mới phơi bày rõ điều đó. Những nước dựa vào hệ thống y tế tư nhân rất khó khăn khi huy động nguồn lực chống dịch, hoặc là câu chuyện sụp đổ của hệ thống điện Texas cũng vậy!
Phó Thường Nhân
Khi tôi nói “truyền thông phương Tây” thì không phải là để khỏa lấp đi, kiểu như khi người ta bí thì dùng con bài joker, như chơi tú vậy. Nó xuất phát từ một nhận thức của tôi là bất cứ truyền thông nào cũng có chiều. Ngoại trừ trong khoa học cứng như toán, lý, .. Không có một sự khách quan tuyệt đối đặc biệt trong lĩnh vực nhân văn. Chính vì thế, như tôi đã nói nhiều lần, truyền thông phương Tây đa dạng những không khách quan. Ngay cả khi nó muốn khách quan nhất, bởi vì nó phản ánh lợi ích, tâm lý, cách nhìn , lối sống, lịch sử, văn hóa, tôn giáo của họ ở bên trong. Điều này không phải chỉ đúng với phương Tây, mà đúng với mọi văn hóa. Hiện tại, do sự phổ cập của văn hóa phương Tây, người ta dễ có quan niệm nền văn hóa đặc biệt này là universal, và như vậy là khách quan. Nhưng điều này hoàn toàn không phải, nó chỉ phản ánh vị trí thượng phong của văn minh này trong thế giới hiện đại thôi. Tôi dùng từ thượng phong này thực ra là không chuẩn, vì đây là khái niệm domination (nghĩa chính xác là đô hộ).
Với một người phương Tây, bất kỳ họ là ai, ngay cả khi họ là người đối lập, là cộng sản muốn lật đổ chế độ ở phương Tây đi, hay là gì đi nữa, thì yếu tố domination của văn hóa phương Tây không thay đổi. Một người ra đời trong một nền văn hóa ở vị thế domination, đấy là văn hóa gốc cùa họ, vì thế mọi nhận thức của họ, dù là phản đối, đối lập, nó vẫn có gốc.
Chuyện gì xẩy ra khi một người xuất phát từ nền văn hóa hoàn toàn khác,nhưng lại nhận thức văn hóa phương Tây này chuẩn, là sự thật, mà không biết gốc mình ở đâu. Họ sẽ thành một kẻ vong bản (vong là mất, bản là bản chất). Họ đã nhìn họ với con mắt của người nước ngoài. Vong bản này cũng là từ tôi dịch từ một khái niệm nữa đó là alienation. Alienation có thể dịch là vong bản hay mại bản, ví dụ như nói tư sản mại bản vậy.
Khái niệm domination và khái niệm alienation này, tôi lấy từ đâu. Từ chủ nghĩa Mác của châu Âu hiện đại. Nhưng họ dùng một kiểu, tôi dùng một kiểu. Họ dùng để phân tích phân liệt giai cấp, giai tầng xã hội trong xã hội của họ. Tôi dùng nó trong quan hệ văn hóa giữa các văn hóa khác nhau. Đặc biệt giữa văn hóa phương Tây và một văn hóa bản địa, ví dụ như văn hóa VN.
Như vậy nếu ta là một người đến từ một nền văn hóa khác, thì bắt buộc ta phải nhận thức được điều này, đó là gốc của ta là ai, và để có thể sử dụng nhận thức của phương Tây khách quan hơn, trừ bì được cái phần domination của nó kia. Để làm điều đó, tôi có một khái niệm khác có thể coi như phương pháp, đó là thay đổi hệ quy chiếu. Khái niệm này là tôi rút ra từ văn hóa VN khi nghiên cứu tư tưởng các nhà Nho VN
Khái niệm hệ quy chiếu này là thế nào. Đấy chính là những gì mà các thế hệ nhà Nho khác ở Vn đã làm, và tôi chỉ đưa nó lên thành khái niệm triết học thôi. VN độc lập với TQ từ năm 939, các nhà Nho Vn đều dùng sách TQ để học. Giữa nhà Nho Vn và nhà Nho TQ không có sự khác biệt về nhận thức, vậy tại sao nước Vn độc lập, vì bình thường Vn phải thành một tỉnh của TQ như Quảng Đông, Quảng Tây chứ. Nếu các bác tìm hiểu, thì sẽ thấy văn hóa của hai tỉnh này của TQ không khác mấy với VN, vậy tại sao họ là một bộ phận của TQ mà ta lại không.
Bởi các nhà Nho VN đã khúc xạ nhận thức của họ qua chữ QUỐC, QUỐC GIA. Và điều này nó làm thay đổi hệ quy chiếu của họ. Vì thế kiến thức Nho giáo không biến họ thành người TQ, mà lại cho họ công cụ nâng cấp văn hóa VN lên củng cố nhà nước, dân tộc ngang tầm với TQ.
Có rất nhiều bằng chứng về những việc này. Ví dụ việc đưa Vua Hùng vào lịch sử, khi khởi đầu của nó chỉ là truyền thuyết. Việc này chỉ có từ thời nhà Lê tức là thế kỷ XIV, còn vào thời Lý, Trần và trước đó không có. Cũng từ đó mà có quan niệm lịch sử Đại Việt là 4000 năm, và tổ tiên là Thần Nông. Như vậy trong vấn đề này các nhà Nho đã làm thế nào ? họ nhận thấy rằng lịch sử TQ được viết từ thời hồng hoang từ nhà Thương, Nhà Hạ, rồi có các sự tích như chim huỳnh điểu cắp 9 cái đỉnh đồng cho vua nhà Chu. Theo mẫu đẫy, họ viết lịch sử VN. Ở đây các nhà Nho VN đã lấy cái lô gics của nhận thức Nho giáo, nhưng không lấy nội dung.
Một việc khác, nếu lịch sử VN có thể viết được, nhiều khi phải căn cứ vào sử TQ, những gì các triều đại nhà Hán, nhà Đường viết về VN. Nhưng các nhà Nho Vn có sử dụng nó một cách mù quáng, y chang như các sử gia TQ viết không ? chắc chắn là không. Vì nếu thế Bà Triệu , Bà Trưng không thể anh hùng mà phải là Mã Viện, Lục Dận.
