Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Bàn về Tào Tháo xem sao ?
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Oằn tà rà vằn
laugh.gif Chào các bác, chả hiểu sao em rất thích ông này. Nên em cung muốn biết các bác có cảm nghĩ về cụ ấy thế nào. Để em bắn phát đầu tiên nhé. laugh.gif
--------------
Thơ Tào Tháo


Chắc bạn đang phân vân ? Tào Tháo làm thơ ? Liêu có sai lầm gì chăng ? Xin nói ngay rằng không phải. Chúng ta phần nhiều nhắc đến Tào Tháo là nghĩ ngay đến hình ảnh một nhà chính trị gian hùng, một chiến tướng tài ba và thủ đoạn. Ít ai biết rằng Tào Tháo cùng với 2 con trai là Tào Phi và Tào Thực, đặc biệt là Tào Thực, lại chính là 3 trong những văn nhân có ảnh hướng lớn nhất đến lịch sử hình thành thơ ca và văn học Trung Quốc.
Tào Tháo làm thơ để thể hiện lý tưởng chính trị của mình, ông phản đối những "kẻ làm vua mà làm khổ dân, bắt dân đi phu đóng thuế nặng", thể hiện sự đau đớn của mình trước cảnh điêu tàn của quê hương, sự đồng cảm của mình đối với nỗi khổ của người dân trong buổi loạn lạc, đồng thời thể hiện kỳ vọng xây dựng một thời kỳ "thái bình thịnh trị" mà ở đó, bọn quý tộc, quan lại nếu có phạm tội cũng phải bị phạt tuỳ theo mức độ nặng nhẹ. Thế nên, thơ Tào Tháo không nhiều, nhưng đã viết là hay, bố cục gọn, ý thơ sâu, lời thơ mộc mạc mà khí vận trầm hùng. Mỗi bài thơ là một thiên anh hùng ca đầy bi tráng.

Sau đây, tôi chỉ xin được trích ra hai tác phẩm được truyền tụng nhất của ông mà thôi.

Năm 197, Việt Thiêu, Viên Thuật tập họp lực lượng quân sự các địa phương tạo nên đạo quân Quan Đông, tiếng là để dẹp Đổng Trác, kỳ thực chính là tranh giành quyền lực. Mỗi đạo quân một chủ tướng. kẻ nào cũng chỉ nhăm nhăm nghĩ đến quyền lợi bản thân, hiệu lệnh bất nhất, quân Quan Đông rục rịch vài tháng, ăn hết lương rồi tan rã. Không nhưng không dẹp được Đổng Trác, mà còn quay ra đánh lẫn nhau. Xương trắng đầy đồng, cảnh thê lương như bày ra trước mắt.

Cảo lý hành

Tào Tháo

Quan Đông có nghĩa sĩ
Dấy quân dẹp nhiễu nhương
Bắt đầu họp Mạnh Tân
Lòng vẫn ở Hàm Dương
Quân hợp sức không đều
Ngần ngừ rồi chia đường
Thế lợi bắt người tranh
Giết nhau coi là thường
Hoài Nam em xưng đế
Khắc ấn ở bắc phương
Giáp trụ sinh rận chấy
Muôn dân bị tử thương
Xương trắng phơi ngoài nội
Tiếng gà vắng dặm trường
Trăm người còn sót một
Ai nghĩ chẳng đoạn trường.

Bài thơ vỏn vẹn 80 chữ nhưng đã khắc họa được tình trạng của đât nước Trung Hoa ở khía cạnh trần trụi nhất. Không một lời tô vẽ, hình ảnh của hiện thực cứ theo tâm tình của tác giả mà xúc động đến tâm can người đọc. Đọc những câu như
Xương trắng phơi ngoại nội
Tiếng gà vắng dặm trường
Trăm người còn sống một
Ai nghĩ chẳng đoạn trường?
Thật khó mà tin đây là những lời thơ xuất phát từ tâm hồn của một chiến tướng hai tay còn nhuốm máu. Phải chăng đấy mới chính là cái nhân của bậc đại trượng phu? Quả thật rất khác với cái nhân của kẻ đàn bà vậy.

Thơ Tào Tháo không chỉ vạch trần hiện thực,thơ ông còn thể hiện một hùng tâm tráng chí, một tinh thần tiến thủ tích cực. Quan sát bài thơ ông viết khi sự nghiệp chính trị đang đang tới hồi kết.

