Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc 14
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
langtubachkhoa
Bổ sung chút, Iran là 1 cường quốc khu vực, có trình độ công nghiệp cao. Mình có thể học hỏi họ về công nghiệp chế tạo, lọc hoá dầu, và thông qua họ hợp tác luôn với Nga. Quan hệ giữa mình và Nga, Iran cần phải có độ sâu chứ không cần độ lớn về tiền tệ, cần thực chất chứ không cần hào nhoáng phô trương. Thông qua Iran, mình có thể nâng cao trình độ về chế tạo, bảo trì sửa chữa các máy móc đã có, kể cả máy móc phương Tây
Iran cũng bị bao vây phong toả nhiều năm, nên họ rành những cái này

Nghĩ đến cảnh VND có thể mua được các linh kiện cần thiết cho vũ khí, công nghiệp cần thiết từ Iran là mình cảm thấy khoái.

Có điều không rõ Iran mua gì của mình ngoài lương thực (Iran cũng chẳng thiếu lương thực)

Phó Tổng thống Iran kêu gọi sử dụng đồng tiền quốc gia trong thương mại với Việt Nam
Tehran, IRNA – Phó Tổng thống thứ nhất của Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Mokhber đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng tiền tệ quốc gia trong thương mại với Việt Nam, cho biết động thái này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi kinh tế.

Mokhber đã đưa ra nhận xét này trong cuộc gặp được tổ chức tại Tehran hôm thứ Hai với Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Tướng Tô Lâm.

Phó chủ tịch thứ nhất tuyên bố việc mở rộng quan hệ thương mại giữa Tehran và Hà Nội sẽ dẫn đến hợp tác chính trị sâu sắc hơn.

Hơn nữa, ông đề cập đến việc tạo thuận lợi cho việc cấp thị thực, triển khai các chuyến bay thẳng và kích hoạt khu vực tư nhân như những cách để phát triển quan hệ song phương.

Về phần mình, Bộ trưởng Việt Nam đề cập đến lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ hợp tác giữa Tehran và Hà Nội và cho biết Việt Nam đang hướng tới việc mở rộng quan hệ với Iran.

Tiếp đó, Thủ tướng đánh giá cao việc Cộng hòa Hồi giáo ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Cuối cùng, ông hy vọng rằng chuyến thăm Iran sẽ mang lại kết quả tích cực.

Iran VP urges use of national currency in trade with Vietnam

https://oananews.org/content/news/iran-vp-u...y-trade-vietnam
langtubachkhoa
Ukraine đã tước danh hiệu công dân danh dự Kiev của cố tổng bí thư Trường Chinh, dù theo nghị quyết năm 2000 thì công dân danh dự là danh hiệu vĩnh viễn.
Như vậy là sau khi những kẻ từng giẫm lên lá cờ VN lên nắm quyền ở Ukraine, quay lưng với Liên Xô, viết bài bêu xấu Hồ Chủ Tịch và ví cuộc chiến VN đánh Pol Pot ở Campuchia là cuộc xâm lược đế quốc VN, thì bây giờ Ukraine tiếp tục tiến thêm bước nữa.
langtubachkhoa

Dmitri Tran

BẢN TIN TỔNG HỢP TUẦN QUA: Kiev dự định dùng nhiều tên lửa tấn công Mátxcơva - Ba kịch bản sụp đổ của chính quyền Kiev - Truyền thông Nga về chuyến thăm Việt Nam của D.Medvedev (Cập nhật 27/05/2023, 18:10 giờ VN)

1. Kiev dự định dùng nhiều tên lửa tấn công Mátxcơva.
Đã mấy ngày trôi qua kể từ khi Kiev tuyên bố bắt đầu phản công, nhưng truyền thông Ukraina và phương Tây không có tin gì về “chiến thắng”. Trên thực tế, tất cả các cuộc đột kích ở các vị trí trọng điểm ở Donbass đều bị đánh chặn, “mũi nhọn” của Kiev nhằm đánh vào mạn sườn phía Tây và phía Nam Tp. Artemovsk đã bị đánh bật, thậm chí quân Ukraina phải co cụm ở Seversk, Slavyansk và Kramatorsk để đề phòng quân Nga sẽ tiến công. Và cả âm mưu mở mặt trận thứ hai ở Belgorod cũng bị đập tan. Chắc chắn vì vậy mà sau đó nhiều phát biểu của Kiev nói là chưa bắt đầu phản công.
Trong bối cảnh đó, Kiev tăng cường các cuộc không kích các nơi ở bán đảo Crưm, pháo kích các khu vực biên giới, ví dụ như chỉ riêng ngày hôm qua đã có hơn 100 vụ pháo kích vào các nơi ở tỉnh Belgorod. Và trong 2 ngày qua, Kiev cũng không bỏ qua các tỉnh xa biên giới: Hôm kia, 2 UAV bị bắn rơi ở Krasnodar, và sáng hôm nay , 2 UAV khi bị bắn rơi đã gây ra một vụ nổ ở gần làng Litvinovo huyện Nevelsk thuộc tỉnh Pskov, khiến tòa nhà hành chính của hệ thống ống dẫn dầu bị hư hại nhẹ, không có thương vong.
Nhưng ý đồ của Kiev còn đi xa hơn nữa. Chiều hôm qua, tờ báo Frankfurter Zeitung của Đức đưa tin rằng Kiev đã chính thức yêu cầu Berlin cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus có khả năng phóng đến thủ đô Mátxcơva. Trong chuyến thăm Berlin vào đầu tháng 5, Zelensky đã nói với Thủ tướng Scholz của Đức về việc chuyển các tên lửa hành trình tầm xa Taurus này, tuy nhiên lúc đó đại diện phía Đức không muốn bình luận về điều này.
Và bây giờ bài báo cho biết: Bộ Quốc phòng Đức xác nhận rằng Ukraina đã yêu cầu cung cấp các tên lửa Taurus. Bài báo cũng cho biết: Tên lửa hành trình Taurus có thể bay xa hơn 500 km và có thể phóng đi từ biên giới Ukraina đến tận Mátxcơva. Bài báo trích một số nguồn tin nghi ngờ rằng Kiev sẽ sử dụng các tên lửa Taurus một cách hợp lý, và bày tỏ lo ngại rằng Kiev có thể sẽ lên kế hoạch cho cuộc xung đột leo thang không kiểm soát được. Nhiều chuyên gia quân sự Nga tin chắc rằng, đến khi quân Ukraina bế tắc không có lối thoát trên chiến trường thì Kiev nhất định sẽ thực hiện ý đồ này, và trên thực tế, họ cũng đã thử rồi.
Nguồn của tờ Frankfurter Zeitung

Ein „Game Changer“ aus Deutschland
https://www.faz.net/aktuell/ukraine-konflik...e-18922106.html

Sau khi Artemovsk được giải phóng, chính quyền CHND Donetsk đã lên kế hoạch về xây dựng lại thành phố và giao cho chính quyền Tp.Shakhtersk chịu trách nhiệm và các cơ quan chức năng có kinh nghiệm trong công tác xây dựng ở Mariupol thực hiện. Theo các chuyên gia, bây giờ cần phải "rà soát" từng mét vuông của thành phố để rà phá bom mìn, sau đó mới có thể bắt tay vào công việc chính.
Để ghi nhận tình trạng Artemovsk tại thời điểm này, phóng viên chiến trường của RIA Novosti đã quay gần như toàn cảnh thành phố từ góc nhìn như cánh chim bay. Đoạn video cho thấy rất nhiều ngôi nhà ở và tòa nhà bị phá hủy. Ghi nhận một công viên giải trí với vòng quay quan sát, và nhà thờ còn sót lại nhưng với nhiều dấu vết của đạn pháo. Những con đường gần như vắng vẻ, ở một số nơi còn giữ lại được các tòa nhà cao tầng, nhưng về cơ bản thành phố bị hủy hoại rất nhiều.
Đặc biệt, nhờ giải phóng nhanh khu vực trung tâm thành phố nên quân Ukraina chỉ kịp phá nổ tòa nhà Thị chính, còn đài tưởng niệm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại với ngôi sao trên bệ Ngọn lửa Vĩnh cửu đã được bảo tồn, quốc kỳ Nga tung bay trên một trong nhiều tòa nhà năm tầng bị hủy hoại (Video Tp Artemovsk ngày 25/05).
Tôi có thấy mấy báo tiếng Việt có đăng quang cảnh tàn phá này kèm theo bình luận. Nhưng bây giờ cũng như trước đây, họ không hề nói đến việc quân Ukraina đã biến các tòa nhà dân sự thành công sự chiến đấu của mình, đã gài mìn và phá nổ các tòa nhà trước khi phải rút chạy v.v. Điều này gây ra cho người đọc cảm giác Nga và “thủ phạm duy nhất” của sự tàn phá này, từ đó gieo rắc sự căm ghét và thù hận như nhiều người mong muốn – Đấy, sự ma mãnh của truyền thông còn ở chỗ đó!