Khi tôi nói điều này, mọi người đều thấy là hiển nhiên. Nhưng khi các bác xem một bộ phim tài liệu do Pháp, do Mỹ dựng về chiến tranh VN, một cuốn sách lịch sử của họ viế về VN, thì các bác có được nhận thức của các nhà Nho VN với tư liệu TQ không, hay lại lập tức xuýt xoa, vội vàng mang sự khác biết cố ý hay vô ý của nó để quay ra bảo sử VN chính thống là sai, là không trung thực, và cảm tưởng như chỉ có mình là tài giỏi vì nhai lại được những điều mà phương Tây “khạc nhổ” ra. Tôi dùng từ này hơi mạnh, bởi vì khi họ đã ở vị thế kiểu này thì họ chỉ nhai lại được tuyên truyền tầm thường của nó, chứ chẳng biết tới được tinh túy của nó.
Như vậy khái niệm đổi hệ quy chiếu vẫn rất cần với người VN hiện nay. Có điều mọi việc bây giờ còn phức tạp hơn, nó không chỉ đơn giản trong lịch sử. Lấy một ví dụ khác, khi các bác cứ đòi “đa nguyên đa đảng”, có mấy người nhận thực được rằng ĐẢNG như ở VN không tồn tại trong các thể chế phương Tây. Và khái niệm ĐẲNG trong xã hội phương Tây không phải là ĐẢNG như ở VN. Chúng chỉ có tên giống nhau. Vì thế vai trò của nó cũng khác. ĐẢNG như ở VN không đảm nhiệm vai trò ĐẢNG của phương Tây. Còn ĐẢNG của phương Tây là ..lợi ích nhóm ở VN. ĐẢNG ở VN về chức năng giống tầng lớp VĂN THÂN trong lịch sử VN.
Chính vì thế tôi mới nói tới “tuyên truyền của phương Tây”, để người ta có thể nhận thức được vấn đề vong bản, vấn đề hệ quy chiếu này.
Nói tới đây thì phải nói thêm là, nếu tôi nói cần có sự phân biệt, không phải ta và Tây là đối kháng nhau, mà để học nó chính xác hơn. Biết cái gì dùng được cái gì không được, để trừ bì được nó.
Nhận thức về văn minh phương Tây này, khi tôi nghiên cứu nó là để dùng cho tôi, để tìm hiểu xã hội xung quanh tôi, là xã hội Pháp. Cá nhân một người gốc nước ngoài sống trong xã hội phương Tây, thì tìm hiểu điều này, rồi khúc xạ hay không khúc xạ được văn hóa của phương Tây không có sao. Bằng chứng, thiếu gì các loại lề trái tư duy như Tây không chết, bắt chiếc như tây không chết, thậm chí họ còn vênh vác. Bởi vì họ chỉ là một con ốc vít trong một xã hội.
Ngược lại, khi ép nó vào một cộng đồng, thì lại không được, vì lúc này toàn bộ sự khác biệt lịch sử, văn hóa, tâm lý xã hội .. sẽ hiện ra, vì lúc này chúng là cái khung, không còn là con ốc vít. Điều khốn khổ là, khi nói ra thì thói thường, người ta sẽ nói theo nhận thức cá nhân. Những điều đúng với một cá nhân, không đúng với một cộng đồng văn hóa, vì vị trí tráo đổi nhau.
Như vậy, khi tôi nói tới tuyên truyền phương Tây là những điều này, đó là nhận thức của nó có chiều, mặc dù đa dạng. Vì thế không nên nhầm đa dạng với tự do và khách quan. Một khi người ta có thể trừ bì được nó, có ý thức trừ bì nó,biết phương pháp trừ bì nó thế nào, thì phần còn lại sẽ là nhận thức sử dụng được.
Tôi không rõ đã sử dụng cụm từ “tuyên truyền phương Tây” ở những chỗ nào. Và có thể dùng nó dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nội dung của nó là như trên.

Thiên Lang
QUOTE(NVT2002 @ May 9 2021, 08:46 PM)
Về Trần Đức Thảo, lần đầu tiên em được nghe về ông là do thầy giáo của em nói. Thầy bảo ông Thảo được tôn vinh là "người cuối cùng bảo vệ chủ nghĩa Mác Lê", bởi vì ông đi theo hướng học thuật thuần túy, chứ không bị yếu tố chính trị làm ảnh hưởng. Việc ông bị kết tội ở vụ "Nhân Văn Giai Phẩm" là oan, vì ông không trực tiếp tham gia. Chẳng qua các ông khác cứ qua nhà ông Thảo hỏi han, nhờ vả về học thuật nên người ta tưởng ông có tham gia với cả nhóm.

*



@NVT2002
Ông Thảo có viết 2 bài báo, một đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông 1956, và bài kia đăng trong tạp chí Nhân Văn. Đảng đã căn cứ vào 2 bài này để kết tội ông Thảo. Ông bị kỷ luật rất nặng là tước bỏ mọi chức vụ, quyền lợi đồng thời còn bị đưa đi cải tạo. Nhưng so với những người bị vào tù thì vẫn còn nhẹ hơn, có lẽ là do ông có quan hệ gần gũi với ông Phạm Văn Đồng và cả ông Hồ Chí Minh.

Đây là link tham khảo hai bài đó:

Nội dung xã hội và hình thức tự do
Nỗ lực phát triển tự do dân chủ
Thiên Lang
QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 13 2021, 07:48 PM)
Nếu trên thế giới này không có một hệ thống chính trị như ở VN, tôi vẫn không thấy “đa nguyên đa đảng” của phương Tây là đúng cho một nước đang phát triển, có văn hóa ngoài văn hóa phương Tây.
Nhận thức đó tôi có được khi “ngâm cứu” lịch sử văn hóa chính trị của những nước đang phát triển, như ở châu Phi, Mỹ la tinh, .. Chính vì tôi ngạc nhiên thấy hệ thống chính trị này được tô vẽ bất chấp sự thật xẩy ra  trên thế giới  nên tôi mới nói.
