Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc 14
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Phó Thường Nhân
Thế giới càng đa dạng quan hệ kinh tế, thì chiến tranh sẽ càng bị ngăn chặn, và ta sẽ đi tới một thế giới mà không phải chỉ có một nước chi phối, một nhóm nước chi phối, mà tất cả các nước sẽ có tiếng nói trên thế giới.
Do VN là một nước có độ mở kinh tế rất lớn, có lẽ lớn nhất trong các nước trên thế giới, cho nên kinh tế Vn rất dễ tổn thương khi chỉ phụ thuộc vào một dạng chuỗi cung ứng tay ba kiểu : Hàn-VN-Mỹ, Nhật-VN-Mỹ, TQ-VN-HAN-Mỹ, .. trong những chuỗi kinh tế này tôi sẽ tóm gọn lại là circuit thì việc dùng đồng đô la cũng như cơ chế tài chính của nó là không thể bàn cãi. Nhưng để cái cơ chế tài chính này tác động vào những circuit kinh tế khác, tôi gọi là chuỗi ngắn, chuỗi vùng, .. thì thực sự là một điều đáng tiếc.
Trước khi chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ chức, bác ấy có đi thăm nhà nước Thái lan. Một điều tôi để ý, đó là trong chuyến đi ấy, trong những hiệp định được ký kết của một thỏa thuận giữa hai ngân hàng Thái và VN (tên thì tôi quên mất) nhằm tạo ra một circuit tài chính trực tiếp giữa hai nước. Đây là điều rất nên làm. Vì không có lý gì người Việt mua đồ Thái, người Thái mua đồ Việt phải dùng đô la. Nhưng hiệp định trên sẽ tối ưu hóa việc trao đổi thương mại của VN và tất nhiên của đối tác.
Sử dụng duy nhất đồng đô la trong thanh toán quốc tế, thực ra không khác gì dùng cái máy cầy khổng lồ để cầy một mảnh ruộng bé tí. Do máy cầy to, nó sẽ không thể đi vào các ngóc ngách được, khiến cho đất bị bỏ hoang nhiều. Nếu là một chuỗi sản xuất dài, thì việc dùng đô la là bất khả kháng, ngược lại chuỗi sản xuất ngắn, không nhằm vào phương Tây, thì dùng đô làm gì.
Để giải thích cái hình ảnh máy cầy cầy ruộng bé tôi nói ở trên, hãy phân tích theo một ví dụ. Một bà thợ sửa móng tay ở Ca li, khi kiếm được 100 đô có thể sang VN tiêu thoải mái. 100 đô ấy của bà ta lấy đâu ra, nó đơn giản chỉ là sự chuyển đổi tương đương của ngân hàng trung ương Mỹ in tiền giấy ra tương đương với sức lao động được chuyển đổi ra tiền.
Một người thợ cũng sửa móng tay ở Vn, kiếm được 2,4 triệu (tương đương với 100 đô), không thể mang đi đâu tiêu cũng được, tại sao ? vì phải đổi nó ra đô la, đô la , ngân hàng trung ương VN không thể chuyển đổi trực tiếp được mà chỉ có thể có bằng xuất khẩu. Có nghĩa là 2,4 triệu kia muốn tiêu tương đương với 100 đô Mỹ in thì phải bán giầy dép, quần áo, dầu mỏ, .. cho Mỹ mới có. Bản thân giá trị lao động của bà ấy không có giá trị trực tiếp.
Kết quả toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào số đô la mà mình kiếm được. Chính vì thế mỗi lần Mỹ tung ra một gói tài trợ kinh tế, thì do Mỹ nhập khẩu, nó tác động tới VN như một dạng cửu vạn.
Hãy tưởng tượng một công ty VN chỉ cần mua đồ từ Thái sản xuất, thì làm sao lại phải chờ đón đô la Mỹ để có tiền sử dụng. Kết quả nó hạn chế sự phát triển của mình, giống như cái máy cầy to không đi vào góc nhỏ của ruộng để cầy được, rất lãng phí
Do VN không có một nền kinh tế nội địa mạnh để tạo ra thị trường nội địa tự lực, việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng tài chính là cần thiết. Đầu tiên là hãy làm với các nước ASEAN, TQ, rồi Ấn độ, Nga ..
Khi làm điều đó thì cứ nói thẳng ra là không phải mình làm thế vì ghét bỏ đô la, hay euros, .. vì những đồng tiền này không thể thiếu được, nhưng chỉ trông chờ vào nó có khác gì bỏ tất cả trứng vào một rỏ.
Khi Mỹ và phương Tây tung vũ khí vào UK, thì vì nó muốn khảng định vị thế thượng phong của nó, kiểu “giết gà dọa khỉ”, nhưng nếu bất kể chiến thắng hay chiến bại ở đó, nó chẳng làm người ta sợ, không ngăn cản được sự đa dạng hóa, thì nó sẽ phải dừng, vì vấn đề bơm vũ khí này trở thành một thứ đầu tư vô ích.
Sự đa dạng hóa này không nhưng có thể khiến cho cuộc chiến Nga-UK dừng, mà còn có thể ngăn cản các cuộc chiến trong tương lai, vì nếu đánh nhau không mang lại lợi thế gì cho bất cứ ai, thì nó sẽ ít được mang ra sử dụng, thế giới sẽ hòa bình hơn.
langtubachkhoa
Nga đang chuẩn bị quay trở lại mô hình sư đoàn, tập đoàn quân của thời Liên Xô, từ bỏ mô hình tiểu đoàn chiến thuật BTG mà Nga dùng suốt từ đầu chiến dịch đến giờ.
Nói chung các mô hình tác chiến kiểu phương tây phù hợp cho họ, khi mà bọn họ thường thực hiên chiến tranh theo lối ngắn ngày, theo kiểu cực mạnh đánh cực yếu, bằng việc bao vây phong toả đối thủ đến cạn kiệt, sau đó liên minh với nhau quây đối thủ đã kiệt lực, không phù hợp với lối chiến tranh dài ngày, cường độ cao. Nga quay trở lại mô hình này chính là nhằm để đối phó với một cuộc chiến tranh tiềm năng với NATO. Ngoài ra, Ukraine vốn dĩ là 1 nước lớn với kế thừa quân sự từ Liên Xô, lại được NATO hỗ trợ hết cỡ. Nhìn vào những hỗ trợ hữu hình (vũ khí, lính đánh thuê) và vô hình (tình báo, thông tin, công nghệ, etc.) thì Ukraine đã vượt hơn hẳn hầu hết các nước châu Âu (trừ những nước lớn như Anh, Pháp, Đức), nên lối đánh kiểu BTG không còn hợp nữa


Trong cuộc họp ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng Bộ Quốc phòng, có mặt Tổng thống Vladimir Putin và Bộ trưởng Sergei Shoigu.
Thông tin cuộc họp tóm tắt như sau:

"Sự đổi mới đầu tiên sẽ có tầm quan trọng đặc biệt cả trong việc tiếp tục SVO liên quan đến Ukraine và trong trường hợp xảy ra chiến tranh với NATO, là việc từ bỏ thực tế khái niệm BTG (nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn) và quay trở lại khái niệm về đội hình lớn - sư đoàn và tập đoàn quân. Đúng vậy, quân đội Nga đang quay trở lại cấu trúc sư đoàn làm nền tảng cho Lực lượng Vũ trang Liên Xô và Đế quốc Nga.

Kênh Tsargrad đã giải thích rằng nhược điểm chính của BTG công nghệ cao nhưng nhỏ là khả năng chống chịu tổn thất thấp. Việc mất một bộ phận bộ binh dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng của các đơn vị như vậy, họ không chỉ không thể xoay chuyển tình thế mà thậm chí còn không thể bảo vệ các thiết bị của chính mình, bao gồm cả hệ thống phòng không (phòng không) và tác chiến điện tử (EW).

Vấn đề trở nên rõ ràng vào giữa mùa hè, và nhiều người cho rằng nó sẽ được giải quyết thông qua cải tổ các lữ đoàn: bơm cho họ nhân lực và thiết bị với số lượng lớn để họ có thể tiến hành các hoạt động chiến đấu với một số tiểu đoàn chính thức chứ không chỉ một nhóm tấn công được thành lập đặc biệt dưới dạng BTG.

