Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc 14
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Bài viết trong báo pháp luật đưa tin về thỏa thuận tài chính của ASEAN không được rõ ràng lắm, cũng không hiểu cái nguyên tắc lô gic của nó thế nào, vì nó có 3 vấn đề khác nhau :
1- Các nước trong ASEAN là Info, Thái, Phi, Malaysia đã có một thỏa thuận về dùng đồng nội tệ của nhau từ năm 2017, quy tắc của nó thế nào không rõ
2- ASEAN có thỏa thuận với 3 nước : TQ, Hàn, Nhật được gọi là ASEAN+3 để có cơ chế dùng tiền nội tệ trong thương mại.
3- VN có tham gia vào điều 1 không, vì điều 2 thì chắc chắn nhưng nó mới chỉ là nghiên cứu hợp tác.
Các thỏa thuận về tài chính sẽ dính tới nhưng điều kiện sau (nếu chỉ tính sơ sơ) :
1- Cái cơ chế chuyển đổi tỉ giá giữa các đồng tiền này với nhau thế nào ? được quyết định bởi cái gì ?
2- Việc cả TQ, Nhật, Hàn cũng sẽ tham dự sẽ dân tới việc đồng tiền của 3 nước này được ASEAN sử dụng như đồng tiển chuyển đổi chuẩn, tức là có vai trò đồng đô hiện tại ??
3- Công cụ thanh toán bằng cách nào, có một hệ thống tương đương kiểu SWIFT không ?
Hãy để ý là thỏa thuận này bắt đầu bởi Thái, Phi, Indo, Malaysia. Đây là những nước bị thiệt hại nặng nề về việc bá chủ của đồng đô la, đặc biệt là Thái vào thời điểm có khủng hoảng tài chính vào những năm 97,98. Nhưng nó thiếu 5 nước đó là Sing, VN, Miến điện, Cam pu chia, Lào. Trường hợp Miến điện là vì nước này bị phương Tây bao vây phong tỏa từ những năm 80, do dại dột dính vào trò dân chủ đểu mà phương Tây muốn áp đặt vào thời điểm Liên Xô tan rã, và cho đến nay Miến điện vẫn chưa thoát được, mặc dù đã mất tới gần 40 năm. Sự không có mặt của Sing và VN rất đáng nói, vì Sing có liên quan chặt chẽ tới phương Tây, là trung tâm tài chính, trung tâm Shatdown banking (cùng với Hồng công) mà Anh dựng lên. Còn VN, từ sau khi mở cửa đã trở thành nước có trao đổi hàng hóa lớn nhất với phương Tây. Thương mại của VN với các nước phương Tây (ví dụ Mỹ) chiếm tới 2/3 trao đổi toàn khối ASEAN với họ. Nhưng VN lại không phải là nước có PNB nặng ký nhất ĐNA, chỉ có Indo là lọt vào nhóm G20, và PNB của VN còn đứng sau Malaysia và Thái.
Như vậy điều kiện phát triển kinh tế của từng nước trong khối không giống nhau, và từ đó vấn đề độc quyền của đồng đô đặt ra không giống nhau. Nhưng ta có thể nhìn thấy có 2 xu hướng. Các nước Thái, Indo, Malaysia, Phi, .. vì họ muốn bảo vệ kinh tế của họ nhiều hơn là trao đổi thương mại, đồng thời đã là nạn nhân của đồng đô khác với kinh tế VN và Sing, là những nền kinh tế gắn bó với đồng đô hơn. Ở VN là do các FDI nước ngoài đầu tư ở VN trong một chuỗi sản xuất dài kết nối từ TQ qua Hàn, Nhật tới Mỹ. Do ở vị trí trung chuyển ở khúc giữa, kinh tế VN nhập siêu với TQ (đầu vào của chuỗi này) và xuất siêu với Mỹ, EU (điểm tới cuối cùng của chuỗi). Trong một chuỗi như thế, thì khả năng dùng đồng tiền nội không có cửa. Còn đối với Sing, do nền kinh tế nước này nằm trong chuỗi cung ứng tài chính gắn chặt với Mỹ và Anh(là chủ cũ của nước này), cũng khiến vấn đề đồng tiền nội địa không nổi trội.
Việc VN, Sing gắn bó nhiều hơn với phương Tây trong trao đổi hàng hóa, đã khiến điều kiện tổng quan chính trị xã hội của cả hai nước dễ bị tổn thương hơn khi phương Tây muốn kiếm chuyện. Để cân bằng điều này, thì VN và Sing có điều kiện khác nhau. Với Sing đó là việc gắn bó chặt chẽ với Mỹ về chính trị, quân sự. Còn với VN đó là sự độc lập của hệ thống chính trị, hệ quả và là thành tựu của cha ông ta (rất gần thôi) trong 3 cuộc kháng chiến (chống Pháp, Mỹ, TQ) để lại cho chúng ta. Món bảo bối độc lập này, phải trải qua rất nhiều hi sinh gian khổ mới có, cộng với các quan hệ truyền thống (như với Nga), kinh nghiệm chính trị, sức mạnh quân sự của nhà trồng được(tương đối), cộng với mối quan hệ chuỗi tay ba (gồm cả các nước « đồng chủng, đồng văn » như Nhật, Hàn, Đài mà họ lại không có vị thế chính trị để chi phối mình) đã giúp cho VN cân bằng được sự lệ thuộc kinh tế bằng độc lập chính trị với phương Tây, để nếu phương Tây được con tôm hùm, thì VN được con tép trong quan hệ với họ, mà họ không chiếm nốt được con tép đổi lại là miếng bánh vẽ « dân chủ đa nguyên đa đảng » mà lề trái vẫn luôn phụ họa nói theo. Trao đổi với phương Tây rất quan trọng với VN để có tích lũy và hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Trong quá trình này, phương Tây và Mỹ không « ban ơn » cho VN, mà họ cũng cần, vì những nền kinh tế đã đến độ chín của họ rất cần phải có sức lao động để phát triển. Hiện nay mặc dù đối đầu với TQ, Mỹ cũng không thể bỏ TQ và vẫn phải hòa hoãn phần nào chính là vì vấn đề này. Nếu Mỹ và phương Tây càng muốn đối đầu với TQ, thì những nước như VN càng quan trọng, vì phương Tây không thể sống một mình như tôi đã từng nói.
Như vậy VN cần tiếp cận vấn đề phi đô la hóa toàn cầu, nhưng không nên phụ họa, hoặc gây cảm tưởng đó là cách tiếp cận « chống đô la », lập bên. Cách tiếp cận của VN phải là « đa dạng hóa nguồn lực tài chính » để không bị độc quyền bằng đồng đô, tức là chia xẻ rủi ro, và tối ưu hóa nguồn lực phát triển.
Như vậy bên cạnh chuỗi sản xuất dùng đồng đô, do điểm đến cuối cùng là Mỹ, và do lực lượng sản xuất là do các hãng nước ngoài đảm nhiệm (FDI), phải có thêm các chuỗi Nam-Nam sử dụng đồng tiền và các công cụ thanh toán nội địa, và muốn tận dụng được điều này thì phải có các hãng và chuỗi sản xuất của VN.
Hiện nay, do sự phát triển kinh tế, VN đã bắt đầu có các công cụ tài chính trong nước (ngân hàng, thị trường chứng khoán, ..) để có thể thu hút tiền tích lũy nội địa, tức là bằng tiền VND, đây cũng là điều kiện tốt để xây dựng một hệ thống, cơ chế tài chính dùng tiền VN trong trao đổi với các nước ASEAN, Ấn độ, Nga, TQ, .. và đầu tư bằng tiền Việt ở trong nước
Tóm lại, nếu trên thế giới có một quá trình phi đô la hóa (dédolarisation), thì ở VN nên hiểu nó, và có thể dùng một thuật ngữ khác, ví dụ « đa dạng hóa nguồn tài chính và cách thức thanh toán » (diversification financiée), do đồng đô vẫn đóng vai trò quan trọng với VN, và trong tương lai, đồng đô la vẫn còn đó, chứ không thể biến mất, vì Mỹ không thể trở thành .. Haiti (tôi muốn nói ở đây là một nước nghèo khổ kiệt quệ)
langtubachkhoa
Sau khi anh nghị sỹ America nào đấy bảo nếu Tàu chiếm Đài thì các anh ấy sẽ cho nổ hết nhà máy của TSMC để TQ không có được.