*



Về đang nguyên đa đảng ngoài văn hóa phương Tây có Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật. Lẽ ra Việt Nam là 1 trong 4 vệ tinh chịu ảnh hưởng của khổng giáo cũng phải đi theo quy luật này. Ngoại lệ có lẽ là do cộng sản ở Việt Nam quá mạnh. Tôi vẫn cảm thấy bác thành kiến với Phương Tây. Hầu như xu hướng chính trị nào cũng có phe bênh phe chống, ngay trong chính truyền thông của Phương Tây. Bác lại nghĩ là họ chỉ tô vẽ thôi sao?

QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 13 2021, 07:48 PM)
PS. Phải nói thêm cho khỏi hiểu lầm. Tôi không phải là trí thức, tôi chỉ là người bình thường, phát biểu ý kiến của mình,vì tôi không làm nghề trí thức. A dua, hay phản đối không phải đặc trưng, bản chất của trí thức.
*


Nếu ngoài Làng Ven bác không có viết sách, viết báo thì có lẽ bác thuộc loại "nhà nho ở ẩn". Vì tôi vẫn phục kiến thức sâu rộng của bác.
Thiên Lang
Vì cuốn sách của TV-PNK viết có phần gượng ép, nên tôi cho là nó được ngụy tạo, nhưng vì không có bằng chứng nên không xác quyết. Nhưng ngay cả khi nó được ngụy tạo thì vẫn còn để ngỏ một câu hỏi. Liệu ông Trần Đức Thảo có nhận thức lại về chủ nghĩa Marx vào lúc cuối đời hay không?

Cần hết sức tỉnh táo tách bạch việc tác giả TV-PNK tô vẽ và việc sảy ra với một nhà nghiên cứu đã khá già yếu. Nhất là hoàn cảnh chính trị lúc đó tác động mạnh đến chính công việc triết học của ông. Sau khi ông Trần Đức Thảo viết cuốn: "Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người". Là do ông Thảo thấy cần phải phê phán lối tư duy của những người cộng sản mà theo ông là cực đoan và sai lầm. Điển hình là Althusser (một người Mác-xít nhấn mạnh quan điểm cấu trúc và đấu tranh giai cấp) và đội ngũ trí thức Campuchia học ở Pháp lúc ấy. Có lẽ ông Thảo thông qua quyển sách đúc kết sai lầm của Pol Pot, Ieng Sary, Khieu Samphan, cũng là du sinh thuộc địa sang pháp học giống ông Thảo. Họ chỉ sau ông Thảo một hai khóa và chịu ảnh hưởng của Althusser. Vào lúc cuối đời ông Thảo phải chứng kiến sự sụp đổ của khối Đông Âu, Liên Xô tan rã, nước Đức cộng sản bị sát nhập vào Tây Đức. Những sự kiện này ít nhiều có ảnh hưởng đến tư duy của ông.

Ngoài ông TV-PNK còn một người thứ hai có nói về việc ông Thảo muốn "quay về với tự do". Ngầm hiểu là ông muốn phủ định lại toàn bộ quan điểm của khối cộng sản và rất có thể là có ý định từ bỏ Marx. Người này là ông Nguyễn Ngọc Giao, một Việt Kiều đi du học từ chế độ Cộng Hòa, ngả theo miền Bắc hồi chiến tranh, và rồi lại quay trở lại trung lập. Ông Nguyến Ngọc Giao viết rất nhiều bài trên trang diendan.org. Trong đó có bài quan trọng liên quan đến mấy tháng cuối đời của ông Trần Đức Thảo:

Trần Đức Thảo - một chút duyên nợ
(Trong bài này ông Giao có kể lại một số bằng chứng rằng ông Thảo rất ghét Althusser.)

Còn ngược lại, người cho rằng cuốn "Những lời trăng trối" là bịa đặt thì có Cù Huy Hà Vũ. Ông Vũ viết một bài đăng lên BBC tiếng Việt năm 2018 để khẳng định mối liên hệ cá nhân với ông Thảo trước lúc chết và không hề nhận thấy một sự phản tỉnh như TV-PNK viết.



Phó Thường Nhân
@Thien Lang,
Không, điều Thien lang nói làm tôi ngac nhiên, vì thấy mọi người có thể đánh giá tôi quá cao. Tôi không có viết sách vở gì cả, và tôi cũng chỉ viết ở langven này thôi. Những gì tôi viết đơn giản chỉ là hobby của mình, giống như có người thích uống rượu, có người thích uống bia, tôi thì thích tìm hiểu lịch sử văn hóa.
Để trả lời câu hỏi về Đài loan, Hàn quốc, Nhật, Thiên lang nói tại sao họ theo dân chủ kiểu Mỹ mà Vn lại không. Nếu tôi không nhầm thì tôi đã từng đề cập tới những vấn đề này rồi. Vì nó là một câu hỏi rất thú vị. Nó thú vị ở chỗ, người ta hay ngộ nhận nói rằng, nếu VN theo Mỹ như thế thì cũng sẽ như những nước này, và họ thường lấy lý do đấy để nói rang VN phải theo dân chủ đa nguyên đa đảng phương Tây thì sẽ phát triển như họ. Hoặc có thể nói nếu miền Nam cũ còn tồn tại thì nó sẽ là một dạng Hàn quốc.
Thực ra thì VN, chủ yếu là miền Nam, vì Mỹ chỉ vào miền Nam thôi từ năm 1954, có thể có cơ hội như vậy, nhưng trong trường hợp này (tức là chính quyền miền Nam cũ vẫn giữ được), thì miền Nam Vn chỉ tiến tới dạng Philipine thôi. Tại sao ?
Trước khi trả lời câu hỏi này thì tôi sẽ nói về 3 nước đồng chủng đồng văn với VN, để xem nó có cái gì đặc biệt.
Nói về Nhật bản. Nước này đã theo hình thức phương Tây từ năm 1868 tức là thời cách mạng Minh Trị. Vì thế trường hợp của Nhật là đặc biệt. Nếu có điều đáng nói về Nhật khi áp dụng mô hình này thì nó có hai điều:
1- Từ năm 1868 đến khi Mỹ chiếm đóng Nhật vào năm 1945, hình thái này không áp dụng được đầy đủ, và nước Nhật rơi vào tình trạng quân phiệt (ta gọi là phát xít Nhật). Như vậy khi áp dụng kiểu phương Tây, nước Nhật cũng xa vào tình cảnh như Thái lan, hay Miến điện hiện tại. Nó gần với Miến điện, vì nhà nước thâm sâu của nó trong thời kỳ này có vai trò giống như quân đội Miến hiện tại, nhưng nó lại giống Thái vì có ông Vua làm trọng tài. Điều khác biệt duy nhất là Nhật rất mạnh và là cường quốc nên Nhật đi xâm lược, chứ không chi bo bo ngồi nhà như quân đội Thái hay Miến.