Tuy nhiên, các tuyên bố được đưa ra tại Hội đồng Quản trị cho thấy rằng ở cấp cao nhất, họ đã quyết định không thử nghiệm các phương án trung gian mà ngay lập tức quay lại định dạng phân chia đã được thử nghiệm trong nhiều thế kỷ. Theo Bộ trưởng Shoigu, 5 lữ đoàn thủy quân lục chiến và 7 lữ đoàn súng trường cơ giới sẽ được tổ chức lại trong sư đoàn. Ngoài họ, hai sư đoàn tấn công đường không của Lực lượng Dù và ba sư đoàn súng trường cơ giới sẽ được thành lập (theo kế hoạch sẽ sử dụng các đơn vị bảo vệ các vùng Kherson và Zaporozhye để thành lập), cũng như một quân đoàn ở Karelia.

Ngoài ra, Nga sẽ thành lập 5 sư đoàn pháo binh và lữ đoàn pháo binh công suất lớn. Các sư đoàn pháo binh được lên kế hoạch triển khai tại các khu vực chiến lược quan trọng. Ít người chú ý đến điểm này, nhưng việc thành lập các sư đoàn pháo binh có nghĩa là bộ chỉ huy của chúng ta muốn có một công cụ cho phép chúng ta phá vỡ tuyến phòng thủ của kẻ thù ngay cả khi chúng ta không nhận ra lợi thế trên không.

Các sư đoàn pháo binh là những con quái vật thực sự của chiến tranh tổng lực, sản phẩm của các cuộc xung đột được tiến hành hết sức. Trước đây, đội hình của họ diễn ra vào những thời điểm mà đối thủ đã trưởng thành đến giai đoạn “ta sẽ không chịu trả giá, cái chính là phá sau lưng địch”.


Россия перестраивает Вооружённые силы: Началась подготовка к новой Великой Отечественной
https://19rusinfo.ru/politika/29556-rossiya...-otechestvennoj
langtubachkhoa
Có 1 bước tiến khá quan trọng trên mặt trận hàng không giữa Nga và phương tây, cụ thể hơn là sự thay thế nhập khẩu của Nga. Cái này không chỉ ảnh hưởng đến Nga, mà còn có thể ảnh hưởng đến thế giới. Tôi bình luận và giải thích ý nghĩa một chút.

Tin dưới nói về việc Nga đã tạo ra hệ thống TCAS (Traffic Collision Avoidance System - Hệ thống cảnh báo va chạm máy bay của mình được thiết kế để giảm tai nạn do va chạm trên không giữa các máy bay) dùng cho máy bay dân sự, thay vì nhập khẩu. Phía Nga gọi đây là "đỉnh cao của sự thay thế nhập khẩu" trong lĩnh vực avionics hàng không.


Nga đã tạo ra hệ thống này và đã cài đặt trên các máy bay phục vụ trong quân đội Nga, ví dụ nó đang được trang bị hàng loạt trên máy bay vận tải quân sự Il-76 (đặc biệt cho các máy bay mới chế tạo). Nó vừa mới hoàn thành thử nghiệm trên máy bay dân sự và đang chờ được các nhà chức trách Nga cấp chứng nhận. Nó từng được cài đặt trên một số máy bay chở khách Il-96 của Nga và hiện đang tiếp tục được cài đặt trên Sukhoi Superjet-100, Il-14, MS-21. Nó cũng từng được cài đặt thử nghiệm trên các máy bay khác, ví dụ trên máy bay vận tải nhỏ tầm ngắn L-410 của Séc mà Nga sở hữu (chưa rõ làm thế nào mà Nga cài đặt được vào máy bay của Séc, chắc vì nó được sản xuất ở Nga kể từ năm 2018)

Ý nghĩa ở đây, đó là việc nó phá vỡ thế độc quyền của Mỹ trong công nghệ này. Đây là 1 hệ thống phức tạp. Hãng Collins của Mỹ gần như độc quyền hệ thống này trên toàn cầu từ nhiều năm nay. Trong thị trường linh kiện hàng không dân sự, có không ít những thứ độc quyền chứ không hề có cái gọi là tự do cạnh tranh (trong đó có 1 số linh kiện cho động cơ), phần nhiều người nắm độc quyền là các hãng Mỹ. Khi khủng hoảng Ukraine nổ ra năm 2014, Nga ưu tiên thay thế nhập khẩu, trong đó có ngành hàng không, thì một số hãng châu Âu, ví dụ hãng chế tạo động cơ Safran của Pháp, có khuyến khích Nga chế tạo những linh kiện Mỹ độc quyền kiểu này. Bây giờ khi khủng hoảng cao trào thế này, không rõ thái độ của các hãng EU có còn đối xử với Nga như trước không.


Dù thế nào, việc Nga thay thế dần các hệ thống độc quyền như thế này, bước đầu có thể chỉ có ý nghĩa đối với Nga, chỉ hoạt động trên máy bay Nga, trong thị trường Nga, nhưng sau đó có thể lan ra đến các đồng minh hay các nước quan hệ tốt với Nga mà bị Mỹ phong toả, rồi dần dần sẽ lan rộng hơn nữa. Tôi đoán có thể phương tây sẽ lại dùng chiêu hành chính chuẩn này nọ, để ngăn nhữn máy bay nào mang TCAS nói riêng hay linh kiện của Nga vào lãnh thổ mình (dạng bắt phải mua TCAS hay sản phẩm của họ), nhưng nếu như hãng đó chỉ kinh doanh, bay đi bay lại ngoài phương tây thì không sao.
Hiện Nga đã chế tạo không ít các hệ thống điện tử máy bay (avionics) dân sự thay thế cho phương tây (tin đã đưa) và họ đang tin rằng mình sẽ thay thế hết hay gần hết.



Giải thích về hệ thống TCAS.

TCAS là hệ thống cảnh báo va chạm máy bay được thiết kế để giảm tai nạn do va chạm trên không giữa các máy bay.
Đây là hệ thống thực hiện giám sát không gian xung quanh máy bay này với máy bay khác được trang bị máy phát đáp, cảnh báo phi công về sự hiện diện của máy phát đáp khác được trang bị trên máy bay mà máy bay đó có thể có rủi ro va chạm trên không. ICAO bắt buộc hệ thống cảnh báo va chạm trên không (Airbone Collision Avoidance System) phải được gắn trên tất cả máy bay có tải trọng cất cánh tối đa (MTOM – Maximum Take-Off Mass) trên 5700kg hoặc máy bay vận chuyển nhiều hơn 19 hành khách.
TCAS bao gồm thông tin giữa các máy bay có trang bị máy phát đáp. Mỗi máy bay có TCAS sẽ hỏi tất cả các máy bay khác trong cự ly xác định về vị trí của nó và tất cả các máy bay khác trả lời câu hỏi trên. Chu kỳ hỏi – đáp này diễn ra vài lần mỗi giây.



Tin tuc

Tại Petersburg , hệ thống tránh va chạm hàng không nội địa (SPSV) đầu tiên đã được tạo ra, RIA Novosti đưa tin. Nó được phát triển bởi Viện Thiết bị Hàng không "Navigator" của St. Petersburg.

Theo ghi nhận của người đứng đầu " Hoa tiêu " Sergei Baburov , đây là hệ thống nội địa đầu tiên, độc đáo. Nó khảo sát khu vực xung quanh máy bay, phát hiện các máy bay khác và cảnh báo phi công về nguy cơ va chạm.

“Hệ thống phát tín hiệu cho chế độ lái tự động để tránh va chạm với máy bay. Đây là đỉnh cao của sự thay thế nhập khẩu, đây là sáng kiến phát triển của chúng tôi, khối hệ thống điện tử hàng không cuối cùng mà ngành hàng không của chúng tôi còn thiếu,” Baburov nói.


Trước đây, tất cả các máy bay chở khách đều bay trên hệ thống TCAS của Mỹ từ Collins. Như Baburov lưu ý, công ty thực sự là độc quyền toàn cầu trong vấn đề này.



“Việc cài đặt rất phức tạp, người Mỹ đã phát triển nó trong nhiều thập kỷ. Con đường đến với thiết bị tương tự trong nước cũng không nhanh chóng, ”Baburov nói.



Hệ thống đã được thử nghiệm trên máy bay L-410. Song song với các cuộc thử nghiệm, vào tháng 6 năm 2022, người ta biết rằng SPVS đang bắt đầu trang bị hàng loạt cho vận tải quân sự Il-76 .



“Hệ thống đã được thử nghiệm trong quân đội. Nó đã được thử nghiệm trên trái đất. Họ đã đặt hàng một loạt rồi,” Baburov sau đó nói với RIA Novosti.