Bộ trưởng quốc phòng Đài lên tiếng bảo Đài Loan sẽ không cho phép chuyện đó xảy ra


Defense minister says Taiwan will not let US 'blow up TSMC' during Chinese attack
https://www.taiwannews.com.tw/en/news/4886681


Taiwan Will Not Let US Blow up TSMC if China Invades – TN
2023/05/09 18:13
https://www.asiafinancial.com/taiwan-will-n...-invades-tn/amp


US Threatens To ‘Blow Up’ Taiwan’s Semiconductor Manufacturing Firm If China Invades The Island; Taipei Unhappy
May 11, 2023
(@click here)
langtubachkhoa
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John Kennedy đã kêu gọi sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Mexico và tuyên bố rằng nếu không có Hoa Kỳ thì "Mexico sẽ ăn thức ăn cho mèo trong hộp và sống trong lều phía sau một Vùng hẻo lánh"

Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard trả lời:
"Có lẽ câu hỏi nên là, tại sao bạn có thể mua fentanyl ngay bên ngoài thượng viện? Ngay bên ngoài văn phòng của ông ấy, nơi ông ấy ở, hoặc thậm chí có thể từ văn phòng của ông ấy. Bạn có thể mua fentanyl trực tuyến.
Lập luận về việc cử một lực lượng đến Mexico là sai lầm khi ở Mỹ bạn có fentanyl lưu hành ở khắp mọi nơi... Thượng nghị sĩ là người không được hoan nghênh ở Mexico. Nhưng ông ta cũng là một kẻ dối trá đối với công dân Hoa Kỳ.”

Video
(@click here)
Phó Thường Nhân
Câu chuyện công nghệ sản xuất bán dẫn của Đài loan sẽ là lá chắn bảo vệ Đài, vì phương Tây không thể cho phép TQ chiếm Đài loan dẫn đấn việc gây hỗn loạn sản xuất thế giới là .. câu chuyện cười Trạng Quỳnh mà media phương Tây đưa ra, mà mục đích của nó là cướp thị trường của ông Đài loan, Hàn quốc. Đó là cách nó đánh động tìm cách bắt ép Hàn, Đài phải sản xuất ở phương Tây, trong khi việc sản xuất ở đây phi kinh tế. Đài loan cũng như Hàn và Nhật, là những nước có nền kinh tế cửu vạn, phải dựa vào sức lao động, chứ không thể trông cậy vào tài nguyên thiên nhiên. VN ta cũng sẽ như vậy. Từ đó đặt ra vấn đề là sản xuất cái gì xuất khẩu để có lãi nhất, mà việc nhập khẩu nguyên liệu cho nó lại nhẹ nhàng nhất. Câu trả lời ? chỉ có các mặt hàng bé nhỏ về khối lượng, nhưng nhiều chất xám về chế tạo. Nhật là nước đầu tiên đi theo hướng này. Ví dụ Nhật sản xuất đồng hồ, máy ảnh (trước khi thị trường bị Mobile có chức năng chụp ảnh chiếm mất). Nguyên liệu cho một cái đồng hồ, máy ảnh rất ít, nhưng giá trị hàng hóa thành phẩm bán ra lại rất cao. Các con chíp điện tử cũng vậy.
Khi đưa ra vấn đề sản xuất chíp ở Đài hay Hàn có nguy cơ bị Bắc Triều tiên hay TQ chiếm mất, đó là cách phương Tây muốn có cớ để giành giật thị trường này bằng cách ép hai nước này mở công ty, đầu tư ở phương Tây nhân danh vấn đề an ninh, hoặc là mở đường để tài trợ nhà nước thả giàn tạo ra ngành công nghệ này mà vẫn có cớ là .. tôi vẫn tuân theo thị trường tư hữu tự do.
Cũng phải nói thêm rằng, trong công nghệ sản xuất chíp, thì phần processor Mỹ vẫn độc chiếm, còn các nước Nhật, Hàn, Đài chủ yếu là memory, các vi mạch, và các tấm « bánh đa silicon ». Có nghĩa là nó có tầm quan trọng hạng hai thôi.
Nghành công nghiệp này rất quan trọng với Đài loan, Hàn quốc, vì nó là cái cửa sống, là cái cần câu cơm của họ. Nếu Đài, Hàn mất nó thì .. sẽ tự suy xụp, TQ không cần đánh cũng thắng. Vì thế nói rằng bảo vệ Đài là bảo vệ công nghiệp chíp là truyện cười Trạng Quỳnh.
Hiện nay media phương Tây nói rằng dân chủ và chíp điện tử là bảo bối để bảo vệ Hàn cũng là chuyện cười Trạng Quỳnh nhằm vào tuyên truyền nội địa của phương Tây.
Đài loan trong thực tế được bảo vệ bởi eo biển Đài loan và đồng thời nước này là bản lề của đầu tư phương Tây vào TQ, theo hình chuỗi, Mỹ lấy Đài loan làm cứ điểm gia công, nhưng Đài loan lại lấy TQ làm nơi gia công. Như vậy nếu TQ quyết tâm đánh Đài thì sẽ thiệt đơn thiệt kép.

Phó Thường Nhân
Hội nghị ASEAN 42 vừa qua đã có quyết định nghiên cứu và áp dụng các đồng nội tệ vào trao đổi trong khối và với 3 nước có quan hệ kinh tế quan trọng ở đây đó là Hàn, Nhật, TQ.
Đây là một tin rất tốt, nhưng cũng phải biết rằng ngay cả khi có cơ chế này, thì để tận dụng được nó, VN phải có các hãng VN mạnh hơn nữa, có các chuỗi sản xuất mà VN nắm đầu. Tóm lại kinh tế VN phần nội lực phải lớn mạnh hơn. Còn nếu chỉ có các FDI là động lực xuất khẩu như hiện tại thì tác dụng ảnh hưởng của nó sẽ ít hơn.
Một điều quan trọng nữa, đó là việc củng cố kỷ cương lĩnh vực tài chính ngân hàng của VN. Việc hiện tại đánh tham nhũng lôi ra rất nhiều phi vụ làm ăn đểu kiểu Vạn thịnh Phát, nếu không diệt trừ được, thì việc sử dụng đồng nội tệ trong thương mại sẽ tạo thêm khó khăn, lạm phát, tức là đất nước sẽ phải chịu khó khăn tài chính không chỉ do chính sách tài chính của Mỹ tạo ra, mà còn bị ảnh hưởng bởi chính mình.
Ta có thể nhìn thấy ví dụ này ở Ác hen ti na. Trong khi xu hướng của thế giới là bản địa hóa hệ thống tài chính, không phụ thuộc hoàn toàn vào đô la, thì nước này lại muốn buộc đồng tiền của mình vào đô la để chống lạm phát. Nói cách khác quản lý và phát triển kinh tế của ông quá yếu để đồng nội tệ có sức mạnh. Còn tại sao lại thế, thì đáng tiếc là tôi không có đủ thông tin để tìm hiểu.
VN ta cũng đã có những lức như thế, đó là thời điểm đầu đổi mới, đồng đô la và vàng (ở VN tính bằng « cây », cây vàng) trở thành phương tiện thanh toán tin cậy nhất, chứ không ai tính bằng đồng tiền VN cả. Cũng trong thời điểm này, có lúc VN năm trong vùng .. tiền Bạt của Thái, vì quan hệ thương mại tránh embago Mỹ vào thời điểm này.
Hiện tại, nhưng điều này đã xa vời đi vào lịch sử, và đồng VND càng ngày càng mạnh lên, đấy cũng là một trong những thắng lợi của công cuộc phát triển kinh tế ở VN.
Chính vì thế, tôi mới nói ở trên đó là với VN, không có vấn đề phi đô la hóa, mà có vấn đề đa dạng hóa, nội địa hóa hệ thống tài chính. Sự đa dạng hóa này sẽ tối ưu hóa việc huy động vốn, mở rộng thương mại, tạo thêm điều kiện để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và muốn tận dụng nó thì phải củng cố hệ thống kinh tế tài chính sản xuất nội địa của mình. Nó không phải là vấn đề lập bên để tẩy chay đô la.
Mới hôm qua có thông tin trên báo VN là Nga và Ấn độ đã ngừng thương lượng việc Nga sử dụng đồng ru pi Ấn trong quan hệ hai bên, mặc dù Ấn là bạn hàng lớn của Nga. Đơn giản là nếu Nga lấy đồng ru pi, thì khả năng dùng đồng tiền này mua hàng bị hạn chế, bởi Ấn không có một cơ cấu sản xuất đa dạng đến như thế. Ở đây sức mạnh kinh tế Ấn là vật cản cho vấn đề này. Ngược lại đồng tiền TQ có khả năng này, do quy mô và sự đa dạng sản xuất ở TQ. Với Nga, do là một nước xuất khẩu nguyên liệu lớn, việc tẩy chay đô la, bắt phải trả bằng đồng rúp sẽ có lợi cho Nga hơn, vì các nước kia bắt buộc phải xuất khẩu hàng hóa bằng rúp, tức là bán hàng cho Nga để có tiền.
Như vậy với Nga, phi đô la hóa tức là tẩy chay đô la sẽ có lợi cho họ. Với TQ điều này là nửa nọ nửa kia, với Ấn độ là có lợi nhưng kinh tế của ông chưa đủ trình. Với VN, nếu VN tẩy chay hoàn toàn đô la sẽ .. lỗ. Tại sao ? bởi vì VN năm trong chuỗi sản xuất đầu vào là TQ đầu ra là Mỹ. VN nhập siêu với TQ nhưng xuất siêu với Mỹ. Nếu tẩy chay Mỹ, thì VN không có cửa lãi, chỉ có cửa .. lỗ.
Nhưng VN cũng không thể bám duy nhất vào đồng đô Mỹ, khi những ví dụ mà Mỹ lạm dụng đồng đô đang diễn ra sờ sờ trươc mắt, và là một sự đe dọa kinh tế, an ninh, ..
Chính vì thế mà VN phải chia sẻ rủi ro, đa dạng hóa. Vì thế với tôi, ở VN không có vấn đề phi đô la, mà chỉ có vấn đề đa dạng hóa.
langtubachkhoa
Bác Phó, Mỹ có công nghệ chip nhưng đó là thiết kế phát triển, còn gia công chíp đặc biệt là ở công nghệ 5 nanomet trở xuống, thì phụ thuộc vào Đài Loan (chứ Intel cũng không gia công được đến mức đó, và ở mức Intel gia công được thì cũng không có sản lượng đủ lớn cho toàn bộ Mỹ, chưa kể đối thủ của Intel không thể thuê Intel gia công). Và Đài Loan không chịu đưa công nghệ này vào nhà máy mà họ mở Mỹ, còn Mỹ thì đang ép Đài Loan làm việc này.