2- Điều thú vị thứ 2 là từ năm 1945, Nhật là một nước bị Mỹ chiếm đóng. Nhà nước thâm sâu của Nhật hiện tại có vai trò trực tiếp của quân đội Mỹ. Chính vì thế mà ví dụ TQ hiện tại, có câu kéo thế nào đi nữa thì Nhật không thể ngả vào TQ được, bất chấp quan hệ kinh tế Nhật-TQ phát triển thế nào. Về hình thức, sau hiệp định Francisco 1952, thì Mỹ đã trao trả chủ quyền cho Nhật, nhưng vẫn có hiệp định liên minh quân sự giữa hai nước, và đặc biệt nó có cả những điều khoản kín, không được công bố. Hiện nay người Việt làm việc ở Nhật sang nhật du lịch rất nhiều, các bác nếu để ý sẽ thấy là ở sân bay quốc tế nhật, có một cửa vào riêng cho lính Mỹ, Nhật không kiểm soát (không được kiểm soát thì đúng hơn). Gần đây nhất, khi có họp hội nghị hai bên theo kiểu 2+2 giữa Nhật và Mỹ (thời Binden), tức là bộ ngoại giao và bộ quốc phòng hai bên họp cùng lúc, Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ bay sang Nhật, đươc lính Mỹ tiếp đón (vì nó bay tới căn cứ quân sự Mỹ, không thuộc chủ quyền của Nhật dù tiếng là Mỹ thuê). Như vây về chủ quyền, Nhật chỉ có chủ quyền hạn chế. Và hệ thống dân chủ của Nhật tồn tại là do quân đội Mỹ đóng ở đây một phần.
Điều đặc biệt thú vị, là mặc dù thế, chế độ của Nhật là 1 đảng thật, đa đảng giả
Nói một cách khác, nếu Nhật thực sự độc lập, có chủ quyền đầy đủ, thì không biết hình thái nhà nước nó thế nào.
Phó Thường Nhân
Về Hàn quốc, thì tình trạng cũng như vậy.Nhà nước thâm sâu Hàn quốc có quân đội Mỹ. Như vậy họ cũng chỉ có chủ quyền hạn chế. Nhưng có một điều thú vị, đó là sự phát sinh của dân chủ Hàn quốc không phải là do Mỹ muốn như vậy, mà người Hàn muốn dùng thể chế này để đuổi Mỹ đi.
Tại sao câu chuyện nó lại như vậy. Bởi sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1954), thì chế độ ở Hàn quốc là chế độ độc tài như chế độ Diệm ở miền Nam. Đây là thời kỳ Lý Thừa Vãn. Và nó cũng có một thời kỳ thứ II, tương đương với thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu ở Miền Nam. Đó là chế độ Pác Chung Hy. Chính thời này mà Hàn quốc cất cánh.Hàn quốc cất cánh về kinh tế không phải bởi vì dân chủ mà trong chế độ độc tài.
Trong suốt thời kỳ này, một bộ phận tầng lớp dân của Hàn quốc, ta có thể coi tương đương như lực lượng chính trị thứ 3 ở miền Nam cũ đi, thì họ đấu tranh dân chủ, để lấy cớ dân chủ để có thể thống nhất hòa bình với Triều Tiên. Chính vì thế mà suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Hàn quốc không thể có dân chủ kiểu phương Tây, dù là Mỹ chiếm đóng. Vì Mỹ lo sợ tiến trình này.
Không phải ngẫu nhiên mà bầu cử tự do ở Hàn lại xẩy ra vào năm 1988, là thời kỳ mà dấu hiệu khối XHCN cũ cùng Liên Xô sẽ tan rã quá rõ ràng (VN ta đối mới 1986). Lúc này thì Mỹ không sợ nữa, và vì thế Hàn quốc có dân chủ. Tôi “bật mí” thêm cho các bác biết để theo dõi tình hình Hàn quốc là, nếu ở Hàn quốc, phái tả (tức là chính phủ ở Hàn hiện tại), mà lên, thì họ tìm cách duỗi khỏi Mỹ, tìm cách thân TQ, Triều Tiên. Nhưng bao giờ cũng bị Mỹ nó giật lại, như con chó bị xích bằng sợi dây ngắn quá không chạy ra xa được. Không kể ngoài phái tả này, thì phe hữu là phái Pác chung Hi cũ nó cũng đủ mạnh để ngăn ông. Chính vì thế mà mới có phi vụ bà tổng thống cũ (con gái Pác Chung Hi) bị đi tù, và Hàn quốc luôn lôi vấn đề xích mích với Nhật ra để tìm cách cân bằng khỏi bị trói quá chặt.
Tình trạng ở Đài loạn cũng có điều tương đồng với Hàn quốc. Ở đây dân chủ (Đài chuyển đổi cũng vào khoảng năm 87,88) lại được sử dụng để khẳng định chủ quyền với TQ. Tại sao ? vì về nguyên tắc quốc tế, chỉ có một nước TQ, nhưng với hệ thống dân chủ, thì có thể biện lý do là người dân đài loan có dân chủ, họ không muốn nhập TQ. Cái lý kiểu này cũng giống như khi Nga tổ chức trưng cầu dân ở Crimea để xát nhập vậy. Chính vì thế mà mỗi lần đảng dân tiến (tức là đảng đòi độc lập cho đài loan) thắng cử,, thì ở lục địa TQ lại lồng lên.
Với những phân tích trên, các bác có thể nhận thấy rằng dân chủ đa đảng ở những vùng có văn hóa Nho giáo là do Mỹ tham dự trực tiếp vào nhà nước cứng ở đây. Một điều thứ hai nữa, quan trọng nhất nếu nói về mặt xã hội nội bộ ở những nước này, không tính đến vai trò can thiệp nước ngoài, thì đó là cách các nước này muốn có độc lập chủ quyền.