“Hệ thống tránh va chạm trên không (ACAS) do Công ty Cổ phần Navigator phát triển cho máy bay dân dụng đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm trên mặt đất và bay với kết quả khả quan. Hàng chục chuyến bay với thời lượng khác nhau đã được thực hiện, trong đó hoạt động của EPS trên không được giám sát với việc hình thành các thông báo cảnh báo cho phi hành đoàn và các khuyến nghị điều động. Kết quả thu được đã được công nhận là thành công,” thông báo cho biết.


Tuy nhiên, công nghệ này phù hợp với mọi loại máy bay. Theo ông, giám đốc viện, hiện nó đã được cài đặt trên Il-96, Sukhoi Superjet-100 , Il-14, MS-21 .

“Hệ thống phức tạp và độc đáo đến mức trong trường hợp mâu thuẫn với hướng dẫn của người điều phối, nó sẽ được ưu tiên. - Baburov nói trên sóng đài Sputnik . - Trên thực tế, có một radar trên tàu, giống như trên mặt đất . Chỉ có điều nó có kích thước nhỏ, được đặt trong một chiếc hộp nhỏ và ăng-ten hoạt động cũng nhỏ. Việc thu nhỏ bộ định vị này thành một khối nhỏ là một tính năng độc đáo của sự phát triển. Ăng-ten - một chiếc trên đỉnh, trên thân máy bay, chiếc còn lại ở bụng - quét không phận, phát hiện các máy bay khác.


Theo ông Sergey Baburov, Tổng Giám đốc của Navigator JSC, công việc hiện đang được tiến hành để đủ điều kiện cho EPS với việc cấp Giấy chứng nhận Tuân thủ Sản phẩm Hoàn thành. Các giải pháp kỹ thuật và công nghệ được kết hợp trong quá trình phát triển hệ thống giúp nó có thể được lắp đặt trên tất cả các máy bay của Nga, thay thế các thiết bị nhập khẩu.



Trước đó, dịch vụ báo chí của Navigator JSC đã thông báo về việc vận hành thêm các cơ sở sản xuất, điều này sẽ cho phép công ty tăng số lượng sản phẩm được sản xuất. Tại các cơ sở sản xuất mới, các thử nghiệm nghiệm thu, điều chỉnh và điều chỉnh thiết bị điện tử vô tuyến trên tàu sẽ được thực hiện - hệ thống cảnh báo sớm khoảng cách mặt đất (SRPBZ, TAWS), bảng điều khiển, chỉ báo đa chức năng, thiết bị định vị và hạ cánh trên tàu VIM -95, cũng như các thành phần của chúng: máy thu đường trượt và đường trượt, máy phát, bộ tổng hợp tần số.


Giám đốc kỹ thuật của viện, ông Serge Chanushkin, lưu ý với Vesty rằng hiện nay hầu như tất cả các hệ thống điện tử hàng không trên máy bay đều có thể được thay thế bằng các thiết bị trong nước . Viện đang phát triển radar thời tiết, thiết bị liên lạc , ăng ten vệ tinh .


Hãy nhớ lại rằng hiện nay các hãng hàng không trong nước đang tích cực chuyển sang sử dụng công nghệ của Nga . Vào cuối tháng 3 năm 2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cấm mua phần mềm nước ngoài cho các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng ở Nga. Điều này xảy ra sau khi các nhà cung cấp phần mềm quốc tế hàng đầu Microsoft , Oracle , SAP ,… tạm dừng hoạt động tại thị trường Nga vào tháng 3/2022.

Vì vậy, Ural Airlines , Pobeda , Red Wings , Yamal , Utair , Alrosa , Aurora , Rusline đã chuyển sang phần mềm đặt vé của Nga . Hai hệ thống theo hướng này, ORS và Leonardo, đã trở nên phổ biến.


Vào tháng 11 năm 2022, Rossiya Airlines bắt đầu sử dụng các phát triển của Nga để tổng hợp dữ liệu khí tượng . Phần mềm như vậy là cần thiết để lập kế hoạch chuyến bay và bản thân chuyến bay. Như đại diện của hãng hàng không chắc chắn, phần mềm mới sẽ giúp tiết kiệm tới 3% cho một trong những chi phí lớn nhất của công ty - nhiên liệu.




Russia has created a replacement for the American aircraft collision warning system
В России создали замену американской системе предупреждения столкновения самолетов
https://www.cnews.ru/news/top/2023-01-30_v_...nu_amerikanskoj


Completed tests of the Russian TCAS system
Завершены испытания российской системы TCAS
https://aviation21.ru/zaversheny-ispytaniya...j-sistemy-tcas/
langtubachkhoa
Pháp định cấp Rafale cho Ukraine này bác Phó, nhưng phải thoả mãn một số điều kiện. Bác thử nói xem Pháp định chơi trò gì? Có ý định cạnh tranh với F-16 trong không quân tương lai của Ukraine thời hậu chiến k? Còn mục đích trước mắt để đối đầu gây khó Nga thì đương nhiên rồi.
Rafale, F-16, F-15, Typhoon Eurofighter đều đòi hỏi hạ tầng, logistics cầu kỳ phức tạp, chỉ có F-18 với Grippen thì ít hơn 1 chút thôi



Cái này chắc phía sau là Mỹ
An ninh Ukraine 'khám xét dinh thự của tài phiệt hàng đầu'
https://vnexpress.net/an-ninh-ukraine-kham-...au-4565664.html
langtubachkhoa
Quay lại mặt trận phần mềm CAD/CAM/CAE/AEC/BIM/PLM, dạng phần mềm nằm trong số loại khó nhất trong ngành Tin học. Nó dùng trong đủ mọi lĩnh vực công nghiệp.

Tình hình trên thị trường phần mềm dạng này của Nga kể từ khi có chiến dịch đặc biệt tại Ukraine yêu cầu các nhà phát triển giải pháp kỹ thuật Nga phải phản ứng nhanh với các sự kiện: cần tăng cường chức năng cho sản phẩm của họ, đồng thời đảm bảo tính độc lập nhập khẩu tối đa. Chính quyền Nga đã coi lĩnh vực này là một trong những trọng tâm chính yếu trong sự phát triển công nghệ của đất nước.

Tôi giải thích qua ý nghĩa một chút
Với phần mềm CAD, có 4 thành phần chính làm nên phần mềm CAD, đó là geometric core, geometric constraint solver, data converter (bộ chuyển đổi dữ liệu) và 3D visualization (hiển thị hình ảnh 3D).
Trên thế giới, số nước tự mình xây dựng làm chủ được cả 4 thành phần này chỉ đếm được trên đầu ngón tay theo đúng nghĩa đen. Thường sản phẩm của họ trộn lẫn thành phần nhập khẩu từ nhiều nơi khác. Nga là 1 trong số ít nước làm chủ được cả 4 thành phần này và đã có những sản phẩm CAD được tạo ra hoàn toàn bằng các thành phần của Nga. Ngoài ra, một số sản phẩm CAD trước đây có lẫn thành phần nước ngoài, bây giờ cũng được thay thế bằng các thành phần Nga. Công ty Programsoyuz dưới đây là một trong những công ty như vậy. Trong sản phẩm PLM của mình, vẫn còn 2 trong số 4 thành phần trên nhập khẩu (data converter và visualization), họ đã thay thế chúng bằng 2 thành phần trong nước, sau thời gian dài thử nghiệm.


Thành phần Data converter và 3D visualisation 3D của công ty C3D Labs sẽ thay thế thành phần phần mềm nước ngoài trong Soyuz-PLM

https://tadviser.com/images/thumb/6/69/Photo_1%D0%A1%D0%BE%D1%8E%D0%B7-PLM.png/840px-Photo_1%D0%A1%D0%BE%D1%8E%D0%B7-PLM.png
Các thành phần phần mềm được tạo bởi C3D Labs, một công ty con của ASCON, sẽ hoạt động như một phần của nền tảng công nghệ nội địa Soyuz-PLM. Nhà phát triển của nó, Programsoyuz, đã cấp phép cho mô-đun trao đổi C3D Converter Exchange và mô-đun trực quan C3D Vision. Cả hai thành phần đều là một phần của Bộ công cụ C3D để phát triển phần mềm kỹ thuật.
https://tadviser.com/images/thumb/2/24/Soyuz-plm_autodesk_interface.png/840px-Soyuz-plm_autodesk_interface.png
Soyuz-PLM là một gói phần mềm đầy đủ tính năng hiện đại để giải quyết một loạt các nhiệm vụ quản lý thông tin kỹ thuật ở tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm. Hệ thống được thiết kế để sử dụng trong các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và có sẵn ở các cấu hình khác nhau, khác nhau về dung lượng (dành cho các tổ chức nhỏ, vừa và lớn) và chức năng (tiền sản xuất thiết kế, tiền sản xuất thiết kế và công nghệ, quản lý tổ chức dự án, quản lý yêu cầu, bảo trì và sửa chữa, dịch vụ tài liệu kỹ thuật, v.v.).
https://tadviser.com/images/c/c7/Soyuz-plm_roles.jpg
Programsoyuz đã từ bỏ việc sử dụng các thành phần nước ngoài và chọn các thành phần của Nga từ C3D Labs: C3D Vision để trực quan hóa các mô hình hình học và C3D Converter để đọc các mô hình ở các định dạng trao đổi khác nhau.