2. Ba kịch bản sụp đổ của chính quyền Kiev.
Hai hôm trước, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga D.Medvedev công bố trên kênh TG của mình 3 kịch bản sụp đổ của cái hôm nay được gọi là Ukraina. Tuy là phát biểu trên phương diện cá nhân, nhưng D.Medvedev là người thứ hai, sau Tổng thống Putin, chịu trách nhiệm về phương diện an ninh của nhà nước Nga, cho nên chúng ta cũng cần biết.
Trước đây, Medvedev đã nhiều lần tuyên bố rằng ở định dạng hiện đại, Ukraina, với tư cách là một quốc gia, trong tương lai sẽ không còn tồn tại, và trong bài này ông đã nói cụ thể hơn. Trong cả ba kịch bản, Medvedev đều bắt đầu bằng việc các khu vực phía Tây Ukraina sẽ nằm dưới sự kiểm soát hành chính và chính trị của một vài quốc gia ở EU hoặc toàn bộ EU. Đối với phần còn lại của từng kịch bản, Medvedev nói:
- Kịch bản 1: Ukraina sẽ tồn tại như là một Ukraina "không là của ai" – đó là các khu vực sẽ "bị ép giữa EU và Nga". Chính quyền của Ukraina "không của ai" này sẽ liên tục tuyên bố sự cần thiết phải trả lại những vùng đất đã bị mất (nhưng chỉ những vùng đất đã sáp nhập vào Nga), và cuối cùng Ukraina này sẽ được chấp nhận vào NATO và EU.
- Kịch bản 2: Toàn bộ lãnh thổ Ukraina sẽ bị một số nước EU và Nga phân chia nhau, và chính phủ Ukraina lúc đó sẽ trở thành một "chính phủ lưu vong". Theo Medvedev, với kịch bản này, nguy cơ phát sinh lại xung đột vũ trang ở Ukraina sẽ ở mức độ vừa phải, nhưng những hoạt động để “đòi lại” lãnh thổ ở Ukraina vẫn ở mức cao và có thể sẽ rất cao.
- Kịch bản 3: Sự phân chia lãnh thổ tương tự như kịch bản 1 nhưng bản chất vấn đề sẽ ngược lại hoàn toàn. Các vùng đất phía Tây của Ukraina gia nhập một số nước EU. Người dân ở miền trung tâm và một số tỉnh “vô chủ” khác của Ukraina, theo Điều 1 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, ngay lập tức sẽ tuyên bố quyền tự quyết của mình bằng cách gia nhập Liên bang Nga. Yêu cầu của họ sẽ được chấp thuận, và cuộc xung đột sẽ kết thúc với sự đảm bảo khá đầy đủ về việc xung đột sẽ không tái diễn trong một thời gian dài.
Bản thân Medvedev viết rằng Nga cần kịch bản 3. Và ông nhấn mạnh rằng không có kịch bản nào liên quan đến việc chuyển toàn bộ lãnh thổ của Ukraina hiện đại để đặt dưới sự kiểm soát của Nga. Đây là cách nhìn của một người có uy tín ở xã hội Nga, giữ trọng trách trong Chính phủ Nga và lão luyện trên chính trường, nên chúng ta cũng nên tham khảo.

3. Truyền thông Nga về chuyến thăm Việt Nam của D.Medvedev.
Như đã biết, 1-2 ngày trước chuyến đi thăm Việt Nam, nhiều báo Nga đã đưa tin khá rầm rộ, tờ RIA Novosti cò nói rõ mục dích của chuyến đi còn có việc trao đổi để mở các trung tâm khoa học và giáo dục, giảng dạy tiếng Nga ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó, báo chí tiếng Việt gần như không đưa tin gì về sự kiện sắp diễn ra này.
Khi ông Medvedev đến Hà Nội, nhiều tờ báo Việt Nam nồng nhiệt đưa tin về các sự kiện của chuyến đi này với nhiều bức ảnh và cảnh quay rất cảm động và tình cảm. Trong khi đó truyền thông Nga gần như không đưa tin gì đang diễn ra, bối cảnh đó làm tôi liên tưởng đến cảnh “nín thở chờ xem” kết quả thế nào trước một sự kiện quan trọng.
Và sau khi chuyến đi thăm kết thúc, chỉ 1-2 tờ báo chính thống Nga có nói đến nhưng trong văn cảnh như sau (trích nguyên văn 3 tin liên quan trên RIA Novosti). Theo tôi, qua đây có thể thấy, ngoài yếu tố tinh thần và tình cảm, chuyến đi không có kết quả cụ thể như các thỏa thuận, cam kết gì đó v.v.:
“Chừng nào chế độ hiện tại do Vladimir Zelensky đứng đầu còn nắm quyền ở Ukraina, đàm phán giữa các bên trong cuộc xung đột sẽ là không thể xẩy ra. - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm Việt Nam”.
“Các nước phương Tây không tin rằng trong một số điều kiện nhất định, cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia thuộc Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ dẫn đến đòn tấn công hạt nhân phòng ngừa, nhưng điều này có thể xảy ra.- Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết trong chuyến thăm Việt Nam”.
“Để cuộc xung đột ở Ukraina không kéo dài hàng thập kỷ, cần phải “tiêu diệt chính bản chất của chế độ phát xít ở Kiev”. - Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố trong chuyến thăm Việt Nam”.
◽️ Tất cả chỉ có 3 tin này có liên quan đến ông Medvedev khi thăm Việt Nam. Và tôi có thấy mấy báo tiếng Việt trích dẫn các câu phát biểu này nhưng lại ghi trích dẫn từ truyền thông Nga, chứ không nói rõ tin gốc là trong phát biểu của ông Medvedev tại Hà Nội – Tại sao có sự ngại ngùng như vậy khi sự việc diễn ra ngay “sát nách” mình mà phải ghi vòng vèo nguồn để làm gì?

https://www.facebook.com/groups/nuocngatre/...264300680350355
langtubachkhoa
From ONF (elevonic, U Cay, Putinka_Vodka, Dung_nhan_sai_cai_)
Tạm thời cập nhật , từ giờ đến tháng 8 thì không biết có gì bất ngờ không?

Nam Phi đã ban hành quyền miễn trừ ngoại giao chung cho tất cả các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh vào tháng 8, có nghĩa là Vladimir Putin có thể tới Johannesburg và không sợ nước này hành động theo lệnh bắt giữ của tòa án hình sự quốc tế.

South Africa grants Putin and Brics leaders diplomatic immunity for summit | South Africa | The Guardian
https://amp.theguardian.com/world/2023/may/...nity-for-summit


Chính quyền Nam Phi đang thay đổi luật để ông Putin có thể tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS một cách an toàn.
Chính phủ Nam Phi cho biết họ sẽ sớm đưa ra những thay đổi về mặt luật pháp, cho phép không bắt giữ những người đã bị truy nã bởi Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague.
Điều này xảy ra trong bối cảnh khối BRICS đang hình thành cà phát triển. Nam Phi dù không phải là thành viên của khối Đông Âu như Iran hay Syria nhưng chắc chắn họ sẽ thắt chặt quan hệ với các đồng minh.
Nam Phi sẽ cung cấp các điều kiện đảm bảo cho ông Putin. Tổng thống Nga có tham dự hội nghị thượng đỉnh của khối tại nước này hay không là câu hỏi khác, nhưng trong trường hợp này Nam Phi sẽ thực hiện nghĩa vụ của một đồng minh.

S. Africa Grants BRICS-Meeting Immunity After Putin Invite
(@click here)
https://news.yahoo.com/south-africa-grants-...-052413430.html



Ngoại trưởng Iran được mời dự cuộc họp của khối BRICS tại Cộng hòa Nam Phi. Tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm BRICS, sẽ được tổ chức ở cấp bộ trưởng ngoại giao ở Cape Town vào ngày 1 và 2 tháng 6, ngoại trưởng Iran sẽ lần đầu tiên tham dự.



Sáng 31/5, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thông báo, hai tháng trước, nước này quyết định rút khỏi Liên minh An ninh hàng hải Trung Đông do Mỹ đứng đầu.
UAE tuyên bố rút khỏi một liên minh do Mỹ đứng đầu, đâu là lý do? - Báo Thế Giới & Việt Nam
https://dr.zapps.vn/uae-tuyen-bo-rut-khoi-m...3539481407.html
langtubachkhoa
From ONF (Bo khi 123)

Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Kazakhstan, Uzbekistan và Kyrgyzstan, các thành viên của Tổ chức các quốc gia Turkic (TDT), đã thành lập Quỹ đầu tư Turkic (TYF).

Số vốn của ở giai đoạn đầu lên tới 500 triệu đô la. Tất cả năm quốc gia tham gia đều có cổ phần bằng nhau. Sắp tới sẽ có thêm 4 quốc gia tham gia TYF.

https://t.me/SolovievLive/182952
langtubachkhoa
From ONF (Chomolungma)
Cổ phần của Gazprom và Tatneft được công nhận là Halal

Sau khi các ngân hàng Hồi giáo bắt đầu hoạt động ở Nga, cổ phần của Gazprom và Tatneft sẽ được công nhận là Halal. Artur Nurmukhamedov, điều phối viên của dự án Sahih Invest, nói với kênh Telegram Vzglyad na Vostok.