Những điều này VN không có. Mỹ không có đóng quân ở VN, còn chủ quyền nhà nước thì Đảng CS VN đã làm quá tốt, làm sao làm hơn được hơn.
Cũng chính vì thế mỗi khi lề trái “yêu nước” chống TQ thì nó lại lồng lên khiêu khích, đánh vào tâm lý người dân để nói nhà nước VN hiện tại sợ TQ, không bảo vệ được chủ quyền .. v.. v..
Tại sao tôi lại nói là chế độ miền Nam còn tồn tại, thì nó chỉ đạt tới mức độ Philipine. Bởi vì cấu trúc xã hội hai bên giống nhau. Chế độ ở Philipine một phần lớn vấn là do phong kiến chúa đất nắm, tương tự như ở miền Nam trước đây, hiện nay vẫn vậy. Một điều nữa mà cả Philipine và VN đều không có, đó là cả Đài loan và Hàn quốc đã được Nhật bản công nghiệp hóa từ thời thuộc địa. Điều không có ở cả VN và Philipine. Một điều nữa cũng nên để ý là cả Nhật, Hàn, Đài, .. đều nằm trên biên giới đối kháng với phe XHCN cũ. Trong trường hợp này, thì Mỹ không ứng xử như là với phần châu Mỹ la tinh, mà nới tay hơn, vì các nước này phát triển, thì an ninh của Mỹ cũng được củng cố, khỏi phải “bánh bao”.
Chế độ miền Nam VN cũng có cái thuận lợi này, nhưng nó không biết dùng, mà giả dụ có dùng thì nó cũng không có những tiền đề công nghiệp hóa như Đài, Hàn.
Chính vì thế mà có tồn tại thì cũng ngang ngửa ông Phi thôi. Tin cuối cùng nhận được trên báo gần đây, PNB của VN đã vượt Phi. Nên nhớ rằng Phi là thuộc địa cũ của Mỹ, quan hệ với Mỹ phải mật thiết hơn là VN – Mỹ. Nước này được “trao trả độc lập” từ năm 1948, từ đó hòa bình. VN còn chịu đựng hơn 30 năm chiến tranh (1945-1991), vậy tại sao nó tiến chậm vậy. Mà lại còn “dân chủ” cũng khoảng từ năm 1988 nữa chứ. Tất cả các ưu điểm mà các bác muốn đều có nào là thân Mỹ, nào là dân chủ Vậy các bác nói sao ?
Phó Thường Nhân
@thienlang,
Vì thiên lang cứ băn khoăn là cuối đời bác Thảo bác ấy có chối bỏ chủ nghĩa Mác không thì câu trả lời là KHÔNG. (theo nhận xét của tôi)
Cái quyển sách dở hơi kia, tôi cũng thấy nó hay (do thien lang nói tôi mới tìm đọc), nhưng không phải là vì bác Thảo, mà nó là một tập hợp tất cả tư duy lề trái cô đậm lại, với tất cả sự bịa đặt dựng chuyện của nó, trang nào cũng có chỗ để cười như truyện Trạng Quỳnh. Các bác có thể dùng nó làm tư liệu để hiểu các dạng “việt kiều yêu nước” nếu thích làm chính trị, thì họ nghĩ như thế nào hơn là hiểu bác Thảo thế nào.
Nếu thực sự có tư liệu về bác Thảo, thì tôi thấy chỉ được một dòng. Đó là lúc họ nói bác Thảo nói chuyện về chủ đề gì ở nhà văn hóa VN của hội Việt kiều. Nhưng ngay sau đó, họ cũng nói là chẳng hiểu gì cả. Còn tôi, nhìn mấy cái chủ đề bác ấy muốn nói, thì tôi biết là bác ấy muốn nói tới hiện tượng học.
Nhưng trang cuối, họ tung cái tin giật gân là bác ấy chối bỏ chủ nghĩa Mác, nhưng chẳng biết chối bỏ thế nào thì bác ấy đã chết. Kết cục kiểu này thì khác gì kiểu phim truyền hình Hàn quốc, cực kỳ gay cấn, gay cấn đến mức người xem tò mò không biết kết thúc ra sao, thì nó kết thúc bằng kiểu các nhân vật mâu thuẫn đều lăn đùng ra chết về .. ung thư thế là hết chuyện. Thế thì còn gì để nói.
Thiên lang poste mấy cái tư liệu hay đấy. Để rồi từ từ tôi sẽ nói phân tích của tôi.
Phó Thường Nhân
@thiên lang,
Để nói nó là ngụy tạo thì đây này. Tôi chỉ đọc vớ vẩn sơ qua thì thấy mấy điểm sau:
1- Những điều nói về Hồ chủ Tịch. Ví dụ lúc nói bác bị bắt ở TQ là vì trong người “mang nhiều đô la quá”. Đọc tới đây thì tôi chỉ còn biết phì cười. Hiển nhiên đây là chuyện ngớ ngẩn. Vào thời điểm bác Hồ bị bắt ở bên TQ, và viết nhật ký trong tù, việc bác bị bắt là tình cờ, trong một dạng chiến dịch bắt người nhập lậu ở TQ, giống như bây giờ ở VN bắt người TQ nhập lậu tránh COVID vậy. Còn tại sao lại thế vì lúc này TQ Quốc Dân Đảng, đang đánh nhau với Nhật, vì thế dân cư TQ xáo trộn, mà chính quyền Quốc Dân Đảng lại sợ cac loại gián điệp như của Nhật, của Đảng CS TQ. Chinh vì thế mà sau họ cũng thả ra, vì không biết đấy là Nguyễn Ái Quốc/Hồ chí Minh.
Nhưng điều họ nói về bác Hồ (thông qua miệng bác Thảo) rất giống lô gics nói trong cuốn Hoa xuyên tuyết, của Vũ Thư Hiên. Kiểu ông cụ không biết gì đâu, thế này thế kia.