3D visualization and data converters from C3D Labs will replace foreign software components in Soyuz-PLM
3D-визуализация и конвертеры данных от C3D Labs заменят иностранные программные компоненты в Союз-PLM
https://ascon.ru/news_and_events/news/3572/
Programsoyuz Selects C3D Labs Solutions to Develop PLM Platform
https://www.cnctimes.com/editorial/programs...op-plm-platform

---


Nga đã bắt đầu xây dựng stack phần mềm CAD hoàn toàn độc lập với nhập khẩu, nghĩa là từ hệ điều hành, middleware đến phần mềm CAD đều là nội địa, để không bị lệ thuộc bên ngoài. Như vậy, bây giờ chỉ còn hoàn thiện nốt phần mềm CAD trong lĩnh vực hàng không, đóng tàu thì coi như thoát hoàn toàn sự phụ thuộc trong lĩnh vực này. Đây là trách nhiệm phải mất thời gian chứ không phải nhanh chóng. Trong thế giới phương tây, chỉ có phần mềm Siemens PLM Software của Siemens Mỹ (không phải Đức) và Catia của Dassault System của Pháp là có thể làm được trong 2 lĩnh vực này. Tất cả các nước phương tây khác đều lệ thuộc vào họ




Các nhà phát triển Nga đã tạo ra một stack phần mềm CAD hoàn toàn độc lập
Phiên bản mới của hệ thống CAD KOMPAS-3D v21 hoạt động ổn định trong hệ điều hành "Alt Workstation" 10. Khả năng tương thích của các giải pháp được cung cấp bởi ứng dụng WINE@Etersoft của Nga . Stack phần mềm nhập khẩu độc lập phục vụ cho ứng dụng an toàn trong ngành công nghiệp và giáo dục kỹ thuật. Cả ba sản phẩm đều được đưa vào Sổ đăng ký thống nhất của Phần mềm Nga.

Khả năng tương thích của hệ điều hành và CAD là kết quả của sự hợp tác công nghệ giữa ba công ty. Khi các phiên bản mới của sản phẩm phần mềm được phát hành, các kỹ sư sẽ đảm bảo lại sự cộng tác có thể lặp lại một cách nhất quán của họ. Phiên bản trước của KOMPAS-3D cũng hoạt động với các hệ điều hành "Alt Workstation", "Alt Server", "Alt Education" và "Alt 8SP", hỗ trợ cho công việc chung của họ cũng được cung cấp bởi WINE@Etersoft .


https://ascon.ru/source/news/3567/kompas_3d_alt-min.png
Mô hình giảm thanh - Nhà phát triển NPP Inprokom



Trong quá trình thử nghiệm KOMPAS-3D v21 trong Viola OS, thông qua ứng dụng WINE@Etersoft, các thao tác được các kỹ sư sử dụng phổ biến nhất đã được kiểm tra: tạo tài liệu và bản phác thảo, tạo hình học phụ trợ, tạo các cụm, phát hành bản vẽ và thông số kỹ thuật, cũng như sử dụng thư viện các sản phẩm và vật liệu tiêu chuẩn. Kết quả là hệ thống đã thể hiện đầy đủ chức năng hoạt động mà không làm thay đổi các chỉ số hoạt động.



Russian developers have created a completely independent CAD software stack
Российские разработчики создали полностью независимый программный стек САПР
https://ascon.ru/news_and_events/news/3567/
langtubachkhoa
Nga nâng cấp AK-12 để trang bị đại trà cho quân đội. Phía Nga nói bản nâng cấp này phản ánh kinh nghiệm thu được từ Ukraine. Chúng ta đều nhận thấy rõ ràng chiến tranh đúng là cơ hội để các nhà phát triển nâng cấp vũ khí. Xung đột Ukraine này quả là 1 thương vụ, chính trị vụ vô cùng béo bở cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, vì không chỉ đem lại tiền bạc, các dữ liệu cần thiết để nâng cấp vũ khí, mà nó còn giúp tái đầu tư vào ngành quốc phòng, điều chỉnh dòng chảy tài chính cũng như tái định hướng nền kinh tế hướng vào ngành quốc phòng, đem lại lợi ích kinh tế và ảnh hưởng chính trị khổng lồ cho họ
Tôi nhận thấy xung đột Ukraine đem lại lợi ích khổng lồ cho các nhóm tài chính, quân sự, và năng lượng của Mỹ. Mà 3 nhóm này thì lãnh đạo nước Mỹ, nên tôi thấy nếu Mỹ có muốn kéo dài xung đột thì cũng chẳng có gì lạ



"Kalashnikov" nâng cấp AK-12



https://dnr-news.ru/img/20230129/128d2e464d0f0a74da48f10f002f8f14_o.jpg



Sergey Chemezov đã thông báo về việc bắt đầu sản xuất hàng loạt mẫu AK-12 năm 2023 của Kalashnikov, được sửa đổi có tính đến kinh nghiệm sử dụng nó trong NWO.


Loạt súng trường tấn công mới sẽ nhận được một thiết bị mõm cập nhật với thiết bị chống cháy có rãnh, một diopter cập nhật với ba tùy chọn hoạt động, bao gồm hoạt động trong điều kiện ánh sáng kém; một tay cầm đã được sửa đổi, thoải mái hơn, cũng như tầm nhìn phía trước và báng súng có khả năng điều chỉnh.




Ngoài ra, trong phiên bản mới của Kalashnikov nổi tiếng, thiết kế của cẳng tay đã được tăng cường và hiệu ứng quá nóng của nó trong quá trình bắn chuyên sâu đã giảm đi.




https://dnr-news.ru/society/2023/01/29/222551.html
langtubachkhoa

TIN MUỘN ĐÊM 01/02 - Bộ trưởng QP Ukraina có thể bị cách chức (Cập nhật 1 giờ đêm 02/02/2023,)
(@click here)

Một giờ trước, Nghị sĩ Quốc hội Rada của Ukraina O. Goncharenko đăng trên kênh Telegram của mình xác nhận rằng Bộ trưởng QP Reznikov có thể phải rời chức vụ của mình, hiện tại đang có những cuộc thảo luận tích cực để Reznikov có thể lãnh đạo Bộ Tư pháp Ukraina. Cần lưu ý rằng ứng cử viên chức Bộ trưởng Quốc phòng vẫn chưa được biết, và lý do của việc Reznikov có thể bị cách chức cũng không được nêu tên.

Nguồn: https://t.me/oleksiihoncharenko/30786

Nếu nhìn tổng thể, hai hôm trườc báo chí Ukraina đưa tin rằng một Ủy ban kiểm toán của Mỹ đã đến Kiev. Đây là những chuyên gia thuộc nhiều ngành khác nhau, họ sẽ bắt đầu quá trình xác minh chính xác số tiền hỗ trợ tài chính ấn tượng được Mỹ chuyển cho Ukraina trong năm qua đã được chi tiêu vào đâu. Một thực tế là hiện nay các cơ quan chức năng của Ukraina và Mỹ nói về những con số viện trợ khác nhau được chuyển từ nước ngoài cho Kiev.

Sự xuất hiện của Ủy ban kiểm toán Mỹ là cảnh báo chính quyền Kiev. Nếu các kiểm toán viên Mỹ không được cung cấp các tài liệu minh bạch về việc chi tiêu tiền viện trợ kèm theo các bằng chứng về mục đích sử dụng chúng, thì đảng Cộng hòa đang giám sát công việc của Ủy ban này ở Kiev, và hậu quả ít nhất có thể sẽ là hạn chế hỗ trợ của Mỹ cho Ukraina.

