Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Trao giải "Các phát minh vô bổ"
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Thinkytail
FR
Hàng nghìn nhà khoa học danh tiếng đã tụ họp tại Đại học Havard (Mỹ) để dự lễ trao giải IgNobel -phần thưởng cho các phát minh "vô tích sự" nhất năm 2002. Giải thường được trao vào hôm thứ năm của tuần đầu tháng 10, trước khi Nobel thực sự được công bố.

Từ năm 1991, tờ tạp chí hài hước khoa học Annals of Improble Research luôn lựa chọn các phát minh vô bổ trong năm, rồi lập một hội đồng xét duyệt để trao giải IgNobel.

Năm nay, các giải được công bố như sau:

- Giải Sinh học được trao cho Charles Paxton, Đại học St Andrews (Anh). Ông và cộng sự công bố nghiên cứu về thói quen ve vãn của đà điểu. Nhóm khoa học đã tìm mọi cách giải thích rằng, tại sao loài chim này cảm thấy bị kích thích khi người đến gần. Theo họ, đà điểu tỏ ra quan tâm và yêu thích người hơn bạn tình.

- Giải Nghiên cứu tổng hợp được trao cho Karl Kruszelnicki, Đại học Sydney (Australia). Ông đã làm một tổng kết về lông rốn của người và rút ra kết luận, lông rốn được hình thành từ các sợi vải và tế bào da. Ông cũng chỉ ra rằng, những người thế nào thì có lông rốn, dày hay mỏng, và màu sắc lông rốn ra sao.

- Giải Hóa học năm nay thuộc về các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois (Mỹ). Họ đã phát minh ra một bảng tuần hoàn có bốn "chân" như chân bàn, nhờ vào việc thu thập các nguyên tố của bảng tuần hoàn, rồi sắp xếp lại chúng.

- Giải Toán học - vốn là nét khác biệt với giải Nobel thật - được trao cho hai nhà khoa học Ấn Độ. Họ đã tìm ra một mô hình toán học mới để ước đoán diện tích bề mặt da của voi.

- Giải Văn học thuộc về hai nhà khoa học xã hội người Mỹ. Họ đã làm một bản tường trình chi tiết về "Hiệu ứng của những điểm bất hợp lý nổi bật tiềm ẩn trong việc đọc hiểu".

- Giải Hòa bình được trao cho một nhóm nghiên cứu Nhật Bản. Họ đã có công lớn trong việc "khuyến khích cuộc sống hòa bình giữa các loài" bằng cách chế tạo ra một chiếc máy có khả năng dịch tiếng chó sủa ra tiếng Nhật.

- Giải Vệ sinh được trao cho nhà khoa học Tây Ban Nha Eduardo Segura. Ông này đã phát minh ra chiếc máy giặt cho mèo và chó.

- Giải Kinh tế năm nay được chia cho 28 doanh nghiệp quốc tế. Họ có "thành tích" là đã áp dụng một mô hình "ứng dụng nguyên lý về các con số ảo của toán học cho thương mại". Trong đó, phải kể đến các tập đoàn khổng lồ như Enron, Tyco International, WorldCom, Arthur Andersen, Adelphia Communications...

- Giải Y học được trao cho Chris McManus, Đại học London Anh. Ông này đã chỉ ra rằng, người cổ đại mắc một dạng bệnh lý nào đó, vì các bức tượng cổ thường có tinh hoàn bên trái to hơn bình tường.

- Giải Vật lý được trao cho Arnd Leike, Đại học Munich (Đức), với việc chỉ ra rằng, sự tan của bọt bia trên miệng cốc tuân theo phương trình mũ trong toán học.

Về giải IgNobel

IgNobel - đọc lái là Ignoble - có nghĩa là điếm nhục, vô bổ, không dùng được vào việc gì. Tuy nhiên, từ 11 năm nay, giải IgNobel đã trở thành một sự kiện quan trọng, vì những công trình được trao giải dù điên rồ thế nào đi nữa, cũng đều thể hiện những ý tưởng kỳ lạ, và xét về lý thuyết, rất khoa học. Mặt khác, những cá nhân tham gia phần lớn là các nhà khoa học danh tiếng, nhiều người nằm trong danh sách ứng cử viên giải Nobel. Cuối cùng, với giải IgNobel, giới khoa học muốn thể hiện rằng, họ cũng hiểu thế nào là sự hài hước của cuộc sống. Và đây mới là ý nghĩa chính của giải.