2- Nói việc Bác Thảo về tham gia kháng chiến có sự giúp đỡ của đảng CS Pháp và ..Liên Xô để cân bằng lực lượng với ảnh hưởng TQ. Đây cũng là điều bịa đặt, tại sao ? vì bác Thảo về Việt Bắc năm 1951. Vào thời điểm đó chưa có xung đột TQ-Liên Xô, phải đợi tới nắm 60 mới có điều này. Suốt thời Stalin còn sống, TQ vẫn được giao nhiệm vụ giúp cách mạng châu Á cụ thể là Triều Tiên và VN. Vậy lấy đâu ra chuyện Liên Xô cần cân bằng ảnh hưởng với TQ ở VN. Cái này có lẽ cũng có dấu vết của Vũ Thư Hiên.
Vũ thư Hiên là có phải là con của Vũ Đình Huỳnh, thư ký của Bác Hồ không ? Sau này Vũ Thư Hiên bị bắt vào thập niên 60, và câu chuyện này cũng được đưa lên ầm ỹ cùng với vụ Hoàng Minh Chính, là viện trưởng viện triết học lúc đó lúc mở cửa vào những năm 90. Trong cuốn tự sự Hoa xuyên Tuyết mà Vũ thư Hiên viết về sau (in ở châu Âu), kể về đời đi tù của mình, người đọc thấy ông ấy kể cảnh khổ ở nhà tù VN, nhưng cứ thấy nói loanh quanh mà không hiểu tại sao bị bắt. Cái câu chuyện liên quan tới quan hệ VN-Liên Xô vào đầu những năm 60, khi Khơ rút xép nắm quyền ở Liên Xô. Lúc này Liên Xô “xét lại”, nên không muốn ủng hộ VN thống nhất đất nước, còn TQ vì lúc đó chống Liên Xô nên lại ủng hộ. Hơn thế nữa, Liên Xô cũng câu cả sinh viên VN học ở Liên Xô lúc đó ờ lại để tạo “bù nhìn”, câu cả được một ông tới hàm đại tá. Vũ thư Hiên, vì là con cái quan chức cấp cao nên chuyên lang thang vào các sứ quan Liên Xô, Mông Cổ (theo cuốn sách), thời mà người VN thường đâu có làm thế. Ông này vô tội hay có tội tôi không rõ, nhưng vấn đề là không thể xử được, vì vấn đề nhậy cảm, VN cần cả Liên Xô và TQ, nên không thể ra mặt hành động, vì làm thế khá nào vả vào mặt ông Liên Xô. Tương tự như vậy, Hoàng Minh Chính ủng hộ quan niệm xét lại của Liên Xô, và VN cũng không thể xử công khai.
Chính vì thế, trong cuốn sách về bác Thảo này, chởi bới TQ thì có, chửi bới Liên Xô thì không. Tại sao ?
Có rất nhiều điều cuốn sách nói, giống như là vào thời điểm mà quyển sách này được viết ra tức là vào những năm 2014, 2016. Những chuyện về tham nhũng mở cửa, về TQ, .. Bác Thảo mất năm 1993, năm 1996 thì VN mới hết embago Mỹ, thế mà lời bác ấy nói như là người sống sau thời điểm 2000. Làm sao bác ấy “tiên tri” được khủng thế.
Rồi còn chuyện bác Thảo nói chuyện với bộ chính trị, về chiến tranh và hòz bình nữa. Nhưng điều bác ấy nói (được nhét vào mồm bác ây), là nhận thức bây giờ ở Pháp. Tức là nhận thức chiến tranh đã làm cho Pháp trở thành chư hầu Mỹ. Vào năm 51, khi bác Thảo về VN, thì vị thế nước Pháp còn to lắm. Làm sao có nhận thức kiểu này được.
Chính vì thế tôi mới nói là cuốn sách là tập văn tổng hợp các luận điểm chống cộng của “Việt kiều yêu nước”, và những điều họ viết ra là nhận thức của họ vào thời điểm cuốn sách được viết.

Thiên Lang
@bác Phó,
Đúng là bác đã phân tích về các trường hợp của Nhật, Hàn rồi, hình như cả Đài và Sing nữa. Tựu trung là bác bảo các nước này cũng là độc tài. Nhưng theo em dù độc tài, hay đa đảng nửa vời thì vẫn treo trên đầu các chính phủ này một cái hiến pháp, ít nhất nó làm cho các chính phủ này biết sợ, giới hạn sự độc đoán và mức độ nào đó nó tôn trọng những quyền cơ bản để giới văn nghệ sĩ được tự do. Đa đảng hay độc tài chưa thể quyết định được toàn bộ vấn đề, vì còn nhiều yếu tố bên trong bên ngoài nữa. Chẳng hạn nhờ cái dịch Covid này mà các chế độ toàn trị được cộng thêm khá nhiều điểm. Mà cái dịch Covid này thì đến các chuyên gia y tế hàng đầu còn không dự báo nổi, hỏi làm sao những nhà triết học như Trần Đức Thảo có thể lường trước được.
Phó Thường Nhân
@Thiên lang,
Thiên lang có vẻ lẫn lộn nhiều khái niệm quá. Đầu tiên, tôi không nói các chế độ ở Hàn, Đài, Nhật bây giờ là độc tài. Ý của tôi là thế này. Hệ thống chính trị ở các nước theo mô hình phương Tây nguyên cả tên của nó là “đại nghị tư sản đa nguyên đa đảng”. 8 chữ này chữ nào cũng có nghĩa của nó cả. Đại nghị là vì nó có quốc hội. Tư sản là bản chất nhà nước của nó là chuyên chính tư sản. đa nguyên là lợi ích nhóm tụ họp lại trong cái gọi là xã hội dân sự, đa đảng là lợi ích nhóm thể hiện trong chính trị. Hệ thống chính trị này có hai trạng thái hoán đổi cho nhau tùy theo tình hinh và cấu trúc xã hội của nó. Giống như nước có thể lỏng và thể rắn (đóng băng), thì thể chế này cũng có hai dạng:
Với các nước tư bản phát triển cao, thì nó có thể trạng phát xít hay dân chủ. Cả hai thể trạng đều là của giai cấp tư sản, tùy theo tình hình kinh tế chính trị nó quản lý xã hội ở dạng nào. Vì thế ta mới có dân chủ Pháp, Mỹ, hay phát xít Nhật, Đức.