Theo thông tin mới nhất, các chuyên gia Mỹ đã bắt đầu kiểm tra Bộ Tài chính Ukraina. Tiếp theo là Bộ Quốc phòng, đứng đầu là Bộ trưởng Reznikov, người mà chiếc ghế bắt đầu chao đảo sau khi phát hiện ra việc mua lương thực cho quân đội Ukraina với giá đôi khi cao hơn giá thị trường 3-4 lần.

Ủy ban kiểm toán đã phát thông báo rộng rãi để ai có bằng chứng về sự mờ ám trong chi tiêu tiền việc trợ có thể thông báo thẳng với họ. Ảnh kèm theo: Thông báo "Đường dây nóng của Tổng thanh tra" bằng tiếng Ukraina. Trong bối cảnh này, một số báo của Ukraina còn dự đoán sẽ có 3-4 Bộ trưởng nữa sẽ phải từ chức sau đợt cách chức 5 quan chức chủ chốt của chính quyền Kiev cuối tuần trước.
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Tôi không biết thông tin này, là Pháp định cung cấp Rafale cho UK. Tất nhiên thông tin tôi có là trên báo chí bình thường thôi, và thực ra nó là tuyên truyền cho những dự định của nó đã có từ trước.Cho tới nay thì chỉ có tin là Pháp có thể cung cấp Mirage 2000, là loại máy bay sẽ được Pháp loại biên. Hiện tại trong không quân Pháp có 3 loại máy bay : Jaguar, Mirage, Rafale. Cả hai loại Jaguar và Mirage đã có từ thập niên 70, nhưng chúng liên tục được nâng cấp. Jaguar là loại máy bay cường kích tương đương với SU 24. Mirage đa năng hơn. Còn Rafale là loại máy bay hiện đại nhất, đa năng, có thể mang được nhiều loại vũ khí kể cả vũ khí hạt nhân. Khả năng Pháp cung cấp Rafale cho UK thực ra hơi khó, vì nó không có nhiều, đắt tiền. Việc cung cấp Mirage khả thi hơn, nếu Pháp cung cấp máy bay cho UK
Nếu quả thực Pháp định cung cấp máy bay thì điều đó có nghĩa là sự đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân được đẩy ra xa, và đồng thời Pháp cũng cá cược vào một chiến thắng của UK.
Hiện tại toàn bộ phương Tây đều muốn đánh Nga, chí ít là không để Nga dành chiến thắng, nhưng nó không can thiệp trực tiếp, vì có sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân trên đầu. Nhưng ở hai bên cảm nhận sự đe dọa này khác nhau.
-Về phía Nga, tôi có cảm tưởng là Nga giơ con bài vũ khí hạt nhân, để NATO không can thiệp trực tiếp, và dùng vũ khí hạt nhân đe dọa Nga nhằm bắt Nga đi giật lùi.
-Về phía phương Tây, thì mối đe dọa hạt nhân của Nga, ngăn cản nó tham chiến trực tiếp, nhưng nó sẽ tiếp tục bơm vũ khí vào, để chiến tranh nằm dưới ngưỡng chiến tranh hạt nhân.
Còn mục đích thì có thể nó có nhiều mức độ
1- Thấp nhất là ngăn cản Nga chiến thắng, UK mất đất và mặt trận bị đóng băng bằng một hiệp ước ngừng bắn kiểu ở Triều tiên.
2- Mức độ cao hơn là Nga phải rút quân khỏi UK, và ở đây có 2 option: a. Rút quân về biên giới trước khi có cuộc chiến. b.rút khỏi toàn bộ đất UK theo biên giới 1991, tức là Uk lấy lại được cả Crimea. Trong trường hợp này thì UK còn vào NATO
3- Nga thất bại phải rút khỏi UK, đồng thời sự thất bại này sẽ dẫn tới sự sụp đổ của nhà nước Nga (mà theo cách nói của nó là Putin phải ra đi, hay bị đưa ra xét xử). Đây là kịch bản làm tan ra Nam Tư được lặp lại. Trong trường hợp này thì không nhưng UK vào NATO, mà Nga có thể cong bị xẻ ra nhiều mảnh.
Tất nhiên kịch bản số 3 là đẹp nhất với phương Tây, và có nhiều nước như Ba lan gần như công khai muốn đi tới. Đối với một nước như Pháp, thì cả ba kịch bản đều đẹp, kiểu nào nó cũng chơi được. Pháp không phải là đồng minh, cũng không phải là bạn bè với Nga, không kể hiện tại Pháp và Nga đều có xung đột ở châu Phi, do Pháp bị Nga lấn sân thông qua Wagner.
Một điều đáng chú ý là ngay trong nội bộ của UK hiện tại cũng có nhiều vụ thay bậc đổi ngôi. Tài phiệt lớn nhất UK, là chỗ dựa và kẻ chi trả tiền cho Zelensky thắng cử bị sờ gáy. Như vậy có thể nói, cùng với sự gia tăng tốc độ đưa vũ khí cho UK, thì đồng thời cũng có một quá trình “Ngô đình Diệm hóa” UK. Ngô đình Diệm hóa UK nghĩa là thế nào, đó là cách phương Tây đặc biệt là Mỹ nắm chặt gáy UK hơn nữa, để nó có thể hoàn toàn điều khiển được, nó bảo đánh là đánh, bảo dừng là dừng chứ không thể ngo ngoe được nữa. Tại sao lại thế ? cái này thì tôi đã nói nhiều lần, từ khi Liên Xô tan ra thì UK rơi vào tay tài phiệt do cướp đoạt, ăn cơ chế, .. Khác với sự phát triển về sau ở Nga, là các tài phiệt này bị cơ chế cứng còn lại ở Nga từ thời Liên Xô quản chế lại, cơ chế cứng này là bộ máy an ninh, ở UK điều này không xẩy ra. Để bảo vệ quyền lợi của mình, thì tài phiệt UK chạy về phía phương Tây, chống Nga điên cuồng (vì sợ Nga nắm thóp). Nhưng đồng thời nó cũng không chịu để cho phương Tây nắm thóp.
Nhưng với việc chiến tranh xẩy ra, thì một lực lượng của cơ chế cứng của nhà nước UK nổi lên, đó là quân đội. Quân đội UK được Mỹ và phương Tây tài trợ, thì nó phải tìm cách nắm trực tiếp (giống như nó nắm Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, .. tức là đám tướng lĩnh Sài gòn ngày xưa), và nhờ có thế mạnh ấy cộng với món tài trợ vũ khí, nó sẽ xử lý đám tài phiệt kia, không phải để chống tham nhũng không, mà biến Zelensky chỉ thành con vẹt 100% cho nó thôi (không cần phải thủ tiêu Zelensky như Mỹ làm với Ngô Đình Diệm ngày trước)
Nói một cách khác, trước chiến tranh có một sự cộng sinh đồng quyền lợi của nhóm tài phiệt UK và phương Tây. Nhưng từ khi chiến tranh xẩy ra, thì phương Tây sẽ tìm cách loại bỏ nhóm này vì đi ngược lợi ích của nó. Trước nó “chiều” vì ông chống Nga cho nó thôi, bây giờ nó đâu cần nữa, vì ông đòi “độc lập” với nó.
Quá trình này diễn ra càng mạnh thì vũ khí của phương Tây vào UK càng nhiều
langtubachkhoa
Bác Phó, tôi thì nghĩ Pháp đưa máy bay vào là dễ hiểu. Bất kể kịch bản nào trong 3 kịch bản nêu trên, thậm chí cả kịch bản thứ 4 Ukr bị thất bại hoàn toàn, quân đội bị Nga tiêu diệt hết, thì cũng chẳng có gì ngăn cản Pháp đưa máy bay vào. Vì dù Nga có thắng thì cũng không thể kiểm soát cả Ukr được, cùng lắm thì chỉ có được miền Đông và Nam thôi, miền Trung và Tây Nga vẫn phải bỏ lại, quân đội phương Tây sẽ kiểm soát ở đó, như vậy việc đưa máy bay vào, đối đầu gây thiệt hại Nga là mục tiêu trực tiếp, nhưng còn cả mục tiêu giữ chỗ sau này khi xung đột kết thúc nữa, bất kể là kết thúc theo kịch bản nào trong 4 kịch bản trên.
"Nước Ukr quá lớn", như lời Macron đã nói, nghĩa là Nga k thể nuốt hết. Tôi còn ngờ rằng nếu kịch bản 4 xảy ra, thì Ba Lan sẽ thuyết phục được Mỹ Anh để họ đưa quân vào "gìn giữ hòa bình" ở Lvov nữa.
Đây là cơ hội tốt nhất đối với Ba Lan nếu họ muốn lấy lại lãnh thổ cũ hiện thuộc Ukr
langtubachkhoa



Bác Phó đọc cái chỗ bôi đậm phía dưới có thấy buồn cười không? Đúng là trò ma của phương Tây, nghĩa là họ chỉ muốn gửi máy bay đến khi mà họ chắc chắn rằng sẽ thắng thì mới gửi đến, để tô vẽ cho hình ảnh của máy bay họ, chứ không phải máy bay là giúp chuyển bại thành thắng hay là giúp tránh khỏi thất bại, hay chí ít là làm giúp giảm nhẹ thất bại

Vương quốc Anh vẫn cân nhắc việc giao máy bay chiến đấu

Vương quốc Anh cho biết họ vẫn đang cân nhắc ý tưởng gửi máy bay chiến đấu tới Ukraine.

