Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Nguyễn Tuân
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
NVT2002
Nguyễn Tuân. Nhà văn có cách viết mà tôi rất thích. Ông nhìn đời và viết rất Tinh tế nhưng trong cuộc sống đôi khi hơi chua ngoa.
TUYỂN TẬP NHỮNG NGƯỜI BỊ NGUYỄN TUÂN CHỬI

1, HOÀNG TRUNG THÔNG

- Thế mà Hoàng Trung Thông nó bảo nhấm nháp chém đầu người. Thằng cha cũng làm văn mà sao nó ngu thế!

- Mình buồn cho những kiếp người chịu oan khuất, buồn cho đời. Nó lại viết như mình khóc nhân tình vậy.

2. NHƯ PHONG

- “Còn Như Phong, còn Mao, thì không thể có Tuyển tập Nguyễn Tuân”. Ông Như Phong có lần nói, văn Nguyễn Tuân để cho người hút thuốc phiện và hát ả đào đọc. Tôi giận lắm. Tôi bảo Như Phong: “Tôi giận anh lắm, thế trước cách mạng, tôi hút, anh cũng hút. Thế có phải lúc đó vì đọc sách của tôi mà anh hút không?”

Và lúc Như Phong chết vẫn bị Nguyễn Tuân chửi là thằng mặt lợn.

3, VŨ ĐÌNH LIÊN

- Tôi ghét cái anh Vũ Đình Liên. Nhà ở Chợ Đuổi, chả biết vợ con xích mích thế nào, không ở được với nhau, cứ đến ở nhà Vũ Trọng Phụng. Đúng là một anh thần kinh!

- Tôi ghét anh Vũ Đình Liên. Tôi biết hồi trước anh ta có chơi bời gì đâu. Thế mà cứ nói dối là ngày xưa tôi cũng chơi bời cô đầu, cô đít, ra vào tiệm ăn, tiệm hút… Giống như cái anh Vũ Ngọc Phan. Hay gì, đẹp đẽ gì cái đó mà cũng phải nói dối, cứ “hư cấu” ra làm cái gì.

4, CHẾ LAN VIÊN

- Có hai chữ thi nhân và thi sĩ. Tôi thích chữ thi nhân hơn. Thi sĩ là chỉ anh có nghề làm thơ. Còn thi nhân thì sang và đẹp từ bản chất con người. Chế Lan Viên không đáng gọi là thi nhân. Thi sĩ thì có thể được bao nhiêu phần trăm đấy.

- Anh Chế Lan Viên ở trong Nam bắn tin ra ngoài này cho tôi, không hiểu sao, anh Nguyễn Tuân cứ thấy tôi là lảng tránh không muốn gặp. Hôm ấy họp chi bộ, tôi nói với cô Lê Minh là bí thư: “Cô ghi lại rồi bắn tin cho anh Chế Lan Viên hộ tôi: “Đúng là tôi tránh mặt anh ấy thật. Lý do là tôi đã già rồi. Người già tính khí bất thường. Tôi sợ gặp anh ấy, lỡ tôi nổi nóng lên, tát cho anh ấy một cái thì làm thế nào. Đồng chí với nhau mà tát nhau thì phải kiểm điểm thôi.”

- Một hôm tôi đi vào phòng văn thư của Hội nhà văn. Tôi đi vào đúng lúc Chế Lan Viên đi ra. Hình như anh ta đến để lấy vé máy bay đi vào Sài Gòn. Anh giơ tay bắt tay tôi. Tôi không bắt. Chế Lan Viên ra rồi, các cô văn thư hỏi tôi: “Sao bác không bắt tay anh ấy? Tôi hỏi lại: “Thế các vị có biết vì sao có tục bắt tay không? Các cô không biết. Tôi nói: Ngày xưa ở phương Tây, hai người tin cậy nhau, không mang theo vũ khí, họ bắt tay nhau. Tôi không bắt tay anh Chế Lan
Viên vì anh ấy trong người có HÀNG BỒ DAO GĂM.”