“Đối với người Hồi giáo ở Nga, một ứng dụng di động đã được tạo để kiểm tra tài khoản có tuân thủ các tiêu chuẩn Hồi giáo hay không. Để làm điều này, loại hoạt động được phân tích (mã chứng khoán cần phải không liên quan đến sản xuất rượu, thuốc lá, thịt lợn, cờ bạc...). Các báo cáo tài chính được phân tích theo tiêu chuẩn tài chính quốc tế, cơ cấu doanh thu, tiền gửi và nợ. Ví dụ, ngày nay, cổ phần của Gazprom và Tatneft có thể được xếp là Halal một cách an toàn.

Tuy nhiên, chúng tôi xem xét các số liệu hàng quý, bởi vì do tính phức tạp của thị trường nên nguồn cung có thể không còn tuân theo các tiêu chuẩn của đạo Hồi. Sau đó, chúng tôi sẽ cùng bàn bạc với người theo đạo Hồi loại bỏ những mã chứng khoán đó và thậm chí sẽ cho bạn biết cách thực hiện. Mặc dù thực tế là các ngân hàng Hồi giáo vẫn chưa bắt đầu hoạt động ở Nga, nhưng chúng tôi đã có những người muốn mua cổ phiếu theo quy định của Sharia. Theo thời gian, nhu cầu về dự trữ Halal sẽ cao. Số lượng người Hồi giáo Nga dao động từ 15 triệu đến 20 triệu người.”
langtubachkhoa
Tôi thì không nghĩ Zelensky vào M113, chỉ là thất cử vào đầu năm 2024 thôi

Tin từ ONF (GroundZero)

Các dấu hiệu Ze bị thay thế ngày càng nhiều!
Có thể nhận ra điều này khi phân tích tình hình Ukr.
+ Hắn ta đã ở nước ngoài quá lâu không về nước!
+ Rada gửi đơn sang Tòa Án luận tội.
+ Các video rò rỉ cho thấy bị cố vấn coi thường.
+ Các chủ nhân cuộc chơi đang có nhu cầu thay đổi chiến lược chiến thuật sau quá nhiều màn diễn tồi tệ.
Và nhiều dấu hiệu khác cho thấy nguy cơ và thời của Ze đã đi đến chỗ kết thúc. Trên thực tế, hắn ta không còn vai trò gì trong tác chiến hay triển khai “cuộc tổng tấn công mùa xuân”. Nhiệm vụ duy nhất của Ze hiện nay là du lịch các nước thu gom vũ khí và tiền tài trợ.
Theo một số dấu hiệu, nhân vật được coi là thay thế Ze - Igor Klimenko, một kẻ được Mỹ đào tạo đặc biệt cho hệ thống, và đang đương chức BT Bộ Nội vụ, nguồn nhân lực 400.000 người của BNV có thể được chuyển đổi nhanh chóng thành quân sự.
Vào đầu năm nay, ngày 18 tháng 1, chiếc trực thăng chở Denis Monastyrsky, BT BNV cùng 14 người gặp nạn(!?) - đó gần như là toàn thể bộ sậu của BNV. Kể từ đó, Klimenko được đưa lên thay.
Còn trong tháng 5 vừa qua, nhóm của Klimenko được bổ nhiệm vào “hầu như tất cả các vị trí lãnh đạo” của BNV.
Cho đến nay, cuộc điều tra vụ tai nạn cựu BT Monastyrsky không có kết quả. Có lẽ vụ tai nạn này là một phần của kế hoạch thúc đẩy nhân vật Klimenko tiến đến vị trí cần thiết.
Dưới sự lãnh đạo của Klimenko, BNV đang gấp rút huấn luyện 8 lữ đoàn – khoảng 40.000 tay súng. Nhóm quân này mang những cái tên như Storm, Kalina, Kara-Dag, Frontier, Spartan, Azov, Steel Border, Liut.
Và một dấu hiệu khác, tần suất xuất hiện trên truyền thông của Klimenko ngày càng nhiều.
M113 đang vẫy gọi anh Ze
langtubachkhoa
Nga đang chi tiêu ít một cách đáng ngạc nhiên cho cuộc chiến ở Ukraine

Theo Economist, cuộc xâm lược Ukraine của Nga chỉ khiến Moscow phải trả một số tiền nhỏ theo tiêu chuẩn lịch sử.

Chi tiêu của Nga vẫn không rõ ràng, nhưng ngân sách chiến tranh của nước này là khoảng 3% GDP (Để so sánh, Liên Xô đã chi 61% GDP trong Thế chiến II).

Theo tiêu chuẩn lịch sử, Nga đã chi một số tiền nhỏ, dù thế nó vẫn cao hơn so với Afghanistan (LX chi 0,4% GDP)

Theo Economist, lý do 1 phần bởi vì Nga chỉ coi đây là chiến dịch quân sự đặc biệt, nên không tiêu nhiều, một phần do công nghệ ngày nay hiện đại hơn, máy móc hoạt động nhiều hơn, thay cho nhân lực phải chi phí vào.

Bình luận của tôi:
Không biết con số 3% này phương Tây tính kiểu gì? Có khi như thế còn là cao, vì khi tính chi phí, họ toàn dựa vào giá cả xuất khẩu các vũ khí, thiết bị của Nga để tính, trong khi đáng lẽ phải dựa vào chi phí xuất xưởng của nó. Đó là chưa kể nhiều vũ khí còn móc từ kho từ thời Liên Xô.


How much is Russia spending on its invasion of Ukraine?
By historical standards, it’s a puny amount. That tells you three big things
May 30th 2023
https://www.economist.com/graphic-detail/20...sion-of-ukraine

Russia is spending surprisingly little on its war on Ukraine
Jun 1, 2023, 4:31 PM UTC+2
https://markets.businessinsider.com/news/co...nvesting-2023-6
langtubachkhoa
Trước đây mình còn không biết có tồn tại tổ chức ACU này, hóa ra đó là một nhóm 9 thành viên gồm các ngân hàng trung ương bao gồm trong đó cả Ấn Độ, Pakistan và Iran

Nhóm ngân hàng châu Á ra mắt hệ thống thanh toán thay thế SWIFT
Thứ Bảy 03/06/2023 06:10 (GMT+7)

Các thành viên của Liên minh Thanh toán bù trừ châu Á (ACU), một khối ngân hàng trong khu vực, đã nhất trí khởi động một hệ thống thay thế cho mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT.

Tại một hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại thủ đô Tehran của Iran trong hôm thứ Tư vừa qua, các thành viên của ACU đã đạt thoả thuận về việc khởi động hệ thống tin nhắn ngân hàng riêng trong vòng một tháng, hãng tin Iran News dẫn lời một Phó Thống đốc ngân hàng trung ương Iran (CBI) cho hay.

“Các nước thành viên ACU đã quyết định có một hệ thống tuỳ chỉnh cho riêng họ, do không phải quốc gia nào cũng có thể tiếp cận SWIFT và sử dụng nó cũng có cái giá”, theo Mohsen Karimi, Phó Thống đốc CBI chịu trách nhiệm các vấn đề quốc tế.

SWIFT là tên viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications. Đây là Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu – tổ chức đứng sau hầu hết các giao dịch chuyển tiền quốc tế hiện nay. SWIFT được thành lập năm 1973.

Theo ông Karimi, hệ thống tin nhắn mới sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu thanh toán bù trừ giữa các thành viên của ACU, tổng cộng có 9 thành viên.

Động thái này cũng phù hợp với các tuyên bố gần đây từ các thành viên ACU, cho biết họ muốn tham gia vào nỗ lực quốc tế và khu vực để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại quốc tế, một quá trình được gọi là phi đô la hoá.

Theo một tiết lộ gần đây từ Bộ trưởng Kinh tế của Iran, chỉ chưa đến 10% thương mại quốc tế của Cộng hòa Hồi giáo được thực hiện bằng đồng USD, giảm mạnh so với mức 30% hai năm trước.

Các quốc gia như Ấn Độ và Iran, hai thành viên quan trọng của ACU, đã thúc đẩy các nỗ lực phi đô la hoá trong hoạt động ngoại thương của họ, đặc biệt là kể từ khi chiến sự Ukraine bùng phát vào đầu năm 2022, khiến Nga bị loại khỏi SWIFT.

Thống đốc CBI Mohammad Rezza Farzin, người bắt đầu giữ chức chủ tịch luân phiên của ACU trong buổi họp hôm thứ Tư, cho biết khối này sẽ tìm cách thu nạp thêm các thành viên mới và đa dạng hoá giỏ tiền tệ mà họ chấp nhận để thanh toán, từ đó tăng cường chiến dịch phi đô la hoá.

Belarus và Mauritius đã đệ đơn xin gia nhập ACU nhân hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Tehran, nơi mà các chủ ngân hàng hàng đầu đến từ các nước không phải thành viên như Nga cũng xuất hiện.

Hệ thống tin nhắn tài chính của Nga (SPFS)
Mỹ và các đồng minh phương Tây đã tuyên bố sẽ ngắt kết nối một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT vào tháng 2/2022. Đây được coi là một “vũ khí hạt nhân tài chính” có sức ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế Nga.

Trước tình hình đó, ngân hàng trung ương Nga đã đẩy mạnh phát triển một hệ thống riêng, thường gọi là SPFS.