Thần Quy tuy thọ

Tào Tháo

Thọ như rùa thiêng
Cũng có lúc chết
Rồng cưỡi mây mù
Cũng ra tro hết
Ngựa già nắm chuồng
Chí ở bốn phương
Anh hùng về cuối
Hăng hái như thường
Khi suy khi thịnh
Chẳng phải tại trời
Ta biết di dưỡng
Tất sống lâu dài

Toàn bài thơ là một tinh thần lạc quan của một con người nắm rõ quy luật của cuộc sống. Ông hiểu rất rõ quy luật thịnh suy của con người, mọi anh hùng rồi cũng phải chết. Thế nhưng, bài thơ không vì thế mà ảm đạm. Trái lại, rất tươi sáng và tràn đầy hào khí. Ông chủ trương càng già, người ta càng phải hăng hái, quyết không rời bỏ lý tưởng. Bốn câu "Ngựa già nằm chuồng - Chí ở bốn phương- Anh hùng về cuối - Hăng hái như thường" trở thành bất tử trong lịch sử thi ca Trung Quốc không phải là không có cái lí của nó vậy.
   Không chỉ viết thơ, Tào Tháo còn là người mở đường cho nhiều hồn thơ kiệt xuất phát triển, sau trở thành những văn nhân chiếm giữ những vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển thi ca Trung Quốc. Đó là Tào Phi, người đặt nền móng cho phê bình văn học và thơ luật , là Tào Thực nhà thơ vĩ đại nhất thời Kiến An ... Có người thường nhìn vào nhân vật Tào Tháo trong bộ Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung để đánh giá con người thực của ông,thế thì thật là phiến diện vậy.
-------------
yuyu
Tào Tháo bất tử được chính là nhờ La Quán Trung. Nói đúng hơn thì hình tượng nhân vật Tào Tháo trong văn chương ( chứ không phải ông Tào Tháo thực ngoài đời ) đã được bất tử hoá qua ngòi bút của La Quán Trung .
Cái hay và cái tuyệt diệu của nghệ thuật chính là ở cái hư ảo , hư cấu hay nói nôm na là ...bịa chứ không phải là cái thực . Tào Tháo thực ở ngoài đời thế nào thì không ai cần biết , nhưng Tào Tháo ở trong Tam Quốc thì là một hình tượng nghệ thuật xuất sắc, trở thành điển hình về một tính cách của con người ( chính vì thế Tháo mới bước ra khỏi trang sách để vào đời bất tử ) cũng như Kiều, Tú Bà, Sở Khanh .v.v... Nay đã thành danh từ chung hay nói đúng hơn là trở thành tính từ rồi. Cái hay của Kiều là ở đấy , chứ nếu bây giờ lại lần giở lý lịch cô Kiều thật sinh năm 1523 ở huyện Lâm Tri, nước Tề v.v...thì thật chán chết và chẳng ai muốn quan tâm .
Vì vậy khi bạn mở chủ đề bàn về ...thi sĩ Tào Tháo đời ...thực thì câu chuyện trở thành nhạt phèo chẳng ai hưởng ứng là vậy. Vì Tào Tháo chỉ sống động và gây tranh cãi trong văn chương thôi chứ còn trong lịch sử thì nhân vật Tào Tháo có thể khác xa và chẳng có gì hấp dẫn .
Hiện thực chỉ là cái cớ cho nghệ thuật thôi bạn ạ .
tdna
Quả là vậy ,Tào Tháo và con trai Tào Thực là những nhà thơ phải nói là lỗi lạc đời Hán .Trong Tam quốc diễn nghĩa ,La Quán Trung đã phác hoạ nên một Tào A Man đa nghi và gian hùng .Nhưng ngẫm kỹ thì Tào Tháo là người có tài ,nhất là về quân sự và phép lược trong nhà binh .Theo tớ ,là người giỏi nhất trong đám xưng vương kia .
Rất tiếc tớ không biết nhiều về thơ của họ Tào .Sách vở kiếm cũng khó nên không dám thảo luận nhiều hơn với bác .