Mất ngành gia công điện tử thì Đài Loan gần như chẳng còn vị thế gì ngoài cái vị trí địa lý của nó, còn Hàn Quốc thì vẫn có, đó là ngành đóng tàu và luyện kim cao cấp.

Phi đô la hóa nên hiểu là phi cái tính độc quyền của nó, chứ không phải là loại bỏ nó. Nga hiện không thể dùng đồng rupee của Ấn vì quan hệ thương mại hai bên Nga đang thặng dư, mà rupee lại không phải đồng tiền quốc tế hay khu vực, vì thế nên hai bên đang tạm dừng đàm phán vấn đề này, và Ấn Độ dự định sẽ tăng cường xuất khẩu vào Nga, đàm phán thành lập khu vực tự do thương mại hai bên. Khi thương mại bên cân bằng như giữa Nga với Trung Quốc thì Nga mới dùng đồng rupee được
langtubachkhoa
Trong lúc này các vị vẫn đang ép Serbia công nhận độc lập của Kosovo đấy

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các nước có ảnh hưởng như Ấn Độ, Việt Nam và Nam Phi ngần ngại chỉ trích NWO vì cho rằng các nguyên tắc quốc tế được áp dụng không đồng đều. Scholz đã đưa ra thông báo trong bài phát biểu hôm thứ Hai tại Giải thưởng Charlemagne Quốc tế Aachen 2023.

Scholz lưu ý rằng khi ông nói chuyện với các nhà lãnh đạo của các quốc gia này, nhiều người trong số họ trấn an ông rằng họ không đặt câu hỏi về các nguyên tắc nền tảng của trật tự quốc tế. Tuy nhiên, họ đấu tranh với việc áp dụng không bình đẳng các nguyên tắc này và mong đợi sự đại diện bình đẳng và chấm dứt các tiêu chuẩn kép của phương Tây.


https://m.vk.com/wall-31371206_2030960
langtubachkhoa
❗️🇭🇺Cộng hòa Séc tức giận sau khi Orban so sánh EU với kế hoạch của Hitler - euractiv.
💬'Hitler mơ về sự thống nhất châu Âu và sau đó đưa ra ý tưởng về một 'liên minh thậm chí còn chặt chẽ hơn', Orban nói hôm thứ Sáu tại Veszprém ở miền tây Hungary, nơi đã bị Cộng hòa Séc chỉ trích.


"Byzantium, Charlemagne, [Hoàng đế Đức] Otto, Napoléon và Hitler - tất cả họ đều mơ ước, mỗi người trên một cơ sở khác nhau, về sự thống nhất châu Âu. Tình hình ngày nay cũng không khác." -- Victor Orbán

💬'Không ai ép buộc người Hungary tham gia cộng đồng này nếu họ cảm thấy không thoải mái', Ngoại trưởng Séc Lipavsky nói.
Trong khi đó, Ủy viên EU Vera Jurowa cho biết người Hungary tránh chụp ảnh với bà ở Brussels để tránh đối mặt với 'các vấn đề ở nhà'

Czechia fumes after Orbán compares EU with Hitler’s plans
https://www.euractiv.com/section/politics/n...itlers-plans-2/
langtubachkhoa
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cáo buộc Mỹ phát triển vũ khí sinh học chống lại các chủng tộc cụ thể

Bình luận về tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken về "mối quan tâm" của Hoa Kỳ đối với cáo buộc thu thập hàng loạt DNA của chính quyền Trung Quốc ở Tây Tạng, Wang Wenbin nói rằng mục đích của những lời nói như vậy là giật gân.

Mặt khác, chính Hoa Kỳ đang thu thập và sử dụng ồ ạt thông tin về gen, và Lầu Năm Góc đã phát triển các kế hoạch nghiên cứu để đánh bại kẻ thù của mình bằng vũ khí biến đổi gen. Theo Wang Wenbin, "chúng ta đang nói về dữ liệu bộ gen của người Trung Quốc, người Aryan ở châu Âu và người Ả Rập ở Trung Đông, được quân đội Hoa Kỳ thu thập" cho những mục đích không xác định.

Pentagon Making Race-Specific Bioweapons to Target Citizens, China Says
5/11/23
https://www.newsweek.com/pentagon-china-rac...itizens-1799769
langtubachkhoa
Vụ nổ rất mạnh ở Khmelnytskyi sau đòn đánh của Nga hôm trước, khiến bức xạ gamma tăng cao trong khu vực. Đang có đồn đoán chỗ đó có chứa đạn Uranium nghèo. Hiện các nhà chức trách hiện đang đổ rất nhiều clo vào nước. Họ chưa nói lý do tại sao họ làm điều đó.
Đây là phân tích của 1 số bạn về vụ nổ này, vì ta có thể thấy chính những vụ nổ thứ cấp đã dẫn đến nổ lớn vậy

From ONF (Alehap)
Các nhà chức trách Ukraine vẫn chính thức giữ im lặng về những gì đã thực sự xảy ra ở Khmelnytsky. Tuy nhiên, một số tình huống cho thấy vụ nổ có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả cuộc phản công của Lực lượng vũ trang Ukraine và quân đội Ukraine nói chung.

Vào ngày 12 tháng 5, có lẽ, một nhà kho chứa vũ khí tên lửa và đạn pháo (tọa độ: 49.4507214600518, 26.876449564982106) đã bị phá hủy bởi một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào phía tây Khmelnitsky, ngay tiếp sau đó, một vụ nổ rất mạnh đã xảy ra.

Nhiều nguồn tin cho biết, đối tượng bị tấn công là kho vũ khí tên lửa và đạn dược hàng không số 649 nằm trên địa phận giữa các làng Gruzevitsa và Malashevtsi, gần Khmelnitsky. Trong quá trình kích nổ kho đạn, 20 nhà chứa vũ khí đang lưu giữ vũ khí đã bị xóa sạch khỏi mặt đất theo đúng nghĩa đen và hậu quả của vụ nổ vẫn đang được khắc phục.

Sân bay quân sự Starokonstantinov nằm cách hiện trường vụ nổ 40 km về phía bắc và đó là nơi đóng quân của lữ đoàn hàng không chiến thuật số 7 của Không quân Ukraine. Vì vậy, có lẽ, một số lượng đáng kể tên lửa máy bay và bom đã được cất giữ tại kho 649. Đã có tin, một tuần trước cuộc tấn công, khoảng 75 tên lửa AGM-88 HARM của Mỹ đã được chuyển đến nhà kho, dự kiến chúng sẽ được chuyển đến lữ đoàn hàng không chiến thuật số 7 tại sân bay Starokonstantinov.