Để giới thiệu về phát minh của mình, như thông lệ, các nhà khoa học phải làm một bài diễn thuyết 24/7, nghĩa là: Trong vòng 24 giây, nhà khoa học phải tìm được một câu gồm 7 từ, tóm tắt được nội dung của phát minh. Tiếp theo, Hội đồng IgNobel lần lượt công bố danh sách những người được giải.

;D ;D ;D
FR
Nghiên cứu cái gì? (860) 10/7/2002 4:23:00 PM

Theo tin từ VNExpress, "Trao giải "Các phát minh vô bổ" năm 2002":
"Giải Nghiên cứu tổng hợp được trao cho Karl Kruszelnicki, Đại học Sydney (Australia). Ông đã làm một tổng kết về lông rốn của người và rút ra kết luận, lông rốn được hình thành từ các sợi vải và tế bào da. Ông cũng chỉ ra rằng, những người thế nào thì có lông rốn, dày hay mỏng, và màu sắc lông rốn ra sao."

Theo tin từ VDCMedia, "Các công trình đoạt giải "Phản Nobel"":
"Karl Kruszelnicki, nhà vật lý học kiêm phóng viên phát thanh truyền hình đã từng nhận giải thưởng "Phản Nobel" cho đóng góp của ông trong một lĩnh vực chưa một nhà nghiên cứu nào đặt chân đến - đó là một phát minh về cách bǎng bó vết thương ở bụng. Riêng lời giới thiệu "công trình khoa học" của tác giả này cũng đủ để trao giải: "Bạn sẽ cần đến nó nếu bạn là một người đàn ông có tuổi, vẫn còn tóc và bị một vết thương ở bụng"."

Theo tin từ VNN, "Trao giải IgNobel cho các thành tựu khoa học lập dị":
"Nhà vật lý Karl Kruszelnicki thuộc Đại học Sydney giành giải thưởng liên ngành vì đã nghiên cứu toàn diện lĩnh vực mà chưa nhà khoa học nào quan tâm: nùi bông ở rốn. Qua khảo sát 4.799 người, ông phát hiện nam giới đứng tuổi và có nhiều lông chắc chắn có nùi bông ở rốn."

(Nguồn tin: Ngô Đức Bảo)

Bình loạn:
Ngô Đức Bảo: Nhà vật lý học này nghiên cứu cái gì mà cao siêu quá, khiến cho cả 3 tờ báo điện tử ở Việt Nam chẳng biết đâu mà lần. Còn người đọc thì chịu chết, chỉ biết nó có liên quan đến cái lỗ ... rún thôi


Trích bài một phóng viên báo QQQ

;D ;D ;D
sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
Milou
Thứ sáu, 3/10/2003, 17:51 GMT+7
Trao giải Ig Nobel lần thứ 13 tại Mỹ


Gà cũng có khiếu thẩm mỹ.
Các nhà khoa học Thụy Điển đã giành được một giải Ig Nobel cho việc chứng minh được rằng gà có cảm tình hơn với những người xinh đẹp. Những chiếc cúp nhằm tôn vinh các nghiên cứu khiến mọi người phá lên cười xong rồi phải suy nghĩ đã được trao tại Đại học Harvard, Mỹ, tối qua.

"Có nhiều người đã làm những công việc mà sẽ chẳng bao giờ đoạt giải Nobel nhưng vẫn xứng đáng được công nhận", nhà tổ chức Marc Abrahams phát biểu.

Nhóm nghiên cứu của Thụy Điển đã huấn luyện các con gà chọn lựa những bức chân dung theo ý thích. Các con vật tỏ ra ưa thích những chàng trai vạm vỡ và các cô gái tóc dài, môi mọng, cũng giống như những sinh viên đại học Thụy Điển vậy.

Điều này cho thấy con người và gà có nhiều điểm giống nhau, tác giả nghiên cứu Magnus Enquist tại Đại học Stockholm phát biểu. Đó có thể là một đặc điểm trong thuyết tiến hóa cho thấy chúng ta thích chọn bạn đời cân đối để cho ra những đứa con khỏe mạnh.

Nhóm tác giả đã đánh bại 5.000 đối thủ khác để giành giải thưởng Đa ngành (Interdisciplinary) trong tổng số 10 danh mục. Giải thưởng Vật lý được trao cho các nhà nghiên cứu Australia vì đã tìm ra được loại sàn tốt nhất để kéo cừu đi cạo lông.