Các con của Lưu Bị ,Tôn Quyền .....đều kém cả .Duy có các con trai của Tào Tháo kẻ nào cũng giỏi .Tào Thực giỏi về thi ca ,là nhà thơ tài hoa lỗi lạc .Tào Phi giỏi về chính trị ,xứng đáng làm đấng quân vương.Tào Chương võ công cao cường ,xứng danh dũng tướng .....
Oằn tà rà vằn
Chào bác Yuyu, lâu không gặp, bác vẫn khoẻ chứ ?
Nói chuyện với bác một chút nào. Theo em thì với những cống hiến của mình cho lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo đã tự mình trở thành bất tử, chẳng cần phải qua bộ Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đâu, nếu đem cô Kiều mà so sánh với Tào Tháo thì có gì khập khiễng chăng ? Tào Tháo gồm tài cả quân sự, chính trị , kinh tế và văn học, mà cũng phải nói rằng, chỉ cần một mặt bất kỳ trong số trên đã đủ để tên ông trở thành bất tử rồi. Hiện thực đôi khi là cái cớ cho nghệ thuật, điều này đúng. Nhưng sao bác lại nghĩ là Tào Tháo ngoài đời chẳng có gì hấp dẫn nhỉ ? Trong lịch sử TQ, Tào Tháo cùng với Vương Mãng là 2 trong số những nhân vật rất khó đánh giá, bởi vì công của họ rất lớn mà tội của họ cũng không nhỏ. Tào Tháo góp phần thống nhất đất nước Trung Hoa, ông cũng có công bảo tồn văn hoá dân tộc Trung Quốc và truyền bá nó tới các dân tộc rợ phía Bắc... Tuy nhiên sai lầm của ông khi cho phép rợ Tiền Tị, Ô Hoàn vào cư trú ở Trung Nguyên chính là đầu mối gây nên mối hoạ Kim Quốc, Tây Hạ đe doạ sự tồn vong của tộc Hán sau này. Công tội đều rất lớn, anh hùng và gian hùng lẫn lộn, thế nên nhân vật Tào Tháo thực có nhiều điều để bàn luận. Vậy thôi, hi vọng còn được nói chuyện sâu hơn với bác.
Oằn tà rà vằn
Hì hì, trưởng lão Tubimi cũng có nhiều mốt quan tâm sau ***, thơ và toán nhỉ.

Nói chung thì Tào Phi không phải là chính trị gia giỏi. Sự nghiệp họ Tào dần dần mất về tay họ Tư Mã chính là " công " của ông này.
Họ Tào xuất thân từ tầng lớp địa chủ nhỏ, giàu có nhưng hầu như không có thế lực chính trị. Tào Tháo nắm rất rõ điều đó, nên ông rất chú ý đến việc thu phục lòng dân đề tăng thêm thế lực. Ông đưa ra các chính sách phù hợp lòng dân như hạn chế cường hào, giảm nhẹ đóng góp, mặt khác lại hăng hái bảo vệ chế độ phong kiến, điều này phù hợp với lợi ích của giai cấp địa chủ. Chính vì thế mà Tào Tháo nhanh chóng thành công trong chính trị. Là người ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, ông chủ trương " dùng người chỉ dựa vào tài năng" và công khai cho rằng những kẻ " bất nhân bất hiếu, nhưng có tài trị nước dùng binh" thì đều có thể làm quan được. Chính sách đó đã làm giảm rất nhiều thế lực của tầng lớp đại địa chủ vốn có thế lực hơn họ Tào, đồng thời mợ rộng đường cho nhiều nhân tài ở tầng lớp thấp trong xã hội xuất hiện, sau trở thành những rường cột, phiên dậu để bảo vệ cho thế lực của họ Tào trước thế lực của các quý tộc khác.
Tào Phi không được sáng suốt như Tháo, ông ta muốn trở thành một ông vua hiền như Hán văn đế, xây dựng nên một triều đại văn trị, nhưng lại liên tiếp mắc những sai lầm. Năm lên ngôi, Tào Phi thực hiện chính sách " cửu phầm trung chính " của Trần Quần, chia dân làm chín bậc, người bị xét thuộc hạ phẩm thì sẽ không bao giờ được phong quan, đồng thời bãi bỏ chính sách hạn chế cường hào, Những chính sách đó đã mở đường cho tầng lớp địa địa chủ quý tộc mà tiêu biểu là họ Tư Mã trở về với thế lực cũ. " Đặt nền móng "' cho việc họ Tư Mã chiếm ngôi họ Tào sau này.
Về chính trị thì kém, nhưng cũng như bậc trưởng lão TDNA đây, Tào Phi lại xuất sắc trong việc diễn tả tình yêu nam nữ và mối sầu khổ biệt ly. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Tào Phi là Yên Ca Hành, em paste vào đây để đồng chí tbm nghiên cứu và so sánh với những tác phẩm của mình