Với các nước dang phát triển, khi áp hệ thống này vào thì nó cũng có hai thể trạng : độc tài hay dân chủ mại bản. Vậy độc tài khác gì với phát xít. Nó khác ở chỗ độc tài không phải là của giai cấp tư sản mà là một lực lượng thế chỗ giai cấp tư sản. Thường nó là quân đội. Bởi thể chế đa nguyên đa đảng chỉ hợp cho một xã hội có giai cấp tư sản đầy đủ như ở phương Tây, khi ép vào các nước phát triển không có cấu trúc xã hội này, thì nó làm tan hoang tất cả, và trong trường hợp ấy, cơ chế duy nhất còn lại có tổ chức, là quân đội.
Thế còn nếu nó có thành dân chủ thì nó sẽ là một dạng dân chủ mại bản, hay dân chủ không đầy đủ. Dân chủ mại bản là thế nào. Đằng sau đa nguyên đa đảng là lợi ích nhóm, và thực ra nó là một quá trình tư hữu hóa hệ thống chính trị. Vì thế, người ta có thể thấy Macron ngày trước ngày sau lập được “đảng”, Trump thì nhảy được vào chính trường Mỹ, vì họ có tiền. Trường hợp Macron là tư bản tài chính Pháp, trường hợp Trump đầu tiên là một phần tiền túi. Hãy lấy ví dụ ở Vn, nếu Vn theo thể chế này, mà lại lập được dân chủ, thì nhà nước sẽ nằm trong tay các nhóm nước ngoài như Samsung, vì sao ? vì họ có tiền. Tất nhiên không phải là một ông Hàn quốc xông ra tranh cử, mà là một ông VN được nó “lái”. Tại sao lại thế ? vì cấu trúc kinh tế VN hiện tại FDI là chính. Tôi nói chuyện này không phải là đùa, mà nó đã từng tồn tại. Ví dụ ở châu Mỹ la tinh, các nước cộng hòa ở đây vẫn được gọi là cộng hòa chuối (banana republic), vì hãng United Fruit của Mỹ là hãng nắm kinh tế ở đây. Chính nó đã chi trả tài chính cho hệ thống đa nguyên đa đảng ở đây, và như vậy làm gì còn dân chủ nữa mà là thuộc địa kiểu mới.
Khá khẩm hơn thì sẽ là các dạng tài phiệt trong nước, nhưng họ cũng là một đống ô hợp, chứ không phải là giai cấp đầy đủ, vì thế nó sẽ dẫn tới tình trạng nhà nước Elsine ở Nga
Một khi những nhóm tài phiệt này nắm hệ thông chính trị, thì đừng hòng nó nhả ra vì các bác có một hiến pháp. Bởi vì nắm quyền lại “lợi ích nhóm ăn cơ chế”. Chính vì thế mà nó phải biến báo, bầu cử đểu để có thể giữ quyền. Và từ đó sẽ dẫn tới .. đảo chính như ở Miến điện hay Thái, đến hẹn lại lên.
Trong trường hợp có các nhóm tư bản trong nước tồn tại, thì vẫn chưa hết chuyện, mà nó sẽ có hiện tượng tư sản mại bản. Đây là câu chuyện xẩy ra ở Phi ở Nam Mỹ, và kết quả sẽ là trì trệ không phát triển. Tại sao ? vì các dạng tư sản này liên quan mật thiết với tư sản nước ngoài, là chân rết của nó. Nếu nó đã là chân rết, thì không bao giờ nó muốn kinh tế trung nước phát triển độc lập cả, mà sẽ tìm cách để giữ vị thế mại bản.
Cách đây mấy hôm, tôi thấy có một cái tin khá buồn cười trên báo VN nói về một chương trình TV để cho các ông Shark (cá mập) gặp gỡ ý tưởng đầu tư. Trong đó có một cá mập ve vãn ngay một cô đang có ý tưởng lập hãng bán xe đạp gì đó. Cách thể hiện của Shark này chính là cái tư duy “khuỳnh” của tư sản mới nổi (mà giờ ta gọi là “đại gia”à ở VN). Những hạng này làm sao quản lý được nhà nước. Mà tôi cũng nghi là không biết giầu thật hay là giầu “nợ”, cũng như sau chương trình có thật là đầu tư không, hay chỉ là trò chơi giật gân làm buzz, hay là cái chương trình này được họ sử dụng như một dạng marketing đánh bóng mạ kền tên tuổi như một cái mác,chứ đầu tư đầu tiếc gì.
Tôi nói đến đây thì thiên lang có thể nói là những điều này có gì liên quan tới tự do cho giới văn nghệ sĩ ? Có chứ, tự do của giới văn nghệ sĩ phụ thuộc vào thể trạng và hoạt động của hệ thống chính trị. Nếu hệ thống chính trị đã rối loạn, thì làm gì có tự do ngoài tự do kiểu 4 chữ C (các chú cứ phá). Mà khi nó đã rối loạn rồi, thì người ta phải đi kiếm miếng ăn, chứ đau còn ngồi đó để đòi “tự do nói”. Chính vì thế mà sau mùa xuân Ả rập ở Tunissia, rất nhiểu người tiếc chế độ cũ, dù họ biết nó không ra gì. Tại sao ? vì họ được tự do nói nhưng thất nghiệp, kinh tế trì trệ, xã hội rối loạn, .. cái tự do nói kia là vô ích. Là cái bãnh vẽ mà phương Tây bán cho người ta. Điều thú vị là cái tự do cho nghệ thuật mà thiên lang nói tới đang được dần dần thành hình ở VN. Còn tại sao tôi sẽ nói tiếp sau.
Phó Thường Nhân
Ở trên trong chủ đề này, tôi có nói là tôi sẽ nói về duy vật biện chứng, về vấn đề lịch sử , mà troskisme là một ví dụ, rồi về bác Thảo. Tôi sẽ lấy một trích đoạn của bác Thảo tranh cãi với học giả Kojev (Pháp) về Hê ghen, để chỉ cho các bác cái thú vị của bác ấy. Sau đó Thiên lang có nói tới toàn trị, rồi có bài báo của Nguyễn Ngọc Giao. Như vậy tôi sẽ viết khá dài trong chủ đề này (nếu còn hứng). Nhưng có lẽ Thiên Lang và nhiều người khác theo dõi chủ đề này muốn mỳ ăn liên luôn, thì tôi sẽ nói luôn ở đây theo tôi bác Thảo cập kênh với VN cái gì, tại sao ? vì dù sao các bác cũng muốn tìm hiểu về bác Thảo
Với tôi bác Thảo vừa là một nhà mác xít, vừa không phải mác xít. Mác xít của bác ấy không phải là Mác-Lê nin, mà là một dạng Marxien. Do bác ấy bị ảnh hưởng và có nhận thức của các học giả tư sản Pháp vào đầu thập niên 50 (năm 1951 thì bác ấy đã về Việt Bắc rồi).