"Những chiếc sàn dốc làm bằng thanh gỗ mỏng là tốt hơn cả", tác giả John Culvenor giải thích. "Đó là một vấn đề nghiêm túc. Những thợ cạo lông cừu thường gặp chấn thương khi kéo con vật qua các bề mặt khác nhau".

"Giải thưởng này rất tuyệt vời bởi chúng khuyến khích mọi người có hứng thú với khoa học", nhà khoa học thần kinh Eleanor Maguire tại Đại học London phát biểu. Nhóm của cô đã khuân về giải thưởng Y khoa vì chứng minh được những tài xế taxi có bộ não to hơn.

Phần sau của vùng não hippocampus - khu vực liên quan tới trí nhớ và học hỏi - có thể phát triển khi các tài xế học thuộc những tuyến đường và đường tắt. Nghiên cứu này giúp phát triển các chương trình phục hồi trí nhớ sau đột quỵ.

Những người thắng cuộc đã được chính các nhà khoa học đoạt giải Nobel thực thụ trao cúp - những thanh vàng có chia đơn vị nanometre - trước 1.200 khán giả ném máy bay giấy tới tấp lên sân khấu.

Minh Thi (theo Nature)vnexp
Penelope
Ha ha ha, mắc cười quá ! w00t.gif w00t.gif laugh1.gif laugh1.gif
xalacxalo
Em đã rõ bác ạ.
Hì, mắc cười quá đi mất!
Merci bác!
Milou
Thứ sáu, 1/10/2004, 12:25 GMT+7

Trao giải Ig Nobel cho những phát minh vô bổ nhất

user posted image
Toàn cảnh một buổi trao giải Ig Nobel.
Thành tích "mở ra một cách thức hoàn toàn mới giúp con người học cách chịu đựng người khác" đã giúp nhà phát minh karaoke - ông Daisuke Inoue, người Nhật Bản - lọt vào danh sách 10 giải Ig Nobel lần thứ 14, được trao đêm qua tại Đại học Harvard (Mỹ).

Mỗi người chiến thắng được nhận một giải Ig Nobel làm bằng tay - một tấm mề đay bằng thiếc và một chứng chỉ nhận từ tay những người đoạt giải Nobel chính hiệu là William Lipscomb, Dudley Herschbach và Richard Roberts.

Từ năm 1991, tờ tạp chí hài hước khoa học Annals of Improble Research đều lựa chọn các phát minh vô bổ trong năm, rồi lập một hội đồng xét duyệt để trao giải Ig Nobel.

Dưới đây là danh sách các giải thưởng Ig Nobel lần thứ 14:

- Giải Y học thuộc về Steven Stack và James Gundlach (Đại học Auburn ở Alabama, Mỹ) với công trình tìm ra ảnh hưởng của nhạc đồng quê đối với hiện tượng tự tử. Một phân tích về các chương trình radio của Mỹ đã tiết lộ rằng khi thời lượng phát nhạc đồng quê tăng lên, số người da trắng tự tử cũng nhiều hơn.

- Giải Vật lý được trao cho Ramesh Balasubramaniam (ĐH Ottawa ở Canada) và Michael Turvey (Mỹ) - nghiên cứu về động lực của việc lắc vòng. Thí nghiệm thực hiện trên 7 người lắc vòng, và được theo dõi cụ thể. Kết luận hiển nhiên là: tất cả các điểm ở mông, đầu gối và mắt cá chân đều cử động.

- Giải Sức khoẻ cộng đồng dành cho Jillian Clarke, sinh viên Đại học Howard tại Washington, với công trình thăm dò "hiệu lực khoa học của quy luật 5 giây về tính an toàn của thức ăn đã rơi xuống sàn". Theo Clarke, 70% phụ nữ và 56% đàn ông tin rằng vi khuẩn E.coli sẽ dễ dàng bám đầy vào một mảnh gummi rơi xuống đất trong vòng 5 giây.

- Giải Hoá học thuộc về chi nhánh của hãng Coca-Cola tại Anh, với việc sử dụng công nghệ tiên tiến để biến chất lỏng trên sông Thames thành nước đóng chai Dassani. Đầu năm nay, hãng Coke thú nhận rằng loại nước đóng chai mới ra lò của hãng, Dassani, là nước máy được xử lý.

- Giải Kỹ thuật được tặng cho Donald Smith và cha ông, Frank Smith (Mỹ), vì đã phát minh ra kiểu tóc không cần lược dành cho những người hói đầu. Công trình được đưa ra năm 1977, nhưng đã không mang lại cho gia đình Smith một xu nào.