Giao dịch đầu tiên trên mạng lưới SPFS được thực hiện vào tháng 12/2017. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của SPFS vẫn được cho là còn khá khiêm tốn. Tính đến cuối năm 2020, hệ thống này mới chỉ có 400 định chế tài chính từ 23 quốc gia tham gia, trong khi SWIFT có sự kết nối với hơn 11.000 định chế tài chính ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nga cũng tìm cách mở rộng sự kết nối của SPFS đối với hệ thống thanh toán toàn cầu.

Theo tờ The Economic Times, năm 2019, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu giải pháp thay thế cho cơ chế thanh toán SWIFT.

Cụ thể, hệ thống SPFS của Nga sẽ được kết nối với hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới CIPS (Cross-Border Inter-Bank Payments System) của Trung Quốc. Mặc dù Ấn Độ chưa có hệ thống nhắn tin tài chính trong nước, nhưng nước này có kế hoạch liên kết nền tảng của NHTƯ Nga với một dịch vụ đang được phát triển, nguồn tin nói với The Economic Times.

Tờ Deccan Herald đăng tải bài viết của Megha Pardhi – nhà phân tích của Chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại viện Takshashila, nói rằng việc bị loại khỏi SWIFT có thể khiến Bắc Kinh và Matxcơva đẩy nhanh việc phát triển các hệ thống thanh toán riêng.

Mặc dù SPFS và CIPS đều đang trong giai đoạn phát triển và chưa được chấp nhận rộng rãi như SWIFT, “nhưng điều đó cho thấy Matxcơva và Bắc Kinh thừa nhận sự cần thiết phải hợp tác với nhau trong bối cảnh có thể bị loại ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế”.

https://viettimes.vn/nhom-ngan-hang-chau-a-...post167255.html

https://baotintuc.vn/the-gioi/giai-phap-tha...01163333438.htm
Phó Thường Nhân
Đạo diễn Trần Anh Hùng vừa được giải ở liên hoan phim Pháp tại Cannes (đọc là Can). Mặc dù là người gốc Việt, nhưng ông nhân giải với tư cách là đạo diễn người Pháp gốc Việt, vì thế không nên nhầm lẫn ông với một đạo diễn Việt nam sinh ra lớn lên ở trong nước. Tương tự như vậy, trước đây có nhà văn gốc TQ ở Pháp được giải thưởng Nô ben về văn học, báo chí phương Tây coi ông là người TQ, nhưng điều này không đúng, vì thế TQ hiện tại mới chỉ có một nhà văn được giải Nô ben, đó là nhà văn Mạc Ngôn.
Cũng cần để ý nữa, đó là một giải của văn học nghệ thuật phương Tây có tác dụng “local” với nền văn hóa của họ, vì thế nếu ta có thể vui mừng chúc mừng đạo diễn Trần Anh Hùng, cũng không nên coi việc ông được giải, như một giá trị phổ quát, để rồi ông ta có thể tuyên bố bất cứ điều gì cũng sẽ được coi là đúng.
Tôi không được xem bộ phim mà ông vừa được giải, chỉ xem nó được giới thiệu trên báo chí, và cũng chưa chắc sẽ đi xem nó khi nó được chiếu ở trong rạp, vì tôi đã một lần vỡ mộng về phim của ông, khi đi xem bộ phim “mùa hè chiều thẳng đứng”. Khi đi xem bộ phim này, đến nửa chừng tôi phải bỏ ra về, đây là bộ phim duy nhất mà tôi bỏ về giữa chừng từ lúc .. biết xem phim tới nay.
Còn bộ phim đầu “mùi đu đủ xanh” thì tôi xem được hết cho đến cuối.
Với hai phim của ông làm về VN, nếu tôi công nhận đó là cách quay của ông rất đẹp, đặc biệt trong mùi đu đủ xanh, mỗi cảnh có thể coi như một bức ảnh nghệ thuật, tôi lại không khoái cái nhìn Việt nam dị dạng kỳ quặc của ông ta. VN trong con mắt của Trân Anh Hùng có cái gì đó dị dạng, kỳ quái, giống như con mắt người phương Tây lần đầu tiếp xúc với văn hóa châu Á (ở đây là Vn), từ đó họ có một dạng cảm nhận của một người nằm ngoài nền văn hóa đó, xa lạ với nó.
Một người Vn bình thường chắc chắn không thể có cái nhìn đó.
Xem giới thiệu bộ phim mới này khiến ông được giải, tôi có cảm tưởng (cảm tưởng thôi, vì phải xem phim mới đánh giá chính xác được) đó là ông đã xào xáo lại “mùi đu đu xanh” trong cách thể hiện, nếu mà như vậy, thì rõ ràng ông có một phong cách quay phim của mình, người ta thường gọi là “signature” (dấu ấn, phong thái).
Tầng lớp elite văn hóa nghệ thuật của Pháp là một đám người dạng mafia, tự tâng bốc lẫn nhau. Đây có lẽ là điều đặc biệt của tầng lớp người này ở Pháp so với đồng nghiệp của họ ở Mỹ. Nếu ở Mỹ, cũng có một dạng tầng lớp elite văn hóa nghệ thuật, thì nó vẫn phải để ý tới việc “có thể kiếm tiền được không”, nói cách khác nếu Mỹ trao giải thì nó phải để ý tới sự thành công của bộ phim về mặt thương mại. Tầng lớp văn hóa nghệ thuật Pháp, vốn tự coi mình là Elite bất chấp thành công thương mại, chỉ là sự tung hô của đồng nghiệp với nhau nên có tính quý tộc hơn, chính vì thế được giải không có nghĩa là thành công.
Do là một nhóm người tự tâng bốc lẫn nhau, cho nên việc Trần Anh Hùng được giải cũng không có nghĩa là ông ta có thể tham gia thanh một thành viên của đám này, mà có khi chỉ là một thứ sản phẩm được chúng tung hô để chứng tỏ mình rộng mở, giống như vào thời điểm ở Pháp mâu thuẫn chủng tộc lên cao, thì một cô người da đen được bầu làm hoa hậu.
Như vậy con đường của đạo diễn Trần Anh Hùng còn dài. Đó là phim của ông có thực sự được người xem yêu thích hay không, đó là ông có thực sự trở thành một nhân vật trong đám Elite mafia kia không ? nếu được như thế thì mới có thể coi là thành công trọn vẹn, chúc ông làm được những điều đó.
Ngược lại, tôi không tin rằng những giá trị của phim Trần Anh Hùng là giá trị của phim VN, văn hóa VN, dù ông có dựng phim về VN, bởi vì ở đây ông ta đã lấy hệ quy chiếu Pháp, hai bộ phim ông làm về Vn nói lên điều đó.
Phó Thường Nhân
Việc phó chủ tịch hội đồng an ninh Nga, cựu thủ tướng, cựu tổng thống Nga Medvedev sang thăm VN đã chỉ ra rằng mặc dù có chiến tranh, mặc dù có các biện pháp cấm vận của phương Tây với Nga, cũng như việc phương Tây gây sức ép với các nước phương Nam cắt đứt quan hệ với Nga, quan hệ VN-Nga vẫn tiếp tục.
Theo cách nhìn của tôi, trong cuộc chiến Nga-UK có hai điều VN nên làm
1- Đó là giữ sự trung lập trong quan hệ Nga-UK, điều đó dẫn tới việc VN nên khuyến khích sự hòa giải ngừng bắn giữa hai bên để đi tới một giải pháp thương lượng hợp lý cho cả UK và Nga
2- Không thể để cho phương Tây sử dụng cuộc chiến này như một hình thức thiết lập lại một hình thái xâm thực thuộc địa kiểu mới với các nước phương Nam trên thế giới
Hai cách tiếp cận này ủng hộ lẫn nhau, bổ xung cho nhau, vì mâu thuẫn UK-Nga sẽ giải quyết dễ dàng hơn khi phương Tây không sử dụng UK như một dạng tay sai trong một cuộc chiến Proxy war, không đơn giản là nhằm vào Nga mà để tạo lập thế thượng phong của họ trên toàn thế giới mà điểm tới cuối cùng, nạn nhân lớn nhất sẽ là các nước phương Nam. Vì thế nếu phương Tây không nhân cớ này để chỉ đạo được các nước phương Nam theo ý họ, thì cuộc chiến sớm muộn cũng sẽ ngừng, vì UK sẽ không còn có giá trị sử dụng gì nữa với phương Tây.
Chính vì thế, thái độ và hành động của các nước như Ấn độ, thế giới Ả rập, châu Phi, Mỹ la tinh, I ran, Thổ, ..rồi thái độ của khối ASEAN là nhưng hoạt động rất tốt để tạo ra một thế giới bình đẳng hơn, bớt nguy hiểm hơn.
Mặc dù thế phương Tây vẫn là một bộ phận của thế giới. Chính vì thế thái độ của Vn không phải là tẩy chay phương Tây, là phi đô la hóa, .. bởi như thế có nghĩa là lập bên, trong khi điều phải làm là đa dạng hóa quan hệ từ năng lượng, thương mại tới tài chính để khỏi bị chèn ép. Vì thế điều quan trọng không phải là tẩy chay phương Tây mà đặt nó vào đúng vị trí của nó trong quan hệ với mình.
Gần đây VN hay được mời như khách của nhóm G7 (chủ yếu là do ý của Nhật), điều đó đã nói lên tầm quan trọng của VN trong thương mại toàn cầu đặc biệt là với phương Tây. Vì thế vị trí tuyệt vời nhất của Vn là trung lập tích cực, là cầu nối giữa các lục địa kinh tế chính trị thế giới, chứ không phải là phụ thuộc vào một bên.
Phó Thường Nhân
Nga đã phá vỡ được chốt phòng ngự của UK ở Backmout, vì thế media phương Tây quay sang nói về việc có các lực lượng chống đối Nga tấn công vào vùng biên giới của Nga ở Bel-gorod.
Tất nhiên lực lượng này không thể hành động nếu không có sự trợ giúp của phương Tây và UK, không kể có thể những người trong lực lượng này là người UK gốc Nga, do việc phân biệt giữa người Nga và người UK rất khó.
Điều này cũng nói lên rằng UK có vai trò rất quan trọng với Nga về an ninh, vì thế Nga sẽ không thể có hòa bình nếu UK là một cái đế là bàn đạp để phương Tây thông qua NATO tấn công vào mình bằng các biện pháp gây bạo loạn, tập kích. Việc UK gia nhập NATO như vậy sẽ đồng nghĩa có một căn cứ quân sự thù địch với Nga ở nay sát nách.
Mặc dù được media phương Tây đăng tin rộng rãi, lực lượng này không thể tạo ra một thay đổi trên chiến trường chung, do số lượng nhỏ (theo media phương Tây thì chúng gồm 4 lữ đoàn, với quân số tổng cộng khoảng 800- 1000).
Điều quan trọng là xem sau khi chốt phòng thủ Backmout bị phá vỡ, cục diện chiến trường sẽ thay đổi ra sao, với tốc độ nào.
Thông thường, trong một cuộc chiến tranh, khi đỉnh điểm của nó đạt tới, thì sẽ dẫn tới sự tan rã của một bên, do tinh thần suy sụt, bị rối loạn về tổ chức, không còn lực lượng để tổ chức lại.
langtubachkhoa
Dmitri Tran  ·   · 