5, HOÀI THANH

Ông gọi Hoài Thanh là thằng nịnh. Hồi Hoài Thanh ốm nặng, Nguyễn Tuân nói, tôi định đến thăm Hoài Thanh để nhắc lại lời ông ta nói khi đi Trung Quốc về: “Mao Trạch Đông có một cái nốt ruồi rất lớn ở cằm, đúng là tướng đế vương.”

6, ANH THƠ

Một lần Nguyễn Tuân và Anh Thơ cùng đi công tác ở Lai Châu. Hồi ấy không sẵn khách sạn như sau này, còn hoang vu lắm. Lại vào lúc mưa to gió lớn. Người ta kiếm được một cái phòng đưa hai người vào nghỉ. Tất nhiên mỗi người một giường.
Nhưng Anh Thơ nhất định không chịu, vì sợ… Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân rất bực và chắc cũng ngượng nữa. Khi về Hà Nội, gặp lại trong một cuộc họp, Nguyễn Tuân nói vào mặt Anh Thơ: “Bà làm như tôi chực hiếp bà hay sao!”.

7, NAM MỘC

- Nam Mộc phê Nguyễn Tuân trong Sông Đà là “ngựa quen đường cũ”, chưa dứt bỏ được những căn bệnh cũ như chủ nghĩa xê dịch, tư tưởng hoài cổ, rồi nào là buồn rớt, nhắm nháp thiên nhiên… Tôi chắc Nguyễn Tuân ghét Nam Mộc lắm nên có lần nói với tôi: “Thằng cha Nam Mộc, vợ nó bỏ là phải lắm!”.

- Ngoài ra có chuyện này nữa, nhiều người biết: một lần kia, Nguyễn Tuân bệnh nặng phải cấp cứu ở bệnh viện Việt Xô. Người ta đưa ông vào một phòng bệnh, đã có Nam Mộc ở đó. Nguyễn Tuân không chịu ở chung với Nam Mộc, nhất quyết từ chối không vào: “Hoặc tôi đi chỗ khác, hoặc Nam Mộc phải đi”.

8, PHONG LÊ

- Phong Lê là thằng nào, tên thật là gì, tướng gian ác có lộ ra mặt không, có phải dân Nghệ không? Vũ Đức Phúc, Phong Lê, Như Phong đúng là cùng một băng đảng với nhau.

9, HOÀNG VĂN HOAN

- Hoàng Văn Hoan có viết một bài tiểu luận về Vũ Trọng Phụng, hình như gửi cho báo Nhân dân. Tôi có đọc rồi để đâu, tìm mãi chưa thấy. Đúng là lưới trời lồng lộng thật. Nó chửi Kiều là ăn cắp của Tầu và cho đề cao Kiều là đề cao con đĩ.
Đấy là một tội. Tội thứ hai là nói Vũ Trọng Phụng cũng viết về đĩ. Bây giờ ai là đĩ? Chính nó là con đĩ. Nhưng nó chết thì lại có thằng Hoàng Văn Hoan khác. Có những thằng Hoàng Văn Hoan ở Hà Nội này, khối ra đấy, lại có chức có quyền nữa cơ chứ!

Thật ra là đang còn nhiều nhà thơ, nhà văn bị Nguyễn Tuân ghét nữa nhưng ông không nói nên mình viết nhiêu đây thôi.