- Giải Sinh học dành cho nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Dunstaffnage Marine ở Oban, những người tìm thấy cá trích giao tiếp bằng cách... đánh rắm.

- Giải Văn học trao cho Thư viện nghiên cứu khoả thân Mỹ, bang Florida, với thành tích "bảo tồn lịch sử khoả thân để mọi người có thể chiêm ngưỡng".

- Giải Tâm lý học, thuộc về Daniel Simons và Christopher Chabris, với phát hiện "Khi người ta chú ý tới một điều gì đó, rất dễ bỏ sót những điều khác". Thí nghiệm cho thấy những người đang tập trung đếm quả bóng rổ bay qua đều không nhìn thấy một phụ nữ đi bộ qua căn phòng cùng với một chiếc ô, và một người đàn ông hoá trang như con gorilla.

- Giải Kinh tế được trao cho Vatican, với dự án tuyển nguồn nhân lực giá rẻ ở Ấn Độ làm linh mục.

- Giải Hoà bình thuộc về Daisuke Inoue. Tay trống người Nhật Bản này đã chế tạo máy hát karaoke vào năm 1971, "mở ra một cách thức hoàn toàn mới giúp con người học cách chịu đựng người khác". Ông thất bại trong việc đăng ký độc quyền phát minh, và hầu như không được đồng lãi nào từ ngành kinh doanh trị giá 6 tỷ bảng này.

Về giải Ig Nobel

Ig Nobel - đọc lái là Ignoble - có nghĩa là điếm nhục, vô bổ, không dùng được vào việc gì. Tuy nhiên, từ 11 năm nay, giải IgNobel đã trở thành một sự kiện quan trọng, vì những công trình được trao giải dù điên rồ thế nào đi nữa, cũng đều thể hiện những ý tưởng kỳ lạ, và xét về lý thuyết, rất khoa học. Mặt khác, những cá nhân tham gia phần lớn là các nhà khoa học danh tiếng, nhiều người nằm trong danh sách ứng cử viên giải Nobel. Cuối cùng, với giải IgNobel, giới khoa học muốn thể hiện rằng, họ cũng hiểu thế nào là sự hài hước của cuộc sống. Và đây mới là ý nghĩa chính của giải.

Để giới thiệu về phát minh của mình, như thông lệ, các nhà khoa học phải làm một bài diễn thuyết 24/7, nghĩa là: Trong vòng 24 giây, nhà khoa học phải tìm được một câu gồm 7 từ, tóm tắt được nội dung của phát minh. Tiếp theo, Hội đồng Ig Nobel lần lượt công bố danh sách những người được giải.
http://www.improb.com/ig/ig-pastwinners.html#ig2004
The 2004 Ig Nobel Prize Winners
The 2004 Ig Nobel Prizes were awarded on Thursday evening, September 30, at the 14th First Annual Ig Nobel Prize Ceremony, at Harvard's Sanders Theatre.

MEDICINE
Steven Stack of Wayne State University, Detroit, Michigan, USA and James Gundlach of Auburn University, Auburn, Alabama, USA, for their published report "The Effect of Country Music on Suicide."
PUBLISHED IN: Social Forces, vol. 71, no. 1, September 1992, pp. 211-8.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: James Gundlach.

PHYSICS
Ramesh Balasubramaniam of the University of Ottowa, and Michael Turvey of the University of Connecticut and Yale University, for exploring and explaining the dynamics of hula-hooping.
REFERENCE: "Coordination Modes in the Multisegmental Dynamics of Hula Hooping," Ramesh Balasubramaniam and Michael T. Turvey, Biological Cybernetics, vol. 90, no. 3, March 2004, pp. 176-90.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Ramesh Balasubramaniam and Michael Turvey.

PUBLIC HEALTH
Jillian Clarke of the Chicago High School for Agricultural Sciences, and then Howard University, for investigating the scientific validity of the Five-Second Rule about whether it's safe to eat food that's been dropped on the floor.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Jillian Clarke

CHEMISTRY
The Coca-Cola Company of Great Britain, for using advanced technology to convert liquid from the River Thames into Dasani, a transparent form of water, which for precautionary reasons has been made unavailable to consumers.

ENGINEERING
Donald J. Smith and his father, the late Frank J. Smith, of Orlando Florida, USA, for patenting the combover (U.S. Patent #4,022,227).
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Donald Smith's son, Scott Jackson Smith, and daughter, Heather Smith.