TIN CHIẾN SỰ NGÀY 05/06/2023 (Cập nhật 10:30 ngày 06/06).

Bộ Quốc phòng Nga sáng sớm hôm nay thông báo: Tổng thiệt hại của quân Ukraina ở hướng Nam Donetsk trong 2 ngày vùa qua hơn 1.500 binh sĩ, 28 xe tăng, trong đó có 8 chiếc Leopard và 3 chiếc AMX-10, 109 xe chiến đấu bọc thép các loại, Các cuộc phản công của quân thù trên toàn mặt trận Donbass đã bị đánh bật, các cuộc giao tranh ác liệt nhất đã và đang diễn ra ở khu vực Ugledar, phía Nam tỉnh Zaporozhie và bên sườn phía Tây gần Artemovsk - đây là các khu vực trong điểm được quân Ukraina nổ lực phản công nhất.
Một điều quan trọng: Ngay từ trưa ngày đầu tiên, 04/06, Tổng tham mưu trưởng quân đôi Nga V.Gerasimov đã có mặt tại chiến trường ở Donbass. Về phía Ukraina, truyền thông Kiev hoàn toàn không nói gì đến “chiến thắng” mà họ vốn thường tung hô trong nhũng dịp này. Điều này có nghĩa là nguồn tin của Nga là tin cậy. Ngoài ra, tôi đã xem nhiều bản tin của các PV chiến trường khẳng định điều này, và một cảnh của trận chiến chiều hôm qua đã được ghi lại (xem video).


Và 2 tin đáng chú ý:
- Về đập thủy điện Kakhova, TASS vừa đưa tin: Leontev, lãnh đạo khu Nova Kakhovka cho biết: Đêm qua quân Ukraina đã pháo kích khu vực này, phần trên của nhà máy thủy điện Kakhovka bị hư hỏng, bản thân đập hồ chứa không bị phá hủy, nhưng đã bắt đầu xả nước xuống hạ lưu một cách mất kiểm soát. Phần bị thiệt hại là một vài trụ của đập, nơi đặt trực tiếp các van xả nước. Con đập không bị phá hủy, và đây là một niềm hạnh phúc lớn cho chúng tôi.
Ông cho biết cụ thể: Mực nước ở hạ lưu đã dâng lên từ 2,5 đến 4 mét., và có thể sẽ dâng cao hơn nữa. Tất cả các bộ phận chức năng đã sẵn sàng, trong thành phố có điện, khí đốt, thông tin liên lạc như bình thường. Việc sơ tán người dân ở Nova Kakhovka hiện tại chưa cần đến, nhưng ở khu vực bên dưới là Korsunka và Dnepryany cần được chú ý đến, nếu xét thấy cần thì sẽ tổ chức đưa người dân ở đây sơ tán đến các khu vực cao hơn.
- Về tin Nga tổng động viên toàn quốc. Hôm qua truyền thông Ukraina lan truyền video với nội dung rằng Tổng thống Putin thông báo tình trạng khẩn cấp, tuyên bố áp dụng thiết quân luật ở LB Nga và bắt đầu lệnh tổng động viên toàn quốc. Bộ QP Nga cũng cho biết: Đây là video giả được thực hiện bằng công nghệ Deepfake của Trí tuệ nhân tạo (sử dụng mạng nơ ron thần kinh để mô phỏng hình ảnh và âm thanh), vì vậy chúng ta không cần để ý đến tin này.



https://www.facebook.com/groups/nuocngatre/...97903993656690/
langtubachkhoa
Báo Nga phân tích

Lực lượng vũ trang Ukraine phá hủy nhà máy thủy điện Kakhovskaya vì 5 lý do

Các cuộc pháo kích thường xuyên vào nhà máy thủy điện Kakhovka của Ukraine đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho nhà máy thủy điện và gây lũ lụt cho các khu vực dân cư. Nguy cơ về một thảm họa nhân đạo và sinh thái đã được tạo ra. Văn phòng của Zelensky đang cố gắng đổ lỗi cho Moscow về những gì đã xảy ra, mặc dù các chi tiết của vụ việc chỉ ra rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine là bên hưởng lợi chính từ sự hủy diệt.

Vào thứ Ba, do hậu quả của cuộc pháo kích của Ukraine, phần trên của nhà máy thủy điện Kakhovskaya đã bị "phá hủy". Ông Vladimir Leontyev, người đứng đầu chính quyền quận đô thị Novokakhovka, cho biết bản thân con đập của hồ chứa nước không bị phá hủy nhưng việc xả nước không kiểm soát đã bắt đầu. Gần như ngay lập tức, các báo cáo xuất hiện trên mạng xã hội rằng Nhà máy thủy điện Kakhovskaya được cho là đã bị phá hủy hoàn toàn.

Người đứng đầu thành phố giải thích rằng vào ban đêm thực sự có "vài cú va chạm ở phần trên của nhà máy thủy điện". Phần bị thiệt hại là “nơi đặt máy đánh bóng, nơi đặt trực tiếp các van”, “nó đã bị phá hủy”. “Con đập không bị phá hủy, và đây là một niềm hạnh phúc lớn,” RIA Novosti dẫn lời ông nói. Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại khu đô thị Novokakhovsk do vỡ đập.

Sau đó, Leontiev nói rằng quy mô phá hủy nhà máy thủy điện là rất nghiêm trọng. Ông lưu ý rằng việc khôi phục sẽ yêu cầu "kiểu xây dựng giống như trong những năm 1950–1956". Chính quyền huyện cho biết thêm, nước sẽ rút trong vài ngày tới. Điều quan trọng là không có nguy cơ mất nước đối với Kênh đào Bắc Crimean, qua đó nước được cung cấp từ vùng Kherson đến Crimea, trái với những lo ngại.

Leontiev gọi việc phá hủy nhà máy thủy điện là kết quả của các cuộc tấn công liên tiếp vào cơ sở của Lực lượng vũ trang Ukraine. Theo ông, kẻ thù đã bắn phá thành phố trong một thời gian dài. “Có ngày khoảng 80 HIMARS bay qua trạm. Bây giờ, rõ ràng, sức mạnh không thể chịu được những cú đánh ban đêm này,” anh nói. Do việc xả nước không được kiểm soát, khu dân cư bắt đầu bị ngập lụt. Về vấn đề này, chính quyền đang sơ tán cư dân của các khu định cư thuộc quận đô thị Novokakhovsk.

Theo các dịch vụ khẩn cấp, một nửa số nhịp của nhà máy thủy điện Kakhovskaya đã bị phá hủy và sự sụp đổ vẫn tiếp tục. Đến nay, 14 trong tổng số 28 nhịp của nhà ga đã bị hư hỏng. Chủ tịch phong trào “Chúng ta cùng với nước Nga”, Vladimir Rogov, đánh giá tình hình là “đáng báo động”. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Lực lượng vũ trang ĐPQ tiếp tục kiểm soát tình hình.

Điện Kremlin gọi vụ việc là một sự phá hoại của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Ví dụ, người phát ngôn của tổng thống Dmitry Peskov nói rằng nguyên thủ quốc gia nhận được báo cáo về tình hình hiện tại từ Bộ Quốc phòng và các cơ quan khác. Ngoài ra, ông nhấn mạnh rằng bán đảo Crimea có "biên độ an toàn nhất định" về nguồn cung cấp nước.