Để chuyển giao cho các nhóm hàng không chiến thuật với máy bay Su-25, hàng nghìn tên lửa không điều khiển Zuni được cho là đã được đưa đến nhà kho. Những tên lửa Zuni ấy được cho là để thay thế các tên lửa S-13 và S-25 của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Mỗi tên lửa này mang theo từ 10 đến 15 kg thuốc nổ (với khối lượng đầu đạn là 22 kg). Việc đặt ít nhất 500-1000 tên lửa loại này trong kho, cũng như lưu trữ đồng thời tên lửa AGM-88 HARM, có lẽ đã dẫn đến thực tế là tổng số tên lửa nổ đã lên tới 5 tấn tại một số điểm Nhưng đây không phải là tất cả những gì có thể được lưu trữ trong nhà kho.

Vụ nổ có sức mạnh rất khủng khiếp
Căn cứ vào thực tế là vụ nổ đã phá hủy không chỉ các công trình trên mặt đất mà cả phá hủy hoàn toàn cả các cơ sở cất chứa ngầm bằng bê tông. Hiệu ứng nổ lại còn được thềm vào do được tạo ra có cả các vụ nổ đồng thời của vài nghìn quả đạn pháo 155 mm NATO, loại đạn này chứa chất nổ hoạt tính cao (được gọi là thành phần B- Eng. Comp B) và từ hỗn hợp TNT và Hexagen, hoặc thành phần đặc biệt XF13-333 EIDS với hỗn hợp TNT, bột Nhôm và Nitơ Tetroxide.

Những quả đạn này có thể đã được chuyển đến các nhà kho ở Khmelnitsky theo tuyến đường sắt nối thành phố với Ternopil, Lvov và Ba Lan. Nhiều khả năng, các nhà kho của kho vũ khí tên lửa, đạn pháo và đạn dược hàng không số 649 đã được sử dụng làm căn cứ trung chuyển, mà Lực lượng Vũ trang Nga, có lẽ, đã dùng một tên lửa hành trình với đầu đạn xuyên bê tông ngay tại thời điểm tích lũy hàng ngàn tấn hàng hóa nguy hiểm ở đó.


Đánh giá về mức độ mà các cơ sở quân sự của Lực lượng vũ trang Ukraine đã bị phá hủy dọc theo một trong những động mạch hậu cần chính từ lãnh thổ châu Âu; Trong tương lai gần, quân đội Ukraine sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược ở một số vị trí - từ tên lửa cho máy bay, cho đến đạn pháo và như vây thì về nguyên tắc không thể hỗ trợ cho các đơn vị mặt đất . Hơn nữa, thực tế là vũ khí của Liên Xô từ các kho ở Ukraine đã gần như cạn kiệt. Nếu Lực lượng vũ trang Nga vẫn duy trì các cuộc tấn công hiệu quả vào các trung tâm hậu cần chứa vũ khí phương Tây thì quân đội Ukraine sẽ sớm phải đối mặt, nếu không phải là nạn đói đạn dược thì là sớm thất bại bởi không còn đạn dược và không đủ năng lực tiếp tục chiến tranh.

Đồ họa động mô phỏng các kho chứa và mặt bằng bị phá hủy tại khu kho vũ khí tên lửa và đạn dược hàng không số 649 ở Khmelnytsky


From ONF (coolpix8700)
Bình thường đạn pháo khi được vận chuyển hay cất giữ không được lắp đầu nổ.

Không có đầu nổ thì kể cả cái kho chứa bị cháy thì đám đạn cũng sẽ cháy như dầu hỏa. Thuốc thường được nhồi trong đầu đạn pháo là TNT, có tốc độ truyền nổ cao nên có sức phá rất mạnh, nhưng lại rất khó nổ. Viên đạn súng trường bắn xuyên qua khối TNT không thể kích nó nổ được. Đầu đạn không có đầu nổ chỉ bị kích nổ khi có 1 vụ nổ rất mạnh ngay cạnh chúng (bom thường cũng gần giống như vậy khi được lưu cất và vận chuyển).

Vấn đề là cái đám tên lửa. Việc tháo lắp đầu nổ cho tên lửa không dễ dàng như với đầu đạn pháo nên đầu nổ gần như luôn được lắp liền với những quả tên lửa. Đầu nổ nhậy nổ hơn đầu đạn pháo rất nhiều lần (vì mục đích chính của nó là để kích nổ cho toàn bộ khối thuốc còn lại). Với đầu nổ chỉ cần 1 vụ nổ nhỏ, va chạm mạnh hay đốt nóng là có thể kích nổ. Cái vụ này chắc phía Nga có thông tin chính xác việc sắp xếp trong kho để quả tên lửa hành trình nổ chính xác vào vị trí chứa nhiều tên lửa. Việc nổ đồng loạt của những quả tên lửa đã đủ sức kích nổ cả khu kho để tạo ra 1 vụ nổ khủng khiếp!

Ở đây nhiều người đã quen nhìn thấy các vụ nổ thứ cấp (hoặc tam,...). Vì chỗ chứa đạn, tên lửa,... bị bắn trúng sẽ thấy vụ nổ đầu tiên của viên đạn (hay khối thuốc của UAV cảm tử). Do lượng thuốc nổ nhỏ nên vụ nổ sơ cấp nhỏ chỉ đủ để làm các liều phóng bắt cháy (thuốc phóng có sức công phá nhỏ, nhưng lại rất dễ bắt cháy). Thuốc liều phóng cháy làm tăng nhiệt độ sẽ kích nổ các đầu nổ được lắp sẵn trong đầu đạn. 1 quả nổ sẽ kích những quả bên cạnh nổ theo và gây ra các vụ nổ thứ cấp. Không chỉ tên lửa mà đạn pháo khi chuẩn bị được bắn cũng đã được lắp đầu nổ!




langtubachkhoa
Như vậy là version PAC-3 rồi. Tôi bổ sung chút, PAC-3 Patriot là tên lửa có tính chính trị rất cao chứ không chỉ thuần quân sự, nếu Nga đã dám bắn tức là không ngại đối đầu nữa. Nếu bây giờ Nga bắn PAC-3 thêm một lần thứ 2 nữa thì sẽ rõ ràng hơn ý đồ và thông điệp của Nga

Bộ Quốc phòng Nga: Lực lượng Vũ trang Nga đã phá hủy hệ thống phòng không MIM-104 Patriot của Mỹ ở Kiev bằng tên lửa Kinzhal
https://avia.pro/news/rossiyskaya-raketa-un...mim-104-patriot

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Ba cho biết Lực lượng Vũ trang Nga đã phá hủy một hệ thống phòng không Patriot của Mỹ ở Kiev bằng một tên lửa siêu thanh Kinzhal.
https://ria.ru/20230516/kinzhal-1872113614.html

Ngoài ra, Lực lượng Vũ trang Nga đã tiến hành một cuộc tấn công bằng vũ khí tầm xa có độ chính xác cao trên không và trên biển nhằm vào các điểm triển khai quân đội Ukraine, kho đạn dược, vũ khí và thiết bị quân sự phương Tây, Bộ này cho biết trong một tuyên bố.
https://dailystorm.ru/news/minoborony-soobs...patriot-v-kieve

Đầu tiên, Lực lượng vũ trang Ukraine đã cố gắng bắn hạ mồi nhử bằng hệ thống phòng không IRIS-T.
https://topwar.ru/217100-voenkory-nochnym-k...ot-v-kieve.html