"Tôi đã tham gia vào vấn đề này trong một thời gian dài. Và tôi đã học được hai điều; không bao giờ nhất trí bất cứ điều gì và không bao giờ loại trừ bất cứ điều gì", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nói với các nhà báo về khả năng gửi máy bay chiến đấu tới Kiev.

"Đây không phải là một quyết định chắc chắn," ông tiếp tục. "Hiện tại, tôi không nghĩ đó là cách tiếp cận đúng đắn [việc chuyển giao máy bay chiến đấu]. Điều sẽ thúc đẩy cuộc xung đột năm nay sẽ là khả năng Ukraine triển khai thiết giáp phương Tây chống lại Nga."

"Những gì họ cần bây giờ là áo giáp và xe tăng," Wallace nói về người Ukraine. "Tôi nghĩ chúng ta phải khá chắc chắn rằng (máy bay phản lực) sẽ là yêu cầu cho chiến thắng trong trận chiến tiếp theo. Nhưng hiện tại, tôi nghĩ chúng ta nên tập trung vào xe tăng, trận chiến trên bộ."


Ukraine updates: Russian forces claim to encircle Bakhmut
https://www.dw.com/en/ukraine-updates-russi...hmut/a-64574525
Phó Thường Nhân
Không, khả năng Ba lan chiếm một phần UK, nếu UK thất bại chỉ là trò tuyên truyền từ phía Nga. Điều đó khó xẩy ra bây giờ. Trong trường hợp UK bại trận, thì chắc chắn chính phủ lưu vong của UK được phương Tây công nhận sẽ đóng đô ở Ba lan, còn việc Ba lan có thể chia xẻ lãnh thổ UK với Nga thì khó xẩy ra được. Còn tại sao Nga tuyên truyền thế là để giải thích cho sự căm thù chống Nga của giới lãnh đạo Ba lan hiện tại, cũng như đúng là có một bộ phận người UK ở phía cực tây UK, vùng Lvov, là vùng trước năm 1945 thuộc vào Tiệp Khắc, và trước đó thuộc vào đế quốc Áo-Hung, là bộ phận dân tộc chủ nghĩa cực đoan nhất và cũng là chủ nghĩa phát xít.
Do Ba lan nằm trong NATO, nên nếu Ba lan tham gia trực tiếp thì sẽ là sự can dự đường hoàng của NATO đánh nhau với Nga, điều mà phương Tây không muốn, vì đây là một cuộc chiến proxy war. Không kể không bao giờ Mỹ cho phép một đồng minh “bành trướng” dù dưới hình thức nào. Ba lan luôn sử dụng Mỹ chống Pháp-Đức, cho nên Mỹ o bế, nhưng không vì thế mà có thể bành trướng, không kể phương Tây không muốn thay đổi hiện trạng biên giới (ngoại trừ đó là Mỹ làm).
Đúng là diện tích UK rất lớn, và nếu xét theo một quy luật theo chủ nghĩa kinh nghiệm thống qua các cuộc chiến mà Mỹ xâm lược, ví dụ I rắc, Apganistan, thì diện tích của UK vượt ngoài sức chiếm đóng của Nga. Nhưng có một điều phải để ý, Mỹ không chiếm đóng được các nước kia không phải hoàn toàn là vấn đề diện tích, mà là vấn đề có chiến tranh du kích. Nếu có chiến tranh du kích, thì cái luật kia đúng. Nhưng nếu không có chiến tranh du kích, thì cái luật kia sai.
Hiện tại ta không thấy có chiến tranh du kích ở UK, cho nên sự thiếu nhân lực của Nga chỉ vì chiều dài chiến trường quá rộng. Cho tới nay, câu hỏi tôi đặt ra trước khi có cuộc chiến là UK có phải là một dân tộc không vẫn chưa trả lời được. Còn sự trụ vững của UK hiện tại là do có sự tiếp sức tuyệt đối của Mỹ và phương Tây. Nếu có điều mà ta có thể quy cho UK, đó là trong thời kỳ đầu của cuộc chiến, UK đã trụ vững được. Nhưng thành công này còn có sự đóng góp do sai lầm của Nga về chiến thuật chiến lược.
Hiện tại với các cuộc “thanh trừng chống tham nhũng” ở đây, UK càng ngày càng trở nên phụ thuộc vào Mỹ, tình hình này ảnh hưởng tới “tinh thần dân tộc”, “sức chiến đấu của UK” thế nào thì chưa rõ. Nhưng có điều rõ ràng là nếu trong nội bộ UK, người dân UK, vai trò của một cuộc chiến ủy nhiệm ngày càng hiện rõ, thì sức chiến đấu sẽ giảm đi.
Ngược lại Mỹ không thể không tìm cách biến chính quyền UK theo chiều hướng tay sai hơn, lô gic này hoàn toàn hiểu được, vì nó là kẻ chi tiền, giật dây điều khiển, nó không thể cho ông muốn làm gì thì làm, nhất là lại có sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân. Cho tới nay, UK độc lập vì có một nhóm tài phiệt muốn chống lại Nga, không muốn bị Nga chi phối, bây giờ “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”, thì không rõ mọi chuyện ra sao.
Thời Mỹ xâm lược miền Nam, nó reo rắc đau thương khắp VN, nhưng còn chừa lại Sài gòn (trong một đường kính 20 km) như một thứ “phồn vinh giả tạo”. Khi Mỹ vào Apganistan, thì Kaboul cũng thế, nhưng người dân Kaboul thiệt hơn Sài gòn, vì lúc Mỹ rút đi, Mỹ còn chấp nhận di tản. Bây giờ tới lượt Kiev, thì không những không có “phồn vinh giả tạo”, mà còn bị nó tước đi tiền bạc do “chống tham nhũng”, còn mình thì ăn bom.
langtubachkhoa
Quân đội Nga vượt sông, khép dần vòng vây tại Bakhmut
https://kienthuc.net.vn/quan-su/quan-doi-ng...ut-1803039.html
Quân đội Nga đã tổ chức mũi đột kích vượt sông Bakhmutka nằm ở phía tây thành phố Bakhmut, nhằm thiết lập đầu cầu, tổ chức điểm chốt bao vây thành phố Bakhmut từ hướng tây và Seversk từ hướng nam.