Theo ông Peskov, vụ phá hoại là do hai ngày trước, sau khi tiến hành các chiến dịch tấn công quy mô lớn, lực lượng vũ trang Ukraine không đạt được mục tiêu của họ. “Các hành động tấn công đang nghẹt thở,” anh nói thêm.

IAEA cũng lo ngại về tình hình hiện tại. Do đó, Giám đốc điều hành của tổ chức, ông Rafael Grossi, bày tỏ lo ngại rằng mực nước trong hồ chứa được sử dụng để làm mát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya (ZNPP) đã giảm nghiêm trọng sau khi đập thủy điện Kakhovskaya bị phá hủy. Tình trạng thiếu nước làm mát kéo dài có thể dẫn đến hỏng máy phát điện diesel khẩn cấp của trạm.

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cố gắng quy trách nhiệm về vụ phá hủy nhà máy thủy điện Kakhovka cho "những kẻ khủng bố Nga". Ukrhydroenergo tuyên bố rằng thảm họa xảy ra do "phá hoại phòng máy từ bên trong."

Cộng đồng chuyên gia tin rằng tình hình này có lợi cho Ukraine vì nhiều lý do. Đầu tiên , Lực lượng vũ trang Ukraine có thể bắt đầu tống tiền Lực lượng vũ trang Nga bằng cách hoàn thành con đập - đây là một cách làm điển hình của những kẻ khủng bố. Thứ hai , kẻ thù đang tiến một bước gần hơn đến việc làm gián đoạn nguồn cung cấp nước cho Crimea. Thứ ba , mực nước dâng cao ở Dnepr đe dọa các tuyến phòng thủ ven biển của Lực lượng Vũ trang Nga. Thứ tư , những hành động như vậy tạo ra cái gọi là xích mích hành chính, khi các chuyên gia, quân đội và quan chức buộc phải giải quyết việc loại bỏ hậu quả của các trường hợp khẩn cấp chứ không phải công việc thường ngày trong khu vực NWO. Và cuối cùng, thứ năm, văn phòng của Zelensky đang cố gắng tạo ra một nền tảng nội bộ tiêu cực cho Moscow dọc theo toàn bộ vòng cung từ Shebekino ở vùng Belgorod đến vùng hạ lưu của Dnieper ở vùng Kherson.

Nhưng cũng có những khía cạnh tích cực - ví dụ, không có rủi ro đối với ZNPP. “Mặc dù hồ chứa Kakhovka là một nguồn quan trọng để làm đầy ao làm mát của nhà ga, vẫn có những kênh khác để lấy nước. Vùng chứa không trống. Ngoài ra, bản thân nhà máy điện hạt nhân hiện không tạo ra năng lượng, điều này thường làm giảm lượng nước cần thiết để phục vụ cơ sở,” Vladimir Rogov, chủ tịch phong trào Chúng ta Cùng với Nước Nga, cho biết.

“Tuy nhiên, có nguy cơ Lực lượng Vũ trang Ukraine buộc Dnepr phải chiến đấu. Ukraine không che giấu kế hoạch chiếm nhà ga, công khai thừa nhận rằng nó sẽ trở thành một chỗ đứng vững chắc ở tả ngạn sông. Ngoài ra, công việc sửa chữa tại nhà máy thủy điện Kakhovskaya ngày nay hầu như không thể thực hiện được: kẻ thù thường xuyên nã đạn vào các lữ đoàn của chúng tôi”, chuyên gia lưu ý.

“Về vấn đề này, nước ở Novaya Kakhovka tiếp tục dâng cao. Có thể phải tái định cư khoảng 300 hộ dân phía tả ngạn. Công việc cần thiết đã được tiến hành. Điều đáng chú ý là có những người lính của Lực lượng vũ trang Ukraine trên đảo Bolshoi Potemkin. Do lũ lụt, kẻ thù buộc phải bỏ chạy, rơi vào làn đạn của Lực lượng vũ trang ĐPQ trên đường đi ”, nguồn tin nhấn mạnh.

“Các nhịp của nhà máy thủy điện Kakhovskaya đã bị thiệt hại đáng kể. Về lý thuyết, nếu mức độ lũ lụt tăng cao hơn nữa và Lực lượng Vũ trang sử dụng các tàu nhỏ có lượng rẽ nước nhỏ, điều này sẽ cho phép họ vượt qua các bãi mìn. Sau đó, chúng tôi phải đối mặt với mối đe dọa đổ bộ của kẻ thù,” Rogov tin tưởng.

“Mực nước bình thường trong hồ chứa Kakhovka phải cao hơn 16 mét so với mực nước biển. Theo thông tin từ hiện trường, nước rút khoảng 15 cm mỗi giờ. Lòng sông Dnieper hẹp hơn nhiều so với hồ chứa, đôi khi còn được gọi là biển. Về vấn đề này, một con sóng cao từ hai đến bốn mét được hình thành gần đập,” Aleksey Anpilogov, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Sáng kiến ​​Dân sự “Osnovanie”, một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, cho biết thêm.

“Nó đi về phía hạ lưu, tự nhiên trở nên nhỏ hơn, kể cả do chính lòng sông mở rộng. Do đó, ở vùng Kherson, chiều cao sóng sẽ là một hoặc hai mét. Điều này không quá nguy hiểm, nhưng cũng khó chịu. Những ngôi nhà có thể bị ngập lụt, nhiều thông tin liên lạc bị vô hiệu hóa. Trong mọi trường hợp, đây là một thảm họa do con người gây ra với tất cả những hậu quả sau đó,” người đối thoại tin tưởng.

Nói về các mối đe dọa có thể xảy ra đối với Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye do sự cố, chuyên gia lưu ý rằng "mực nước tới hạn trong hồ chứa, có thể gây ra sự cố cho nhà máy, là 8 mét." “Trong trường hợp này, Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye sẽ đóng ao làm mát bằng đập ngăn xả nước và chuyển sang chế độ vận hành bằng nước phun từ giếng. Tất nhiên, tại thời điểm này, rất có thể, cần phải đóng cửa hoàn toàn các lò phản ứng, mặc dù hiện tại chúng thực tế không hoạt động do các cuộc pháo kích của Lực lượng Vũ trang Ukraine,” Anpilogov nói.

“Đồng thời, các hệ thống đầu vào của Kênh Bắc Crimean được đặt phía trên Nhà máy thủy điện Kakhovskaya. Chúng được thiết kế để hạ mực nước xuống 12,7 mét. Theo đó, nếu trạm bơm không bị đánh thì có thể lường trước được tình trạng cạn kênh nhưng chưa thể ngừng cấp nước hoàn toàn. Do đó, tôi tin rằng có thể áp dụng một số khẩu phần nước nhất định trong nông nghiệp cho Crimea và sẽ không có vấn đề gì với nước uống,” ông nói.

“Theo tôi, nhìn chung, tình hình này rất khó chịu cho cả phía Nga và Ukraine. Nước tràn vào sẽ ảnh hưởng đến các vị trí đóng quân phía dưới lòng hồ. Điều này bao gồm làm ngập tất cả các chiến hào, công trình kỹ thuật, rửa sạch các bãi mìn và làm ngập các hòn đảo ở Đồng bằng sông Dnepr”, chuyên gia lập luận.

Và nói chung, vụ việc rơi vào tay kẻ thù nhiều hơn chúng ta. Đối với phía Ukraine, có những lợi ích to lớn từ những hậu quả lâu dài. Hồ chứa sẽ cạn trong khoảng hai ngày nữa,” người đối thoại nhấn mạnh.

“Sau đó, Lực lượng Vũ trang Ukraine có cơ hội dễ dàng vượt qua Dnepr ở thượng nguồn, từ Nikopol và Marganets về phía Energodar. Kẻ thù đã thực hiện những nỗ lực như vậy, nhưng bây giờ, khi hồ chứa thu nhỏ lại dưới lòng sông, việc này sẽ dễ dàng hơn nhiều”, ông nói.

“Vì vậy, chúng tôi có thể khẳng định rằng phía Ukraine chỉ theo đuổi các mục tiêu quân sự. Chúng tôi biết rằng các kế hoạch của phía Ukraine bao gồm việc xây dựng một mô hình phản công như vậy - một cuộc tấn công cắt nước vào Melitopol. Kẻ thù đã thăm dò hệ thống phòng thủ của chúng tôi theo hướng Zaporozhye và cũng đang giáng một số đòn đánh lạc hướng,” Anpilogov nói.

“Ngoài ra, có nguy cơ phía Ukraine sẽ cố gắng tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye để buộc chúng tôi phải đáp trả. Chúng tôi, dường như đối với Bộ chỉ huy Lực lượng Vũ trang Ukraine, sẽ phải phân tán lực lượng dự trữ của mình để bao phủ bờ biển lộ thiên. Về điều này, rõ ràng, Lực lượng Vũ trang Ukraine nhìn thấy lợi thế của họ, ”ông kết luận.

Daria Volkova, Evgeny Pozdnyakov

Armed Forces of Ukraine destroyed the Kakhovskaya hydroelectric power station for five reasons
ВСУ разрушили Каховскую ГЭС по пяти причинам
https://k-politika.ru/vsu-razrushili-kaxovs...yati-prichinam/
06/6/2023
langtubachkhoa
From ONF (alehap)
1. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Chính phủ Ukraine đang tìm cách cho nổ tung một cơ sở lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng ở Kharkov.