Yên ca hành
      Tào Phi   
Gió thu hiu hắt, lạnh dần sang
Móc đọng thành sương, cây úa vàng
Én, hộc về nam, lượn thênh thang
Nhớ chàng đất khách nỗi buồn thương.
Tấc dạ bồi hồi nhớ cố hương,
Chàng sao biền biệt chốn tha phương
Để thiếp phòng không chịu lỡ làng,
Lo buồn thêm lắm mỗi tơ vương
Xiêm áo ướt đầm giọt lệ sương
Đem đàn ra gảy khúc thanh thương
Hơi ngắn, hát lên luống bẽ bàng
Ánh trăng vằng vạc soi bên giường
Tinh hà bóng xế đêm còn trường
Ả Chức chàng Ngưu cách đôi đường
Bên cầu, chàng đứng cảnh thê lương
      X.P dịch

Bài thơ âm điệu trong trẻo, tế nhị mà thấm đẫm sầu khổ, diễn tả rất đúng tâm trạng của người thiếu phụ đợi chồng lúc đêm khuya, cũng là bài thơ thất ngôn hoàn chỉnh đầu tiên còn được lưu truyền. Nói Tào Phi có những cống hiến với thể thơi Luật là vì vậy.
Ngoài thơ, Tào Phi còn là một tác gia sở trường về tản văn. Tuy vậy, tác phẩm của ông đã mất gần hết. Chỉ còn 2 thiên " Luận Văn" và " Tự tự" trong bộ "Điển Luận ". Trong đó, " Luận Văn" được coi là tác phẩm mở đầu cho thể loại phê bình trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Híc, mệt quá........
Lang Tu
Chả thế mà lịch sử gọi Tháo là "gian hùng".
Xét cho tận cùng thì những đại gia chính trị thời này cũng chỉ đến bằng Tháo là cùng! ;D

Tháo bị đõi xử không thật công bằng trong lịch sử bởi vì ông ta là một người "canh tân" so với thời đó, đi khác đướng so với quan niệm Đạo Giáo của Tàu.

"Cờ bạc ăn nhau về sáng", lịch sử đã chứng minh khả năng của Tháo rồi!
FR
Bàn về Tào Tháo à? Anh hùng cỡ mấy cũng không qua nổi cửa ải mỹ nhân :laugh.gif

"Đời Tam Quốc, Tào Tháo là chúa nước Ngụy, lúc làm Thừa tướng cho Hán triều, oai quyền hống hách, nhứt hô bá ứng. Lúc nào cũng ra vẻ nghiêm trang đạo mạo. Tuy vậy cũng có khi, họ Tào thấy khao khát dục tình, trổ mòi lắm chuyện... để lộ chân tướng.

Nguyên Tào Tháo đem binh đánh Trương Tú đương đóng ở Uyển Thành.

Tú là cháu của Trương Tế. Tế dẫn quân đánh Nam Dương bị tên chết. Tú thấy lực lượng của Tháo quá mạnh nên xin hàng. Tháo bằng lòng, đãi Tú rất hậu, rồi dẫn quân vào Uyển Thành đóng đồn. Quân còn lại thì đóng ngoài thành. Dinh trại liên tiếp nhau dài hơn 10 dặm. Để vừa lòng họ Tào, Trương Tú ngày nào cũng bày tiệc khoản đãi.

Một buổi tối, sau khi rượu thịt no say, Tháo lui về phòng ngủ. Phòng vắng lạnh, men rượu ngà ngà, Tháo cảm thấy con người bức rức, sự thèm khát trỗi dậy, mới hỏi nhỏ kẻ tả hữu:

- Trong thành này có ... kỹ nữ không?

Con người anh của Tháo là Tào An Dân biết ý chú, bí mật thưa rằng:

- Chiều hôm qua, cháu thấy ở cạnh quán xá có người đàn bà nhan sắc mười phần diễm lệ. Hỏi ra mới biết là thím của Trương Tú tức là vợ của Trương Tế. Vậy nếu có thể ... thì ...

- Hẳn mi thấy rõ là đẹp đấy chớ?

- Người rất đẹp, chú thấy chắc vừa lòng ngay.

Tháo thấy lòng dục bừng bừng nổi dậy, lấy làm mừng rỡ, vội bảo An Dân đem ngay 50 giáp sĩ đi bắt. Lát sau, đem về trung quân, Tháo ngắm nhìn nàng quả nhiên tuyệt đẹp. Tháo đắc ý hỏi họ. Thiếu phụ đáp:

- Thiếp là vợ của Trương Tế, người họ Chu.

Tháo hỏi:

- Phu nhân có biết tôi chăng?

Chu thị thưa:

- Nghe danh Thừa tướng đã lâu, đêm nay mới được chiêm bái, hân hạnh cho thiếp biết chừng nào.