LITERATURE
The American Nudist Research Library of Kissimmee, Florida, USA, for preserving nudist history so that everyone can see it.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Pamela Chestek, the daughter of ANRL director Helen Fisher.

PSYCHOLOGY
Daniel Simons of the University of Illinois at Urbana-Champaign and Christopher Chabris of Harvard University, for demonstrating that when people pay close attention to something, it's all too easy to overlook anything else -- even a man in a gorilla suit.
REFERENCE: "Gorillas in Our Midst," Daniel J. Simons and Christopher F. Chabris, vol. 28, Perception, 1999, pages 1059-74.
DEMO: <http://viscog.beckman.uiuc.edu/media/ig.html>
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Daniel Simons and Christopher Chabris.

ECONOMICS
The Vatican, for outsourcing prayers to India.

PEACE
Daisuke Inoue of Hyogo, Japan, for inventing karaoke, thereby providing an entirely new way for people to learn to tolerate each other
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Daisuke Inoue.

BIOLOGY
Ben Wilson of the University of British Columbia, Lawrence Dill of Simon Fraser University [Canada], Robert Batty of the Scottish Association for Marine Science, Magnus Whalberg of the University of Aarhus [Denmark], and Hakan Westerberg of Sweden's National Board of Fisheries, for showing that herrings apparently communicate by farting.
REFERENCE: "Sounds Produced by Herring (Clupea harengus) Bubble Release," Magnus Wahlberg and Håkan Westerberg, Aquatic Living Resources, vol. 16, 2003, pp. 271-5.
REFERENCE: "Pacific and Atlantic Herring Produce Burst Pulse Sounds," Ben Wilson, Robert S. Batty and Lawrence M. Dill, Biology Letters, vol. 271, 2003, pp. S95-S97.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Lawrence Dill, Robert Batty, Magnus Whalberg, Hakan Westerberg.
Milou
Tính thực tiễn của giải Ig Nobel

Người bình thường ắt chẳng bao giờ quan tâm vết thương trên cơ thể người sẽ ra sao nếu thủ phạm là một quả sầu riêng hay quả dừa, nhưng với Peter Barss (ĐH Mcgill) thì có. Vấn đề này được quan sát và mổ xẻ tận tình do hằng ngày khá nhiều nạn nhân của dừa ở New Guinea phải nhập viện.

Cũng giống như nhiều công trình đoạt giải Ig Nobel khác, công trình của Peter có thể khiến bạn mỉm cười, thậm chí cười nhạo vì tính khôi hài của nó. Nhưng tại sao chúng ta không thử tìm ra tính ứng dụng của những công trình khác người này? Bởi nếu biết phối hợp những khám phá kỳ lạ, người ta có thể tạo ra những bước nhảy vọt trong khoa học kỹ thuật.

Cần đánh giá lại tính thực tiễn của những công trình điên khùng

Bạn có bao giờ nghĩ rằng lũ nòng nọc thích soi gương rất lâu và chỉ thích tự chiêm ngưỡng dung nhan bằng mắt trái chứ không phải bằng mắt phải? Câu hỏi cực kỳ ngớ ngẩn này là đề tài cực kỳ nghiêm túc của nhà sinh học Richard Wassersug. Từ lâu, ông lao vào nghiên cứu loài lưỡng cư, cụ thể là cách chúng sử dụng não và nhiều giác quan khác để quan sát và đối phó với thế giới bên ngoài. Richard lập luận: "Chúng ta từng biết mắt ruồi và nhiều loại côn trùng chỉ thấy được những chuyển động rất nhanh, mắt ếch nhái thì ngược lại. Không ai cho rằng đó là chuyện tầm phào cả, vậy nghiên cứu của tôi hoàn toàn đáng lưu tâm”. Bạn sẽ ngạc nhiên hơn nữa nếu biết rằng Richard không phải là nhà khoa học dở hơi mà là giáo sư thuộc Đại học Dalhousie-Halifax, là cố vấn khoa học cho NASA và trực tiếp tham gia vào việc biên tập kênh truyền hình Discovery! Năm 2000, Richard từng giật giải Ig Nobel về sinh học.