Bộ Quốc phòng cho biết thêm, mục tiêu của cuộc tấn công đã đạt được.
https://dailystorm.ru/news/minoborony-soobs...patriot-v-kieve
Phó Thường Nhân
Ở Thổ Nhĩ kỳ đang có bầu cử tổng thống( đã qua vòng một) và đang đợi vòng hai. Tương tự như vậy, ở Ấn độ có bầu cử ở bang Katanaka. Cả trong hai cuộc bầu này, media phương Tây đều hồi hộp để chuẩn bị đưa tin can thiêp, vì phương Tây muốn loại bỏ hai người đứng đầu nhà nước hiện tại, vốn không được phương Tây yêu quý lắm, do chủ trương chính sách đi ngược lại quyền lợi của phương Tây. Cho đến nay cả thủ tướng Ấn độ Modi và tổng thống Erdogan của Thổ đều được phương Tây gán cho cái mác “chuyên chế”, trong khi chế độ chính trị của cả Ấn độ và Thổ đều là chế độ đại nghị kiểu phương Tây, và hai nước này có thể chế chính trị này từ lâu. Với Thổ đã là 100 năm. Còn ở Ấn độ, thì nó đã tồn tại từ khi nước này ra đời. Trong thực tế, ở cả hai nơi, chế độ đại nghị tư sản ở đây tương đương với các chế độ hiện tại ở Pháp, Mỹ, nhưng vì không lấy lợi ích phương Tây làm đỉnh cao nên bị media phương Tây coi là “độc tài”.
Nhưng hi vọng của phương Tây có lẽ không thành công, vì chính sách chính trị của hai nước này vào thời điểm hiện tại là sự phát triển nội tại của họ, vì thế dù phe đối lập ở Thổ hay ở Ấn lên, thì về mặt cơ bản chính sách đối ngoại của họ không thay đổi. Nó có thể thay đổi cái phỏm, cách thể hiện, chứ không phải cái phông.
Điều thú vị ở đây là xem sự đối kháng của lực lượng cầm quyền hiện tại và phe đối lập dựa trên cái gì. Điều đập vào mắt người ta đầu tiên là lực lượng đối lập Thổ (các đảng có xu hướng Kemaliste, Kemaliste là gì thì tôi sẽ giải thích sau) và đối lập Ấn độ (đảng Quốc đại) đều có chung một cái đế tư tưởng, đó là thờ phụng tư duy của phương Tây hơn, nói một cách khác sự dị biệt của đối lập và cầm quyền ở hai nước này không dựa trên cái đế bảo thủ/xã hội tức là hai nhận thức của cùng một giai cấp tư sản, với nhận thức bảo thủ như hình thức tư duy tư sản đầu tiên, coi xã hội như một dạng môi trường bóc lột, từ đó có tư duy liberal, tức là tự do, hiểu là tự do kiếm lợi nhuận, bất chấp tác động xã hội, và tư duy xã hội coi việc bảo đảm các dịch vụ xã hội là điều quan trọng giúp thị trường tư bản tiếp tục tồn tại và phát triển. Tư duy xã hội này của giai cấp tư sản phương Tây vừa bắt nguồn từ phái xã hội của tư tưởng Thiên chúa giáo, vừa là sự ảnh hưởng (và phản bội) chủ nghĩa Mác nguyên thủy (không phải là chủ nghĩa Mác – Lê nin như ở VN).
Nhưng ở Thổ, sự đối kháng về tư duy giữa phái cầm quyền và đối lập không dựa trên yếu tố của phương Tây mà dựa trên sự phân liệt chịu ảnh hưởng của phương Tây nhiều hơn (đối lập) hay có tính chất hồi giáo hơn (cầm quyền).
Phái đối lập của Thổ hiện tại là lực lượng đã nắm quyền ở Thổ từ khi nhà nước này ra đời vào năm 1922, khi đế quốc Ô tô man thua trận, và người Thổ chỉ còn lại đất Thổ hiện tại (tương tự như nước Nga còn lại từ Liên Xô). Cha đẻ của nước Thổ là Kermal, một tướng lĩnh của quân đội Ô tô man danh tiếng có nhiều chiến công trong đại chiến một, đặc biệt trong các trận đánh với liên minh Anh-Pháp ở xung quanh vùng Istambul. Lực lượng quân sự của Kermal do đã đẩy lùi và đánh bại được quân đội Hi lạp, được Pháp-Anh ủng hộ (giống như dạng UK được EU và Mỹ ủng hộ, đồng hời xúi bẩy hiện tại) mà đã lập ra nước Thổ. Thành công này của Kermal có sự giúp đỡ về vũ khí của Liên Xô, lúc ấy mới ra đời. Nhưng nhà nước mà Kermal và đồng sự của ông lập ra không phải là nhà nước kiểu Liên Xô, mà là một nhà nước dạng đại nghị tư sản. Kermal đã thực hiện nhiều cải cách, từ việc từ bỏ Hồi giáo, không còn coi là quốc đạo, sử dụng ký tự la tinh thay bằng ký tự Ả rập, cải cách ruộng đất, cải cách nhà nước theo mô hình Pháp. Cuộc cải cách của Kermal này cũng tương tự như những gì Nhật làm với cách mạng Minh Trị. Đây chính là nội dung của tư duy Kermaliste mà tôi nói ở trên.
Chỉ từ cách đây 20 năm, tức là khoảng bắt đầu thế kỷ XXI, thì mới phát triển ra hình thái dân chủ Hồi giáo, có nghĩa là nhà nước Thổ đã quay trở lại đánh giá quá khứ Hồi giáo của mình tích cực hơn, vì họ không thể là phương Tây, không thể có tư duy phương Tây dù bắt chiếc nó một cách nô lệ. Nói một cách khác, Thổ đã bản địa hóa tư duy phương Tây để tạo ra một nước Thổ hồi giáo hiện đại, vừa hiện đại, vừa tiếp nối truyền thống.
Việc vùng lên của nước Thổ trong vòng 20 qua, có thể nói là một hiện tượng ngoạn mục. Điều đáng để ý là trong khi cả thế giới, do ảnh hưởng của tuyên truyền phương Tây, chỉ dí mắt vào I ran, như một mô hình xã hội Hồi giáo hiện đại, thì Thổ đã vùng lên âm thầm mà không ai biết.
Tương tự như vậy ở Ấn độ. Ấn độ giành độc lập dưới sự lãnh đạo của đảng Quốc Đại, theo phương pháp của Găng đi. Mặc dù phong trào giải phóng dân tộc (nếu ta coi Ấn độ là một dân tộc) ở đây được Găng đi tổ chức theo hình thức identity tôn giáo, sử dụng phương pháp tôn giáo, nhà nước Ấn độ ra đời có mùi vị phương Tây nhiều hơn, do ê lít của họ đều thuộc dạng tây hóa (ở đây là ảnh hưởng của Anh). Tầng lớp người này ở Ấn độ thực ra rất mỏng, và ngay cả hiện tại nếu ở phương Tây có sách vở của các học giả Ấn thì họ cũng từ trong nhóm này mà ra.
Nhưng cũng khoảng 20 năm trở lại đây, đảng cầm quyền ở Ấn độ là một đảng dân tộc, lấy Ấn độ giáo kinh điển làm gốc. Hay nói cách khác, ở Ấn độ cũng có vấn đề bản địa hóa mô hình phương Tây họ có. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Ấn độ cũng vùng lên từ 20 năm nay.
Tất nhiên khi tôi nói vùng lên ở đây, không phải là thời kỳ trước đây là những thuộc địa của phương Tây, dạng thuộc địa kiểu mới, mà muốn nói rằng chỉ khi đi theo chủ nghĩa dân tộc, hiểu là bản địa hóa tư duy nhập khẩu (ở đây là hệ thống tư duy đại nghị phương Tây) thì họ mới thành công ngoạn mục được.
Hiện tại phương Tây rất mong chờ các lực lượng đối lập ở Thổ hay ở Ấn lên nắm quyền, nhưng lịch sử là một sự phát triển liên tục. Nếu các lực lượng đối lập này lên, thì họ sẽ đứng trên những gì mà Ấn, Thổ đã đạt được ngày nay, để đi tiếp, chứ không phải quay lại tôn phương Tây lên làm bố làm mẹ như ngày trước, vì thời kỳ ấy đã qua rồi.

Phó Thường Nhân
Bổ xung tiếp một chút về Thổ và Ấn độ để tránh hiểu lầm. Khi tôi nói phe phái chính trị đảng quốc đại ở Ấn độ hay tư duy Kermaliste ở Thổ, họ không phải là những lực lượng phò phương Tây nằm trong hệ thống thực dân mới của Mỹ, không phải như chế độ VN cộng hòa ngày xưa ở miền Nam. Đây là những ý thức hệ theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng họ có một cái nhìn và nhận thức “tâm phục khẩu phục” phương Tây, coi nó là hình mẫu phải bắt chiếc, nhưng họ không thể bắt chiếc được mà vẫn .. là mình, do tư duy phương Tây nhận thức phương Tây luôn lấy quyền lợi của nó làm gốc. Ví dụ Ấn độ, dù đảng Quốc đại được lãnh đạo bởi Neru và Găng đi (bà Indira Gandi, và dù cùng họ bà là con của Thủ tướng Neru không liên quan gì tới người cha của độc lập Ấn độ là Mahatma Gandi, hai người chỉ trùng họ), là những người có thể nói được đào tạo hoàn hảo bằng hệ thống Elite của Anh, chính sách của họ vẫn liên minh với Liên Xô, vì lợi ích của phương Tây tìm cách thổi vào xung đột Pakistan-Ấn độ đi ngược lại quyền lợi của Ấn độ. Ấn độ cũng là nước ủng hộ VN ở LHQ trong vấn đề Cam pu chia, vì họ hiểu rằng VN không xâm lược Cam pu chia, mà cứu nước này khỏi họa diệt chủng.
Nước Thổ, dù là thời kỳ Kermaliste, và dù tham dự vào NATO, nước này cũng đã nhiều lúc phải ra tay, ví dụ việc Thổ đưa quân vào đảo Síp vào những năm 70, và hiện nay vẫn la lực lượng chống lưng cho nhà nước Bắc đảo Síp. Tại sao lại thế, bởi các nước châu Âu trong NATO đều chống lưng cho Hi lạp nhằm kiềm chế Thổ.
Là một người quan tâm tới tìm hiểu các hệ thống nhận thức văn hóa, đặc biệt của các nước phương Nam hay ngoài phương Tây với tôi, Thổ, Ấn, Nhật, Nga, Indo, .. là những trường hợp rất thú vị để tìm hiểu sự giao thoa giữa văn hóa nội địa và văn hóa du nhập (chủ yếu từ phương Tây) thế nào. VN, TQ cũng là những ví dụ nhưng kiểu khác, vì ta không du nhập hệ thống chính trị tư sản phương Tây.
Nhưng dù bất cứ tình huống nào, điều quan trọng là phải bản địa hóa được. Mức độ bản địa hóa văn hóa nhập khẩu (trong chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội) sẽ là mức độ thành công, càng bản địa hóa hoàn hảo bao nhiêu thì thắng lợi và tiến bộ cũng bấy nhiêu, vì muốn bản địa hóa, phải biết phân biệt đúng sai, phải có hệ quy chiếu của mình, phải biết cái gì nhập caí gì từ chối, và phải hiểu thật sâu sắc đi vào được cấu trúc của văn hóa ngoại lai nhập khẩu kia.
langtubachkhoa
Đồng dollar đang phá hoại kinh tế, thị trường tiền tệ của Iraq, cấm là phải