24 giờ Nga tràn ngập 7 khu dân cư, Mỹ kêu gọi Ukraine triệt thoái
Cập nhật lúc: 13:15 01/02/2023
Quân đội Nga trong vòng 24 giờ qua liên tiếp chiếm 7 khu dân cư tại Zaporozhye; Mỹ kêu gọi Ukraine rút quân khỏi thành phố Bakhmut; phương Tây gấp rút giúp Ukraine trang bị 10 lữ đoàn thiết giáp.
https://kienthuc.net.vn/quan-su/24-gio-nga-...ai-1802925.html
langtubachkhoa
Bác Phó, Nga không đưa tin là Ba Lan sẽ chiếm miền Tây, mà nói rằng Ba Lan có ý định đó, còn họ có làm nổi không thì lại là chuyện khác. Và tôi tin Ba Lan có ý muốn này thật, và họ đã thể hiện nó ra từ trước rồi.
Dĩ nhiên là Mỹ sẽ không đời nào để cho Ba Lan làm chuyện đó rồi, vì thế nên tôi mới nói nếu Ukraine thất bại, nhưng không bị mất miền Tây và miền Trung, (vì tôi tin là Nga không có ý muốn lấy những vùng mà dân chúng không theo mình, và đặc biệt là vì chính Nga cũng muốn duy trì vùng đệm giữa mình và EU vì nếu không có vùng đệm thì rất dễ chiến tranh trong tương lai), và chính quyền Ukraine có thể vẫn ở lại Ukraine, nhưng Ba Lan có thể thuyết phục Anh Mỹ đưa 1 đạo quân vào miền Tây để ngăn chặn bước tiến của Nga. Đạo quân này có thể bao gồm cả quân đội các nước khác, kể cả Mỹ chứ không nhất định chỉ có Ba Lan.
Như vậy danh nghĩa vùng phía tây, ví dụ Lvov vẫn của Ukraine nhưng đã có quân đội NATO, trong đó có Ba Lan đóng. Với hiệp định đặc biệt giữa Ba Lan và Ukraine, trong đó người Ba Lan được đối xử như Ukraine, người Ba Lan thậm chí được tham gia cả lực lượng cảnh sát, toà án, dân Ukraine miền Tây nếu được thu hút sang EU làm việc, hay nhập tịch Ba Lan để có quốc tịch EU luôn, thì rõ ràng sau 50 năm nữa chưa biết thế nào đâu.
Việc Ba Lan vào Ukraine không có nghĩa là NATO đánh với Nga. Nếu Ba Lan vào với tư cách cá nhân, và đánh nhau trên đất ngoài lãnh thổ của NATO thì đó vẫn là chuyện của Ba Lan. Giống như Mỹ có đánh ở Afghanistan, Iraq thì đó vẫn là cuộc chiến của Mỹ, đồng minh ai muốn giúp thì vào (ví dụ như ANh cùng Mỹ đánh, Đức giúp Mỹ phần tình báo) nhưng đó vẫn không phải là cuộc chiến của cả NATO.
langtubachkhoa
Lính đánh thuê Mỹ, các cựu binh Mỹ của nhóm PMC Mozart bị thất bại trước Wagner ở Bakhmut, báo New York Times giải thích là do nghiện rượu và các câu lạc bộ thoát y ở Kyiv.
"họ bị thu hút bởi các câu lạc bộ thoát y, quán bar và hẹn hò trực tuyến ở Kyiv."
Bài báo đưa tin rằng người sáng lập công ty, Andrew Milburn, đã nói với cấp dưới của mình rằng "nhóm đã chết".
How an American Veterans Group Imploded in Ukraine
https://www.nytimes.com/2023/02/01/world/eu...ine-mozart.html
langtubachkhoa
Nền kinh tế của Nga hiện được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh hơn của Đức và Anh vào năm 2023.

vào đầu năm 2023, và IMF hiện dự đoán rằng nền kinh tế Nga, sau khi suy giảm 2,2% vào năm ngoái, sẽ bắt đầu tăng trưởng trở lại vào năm 2023, tăng 0,3% và sau đó là 2,1% vào năm 2024. Còn những cường quốc châu Âu? Vương quốc Anh dự kiến sẽ giảm 0,6%; Đức sẽ vẫn ở trong vùng đen tối: tăng trưởng năm nay dự kiến sẽ đạt mức thấp 0,1 phần trăm.

Russia's economy expected to outpace Germany and Britain in 2023
https://www.grid.news/story/global/2023/02/...-that-possible/
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Ltbk nói cũng đúng, đó là về mặt luật pháp quốc tế, Ba lan có thể tham dự vào cuộc chiến UK với “tư cách cá nhân”. Nhưng với tôi khả năng này là nhỏ. Cho tới bây giờ, chính sách của nước này là tác động vào các nước xung quanh ví dụ như Bạch Nga (tìm cách lật đổ chính phủ đương thời) hay UK(đi đầu trong việc “chủ chiến”), nhưng Ba lan luôn núp bóng Mỹ và NATO. Nếu không có hai cái bóng này che chở, thì Ba lan không dám làm.

Ấn độ đang gặp phải một chuyện giống như câu chuyện của FLC Trịnh Văn Quyết hay Vạn Thịnh Phát ở VN. Đó là tỉ phú lớn nhất châu Á Gautam Adani đã bị bay hơi mất 100 tỉ USD trên thị trường chứng khoán. Hãng này cũng phải bỏ việc định huy động vốn trên sàn chứng khoán 2,5 tỉ đô. PNB của Ấn khoảng 1300 tỉ đô, như vậy việc bay hơi này đã tới 8% PNB, một chỉ số khủng.
Nguyên nhân của nó cũng giống như FLC, đó là tập đoàn (holding) của ông này đã tạo ra các hãng ma, rôi mua đi bán lại cổ phiếu để thổi giá lên. Nhưng có điều khác với FLC hay Vạn Thịnh Phát, phi vụ này được khui ra bởi một hãng đầu cơ cổ phiếu nước ngoài (Mỹ) : hindenbourg, và Ấn độ coi việc phát tin này là hành động chống Ấn độ. Tin đưa ra đã dẫn tới việc thị trường chứng khoán Bombay phải dừng lại tạm thời ngày hôm nay. Gautam Adani được coi là người gần gũi với thủ tướng Ấn độ hiện tại.
Cách đây mấy hôm, Ấn độ cũng cấm trên Internet một phóng sự của BBC Anh đưa ra buộc tội thủ tướng Ấn độ hiện tại phải chịu trách nhiệm về xung đột tôn giáo giữa người Ấn độ giáo và Hồi giáo, khi ông này còn làm thủ hiến bang, trong khi vụ việc đã được đưa ra tòa án tối cao Ấn độ, và ông Modi được trắng án.
Như vậy những gì tôi đã tiên đoán cũng đã dần dần hiện ra. Hiện tại phương Tây đang tìm cách câu kéo Ấn vào phe với mình, nhưng khi nước này không có thái độ kiểu tay sai, thì lập tức nó sẽ tìm cách kiếm chuyện. Rất có thể trong tương lai gần Narenda Modi sẽ bị so sánh với Hít le, và nền dân chủ kiểu phương Tây của Ấn sẽ không còn được ca ngợi như “nước dân chủ đông dân nhất thế giới” mà trở thành một “chế độ độc tài chuyên chế” nên Mỹ, NATO phải tiến hành lật đổ.
Không phải ngẫu nhiên mà TQ đã kiểm tra các hãng tài chính như Alibaba của Jack Ma, bởi vì hoạt động của nó sẽ dẫn tới nợ xấu cho TQ. Mặc dù vậy, TQ cũng bị dính phi vụ hãng xây dựng bất động sản Evagreen. Kết quả chính phủ TQ phải đứng ra bảo đảm cho các tài phiệt nước ngoài bỏ tiền vào đây không bị mất vốn, trong khi người mua nhà của TQ thì nai lưng ra chịu, trong khi đáng lẽ “lợi ích và rủi ro” phải được đồng chịu ở cả hai phía.
Cách làm của phương Tây là nó cứ tống tiền vào, khiến giá trị ảo của trái phiếu tăng lên, rồi khi xụp đổ, thì nó sẽ bắt chính phủ sở tại chịu hoàn vốn cho nó, đồng thời nhân cơ hội xụp đổ, nó sẽ sông vào mua trái phiếu rẻ, từ đó chiếm đoạt những cơ sở làm ăn kiểu “con gà đẻ trứng vàng”. Để xem Gautam Adani có bị thế không, khi hãng này có một cái đế là những hoạt động sân bay, cảng biển rất có lãi. Adani có một khối lượng tài sản riêng 120 tỉ, nhưng hôm nay đã mất 40 tỉ. Để xem mọi chuyện sẽ tiến triển ra sao.
langtubachkhoa
Lợi dụng lỗ hổng của vệ tinh Starlink, Nga phá hủy trụ sở quân đội Ukraine
Quân đội Nga mới đây đã hack được mạng của vệ tinh Starlink và lợi dụng lỗ hổng để phá hủy trụ sở của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở Vuhledar.
Theo Avia.pro, trụ sở của quân đội Ukraine nằm trên khu vực Vuhledar đã bị phá hủy bởi một cuộc tấn công có độ chính xác cao sử dụng đạn pháo Krasnopol.
Các chuyên gia quân sự cho hay, có thể thiết lập vị trí chính xác cho cuộc tấn công nhờ vào việc hack mạng Internet của vệ tinh Starlink và với việc tìm kiếm vị trí của thiết bị đầu cuối, hóa ra chúng được đặt ngay tại trụ sở của Lực lượng Vũ trang của Ukraine ở Vuhledar.

Theo các nguồn tin, vào ngày 26/1, Lực lượng Vũ trang Nga đã phá hủy trụ sở dã chiến và trung tâm liên lạc của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở Vuhledar bằng một quả đạn pháo Krasnopol 152mm có độ chính xác cao.