Trước đó, nhiều nhà khoa học hàng đầu cũng tham gia vào những cuộc nghiên cứu kỳ lạ, mà nhiều người cho là điên khùng, thiếu thực tiễn và vô ích. Định luật Murphy cũng từng bị coi là “không giống ai”, nhưng về sau, người ta mới khám phá ra tính ứng dụng khá sâu sắc của nó. Nhiều sự quan sát rất tình cờ đôi khi lại dẫn đến những thí nghiệm và kết luận khôi hài, nhưng nếu biết ứng dụng, người ta sẽ có lợi. Năm 2003, hai nhà khoa học Belley Anderson và Erik Erikson (Thụy Điển) từng để ý thái độ của gà mái đối với con người. Hai vị nhận ra rằng gà mái rất thích và luôn có thiện cảm với những người có ngoại hình đẹp, đặc biệt là đàn ông đẹp! Vấn đề đặt ra là tính ứng dụng của thí nghiệm ở đâu. Một số người cho rằng chỉ cần biết chắc như thế, con người sẽ giải đáp được những câu hỏi đại loại “tại sao khi tôi xuất hiện, lũ gà hay nháo nhác và có vẻ biếng ăn”!

Nhiều nhà sinh học có tiếng cũng từng tìm hiểu tại sao một số loài động vật lại giở thói đồng tính ái trong khi tổ tiên của chúng chưa hề làm chuyện trái khoáy ấy. Nhờ thắc mắc “lẩm cẩm” như vậy mà họ khám phá ra rằng sở dĩ một số loài vịt trời giao hợp ngược là do môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng, nhất là do thủy ngân. Như vậy, nếu bảo rằng “Ig Nobel là rách việc” thì e rằng hơi oan uổng. Nhiều người lập luận để có những quan sát và thí nghiệm kỳ cục, người ta phải có óc khôi hài rất mạnh, biết chán chường trước những thí nghiệm nghiêm túc thật sự và cũng khô khan thật sự.

Thiên tài Einstein từng nói rằng “lý do lớn nhất thúc đẩy người ta đến với khoa học là sự buồn chán khi phải đối diện với cuộc sống nhàm tẻ hằng ngày”. Người bình thường ắt hẳn chẳng bao giờ quan tâm vết thương trên cơ thể người sẽ ra sao nếu thủ phạm là một quả sầu riêng hay quả dừa, nhưng với nhà sinh học Peter Barss (Đại học Mcgill) thì có. Vấn đề này được quan sát và mổ xẻ tận tình do hằng ngày, có khá nhiều nạn nhân của dừa ở New Guinea phải nhập viện. Một quả dừa nặng 4 kg rơi từ độ cao 35 mét (dừa ở New Guinea rất cao) không phải là chuyện đùa, vì có khả năng gây chấn thương sọ não tức khắc, thậm chí giết chết nạn nhân tại chỗ. Do vậy, động lực nghiên cứu của Peter là rất đáng trân trọng.

Hằng năm, có khoảng 5.000 công trình dự thi giải Ig Nobel, nhưng còn vô số những công trình mà báo chí không tài nào phát hiện nổi. Nhiều người cho rằng thay vì vùi đầu vào việc nghiên cứu cách thắt cà vạt hay tư thế của bánh quy ngâm sữa, tại sao nhiều nhà khoa học không đầu tư cho nghiêm túc hơn. Thật ra, từ hai năm qua, một bộ phận nhỏ các nhà khoa học đang cho rằng cần đánh giá lại tính thực tiễn của những công trình như thế, vì chưa biết tương lai sẽ ra sao. Một số người từng cho rằng phỏng sinh học chính là một ứng dụng vĩ đại của những phát hiện lẩm cẩm. Nếu cấu tạo da cá heo không được quan tâm thì những bộ quần áo của các vận động viên bơi lội, thợ lặn chuyên nghiệp hay cấu tạo vỏ tàu sẽ không có cơ hội ra đời.

Một kho tàng chưa được khai thác

Khi Mark Hosstetler (Đại học Florida) tìm ra cách xác định lai lịch của từng loại côn trùng va vào kính chiếu hậu xe hơi và chết dí ở đấy thì nhiều người lắc đầu ngán ngẩm. Nhưng chỉ vài tháng sau, có người gợi ý rằng có những loại côn trùng chuyên gây dị ứng do phấn hay nọc thì việc xác định lai lịch của một cái xác nhỏ xíu trên kính xe lại có ích, vì nó giúp bác sĩ nhanh chóng tìm ra thuốc đặc trị.

Khi hai nhà khoa học Nauy Anders Barheim và Horne Sandvik tuyên bố rằng loài đỉa rất thích ăn hỗn hợp bia, tỏi và kem chua, lắm người không nhịn được cười, nhưng vấn đề là sau đó không lâu, có người gợi ý về cách sử dụng đỉa trong y học sao cho có ích nhất, vì một khi khoái khẩu, loài này sẽ tiết ra một chất kháng sinh lạ có tác dụng sát khuẩn nhẹ.