Trích từ Nguyễn Tuân - hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh

Cre: Một chút đáng yêu của Sử Việt
Phó Thường Nhân
Cái câu chuyện này cũng buồn cười, nên tôi nhân thể cũng tán phét một chút về Nguyễn Tuân và các nhà văn việt nam cũng như về .. Hà nội.
Các nhà văn Việt nam, như ta thấy ngày nay xuất hiện từ thời thực dân Pháp, tức là đầu thế kỷ XX. Nó gắn liền với sự ra đời của báo chí, in ấn, của cuộc sống đô thị. Xuất thân của họ là những trí thức nghèo, tiểu tư sản, hay là con nhà buôn bán.
Trước khi thực dân Pháp đăt ách đô hộ ở VN, tức là từ thế kỷ XIX về trước, thì trí thức VN có hai con đường. Nếu thi cử đỗ đạt thì làm quan, nếu thất bại thì ở lại làng quê làm thầy đồ dậy học, hay làm thuốc, làm chức sắc trong làng (văn chỉ). Nước Vn truyền thống có văn thơ, nhưng thơ văn làm ra bởi những trí thức Nho giáo hay tu sĩ phật giáo, nó không có nghề Nhà văn.
Thời thuộc Pháp, do xuất hiện đô thị kểu phương Tây, người Vn hiếu học, nhưng sự học không còn gắn liền với công danh qua rõ rệt như thời kỳ trước vì thế mới xuất hiện thể loại nhà văn. Cũng phải nói thêm là vẫn có nhà văn có nghề nghiệp chuyên môn, không sống bằng văn. Có thể lấy ví dụ Xuân Diệu (là kỹ sư nông nghiệp, thời đó gọi là kỹ sư canh nông), hay Nguyễn Huy Tưởng là một nhân viên sở thuế quan.
Tiếp sang thời bao cấp (tôi không nói tinh hình trong Nam vùng chính quyền Sài gon kiểm soát, vì nó không khác lắm với thời thuộc Pháp), nhà văn rất được coi trọng. Họ được coi là kỹ sư tâm hồn, trở thành cán bộ nhân viên nhà nước ăn lương, không sống bấp bênh bằng tác phẩm. Xã hội cũng nhìn họ như một chuẩn mực, và vì là chuẩn mực, người ta dễ coi cách sống của họ như chuẩn đạo đức. Một điều buồn cười nữa, đó là vì có vai trò “kỹ sư tâm hồn”, tất nhiên các tác phẩm của họ cũng phải xứng tầm như thế, nhưng họ không thể làm được (chính xác hơn là không phải ai cũng làm được), vì cái đáy của họ vẫn là những anh chàng trí thức tiểu tư sản. Họ đòi tự do , đòi cởi trói không phải vì họ tài giỏi hơn người mà chính là cái tôi của họ quá to, mà nó lại không đặc sắc, nên cũng không có tác phẩm.
Từ khi có đổi mới, thì nhà văn trở thành người bình thường, và thường họ phải sống với một nghề nào đó, có thể có liên quan tới văn chương, ví dụ là nhà báo. Và vẫn có nhà văn có nghề nghiệp khác. Ví dụ có ông nhà văn thời kinh tế thị trường Hiện nay là làm trong nghành ngoại giao, học ở Ấn độ về (viết đến đây thì tôi không nhớ được tên ông ta nên đành để trống XXX vậy, hình như tên là Thái, Hồ Anh Thái).
Tất nhiên vẫn có những nhà văn mà cuộc đời của họ cũng đồng hành cùng tác phẩm như Lê Anh Xuân, Nam Cao, Nguyễn Thi, ..
Nói chung chung tới “số phận” các nhà văn như thế, để làm nền nói tới Nguyễn Tuân, bởi ông như nhiều nhà văn lớn tuổi, đã đi vào quá khứ ít ra là sống trong hai giao đoạn đầu tôi nói ở trên. Họ chỉ không có giai đoạn “đổi mới kinh tế thị trường” về sau mà thôi.