“Do không đạt được thành công quân sự trong cuộc đối đầu với Nga, chính quyền Kiev đang xem xét khả năng phá hoại cơ sở lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng ở Kharkov,” bà Zakharova cho biết tại một cuộc họp báo hôm nay.

Theo bà, Kiev có ý định cáo buộc Moscow tiến hành một cuộc tấn công tên lửa.

Bà nói thêm rằng đây là nỗi thống khổ chính trị của chế độ Kiev.

Vào ngày 5 tháng 6, Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya cho biết Nga đã hoàn thành 5 điểm về đảm bảo an toàn cho ZNPP do Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi đề xuất, vì vậy không cần phải thông qua các nghị quyết mới.



2. Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev tuyên bố sự cần thiết phải thay đổi chế độ Kiev và trao cho Ukraine tình trạng của một quốc gia trung lập.

Patrushev đã đưa ra tuyên bố tương ứng trong cuộc gặp với Quốc vụ khanh Hội đồng An ninh Belarus Alexander Volfovich.

“Washington và London đã tạo ra chế độ Đức Quốc xã ở Kiev, chế độ này phải được thay đổi, mang lại cho Ukraine vị thế của một quốc gia trung lập trên thực tế,” RIA Novosti trích lời ông .

Patrushev tin rằng việc tiếp tục cuộc khủng hoảng Ukraine không có lợi cho bất kỳ ai ngoại trừ Washington.

Thư ký Hội đồng An ninh Nga cho biết hôm nay Hoa Kỳ "đã khiến cả châu Âu phải quỳ gối, buộc họ phải khuất phục."

Ngoài ra, ông tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc chiến tranh không tuyên bố chống lại Nga và Belarus.
Phó Thường Nhân
Hiện tại để biết chính xác được bên nào phá đập nước và lý do tại sao thì hơi khó, bởi vì thông tin thật sự về tình hình chiến sự ta không biết, đồng thời thông tin đều được sử dụng như một thứ vũ khí tuyên truyền hay chiến tranh tâm lý. Trong quy trình này thì phương Tây cần bịa đặt nhiều hơn, vì phương Tây muốn sử dụng chúng như một thứ vũ khí để ép các nước trên thế giới tuân thủ lợi ích phương Tây, bất chấp lợi ích đích thực của họ. Phương Tây cũng cần kích động dư luận xã hội của chính mình. Tương tự như vậy, UK cũng cần phải bịa đặt nhiều hơn để ăn vạ với phương Tây đòi thêm viện trợ.
Như vậy nếu xét nguyên nhân lợi ích của việc phá đập nước thì ta có thể coi UK có 60% lợi ích muốn phá, còn Nga thì 40%.
Tại sao tôi lại để khả năng UK phá đập cao hơn vì những lý do sau :
1- Nhưng tuyên bố của UK đến nay không phải là bằng chứng của sự thật, bất kể lời đó là tuyên bố của Zelensky hay là ai khác. Cách đưa tin của UK là làm sao kéo được phương Tây tham chiến trực tiếp thì càng tốt, và vì thế thông tin được bịa đặt theo hướng này bất chấp sự thật ra sao. Người ta có thể kể đến phi vụ tên lửa UK bắn lên rơi vào đất Ba lan, và được Zelensky đổ tội cho Nga. Trong phi vụ này thì tính toán của UK không thành công. Ngược lại phi vụ thảm sát ở Bút cha (Bút mẹ) gì đó thì UK đạt được điều này, đó là từ chối đàm phán, « quyết tâm chiến đấu ». Sự thật ra sao, hay là dàn dựng thì thôi phải đợi khi cuộc chiến này thành lịch sử may ra mới biết được (ngay trong trường hợp này còn tùy thuộc bên nào viết và sự tôn trọng sự thật, cũng như hệ quy chiếu của sử gia ra sao).
2- Một trong nhưng điều đầu tiên Nga làm trong cuộc chiến tranh đó là đảm bảo cung cấp nước cho Crimea, cũng như tạo ra được một hành lang đất liền nối Crimea vào Nga vì thế nói rằng Nga phá đập thì cũng hơi buồn cười, chẳng nhẽ lại tự mình hại mình.
Còn Nga thì có một lý do để phá đập, nhưng lý do này liên quan trực tiếp tới tình hình chiến sự, và điều này thì không thể biết được chính xác, vì không có thông tin, bất chấp « tự do ngôn luận » của phương Tây. Có nghĩa là trong tình trạng tuyệt vọng về quân sự, Nga có thể phá đập để ngăn cản cuộc phản công của UK. Việc làm lụt lội vùng hạ lưu sông Đông, sẽ khiến việc tấn công ở vùng này khó khăn hơn, và bởi vì UK có thể tấn công về hướng nam để chia cắt sự kết nối Crimea với vùng Đôn bát, việc vỡ đập sẽ ngăn cản ý tưởng này.
Nhưng UK cũng có lợi ích phá đập, nếu xét theo lợi ích quân sự, bởi vì bờ đông của đập nước (phía Nga chiếm giữ) thấp hơn bờ Tây (phía UK chiếm giữ), việc vỡ đập sẽ có tác động tới hệ thống hầm hào mà Nga tổ chức phòng thủ ở phía mình.
Nhưng để biết chính xác về quân sự, bên nào cần phá hơn thì ta không biết được.
Vì thế lại phải đợi nhà báo Thời gian trả lời, khi tình hình chiến sự có thông tin mà không bên nào dấu được.

Phó Thường Nhân
Gần đây, trên media phương Tây ngoài thông tin của các hãng thông tấn phương Tây, nó bắt đầu đưa thêm tin từ hãng thông tin Hàn quốc Yontap khi nói về tin tức Hàn quốc, điều này cho thấy vị trí và thông tin của Hàn ngày càng quan trọng hơn, theo con mắt phương Tây, ngược lại không có thông tin được trích dẫn từ các hãng thông tấn Nhật, và tất nhiên không thể có từ Nga hay TQ.
Theo như thông tin đưa từ Yonhap, tổng thống Hàn quốc đã nói tới vấn đề sản xuất chíp điện tử (semiconducteur) như một cuộc chiến tranh công nghiệp mới, và nói ý định muốn tăng cường sự hỗ trợ cũng như hợp tác giữa chính phủ Hàn và các hãng sản xuất chíp của nước này.
Chíp điện tử chiếm tới 25% xuất khẩu của Hàn, và hút 55% đầu tư công nghiệp của nước này.
Có thể nói trong phân công lao động quốc tế, toàn cầu hóa, Hàn quốc đã chọn chíp điện tử làm mũi nhọn và là sản phẩm xuất khẩu chính. Không chỉ có Hàn mà Đài loan cũng có hoàn cảnh tương tự.
Cuộc chiến tranh công nghiệp mà tổng thống Hàn muốn nói tới, không chỉ là cuộc chiến với TQ, ngăn cản TQ có thể tự lực sản xuất chíp điện tử cao cấp, mà còn cả ý đồ của EU, Mỹ muốn giật miếng ăn từ miệng Hàn, Đài, đòi hỏi ngành công nghiệp này phải đặt ở xứ họ.
Như vậy Mỹ, phương Tây là đồng minh của Hàn, Đài hay là đối thủ ? ta có thể thấy rằng về mặt chính trị, Đài, Hàn bị buộc vào Mỹ và là “đồng minh” (hay tay chân) của nước này, nhưng về mặt công nghiệp thì chưa chắc.
Như vậy ta có thể nói rằng trên thế giới hiện tại không có vấn đề lập bên cứng như trong thời điểm VN kháng chiến chống Mỹ chống Pháp. Một nước có thể là đối tác hợp tác về mặt này, nhưng lại là đối kháng về mặt khác.
Đối với các nước phương Tây, họ không bao giờ có đồng minh, mà chỉ có quyền lợi riêng, tùy quyền lợi riêng mà tình trạng đồng minh có thể xẩy ra. Ví dụ Đài, Hàn về mặt chính trị rất quan trọng với Mỹ, do họ nằm trong chuỗi đảo phòng thủ thứ nhất của Mỹ, giúp Mỹ khống chế được toàn bộ Thái bình dương. Vì thế Mỹ coi Đài, Hàn là đồng minh cần giúp đỡ và .. quản lý. Đài , Hàn là đồng minh của Mỹ vì lợi ích của Mỹ. Nhưng nhân thế, Mỹ cũng muốn giật luôn cái bánh mỳ “chíp điện tử” khỏi mồm hai nước này.
Như vậy đồng minh với phương Tây luôn nằm trong khía cạnh bành trướng, xâm thực.
Tất nhiên hiện nay không chỉ có phương Tây hành sử như thế mà nó là thái độ gần như có thể coi là Standard trong quan hệ quốc tế, nhưng phương Tây có chiều sâu lịch sử lớn nhất, và có nhiều công cụ nhất để làm điều này.
langtubachkhoa
Có nghĩa là trong tình trạng tuyệt vọng về quân sự, Nga có thể phá đập để ngăn cản cuộc phản công của UK. Việc làm lụt lội vùng hạ lưu sông Đông, sẽ khiến việc tấn công ở vùng này khó khăn hơn, và bởi vì UK có thể tấn công về hướng nam để chia cắt sự kết nối Crimea với vùng Đôn bát, việc vỡ đập sẽ ngăn cản ý tưởng này.