Ở nhiều công trình khác, tính thực tế lại rất quan trọng, chẳng hạn nhà nghiên cứu Takeshi Makino (Osaka, Nhật Bản) phát minh “bình phun dò dịch thể lạ” cài vào quần lót nam giới, để các bà vợ biết rằng chồng mình có đi ngang về tắt hay không. Nhờ công trình này mà Takeshi được Đại học Harvard mời thuyết trình và công tác dài hạn. Hay nhà nghiên cứu Andre Geim (Đại học Nimegue, Hà Lan) đã làm cho ban giám khảo Ig Nobel sửng sốt khi dùng thỏi nam châm để làm lơ lửng một con ếch và một đấu sĩ sumo. Vấn đề là phát minh này giúp ích cho ngành nghiên cứu vũ trụ khá nhiều, vì sống và sinh hoạt trong điều kiện không trọng lượng vẫn chưa phải là chuyện thông tỏ ngọn nguồn.

Bản thân cộng đồng khoa học tại Arizona cũng không ngờ rằng giáo sư Chris Niswander đã phát minh ra phần mềm ứng dụng PawSense khi một con mèo bước trên bàn phím máy tính. Nhiều nhà sinh học cho rằng tính ứng dụng và kết hợp của công trình kỳ lạ này khá cao, vì biết đâu đó sẽ là một vũ khí chống tin tặc hữu hiệu. Điều đó cũng xảy ra với công trình của hai nhà nghiên cứu Mỹ George và Charlotte Blonsky khi họ phát minh ra một bàn xoay với tốc độ cao giúp sản phụ sinh con dễ dàng.

Dưới khía cạnh kinh tế, nhiều người cho rằng những phát hiện mang tính rách việc đôi khi lại là cả một kho tàng nếu biết cách khai thác. Tạp chí Financial Times của Anh lên tiếng rằng nếu biết trọng dụng những bộ óc khác người như vậy thì khoa học hiện đại có thể sẽ kiếm được khối tiền và nhân loại cũng được hưởng những thành tựu xuất sắc. Năm 2003, nhà phỏng sinh học Julien Clerc (Pháp) từng đề nghị một mô hình máy bay có 2 cánh gập vào duỗi ra trước bụng khi máy bay di chuyển trong tư thế thẳng đứng. Theo ông, khi di chuyển như vậy, máy bay sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn, lại không đòi hỏi nhiều chỗ đậu như máy bay “nằm” hiện nay. Julien có phát minh này khi quan sát tư thế hút mật hoa của một số loài dơi châu Á hay Nam Mỹ. Nhưng chưa ai công nhận phát minh này.

Điều tương tự cũng xảy ra với công trình của nhà nghiên cứu David Schmidt (Đại học Massachusetts) khi ông chứng minh tại sao rèm che phòng tắm luôn cuốn nếp vào phía trong. Công trình này giật giải Ig Nobel và bị nhiều người xếp luôn vào quên lãng vì nó không có tính ứng dụng. Nhưng nếu một ngày đẹp trời, có ai đó liên hệ nó với ý tưởng tạo thế hệ tàu ngầm mới có lớp vỏ đầy rãnh để thoát nước nhanh dọc thân tàu và giảm sức cản của nước thì sao? Người ta hoàn toàn có quyền hy vọng rằng sự phối hợp của hai ý tưởng điên khùng nhất sẽ ra đời, chẳng hạn loại “tàu ngầm rãnh” ấy lại được trang bị khả năng ngụy trang tuyệt hảo của loài cá mực…

Thế Giới Mới (theo Courier International, Pour la Science)
mth
Cuộc thi của những hướng dẫn ngốc nghếch
Giải nhất thuộc về một lọai bàn chải bồn câu toillet với ghi chú sử dụng của nhà sản xuẩt "Sản phẩm này không dùng cho vệ sinh cá nhân"
Giải nhì dành cho xe máy scooter đồ chơi dành cho trẻ con với lời chỉ dẫn “Sản phẩm này di chuyển khi được sử dụng” (Cái này không ấn tượng lắm nhỉ)
Giải ba thuộc về cặp nhiệt độ y tế với hướng dẫn “Khi đã dùng ở hậu môn, không nên dùng nhiệt kế này ở miệng”

http://vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2005/01/3B9DAA38/
Milou
Thứ sáu, 7/10/2005, 10:42 GMT+7
VNEXP
Ếch giật giải Ig Nobel 2005

user posted image
Con ếch này khi bị stress có mùi hạt điều.
Những con ếch bị stress có mùi giống như cà ri hay hạt điều, chim cánh cụt tạo ra sức ép bao nhiêu khi đi "đại tiện" - đó là những phát hiện đoạt giải Ig Nobel năm nay.