Nhưng thế cũng chưa đủ “cảnh quan” mà còn phải nói tới Hà nội. Hà nội có rất nhiều bản sắc, và “con người Hà nội” cũng có nhiều thể loại khác nhau. Vào thời Nguyễn Tuân sống, có lẽ có ba mảng Hà nội khác nhau, bây giờ còn nhiều hơn. Hà nội của phố cổ, Hà nội của phố Tây, và Hà nội cuả các làng nghề và ngoại ô. Ứng với ba mảng của Hà nội này có ba cách sống và quan niệm sống khác nhau. Hà nội phố cổ là phần còn lại của đô thị truyền thống Đông Á, như ở Phố Hiến (Hưng yên), ở Hội An. Phố Tây là phần Tây xây dựng về sau, lối sống của nó ảnh hưởng nhiều của Pháp, tụ điểm của nó có thể coi là nhà thờ cửa Bắc, thờ thánh Ăng Toan (Saint Antoine, Antonio), mặc dù tòa giám mục ở Hà nội là Nhà thờ lớn, nhưng nhà thờ lớn lại là đất của phố cổ, vì nó trước đây là đất chùa, chùa Báo Thiên. Còn phần Hà nội làng nghề, ngoại ô là ví dụ như phần Bưởi, Nghĩa đô, Thụy khê, An Phú.. hay các làng phía Nam Hà nội : Láng, Khương Thượng, Thái Hà..
Về địa lý thì ta có thể coi Hà nội cổ là 36 phố phường trung với quận Hoàn Kiếm, Hà nội Tây là khu Ba đình, còn Từ liêm, Hai bà Trưng, Đống Đa là Hà nội làng nghề.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà nội làng nghề, thủa bé vẫn ra đồng, chơi cá chọi, bắt giun bắt dế.. sống một cuộc sống nông thôn. Điều duy nhất khiến tôi khác với trẻ em nông thôn là gia đinh không sống bằng nghề nông. Vì thế với Hà nội cổ, luôn có một cảm nhận khác lạ, vì họ là “người ở trên phố”, thực ra thì tôi cũng ở phố thôi. Nhưng nó không phải “phố như trên phố”.
Khi ta đã có hai trục định vị về vị thế, nhiệm vụ nhà văn đồng trục với môi trường, thì sẽ thấy nhà văn Nguyễn Tuân nằm trên giao điểm hai trục này. Ông là người Hà nội phố cổ đồng thời là “kỹ sư tâm hồn”. ÔNg là người Hà nội phố cổ, nhưng ông không có gốc gác ở đây mà là chuyển từ Nam định lên. Ông là kỹ sư tâm hồn, nhưng tác phẩm của ông không phải như của Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân thậm chí không phải như Nguyễn Khải, hay Anh Đức. Và tất nhiên ông cũng không sống như họ được.
Ông có lẽ lẽ một dạng con người cá nhân, nhưng là cá nhân Nho giáo, một thứ Nho giáo tài tử, giống như Nguyễn Công Trứ thủa trước. Tất nhiên ông không có tài kinh bang tế thế như Nguyễn Công Trứ, nhưng ông giống Nguyễn Công Trứ về Nho giáo tài tử, có một cái tôi Nho giáo truyền thống nhưng trong môi trường đô thị mà không phải nông thôn.
Có nhiều điều buồn cười mà có thể lý giải từ đây. Nguyên Tuân nổi tiếng về ký, và ký của ông chỉ có một nhân vật trung tâm đó chính là ông, là người quan sát . Chính là cái tôi. Ông thể hiện cái tôi trong một rừng văn học cách mạng nói về “chúng ta”, mặc dù thế nó vẫn không bị cập kênh. Bởi cái tôi của ông là cái tôi truyền thống, dựa trên đạo đức truyền thống. Cái tôi của ông không phải là cái tôi nhập khẩu từ phương Tây(cụ thể là văn học Pháp) như các nhà văn tự lực văn đoàn chẳng hạn. Cái khác của cái tôi phương đông là không có sự ích kỷ, không chỉ tất cả vơ vào mình, mà nó thể hiện một cá tính trên nền tảng của đạo đức truyền thống, mà ở đây chủ yếu là đạo Nho.
Nguyễn Tuân cũng nổi tiếng về sự cảnh giả, « biết ăn chơi, biết thưởng thức », nhưng cũng tương tự như cái tôi của ông, sự cảnh giả này dựa trên một quan niệm thẩm mỹ truyền thống, có gốc, và nó không phải là « khoe tiền, trọc phú », như giới thượng lưu mới nổi ở VN hiện tại. Nó thể hiện một sự thanh cao, rất phương Đông, theo quan niệm truyền thống.
Tất nhiên hai điều trên không thể tách khỏi nghệ thuật viết văn của ông. Thực ra về nghệ thuật viết, chọn câu chọn chữ thì về sau cũng có những nhà văn đạt được chuẩn đó, ví dụ nhu Chu Văn, Hồ Zềnh, Thạch Lam, Anh Đức, Nguyễn Đình Thi v ..v ..