Câu này của bác chưa chính xác, vì phá đập không thể ngăn được điều này của Ukr. Hiện Ukr đang tiến đánh Zapo với mục tiêu hướng đến Tokmak và Melitopol. Đánh theo hướng này vẫn đạt được điều bác muốn nói. Nga thiệt hại nhiều hơn là rõ ràng. Hiện phương tây lại đang có giả thuyết mới, là Nga đã vô tình gây tai nạn làm nổ đập.

George Soros vừa mới có bài viết xong, đăng trên Project Syndicate. Ông ta nói việc phá hủy cây cầu Crimean là bước tiếp theo sau vụ nổ đập Kakhovka
“Bây giờ mục tiêu phải là bán đảo Crimean, căn cứ của hải quân Nga. Với cây cầu trên đất liền bị phá hủy, Crimea sẽ phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước của Ukraine,” Soros nói trong một bài báo mới đăng trên Project Syndicate.
Theo Soros, việc không có nước trên bán đảo sẽ tạo đòn bẩy cho Ukraine đối với Nga
Can Democracy Survive the Polycrisis?
Jun 6, 2023
GEORGE SOROS
https://www.project-syndicate.org/commentar...e-soros-2023-06
langtubachkhoa
Synthesis From Facebook
Đọc trên các kênh, cả Ukr, Nga thì chỉ sau 4 ngày phản công, Ukr đã tung ra đến 1/3 lực lượng của mình, tức khoảng xấp xỉ 30K quân. Hiện tại thì thành tựu của Ukr mới chiếm được khoảng 1 km và 1 vài cao điểm , và vẫn chưa tìm được điểm yếu nào trong hệ thống phòng thủ của Nga để chọc thủng.
Những cuộc xâm nhập nhỏ kiểu 500m hay 1 km thì đó chưa phải là tuyến phòng thủ.
Hiện Ukr đang điều quân từ Kherson lên Zapo. Như vậy một trong những tác dụng của việc phá đập là ngăn chặn Nga cản trở và lợi dụng việc điều quân này. Một phần tuyến phòng thủ, mìn của Nga ở Kherson bị ảnh hưởng, quân Nga phải lui lại phía sau kha khá nhiều do ngập nước.
Nếu Nga muốn tiếp tục tiêu hao quân Ukr, thì phải làm cho Ukr cảm thấy rằng, tuy tổn thất nặng nhưng vẫn có thành tựu nhất định, như chiếm thêm được ít đất, như thế sẽ càng kích thích họ lao vào, đổ quân vào, giống như hồi ở Bakhmut ấy. Thỉnh thoảng vẫn có tin Ukr giành được chỗ này, lấy lại hay lấy thêm được chỗ kia, khiến cho Ukr liên tục đưa quân vào đó để nướng. Bây giờ cũng vậy, nếu Ukr thấy nướng quân nhưng lại vẫn chiếm thêm được chỗ này chỗ nọ, thì với phong cách showbiz, coi nặng PR media, họ sẽ tiếp tục đưa quân vào, đường hậu cần của Ukraine sẽ rõ ràng hơn và vươn xa hơn, là cơ sở để đối thủ đánh.
Nói chung, trừ khi sắp tới có đột biến nào thì không rõ, còn nếu không có đột biến và Ukr không dừng lại, thì với tốc độ đốt quân này, chắc Ukr sẽ hết sạch số quân tích luỹ để chuẩn bị phản công trong tháng 7.
Các kênh Ukraine bắt đầu xác nhận tổn thất nặng nề theo hướng Zaporozhye. Các trận chiến khốc liệt vẫn đang diễn ra dọc theo đường tiếp xúc từ Orekhovo đến Pavlovka.
Để xem có gì đột biến ở cả 2 phía k?
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Theo như báo chi phương Tây cá cược, thì UK sẽ tấn công xuống phía Nam từ vùng Zaopri-jia nhằm tiến ra biển Azov và đồng thời chia cắt phần Nga chiếm đóng ra làm hai. Một hướng khác là về phía Backmout. Do thông tin phương Tây nặng về tuyên truyền cho UK cho nên ta không thể tin nó, xem cho vui thôi. Vì thế chỉ có nhà báo thời gian là chính xác nhất.
Mặc dù thế, do chiến tranh có những quy luật khách quan của nó nên ta có thể có những nhận xét sau:
1- Thiệt hại của hai bên đều rất lớn, và tương đương nhau. Không có chuyện Nga thiệt hại năng nề, mà UK không xầy da trất vẩy cái gì, hay ngược lại. Như vậy điều quan trọng là tiềm năng của hai bên có thể bù lấp vào thiệt hại hay không. Nói về điều này, thì Nga có lực hơn UK nếu chỉ tính tiềm năng riêng hai nước. Nhưng UK được phương Tây trợ giúp, và vì thế tính về tổng quan thì tiềm năng UK lớn hơn Nga. Về tổng quan thì Nga bất lợi hơn, bởi vì phương Tây có thể tiếp tục bơm vũ khí phương tiện mà không bị ảnh hưởng, với điều kiện UK sẵn sàng chết. Phương Tây chỉ đi giật lùi khi lợi thế tổng quan của nó trên thế giới bị thiệt hại, chứ không vì tình hình tại hiện trường. Đây là điều tôi đã nhận xét ngay từ đầu, trước khi xẩy ra chiến tranh, khi tôi nói rằng trong cuộc chiến này phương Tây có lợi thế như Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ ở VN (tất nhiên tôi chỉ nói về yếu tố điều kiện kỹ thuật, không nói tới danh nghĩa hay chính nghĩa cuộc chiến).
2- Hiện tại cả hai bên đều không định nghĩa được mục tiêu của cuộc chiến là gì. Với Nga, thì mục tiêu ban đầu là lật đổ chính quyền ở Kiev trong điều kiện hiện tại không khả thi, nói một cách khác, điều Nga muốn tìm đến là một nước UK thân thiện có quan hệ tốt với Nga kiểu quan hệ Canada – Mỹ không đạt được, mà UK tiếp tục là nơi mà EU và NATO muốn bành trướng chống Nga. Ngược lại phía UK cũng khó có thể giành lại toàn bộ lãnh thổ như trước năm 2014, không những thế nước này cũng sợ về lâu dài sẽ không thoát khỏi tay Nga, vì thế một trong những ước muốn của một bộ phận giới cầm quyền UK là làm sao làm tan rã nước Nga. Ý tưởng này đồng điệu với ý tưởng của Elite Ba lan và một phần Đông Âu, nó cũng là suy nghĩ thâm sâu của phương Tây, nhưng Nga vẫn là một miếng mồi cứng, không phải như Lybia, Syria, .. để ý tưởng này thực hiện được dễ dàng. Như vậy cả hai bên đều sa lầy
3- Sự xa lầy này được thể hiện qua cuộc chiến ở Backmout, nơi mà cả hai đều tuyên bố muốn lấy mục tiêu tiêu diệt sinh lực đối phương làm mục đích. Trong mục tiêu này, Nga đạt được thành quả lớn hơn UK, nhưng việc tiêu diệt sinh lực này không đủ để đánh quỵ UK (đây là nhận xét của tôi vào thời điểm hiện tại) dẫn tới sự đổ vỡ dây chuyền giống như chiến thắng Stalingrad trong đại chiến II, trận Điện Biên Phủ với kháng chiến chống Pháp, hay trận Buôn Mê Thuật với kháng chiến chống Mỹ.
4- Nếu Nga hi vọng tiêu diệt sinh lực sẽ dẫn tới sự đổ vỡ dây chuyền của UK, thì phương Tây và UK cũng hi vọng sẽ tạo ra được nội loạn để dẫn tới tan vỡ Nga. Và tất cả media phương Tây “khách quan, trung thực, tự do “ đều nhằm vào điều này, việc các lực lượng chống đối của Nga tấn công ở Belgorod có thể coi là trong kế hoạch này. Lực lượng chống đối này thực ra là một dạng tay sai của UK, được UK và phương Tây dựng lên. Do người ta không thể phân biệt được người Nga và người UK về mặt dân tộc, lực lượng này có lẽ chỉ có cái tên là Nga.
Chính vì những phân tích trên, tôi mới nói rằng Nga và UK phải thương lượng với nhau, và về lâu dài hai nước láng giềng không thể coi nhau là kẻ thù. Nhưng hiện tại phương Tây không muốn chuyện này xẩy ra (vì như thế là nó mất hiệu quả .. đầu tư), còn Elite UK đứng đầu là chú Zelensky, gốc Nga cũng không phải mà gốc UK cũng không phải sẵn sàng làm mọi quả liều từ việc bắn phá nhà máy điện hạt nhân, đến việc có thể là bên sẵn sàng phá đập nước, khiến tôi liên tưởng tới câu chuyện Chí Phèo sẵn sàng rạch mặt ăn vạ thì kết cục câu chuyện thế nào khó có thể biết.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.