Lợi dụng lỗ hổng của Starlink Nga phá hủy trụ sở quân đội Ukraine
https://vietnamnet.vn/loi-dung-lo-hong-cua-...ne-2105337.html



Nga dựa vào ảnh vệ tinh Starlink để lùng sục vị trí quân Ukraine
Một vị trí đóng quân của Quân đội Ukraine đã bị san bằng trong bảy giây, sau khi bị quân Nga phát hiện thông qua ảnh vệ tinh Starlink.
Nhưng phía Ukraine cũng không ngờ rằng, hệ thống Starlink cũng trở thành công cụ để Nga chống lại quân đội Ukraine; khi Quân đội Nga có thể sử dụng hệ thống vệ tinh Starlink để lần lượt tìm ra vị trí đóng quân của Ukraine thông qua sự im lặng của toàn khu vực và thực hiện một cuộc tấn công dồn dập vào đó.
Một địa điểm trú quân của Quân đội Ukraine đã bị san phẳng trong vòng 7 giây, điều này cho thấy sức mạnh và quyết tâm của quân đội Nga. Ngoài ra, quân đội Nga đã vô tình phát hiện ra hầm ngầm của quân phòng thủ Ukraine bằng chính ảnh vệ tinh của hệ thống Starlink.
Còn theo truyền thông Nga cho biết, sở chỉ huy của Quân đội Ukraine nằm ở khu vực Vuhledar, thuộc tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine, đã bị quân Nga phá hủy bởi một cuộc tấn công có độ chính xác cao, bằng cách sử dụng đạn pháo dẫn đường Krasnopol.
Các chuyên gia quân sự cho biết, các chuyên gia tin học Nga có thể thiết lập vị trí chính xác cho cuộc tấn công, nhờ vào việc hack mạng Internet của vệ tinh Starlink và với việc tìm kiếm vị trí của thiết bị đầu-cuối, hóa ra chúng được đặt ngay tại sở chỉ huy của Quân đội Ukraine ở Vuhledar.
Theo các nguồn tin, vào ngày 26/1, quân Nga đã phá hủy trụ sở dã chiến và trung tâm liên lạc của Quân đội Ukraine ở Vuhledar bằng một quả đạn pháo dẫn đường152mm Krasnopol, có độ chính xác cao
Sở chỉ huy của quân đội Ukraine ở Vuhledar được đặt trong một tổ hợp nhà cao tầng, không xa trạm cứu hỏa ở vùng ngoại ô phía bắc của thành phố. Sở dĩ Nga có thể phát hiện ra sở chỉ huy của quân đội Ukraine, là nhờ ăng-ten của thiết bị đầu cuối Starlink, được phát hiện bởi thiết bị tác chiến điện tử Zhitel và Svet-KU.
Theo truyền thông Nga, việc phá hủy sở chỉ huy của Quân đội Ukraine ở Vuhledar, đã làm tê liệt chỉ huy với các đơn vị chiến đấu trong khu vực và với Bộ Tư lệnh Miền Đông của Quân đội Ukraine; từ đó làm giảm sự phối hợp giữa các đơn vị Quân đội Ukraine và lính đánh thuê nước ngoài.

https://kienthuc.net.vn/quan-su/nga-dua-vao...ne-1803278.html



Các kỹ sư Nga, dẫn đầu bởi Alexei Tsarkov, Ứng cử viên Khoa học Kỹ thuật, đã tìm thấy khả năng xác định chính xác vị trí của các thiết bị đầu cuối Starlink, sau đó việc phá hủy chúng trở thành vấn đề công nghệ. Và nếu không có Internet không gian, Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ gặp khó khăn khi chiến đấu.

Nó được gọi là sự phát triển trong nước - một hướng di động tìm kiếm "Borshchevik" phức tạp. Nó có thể phát hiện và xác định vị trí của các thiết bị đầu cuối Starlink trong khu vực 180 độ ở khoảng cách lên tới 10 km.

Việc tìm hướng vị trí của thiết bị thuê bao Starlink được thực hiện với độ chính xác khá cao. Thời gian tìm hướng tại một điểm là chưa đầy hai phút và toàn bộ quá trình quét, có tính đến việc di chuyển đến một điểm khác, là khoảng 15 phút. Đồng thời, tọa độ của ít nhất 64 thiết bị đầu cuối Starlink được xác định.
langtubachkhoa
Bộ Ngoại giao Pháp cáo buộc Nga có "chính sách thực dân mới" ở Châu Phi
"Ngày nay, những gì chúng ta đang chứng kiến ở châu Phi là việc Nga thực hiện chính sách thực dân kiểu mới, chính sách này đặc biệt đặt ra câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia."



Họ nói cả về Ukraine nữa. Trong phương Tây, Pháp là nước có quan hệ tốt với Nga. Trong lịch sử họ coi Nga như đồng minh để cân bằng lại với Đức, nhưng bây giờ với tình hình Ukraine hiện nay, thì 2 nước khó mà tốt như xưa nữa. Lại thêm việc xung đột châu Phi thì quan hệ 2 nước sẽ chỉ có thêm xung đột.


Trả lời câu hỏi của Anadolu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp Anne-Claire Legendre cho biết chính sách của Nga ở châu Phi được thực hiện thông qua "sự hỗ trợ của lính đánh thuê" và điều đó "gây nguy hiểm cho an ninh của người dân châu Phi".

Về cuộc chiến ở Ukraine, Anne-Claire Legendre khẳng định rằng Pháp "không gây chiến với Nga, giống như các đối tác NATO còn lại".


La France dénonce la « politique néocoloniale de la Russie » en Afrique
- Lors d'une conférence de presse au Quai d'Orsay.
02.02.2023
https://www.aa.com.tr/fr/politique/la-franc...frique-/2804659
langtubachkhoa
Đây là video bộ trưởng Nội vụ Thổ nói với Đại sứ Mỹ tại Ankara

🇹🇷🇺🇸Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ nói với Đại sứ Mỹ tại Ankara: "Tôi nói với đại sứ Mỹ từ đây: Tôi biết bạn đã viết thư cho nhà báo nào, hãy bỏ bàn tay bẩn thỉu của bạn khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi nói rất rõ ràng với bạn: hãy bỏ bàn tay bẩn thỉu khỏi Thổ Nhĩ Kỳ!"

https://twitter.com/i/web/status/1621474507125817345

🇹🇷🇺🇸Turkish Interior Minister to the US Ambassador in Ankara: "I say to the American ambassador from here: I know which journalists you wrote to, get your dirty hands off Turkey. I'm telling you very clearly: get your dirty hands off Turkey!"
Phó Thường Nhân
Thêm một số chi tiết về phi vụ Gautam Adani của Ấn. Tuần trước, một hãng Mỹ chuyên đầu cơ trên thị trường chứng khoán thế giới, hãng Hindenbourg đã ra một bài báo tố cáo holding của Gautam Adani thao túng các vụ mua bán cổ phiếu của Holding nay (cách thức thao túng giống như nhưng gì xẩy ra với FLC). Tiếp sau đó, ngân hàng Thụy si Credit Suisse đã thôi không cho phép sử dụng các obligation của holding này làm tài sản thế chấp. Các obligation này là thể loại cổ phiếu giống như Vạn Thịnh Phát tung ra. Tiếp sau đó ngân hàng Mỹ Citigroups cũn làm như vậy. Đồng thời hãng năng lượng dầu khí Pháp Total cũng bán tháo một phần cổ phiếu mà hãng này nắm trong chi nhánh sản xuất khí đốt. Nhưng việc này dẫn tới việc trái phiếu sụp đổ.
Việc một công ty bị bóc phốt do thao túng thị trường chứng khoán không phải là điều hiếm, nhưng thường nó phải được phát hiện điều tra bởi ủy ban kiểm soát chứng khoán của nước chủ nhà. Các vụ việc của FLC hay Vạn Thịnh Phát cũng vậy. Nhưng ở đây điều quái lạ lại là do một hãng đầu cơ tung tin ra, và nó được hưởng ứng bởi các cơ chế tài chính hoàn toàn phương Tây.
Công ty Hindenbourg là một công ty đầu cơ, cách làm ăn của nó là vay tiền để mua trái phiếu theo kiểu mua rẻ, bán đắt rồi ăn chênh lệch, nó không có tư cách gì để quản lý thị trường chứng khoán cả.
Holding Gautam Adani cũng là tập đoàn chuyên buôn bán nguyên liệu năng lượng của Ấn. Vậy việc này có gì liên quan tới vấn đề Ấn độ tiếp tuch mua dầu khí của Nga ??
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.