Nói bác Thảo là Mác xít, bởi vì bác ấy đã dùng duy vật biện chứng để tìm hiểu triết học hiện tượng của Husserl. Sở dĩ bác ấy dùng duy vật biện chứng được, vì văn hóa truyền thống của VN, ví dụ đạo Phật, hay đạo Nho rất gần gũi với phép biện chứng này, đặc biệt là đạo Phật. Đây là điểm đặc sắc của bác ấy, khiến giới học giả phương Tây nể phục.
Nhưng bác Thảo cũng không phải là mác xít trong quan hệ của bác ấy với chủ nghĩa Mác. Ở đây tôi sẽ lấy ví dụ của Althusser làm ví dụ. Allthusser đã nghiên cứu chủ nghĩa Mác như một mục đích, chứ không phải dùng chủ nghĩa Mác như một công cụ. Ông này đã dùng thuyết cấu trúc (structuralisme) để phân tích chủ nghĩa Mác. Trong trường hợp ấy thì ông ta không còn là người Mác xít nữa, mặc dù ông này vẫn là đảng viên đảng CS Pháp đến tận cuối thập niên 70.
Để hiểu cái mâu thuẫn này, tôi lấy ví dụ chủ nghĩa Mác như một cái đục, tôi là phó mộc, tôi sẽ dùng nó để đóng giường tủ, xây nhà (tức là dùng chủ nghĩa Mác để nhận thức). Chuyện gì xẩy ra, nếu tôi mang cái đục đi mài, lúc này cái đục không còn là công cụ nữa mà là .. mục đích(object). Và trong trường hợp này, công cụ của tôi không còn là cái đục, mà là hòn đá mài. Hiển nhiên hòn đá mài và cái đục không giống nhau. Chuyện gì xẩy ra nữa khi tôi lại mài cho cái đục .. cùn đi (chứ nếu làm nó sắc lên thì còn hiểu được)
Nói một cách khác, người ta không thể sử dụng chủ nghĩa Mác như là một công cụ(methode) đồng thời lại là mục đích nghiên cứu (Object). Vì hai điều này mâu thuẫn với nhau. Ví dụ như Allthusser, khi ông ấy đã định “cấu trúc lại chủ nghĩa Mác”, thì có nghĩa là chủ nghĩa mác không còn là công cụ nhận thức để ông ấy tìm hiểu thế giới nữa, trong trường hợp này, thì ông ấy không còn là Mác xít.
Chỉ sau Althusser, thì ở Tây Âu mới có chuyện Marxien, tức là tách rời ông mác trẻ ra ông mác trưởng thành, rồi dùng nó đánh lẫn nhau, bàn luận xem nó đúng hay sai. Người ta có thể coi nó , tức là Marxien được hình thành ở Pháp sau tác phẩm “Giành cho Mác” (pour Marx) của Althusser ra đời vào năm 1965. Tôi có bản in lại vào năm 1996. Bác Thảo về nước năm 51, thời đó tư tưởng Mác xít vẫn rất thịnh hành ở Pháp, dù nó không phải là Mác-Lê nin. Vì thế bác ấy không phải là Marxien chính hiệu con nai vàng, nhưng cái tư duy do việc bác ấy được đào tạo tại Pháp sẽ dẫn bác ấy tới một dạng tương tự. Chính xác thế nào thì tôi không rõ. Cả bác ấy và Althusser đều được đào tạo về triết học trong một cái lò ra đó là đại học sư phạm Pháp.
Nếu Althusser “mài chủ nghĩa Mác” có phương pháp, thì bác Thảo lại không. Sự phản ứng của bác ấy chỉ là do nguồn gốc đào tạo tạo ra, khi nhìn thấy sự ứng dụng ở VN. Chính sự lủng củng này của bác ấy (mâu thuẫn giữa lý tưởng bác ấy theo, và cái phông văn hóa bác ấy được dậy ở Pháp đối diện với thực tế VN) có lẽ đã khiến bác ấy .. dị ứng với Althusser vì bác ấy vẫn có cái hồn Mác xít, nhưng một dạng Mác xít lủng củng, do để nhầm vị trí của chủ nghĩa Mác trong nhận thức của bác ấy, vì người ta phải chọn. Hoặc chủ nghĩa Mác là công cụ, hoặc nó là mục đích (object) nghiên cứu.
Tôi cũng rất thích phần marxien, thích cả chủ nghĩa cấu trúc. Ví dụ như ở trên tôi nói tới alienation (vong bản) hay domination (đô hộ), chính là Marxien, nhưng nó giúp tôi tìm hiểu thế giới rõ hơn, chuẩn hơn. Tôi cũng dùng chủ nghĩa cấu trúc. Nhưng cả Marxien lẫn structuralisme lại chắp thêm cách cho chủ nghĩa mác – lê nin mà tôi sử dụng, chứ tôi không dùng nó để mài mòn đi chủ nghĩa Mác. Cái này thì tôi sẽ nói sau.
Vào thời Althusser cho ra đời kiểu đánh giá lại Mác theo thuyết cấu trúc (1965), thì nó nổi lên vấn đề “no humanism” (vô nhân văn) mà người ta phê phán thuyết của ông. Nhưng nó thực ra không có cơ sở. Còn cái gì mà Pôn pốt áp dụng ở Cam pu chia là một sự cực đoan của hình thức chính trị thời “bè lũ 4 tên” (như ngày nay ở TQ gọi) chứ không liên quan gì tới phi vụ phê phán cách đánh giá chủ nghĩa Mác “vô nhân văn” của Althusser cả.
Pages: 1, 2, 3, 4
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.