Tháo ra vẻ nghiêm nghị, lên giọng tán:

- Chính vì tôi nể phu nhân mới chấp nhận cho Trương Tú hàng đấy. Nếu không thì đã giết cả ba họ rồi.

Chu thị chấp tay vái tạ rằng:

- Cảm ơn tái sinh này biết mấy.

Tháo lại dỗ:

- Hôm nay được gặp phu nhân quả là trời dun dủi. Vậy bây giờ xin hãy cùng nhau vui vầy cá nước, rồi mai đây cùng ta về Hứa Đô an hưởng phú quý. Phu nhân lòng nghĩ thế nào?

Chu thị tỏ vẻ bẽn lẽn, một lúc mỉm cười tạ ơn. Thế rồi đêm ấy, cả hai mặc sức giao hoan thủ lạc. Đêm trường ân ái, Chu thị thấy cảm ngay họ Tào nên thỏ thẻ:

- Nếu ở lâu trong thành này ắt Trương Tú sinh nghi, và cũng sợ người bàn tán nữa.

Tháo an ủi:

- Được rồi, ngày mai ta đưa phu nhân cùng ra ở trại lớn là yên.

Hôm sau cùng nhau dời ra ngoài thành ở. Tháo truyền cho tướng mạnh là Điển Vi vào trung quân, bảo ngủ ngay bên ngoài trướng phòng vệ. Ngoài ra bất cứ ai, nếu không có lịnh gọi đến bị cấm hẳn, không được vào. Tháo ngày đêm vui thú với Chu thị, say sưa hoan lạc, mê mẩn đến quên hẳn ngày về.

Chuyện dâm loạn khó dấu được. Tú có người mật báo, lấy làm tức giận cho là một sỉ nhục ghê gớm nên bí mật hội chư tướng của mình lại, giữa đêm tấn công vào trướng của Tháo và Chu thi đương ở.

Tướng Điển Vi dù mạnh nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ, cuối cùng bị tên chết tại trận. Tào An Dân bị băm nát như bùn. Người con cả của Tháo là Tào Ngang trong cuộc ủng hộ Tháo chạy trốn bị loạn tên chết. Tháo chạy bán sống bán chết, may nhờ các tướng kéo quân đến tiếp cứu, không thì cũng táng mạng.

Trận này, họ Tào hú hồn hú vía.

Thế là tướng yêu, cháu ruột, con cưng cùng một số lính chết oan mạng vì Thừa tướng trong một lúc thèm kỹ nữ."

Nguyễn Tử Quang
tdna
Cái ông tác giả của bài mà chị Mưa trích nêu ra 1 cái ví dụ để chứng minh Tào Tháo háo sắc nhưng chưa phải là tiêu biểu rồi ,mấy tên tiểu tướng có nhằm nhò gì với trận Xích Bích .
Tháo về già có bảo với bọn tâm phúc đại ý rằng là ta đã vào sinh ra tử nhiều ,vui khổ đã có ,nay đã về già nhưng vẫn còn bứt rứt ,vẫn còn 1 ước nguyện cuối cùng .Ta nghe nói vợ Tôn Quyền là Đại Kiều ,vợ Chu Du và Tiểu Kiều là chị em con nhà Kiều Quốc Công bên Đông Ngô ,rất mực xinh đẹp .Nay ta muốn bắt hai nàng về đài Đồng Tước để vui thú tuổi già clap.gif clap.gif .
Nói về đài Đồng Tước ,1 hôm Tào và các quan ngồi uống ban đêm ,bỗng đâu có ngôi sao sa ,Tháo sai quân đến chổ sao sa đào lên thì bắt được 1 con sẽ bằng đồng liền cho là điềm lành ,lệnh cho xây cái điện cực đẹp mang tên Đồng Tước .Câu
Một đền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều từ đây mà ra
Liền đợi xuân sang ,khởi 80 vạn binh cả bộ lẫn thủy để đánh Đông Ngô .Khi nghe nguyên nhân gây chiến là bắt 2 Kiều ,Tôn Quyền và Chu Du giận điên lên w00t.gif .Tuy nhiên trong chính sử thì chưa hẳn đây là nguyên nhân chính của trận Xích Bích (thực ra Tháo mệnh danh phù thiên tử để đem quân chinh phạt )
Thế mới biết Tào Tháo mê gái cỡ nào read.gif
Ubu
Vậy thì tớ cũng giống Tào Tháo- mê gái đẹp hạng nặng blushing.gif
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.