Iraq cấm giao dịch bằng đô la Mỹ trong động thái mới nhất hướng tới 'khử đô la hóa'
Bộ Nội vụ đã nói rằng những người vi phạm lệnh cấm này sẽ phải chịu hình phạt pháp lý, bao gồm phạt tiền và thậm chí là ngồi tù.
Iraq bans US dollar transactions in latest move towards ‘de-dollarization’

https://thecradle.co/article-view/24880/ira...e-dollarization
The Interior Ministry has said that violators of this ban will be subject to legal punishment, including fines and even jail time
May 16 2023

Iraq Issues Ban on US Dollar Transactions to Bolster Usage of Iraqi Dinar
https://news.bitcoin.com/iraq-issues-ban-on...of-iraqi-dinar/

Iraqis banned from dealing in US dollars
https://www.thenationalnews.com/mena/iraq/2...-in-us-dollars/

Iraqi People Prohibited from Dealing in US Dollar
https://www.tasnimnews.com/en/news/2023/05/...ng-in-us-dollar
langtubachkhoa
Đây là bài của một bạn ở Đài Loan
From ONF (meotamthe)

Nhà đầu tư cổ phiếu lừng danh Warrent Buffet khi bán đi cổ phiếu của TSMC, ông ấy có nói 1 câu đại ý rằng TSMC là một công ty tốt, nhưng nơi đặt công ty lại không tốt, câu nói đấy có ý là TSMC ở tại nơi không hợp lý, nó nói đến vị trí địa chính của ĐL, nói đến việc ĐL nói chung và TSMC nói riêng nằm trong khu vực nguy hiểm trong đầu tư trên thế giới, nó phản ánh các động thái của CP các bên liên quan ngày một khiến nguy cơ chiến tranh tại eo biển ĐL tăng cao. Nguy cơ gia tăng xung đột eo biển ĐL thì cơ bản một số nhân tố các cụ biết rồi, gần đây thì cựu cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ là Robert C. O'Brien nói rằng nếu TQ tấn công vũ lực ĐL, (Mỹ) sẽ phá huỷ cơ sở của TSMC (tại ĐL) nhằm tránh để nó rơi vào tay TQ

https://focustaiwan.tw/politics/202303150016

Mặc dù TSMC có nhiều dự án đầu tư mở nhà máy sản xuất ở nước ngoài, về lý mà nói mở rộng sản xuất là minh chứng của làm ăn có lãi, nhưng W.B có vẻ như không nhìn nhận điều đó. Nguyên nhân có thể xuất phát từ đạo luật chip bán dẫn của Mỹ, yêu cầu các hãng sản xuất chip lớn trên thế giới là Samsung, Hylux, TSMC phải đầu tư xây nhà máy, chuyển dây chuyền tiến trình tiên tiến về Mỹ sản xuất chứ không được đầu tư vào TQ nữa, đổi lại họ sẽ nhận được hỗ trợ của CP. Hiện thực đang xảy ra là TSMC trước đây đã có nhà máy ở Phonex, từ năm ngoái TSMC lại tiếp tục đầu tư thêm nhà máy nữa, dây chuyền sản xuất là tiến trình 3nm và có thể là 2nm, để đảm bảo sản xuất được, TSMC phải cử kỹ sư của họ sang làm việc tại Mỹ, năm ngoái đã đi được 1 chuyến bay, tổng thể là gần chục chuyến bay. Tuy nhiên thực tế hoạt động của TSMC ở Mỹ không đẹp đẽ, các vấn đề phát sinh từ khác biệt văn hoá doanh nghiệp, khác biệt môi trường làm việc, khác biệt đối đãi, khác biệt chi phí và khác biệt do các quy định hiện hành về lao động cùng những thoả thuận không bình đẳng đã khiến nhân lực đưa sang từ ĐL nảy sinh nhiều phản ánh. Đại khái (em nói gọn lại cho dễ), chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn ĐL, khi kỹ sư của TSMC sang, họ đi theo diện đưa cả gia đình như đề nghị của phía Mỹ, nhưng chi phí sinh hoạt của cả gia đình ở Mỹ khác biệt rất nhiều so với ở ĐL, trong khi mức thu nhập của kỹ sư ĐL sang đó lại không cao bằng mức thu nhập của kỹ sư người Mỹ bản địa. Khác biệt văn hoá doanh nghiệp vô cùng lớn, TSMC ở ĐL là doanh nghiệp quản lý theo chế độ trách nhiệm, luôn trong trạng thái standby và sãn sàng oncall bất cứ lúc nào, vì thiệt hại trong sản xuất bán dẫn là rất lớn nếu không theo dõi và sẵn sàng xử lý bất cứ lúc nào, mặt khác việc nghiên cứu liên tục, cải tiến liên tục, fix lỗi lên tục mới tạo nên thế mạnh của TSMC trên thị trường Thế giới, nhưng ở Mỹ, lực lượng kỹ sư bản địa không đồng ý với chế độ sản xuất như vậy, do không thể đàm phán với Mỹ, nên TSMC buộc phải đòi hỏi lực lượng kỹ sư người ĐL trám vào những khoảng bị hổng đó, áp lực làm việc gia tăng nhưng thu nhập không thật sự tương xứng và vẫn có chênh lệch với kỹ sư bản địa đã dẫn tới những ý kiến không hài lòng. Một áp lực khác là TSMC đầu tư mở nhà máy ở Mỹ nhưng họ không có nhiều thuận lợi như một công ty Mỹ tại đất Mỹ, trong đó vấn đề của một người kỹ sư đưa gia đình sang Mỹ ngoài câu chuyện ràng buộc hợp đồng, nó còn là câu chuyện hoà nhập cuộc sống, con cái đi học, định cư (người ĐL có một tỷ lệ rất lớn có quốc tịch nước ngoài, có thẻ xanh Mỹ). Nó tổng hợp lại dẫn tới một tình huống là sau 2 hoặc 3 năm ràng buộc hợp đồng với TSMC, số kỹ sư này khi đến thời điểm gia hạn ký lại hợp đồng, họ có thể không ký thêm hợp đồng mà có thể chuyển sang ký hợp đồng với các công ty bán dẫn của Mỹ như Intel chẳng hạn, ở góc độ của Intel, chỉ cần chi trả như kỹ sư Mỹ là họ đã có được lực lượng kỹ sư có hiệu suất hơn rất nhiều, mà với một công ty Mỹ việc giải quyết vấn đề nhập cư cho nhân viên của họ lại dễ dàng hơn rất nhiều so với TSMC vẫn là công ty nước ngoài tại Mỹ. Ở đây xuất phát một khía cạnh suy luận là Mỹ thông qua việc ép TSMC đầu tư mở nhà máy để buộc TSMC đưa nhân lực bậc cao sang Mỹ, thông qua vài năm ở Mỹ hút lực lượng này sang các công ty bán dẫn của Mỹ, nó như một kiểu buộc TSMC xây dựng một trạm huấn luyện và tập kết thiết bị tiên tiến, dùng chính tiền của TSMC làm việc đó rồi rút lõi của nó sang cho Mỹ, khi TSMC không có lãi, họ có thể thu mua lại hạ tầng đó để bắt tay vào sản xuất tiếp, dùng mấy năm đó để chuyển dịch dần lực lượng sản xuất tại Mỹ nhằm tạo khả năng chủ động nghiên cứu sản xuất bán dẫn ngay tại Mỹ, cái này nó được từ Biden đến các nghị sỹ khác ủng hộ, thậm chí họ nói tương đối là lộ liễu