Là một nhà văn đã nổi tiếng trước cách mạng, nói tới Nguyễn Tuân, người ta hay nói tới các tác phẩm trước cách mạng, nhưng cuộc đời viết văn của ông không chỉ có thế. Nó không dừng lại ở tóc chị Hoài, về thú chơi bỏ chữ, nghệ thuật uống trà, thánh Tản .. hay đao phủ chém không đứt đầu .. mà còn có cả Sông Đà, Hà nội ta đánh Mỹ giỏi..
Đọc các tác phẩm của ông, ta sẽ hành trình với lịch sử VN hiện đại từ thời đầu thế kỷ XX, thời thuộc Pháp, cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ oanh liệt qua cái nhìn của một cái tôi truyền thống, lịnh lãm, đô thị, chính xác hơn nữa là Hà nội, chứ không phải đô thị chung chung. Nhưng lại không phải .. phương Tây, không có cái ego phương Tây, không có cái âu hóa, tây hóa. Điều đặc sắc của ông là ở đây.
Phần mà NVT dẫn về Nguyễn Tuân ở trên, xem cũng thấy bật cười. Nhưng có một điều nên để ý, Nguyễn Tuân nói như thế, nhưng những đối tượng của những lời phê ấy (đúng sai không biết) có vì thế mà bị trù dập, làm hại hay không ? không. Ông có làm hại những người ấy không ? không. Nó chỉ thêm mắm thêm muối cho những câu chuyện nói về Nguyễn Tuân mà thôi.
Phó Thường Nhân
Tán phét thêm một chút về các nhà văn Việt nam. Khai thác chủ để nhà văn nói về nhà văn cộng với các kiểu chuyện « nhìn qua lỗ khóa », tức là thông qua các trải nghiệm cá nhân trực tiếp của người viết, thì tác phẩm có tính văn học cao nhất có lẽ là cuốn « chân dung và đối thoại » của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Có lẽ đây là tác phẩm hay thứ 2 của Trần Đăng Khoa, sau cuốn .. góc sân và khoảng trời, thơ thiếu nhi thời Trần Đăng Khoa mới thành .. thần đồng văn học từ những năm 70. Nói một cách khác đây là tác phẩm nổi tiếng duy nhất của nhà thơ từ khi ông trở nhà thơ nhà văn chuyên nghiệp (tôi không rõ ông có tác phẩm nổi tiếng nào khác mà tôi không được đọc, nên nhận xét thế). Quyển sách này của Trần Đăng Khoa rất hay, vì nó cân đối được cái nhìn của nhà văn, về chuyên môn, nghề nghiệp, cũng có những mẩu đời thường « nhìn qua lỗ khóa » nhưng đã được văn học hóa chứ không trần trụi kiểu ngồi lê đôi mách, bây giờ chắc ở Vn gọi là « tám chuyện dưa lê ». Việc văn học hóa các mẩu chuyện tầm thường này không phải là dễ, vì thế tôi khâm phục nhà thơ. Văn của Trân Đăng Khoa trong cuốn này cũng rất trong sáng, chọn câu chọn chữ, như văn của Nguyễn Tuân vậy.
Cũng có chuyện về nhà văn Việt nam, chỉ có tính chất « nhìn qua lỗ khóa », bới móc. Tư liệu tiêu biểu nhất có lẽ là cuốn « hồi ký Irina », được lề trái hải ngoại đưa in làm rùm beng lên thời cuối 80, đầu 90. Irina là người Nga, thời Liên Xô học chuyên về tiếng việt, và chính vì thế bà ta có giao lưu với giới nhà văn nhà thơ VN thời XHCN cũ. Quyển sách này bà ta viết sau khi Liên Xô xụp đổ, và vì thế nó phải có tính cách lấy trắng làm đen là bình thường, nếu không thì .. không ai in, lề trái lại càng không. Vào thời buổi Liên Xô mới sụp đổ, đời sống ở Nga khó khăn, chỉ cần lề trái hải ngoại sang Nga móc nối, thí cho mấy đồng đô, thì sẵn sàng viết ngay, nhất là khi thời buổi khó khăn, giá đồng đô lại cao.
Phải sau khi Mỹ thua trận ở VN , thì ở các đại học Mỹ mới có khoa Việt nam học, không phải để tôn vinh văn hóa VN, mà là một cách nghiên cứu rút kinh nghiệm, để Mỹ có thể « đánh đâu thắng đấy » về sau. Nhưng ở Liên Xô, thì ngay từ sau cách mạng tháng mười, ở Liên Xô đã có những khoa nghiên cứu về các nước thế giới thứ ba để làm cách mạng. Bà Irina học tiếng việt trong phân môn Vn cũng thuộc loại này. Nhưng sau khi Liên Xô xụp đổ, thì làm sao bà ta kiếm sống được, vì Nga làm gì còn có chính sách đối ngoại như Liên Xô cũ để bà ấy hành nghề.
Do có quan hệ giao lưu văn hóa thời Liên Xô, mà bà ta, do là chuyên gia tiếng Việt được tiếp xúc với các nhà văn VN ở ngoài bắc. Tất nhiên bà ấy không biết tới các nhà văn « đi B, đi C » ở vùng giải phóng, mà chỉ biết các nhà văn ở ngoài Bắc có cơ hội giao lưu với Liên Xô, phần lớn là những nhà văn đã nổi tiếng trước cách mạng, trong đó có Nguyên Tuân. Vì đọc nó đã lâu, nên tôi không còn nhớ, chỉ còn nhớ láng máng ba ta mô ta Nguyễn Tuân rất là « cong cớn » , « đàn bà », « chua ngoa ».. Nhưng độ chính xác thế nào thì không rõ, còn tất nhiên là nó không khách quan, vì ở vị thế bà ta viết lúc đó, làm sao mà khách quan được.
Cùng viết về nhà văn, cùng có những chuyện « nhìn qua lỗ khóa », nhưng tác phẩm của nhà thơ Trần Đăng Khoa đúng là một tác phẩm văn học theo đúng nghĩa của nó, con của Irina thì chỉ là một dạng ngồi lê đôi mách thô lỗ bần tiện.
Vào thập niên 90, ở VN cũng xuất bản tuyển tập Nguyên Tuân, cũng có những bài viết về Nguyễn Tuân, trong những chuyện ấy tôi nhớ được mấy điều nho nhỏ. Như là trong nhà ông ở không có cái gì có giá trị, thậm chí còn có tấm ảnh được cắt ra từ tờ họa báo Ba lan để treo. Nhưng ông lại rất tinh tế, « uống trà trong cái chén bé tí xíu ». Một chuyện nổi tiếng nữa đó là ông ra hàng ăn, đặt mua con gà, nhưng chỉ lấy .. hai cái chân nhấm rượu, còn lại bảo nhà hàng cất đi. Vào thời buổi chiến tranh gian khổ, uống trà ba hào phân phối, thịt hàng tháng chỉ có mấy lạng, thì hiển nhiên những điều trên quá là hoang đường. Nhưng cũng như tôi nhận xét về những điều ..chua ngoa của ông mà NVT trích ở trên, ông uống trà như thế, ăn như thế không phải vì ông tham nhũng, có thừa tiền kiểu như .. « Cường đô la » (tất nhiên tôi nói danh tính theo kiểu trào phúng cho nó hợp với xu hướng báo chí hiện đại, còn ông này có thừa tiền thật không hay đấy là cách đánh bóng mạ kền kinh doanh, còn có nợ như chúa Chổm hay không thì tôi không rõ) mà chỉ là tính cách, có thể sau đó cả tháng sau ông chi ăn rau. Cái đáng yêu của những câu chuyện này là tính cách, một thứ tính cách có « cái tôi tinh tế », nhưng không hại ai, không khoe của, không .. chém gió.
Còn uống trà trong cái chén bé xíu, thì đấy chính là cách uống trà công phu. Một kiểu uống trả cổ thịnh hành ở TQ và VN. Hiện tại, đời sống khấm khá hơn, để có trà ngon, ấm đất không phải là cái gì vượt quá khả năng con người, nên ta có thể bắt chiếc Nguyễn Tuân được, và sẽ hiểu thêm được cái tinh tế trong nghệ thuật sống của tổ tiên ta.
NVT2002
Em đang đọc cuốn "Hà nội ta đánh Mỹ giỏi" của Nguyễn Tuân. Cũng là sách thời chiến tranh, viết về đề tài chống Mỹ, nhưng tác giả thể hiện bằng một bút pháp rất riêng. Thật tiếc là thời nay ít người chọn đọn cuốn sách này!
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.