WATCH: Senator Kelly Speaks at TSMC Facility with President Biden
https://www.kelly.senate.gov/newsroom/press...resident-biden/

Trong thời gian trước, hẳn nhiều cụ cũng biết TSMC có dự định đầu tư mở nhà máy tại Nhật Bản ( https://asia.nikkei.com/Business/Tech/Semic...by-up-to-3.5bn), Đức ( https://asia.nikkei.com/Business/Tech/Semic...ant-in-Germany), lúc đó nhiều người cho rằng việc mở rộng như vậy là phân tán rủi ro, nhưng cho tới khi TT Italia Meloni đưa ra yêu cầu cuối cùng về việc Mỹ và G7 đòi hỏi Italia rút khỏi sáng kiến 1R1B của TQ, đã nói nếu TSMC đến đầu tư mở nhà máy tại Italia, thì CP Meloni sẽ quyết định rút khỏi sáng kiến 1R1B của TQ, chuyện này Italia đã đòi hỏi từ năm 2022 nhưng chưa thành công, có thể do lúc đó ủng hộ của Italia trong chiến sự Ukraine chưa đủ khiến Mỹ đồng ý hoặc đơn giản là sự tráo đổi chưa tương xứng.

https://www.wired.it/article/chip-italia-taiwan-tsmc-urso/

Chi tiết này mở ra một tình huống là Mỹ đã tận dụng ĐL nói chung và TSMC nói riêng một cách triệt để, TSMC trở thành 1 cái bánh tuyệt hảo, Mỹ đang nắm phần lớn, để đánh đổi cho những ủng hộ của các đồng minh quan trọng hay là những nơi đặc biệt quan trọng đối với Mỹ, Mỹ đã cắt 1 mảnh cho Nhật Bản và cắt 1 mảnh cho Đức, giờ đến đoạn phải quyết định đối với Italia, nước cũng quan trọng không kém trong cục diện Thế giới đối với cả Mỹ và TQ.

Ngoài Robert C. O'Brien thì ở còm của cụ Anh_he có nhắc đến tình huống một nghị sỹ của Mỹ cũng nói luận điểm tương tự.

https://otonet.fun/forums/postid/43074/

Cho tới giờ phút này, theo cá nhân em đánh giá, CP đương nhiệm DPP tại ĐL chỉ còn có mỗi ông Khâu Quốc Chính, BTQP là còn có phản ứng với luồng thông tin này, còn các chính khách khác từ trên xuống dưới đều không dám có ý kiến gì, không đòi hỏi phía Nhà Trắng phải nêu rõ quan điểm, thậm chí hiện thực phũ phàng là DPP cho rằng việc phân tích mổ xẻ chuyện này là nghi ngờ sự ủng hộ của Mỹ (nghi Mỹ luận) và coi những người hỏi về vấn đề này hay có ý kiến về vấn đề này là những người ủng hộ/đồng hành với Trung Cộng (Trung Cộng đồng lộ nhân).

Về mặt cơ cấu chính trị của ĐL, ĐL là nước theo kiểu đa đảng như Mỹ, quân đội không thuộc đảng phái lãnh đạo, nhưng do chi phối sâu sắc của Mỹ vào chính trị ngoại giao, nên các chính sách của ĐL về cơ bản là phối hợp và thay mặt Mỹ nói những cái mà Mỹ không trực tiếp nói được, các ứng cử viên Tổng thống mỗi lần bầu cử đều phải có sự ủng hộ của Mỹ, nên về phương diện chính trị, không có chính khách nào dám phản đối nội dung trên, duy còn lại BQP do tính chất quân đội không phục tùng đảng phái nên ở góc độ Quốc quân (quân đội ĐL được gọi là Quốc quân, nó diễn tiến từ Quốc Dân Đảng quân ngày trước, khi thực hiện dân chủ đa đảng thì bỏ 2 chữ Dân Đảng đi) phía quân đội là nơi duy nhất có khả năng nói cứng trước tình huống trên, nhưng thực tế có ngăn được hay không thì lại là câu chuyện khác, nhiều khi nói cứng cũng chỉ có tác dụng duy nhất là trấn an dư luận trong nước, chứ quyền Tổng chỉ huy nằm ở Tổng thống, thay BTQP là cờ quạt lại khác ngay.

Trước đây khoảng 10 năm, nếu người dân ĐL được hỏi nếu hai bờ xảy ra đánh nhau thì sẽ tránh bom đạn ở đâu, họ đều tin rằng chạy về các khu KHKT của TSMC là an toàn nhất vì cả Mỹ và TQ đều muốn bảo đảm an toàn cho các khu vực kỹ nghệ cao này trong mọi tình huống, nhưng giờ tình huống mới là Mỹ sẵn sàng phá huỷ TSMC nếu hai bở xảy ra chiến tranh (TQ thống nhất bằng vũ lực), nó tác động khá lớn đến suy nghĩ của người dân trong xã hội ĐL.

Một số tình huống gần đây, do năm sau sẽ là kéo dài thời hạn phục vụ của lính nghĩa vụ lên 1 năm, nên năm nay số người đăng ký nghĩa vụ quân sự của ĐL có tăng lên rõ rệt, nhưng năm nay con số thống kê số quân nhân chuyên nghiệp xin nghỉ hưu và giải ngũ sớm lại tăng lên gấp đôi số đăng ký lính nghĩa vụ, đây là một thực trạng nguy hiểm của ĐL khi lính chuyên nghiệp tức là nòng cốt của quân chính quy giảm, số bù bằng lính nghĩa vụ tức là quân dự bị động viên còn ít hơn cả số giảm này. Cũng đang có tin đồn do ĐL đang trong trạng thái thừa F16 nhưng thiếu phi công, có khả năng Mỹ sẽ điều một số lượng F16V của ĐL sang châu Âu, đồng thời cũng là tin đồn Mỹ đang chào bán F18 cho ĐL, F5 mà ĐL đang có có thể sẽ được hoán cải thành UAV cỡ lớn.
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Bài viết của bạn nào đó mà ltbk poste ở trên là rất chuẩn. Chuẩn về vấn đề “sản xuất chíp” và chuẩn nữa về chính thể đa nguyên đa đảng.
Về vấn đề sản xuất chíp, câu chuyện này là cái cớ rất tốt để Mỹ giật cái bánh mỳ khỏi mồm Đài loan nhân danh vấn đề chính trị xung đột với TQ. Nói cách khác, Mỹ đang vẽ lại cái khung toàn cầu hóa chỉ để có lợi cho Mỹ (chuyện này thì cũng bình thường), cũng giống như thằng chủ xây cái Casino (sòng bài), thì bất cứ điều kiện thằng chơi bài giỏi ra sau, người thắng cuối cùng vẫn là nó. Vì thế rất thú vị là xem nó xây cái sòng bài ra sao. Chính cái cấu trúc ngầm này làm cho Mỹ phát triển, đứng đầu thế giới, chứ không phải vì Mỹ dân chủ, hay chế độ đa nguyên đa đảng tạo ra như media phương Tây vẫn tung hô, nhồi cho đám lề trái nói.
Về vấn đề chế độ xã hội, nhận xét của người viết cũng rất chuẩn. Chế độ đa nguyên đa đảng là chế độ của một giai cấp tư sản dân tộc có chủ quyền (không kể nó gắn với văn hóa phương Tây, nhưng thôi điều này cứ để ra ngoài, cho nó tính chất .. giá trị phổ quát đi). Ở các nước phương Nam, là những nước mà cơ chế nhà nước không phải là sự phát triển tự nó sinh ra, mà do tác động của bên ngoài, thì giai cấp này hoàn toàn không có, hoặc què quặt, mại bản, như vậy hình thái nhà nước này áp đặt sẽ như .. cái thuyền không đáy.
Trong trường hợp này thì sức mạnh của các hãng nước ngoài, quyền lợi nước ngoài sẽ điều khiển nhà nước, còn nếu không thì sẽ là cơ cấu cứng duy nhất là quân đội, tức là chế độ độc tài. Như vậy chế độ đại nghị tư sản phương Tây có hai bộ mặt, như hai phía của đồng xu. Nếu nó có một giai cấp tư sản dân tộc thống nhất, có nhận thức về chủ quyền, thì nó sẽ là dân chủ đa đảng như Anh, Pháp, Mỹ, .Nếu không thì nó sẽ là độc tài, chuyên quyền của quân đội. Ở đây không có sự đối kháng như các “nhà dân chủ phương Tây” rao giảng, không có vấn đề dân chủ tư sản đối địch sống còn với độc tài. Nó chỉ là hai trạng thái khác nhau, tính chất khác nhau của giai cấp tư sản trong một nước. Vì thế nhà nước phát xít Đức, Nhật, Ý là cùng bản chất với nhà nước đại nghị tư sản Anh, Pháp, Mỹ. Tư bản Đức, Ý, Nhật trong quá khứ bị tư bản Anh, Pháp, Mỹ ép đẩy vào thế khó đồng thời phải đối diện với một phong trào công nhân lớn có thể lật đổ nó, nên nó mới thành phát xít.
Sự khác biệt duy nhất là mâu thuẫn quyền lợi giữa tư bản Đức, Ý, Nhật với tư bản Anh, Pháp, Mỹ trong quá khứ. Và vì bây giờ Mỹ nó nắm cổ tất cả sau đại chiến II, thì Mỹ đã tìm cách điều hòa nó, nắm cổ tư sản các nước này, đổi lại chúng được tiếp cận một thị trường duy nhất mà Mỹ quản lý bằng .. sức mạnh đồng đô la (tức là bắt buộc phải dùng cơ chế đô la là chủ).
Cũng chính vì thế, tôi mới phân tích rằng, dù có mâu thuẫn EU-Mỹ, vào thời điểm cuối cùng chúng bao giờ cũng cùng phe với nhau, vì thế không có chuyện EU chống lại Mỹ liên minh với TQ hay Nga chẳng hạn, mà cả hai sẽ cùng lợi dụng Nga TQ theo các cách thức khác nhau. Không chỉ lợi dụng Nga, TQ mà điều này đúng với toàn thế giới.
Phó Thường Nhân
Hiện nay, ở trong các nước phương Tây, đặc biệt ở các nước phát xít cũ (Đức, Ý), nó có một tư duy lịch sử rất buồn cười, theo quan niệm đó là đại chiến thế giới II có thể tránh được, nếu trước đó các đảng cộng sản ở đây liên minh với các đãng xã hội dân chủ để chống phát xít. Nói một cách khác sự phân liệt giữa đảng cộng sản ở hai nước này với các đảng xã hội dân chủ đã khiến cho nhà nước phát xít ra đời.
Nhưng đây thực ra là một thứ chuyện cười Trạng Quỳnh. Tại sao giai cấp tư sản Đức, Ý, Nhật từ bỏ thể chế dân chủ kiểu Anh, Pháp,Mỹ tạo ra chế độ phát xít, bởi vì mâu thuẫn của nó với các nước này. Chính mâu thuẫn đó đã đẩy giai cấp tư sản ở đây vào thế khó, kinh tế khủng hoảng xuống dốc, và từ đó khiến cho phong trào công nhân mạnh lên.
Để đối lại, giai cấp tư sản ở đây đã vừa giơ ra chiêu bài chống cộng sản, để dẹp phong trào công nhân, và nhân đó lấy .. cảm tình giai cấp của tư bản Anh, Pháp, Mỹ, đồng thời nó vẫn chuẩn bị để đập lại đám tư sản Anh,Mỹ này để giành thị trường xóa. Chính vì thế lực lượng dân chủ xã hội tư sản không thể chấp nhận lực lượng cộng sản. Liên minh này không thể hình thành, bởi vì mâu thuẫn giữa tư bản Đức, Ý, Nhật với Anh, Pháp, Mỹ không thể dung hòa
Nhưng hiện nay, do Đức, Ý, Nhật đã ở dưới trướng Mỹ, thì nó phải dựng lại một hình thái nhận thức để nói rằng chủ nghĩa phát xít chỉ là một dạng đột biến, chứ còn nó luôn là “dân chủ tư sản kiểu Mỹ” nhưng đây là chuyện cười Trạng Quỳnh.
Hiện tại, nếu nước Mỹ xuống dốc, thì chính nó sẽ trở thành một dạng phát xít xóa bỏ đi chế độ đại nghị tư sản hiện tại ở nước này. Lúc đó thì các “chí sĩ” sẽ trố mắt ra tìm cách giải thích biện luận cho nó.
langtubachkhoa
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố giải phóng hoàn toàn Artemovsk

Thành phố Artemovsk (tên tiếng Ukraina - Bakhmut) hoàn toàn giải phóng.
https://tass.ru/armiya-i-opk/17803963

Khi bộ quân sự Nga làm rõ trên kênh Telegram của mình, việc giải phóng thành phố cuối cùng vào ngày 20 tháng 5 đã có thể thực hiện được nhờ các hành động tấn công của các phân đội tấn công Wagner với sự hỗ trợ của không quân và pháo binh của Nhóm Lực lượng phía Nam.
https://profile.ru/news/politics/minoborony...movska-1327128/

Người sáng lập công ty quân sự tư nhân Wagner, Yevgeny Prigozhin, cũng tuyên bố một ngày trước đó rằng thành phố đã được kiểm soát.
https://www.kommersant.ru/doc/5998960

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng việc chiếm được Bakhmut sẽ cho phép "các hoạt động tấn công sâu hơn vào tuyến phòng thủ của Lực lượng Vũ trang Ukraine."
https://rtvi.com/news/minoborony-rossii-pod...zyatie-bahmuta/
langtubachkhoa
ONF (uman, taodimotminh, Putinka_Vodka) đưa tin về thiệt hại của Ukr tại Bakhmut. Phía Ukr thì chắc sẽ không hay chưa công bố đâu
- 21 Lữ đoàn của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã bị đánh bại.
- 10 lữ đoàn của Lực lượng Vũ trang Ukraine hoàn toàn mất khả năng chiến đấu
- 57.000 lính APU thiệt mạng và hơn 85.000 người bị thương
- Phá hủy hơn 10.000 thiết bị và vũ khí của Lực lượng Vũ trang Ukraine
- Hơn 50 máy bay và trực thăng của Lực lượng Vũ trang Ukraine bị bắn hạ trên bầu trời Bakhmut
- Tiêu diệt hơn 6,5 ngàn lính đánh thuê nước ngoài
- Tiêu diệt hơn 100.000 đơn vị vũ khí nhỏ của APU
- Thu giữ hơn 35000 đơn vị vũ khí đã bị thu giữ trong các trận chiến giành Soledar và Bakhmut.

Chi tiết hơn
Những đơn vị đã bị tiêu diệt ở Bakhmut:

🔺 Lữ đoàn:
Lữ đoàn 45
Lữ đoàn 43
Lữ đoàn 26
Lữ đoàn 28
Lữ đoàn 62
Lữ đoàn 63
Lữ đoàn 53
Lữ đoàn 60
Lữ đoàn 24
Lữ đoàn 57
Lữ đoàn 30
Lữ đoàn Tiên phong Rubizh
Lữ đoàn Tiên phong Azov
Lữ đoàn Tiên phong Uragan
Lữ đoàn Tiên phong Spartan
Lữ đoàn 109
Lữ đoàn 116
Lữ đoàn 119
Lữ đoàn 241
Lữ đoàn 93
Lữ đoàn 77
Lữ đoàn 46
Lữ đoàn 4
Lữ đoàn 17
Lữ đoàn Jaeger số 61

🔺 Lực lượng đặc biệt:
Trung đoàn xung kích 5
Trung đoàn 8 Lực lượng Đặc biệt

🔺Quân đoàn Kraken:
Tiểu đoàn 122
Tiểu đoàn 68
Tiểu đoàn 214 OPFOR
Tiểu đoàn bộ binh 49
Tiểu đoàn xung kích vùng cao 15
Nhóm Omega
Bộ đội Biên phòng Donetsk
Trung đoàn 8 UDAR
🔺UAV:
Shershen
Adam
Karlsen
Terra
Skala
Madyar
Khartia
KEP
Seneka

🔺Quân đoàn WASP:
Tiểu đoàn Dudaev
Quân đoàn Gruzia
Tiểu đoàn Mansur
Tiểu đoàn Shamil
Nhóm Honor
Quân đoàn Normandie

Hầu hết các tiểu đoàn này đã chịu thương vong hơn 70%.

langtubachkhoa
Hiện đang rộ tin đồn tổng tư lệnh Ukr, tướng Zaluzhny bị thiệt mạng hoặc bị thương nặng do không kích của Nga. Chẳng biết rõ thực hư thế nào?
Phía Ukr thì dường như đang chuẩn bị dư luận khi nói Nga đang âm mưu ám sát ông Zaluzhny. Chịu
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.