Giải thưởng Ig Nobel 2005, nhằm "tôn vinh" những thành tựu khiến mọi người cười trước - nghĩ sau, đã được công bố tại lễ trao giải ở Đại học Harvard, Mỹ đêm 6/10.

Nhóm của giáo sư Mike Tyler đến từ Đại học Adelaide, Australia, đã giật giải Ig Nobel sinh học về công trình nghiên cứu mùi của ếch. Tyler cho biết mỗi con ếch có một mùi đặc trưng khi chúng bị stress.

"Hầu hết các con ếch sống trên cây có những mùi giống hạt lạc hay hạt điều. Và nó rất ngọt", Tyler cho biết. Còn một nhóm ếch khác lại có mùi cà ri đậm đặc. "Thực tế đó là mùi cà ri Bombay ngọt ngào, hay mùi cà ri ớt khô của Bắc Ấn Độ".

Tyler và nhóm cũng đã tìm thấy 20 con ếch có mùi giống cỏ tươi và một số con mang mùi ôi thiu.

Các nhà nghiên cứu không chắc những mùi này có ý nghĩa gì, nhưng họ biết rằng một số hoá chất trong đó có khả năng diệt muỗi. Họ cũng tìm thấy một số hoá chất ngăn bồ câu "đi bậy" trên hàng rào, và thực tế những chất này đã được sử dụng để đuổi chim ở London, Paris và New York.

Giáo sư John Mainstone và cố giáo sư Thomas Parnell tại Đại học Queensland ở Brisbane giành giải Ig Nobel vật lý.


Thí nghiệm giọt hắc ín rơi.
Mainstone cho biết vào năm 1927 Parnell đã bắt đầu một cuộc thí nghiệm mà bây giờ trở thành cuộc thí nghiệm lâu nhất mọi thời đại, trong đó có việc quan sát sự di chuyển siêu chậm của các giọt hắc ín rơi ra từ cái phễu.

Cuộc thí nghiệm nhằm chứng tỏ hắc ín, chất rắn dễ vỡ có thể đập tan bằng một cái búa, cuối cùng cũng có thể chảy ra như chất lỏng, nếu bạn để mặc nó đủ lâu.

Hiện mới chỉ có 8 giọt rơi ra từ khi thí nghiệm bắt đầu và các nhà khoa học sẽ phải chờ thêm một thập kỷ nữa để có thêm những giọt khác.

"Đến nay chưa ai thực sự quan sát khi nào xảy ra sự dịch chuyển của giọt hắc ín tách ra khỏi khối trong phễu. Vào năm 2000, chúng tôi cho rằng đã ghi lại được cảnh đó trong máy quay nhưng thật không may cái máy đó lại hỏng đúng vào thời khắc quan trọng", Mainstone, người tiếp tục thí nghiệm khi Parnell chết, nói.

Mainstone thừa nhận rằng một số người có thể cho rằng công việc của họ còn tồi tệ hơn là theo dõi một cây cỏ lớn lên hay chờ sơn khô, nhưng ông tự hào cho biết cuộc thí nghiệm đã được đưa vào trong sách giáo khoa. Và ông tuyên bố vẫn sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu về tính đặc sệt của hắc ín, gấp 100 tỷ lần so với nước.

Chiếc camera đã làm việc trở lại vì vậy bạn có thể nhìn thấy cảnh giọt hắc ín rơi. Nhưng đừng vội nín thở bởi giọt tiếp theo sẽ không rơi xuống trước năm 2011.

Giải Ig Nobel Y học thuộc về một người Mỹ đã sáng chế ra tinh hoàn giả cho chó, bao gồm 3 kích cỡ và 3 độ cứng khác nhau.

Giải hoá học được trao cho 2 nhà nghiên cứu Mỹ đã khám phá ra rằng bơi trong xi-rô không chậm hơn bơi trong nước.

Một nhà nghiên cứu Nhật Bản giành giải thưởng dinh dưỡng vì đã chụp ảnh và phân tích mọi bữa ăn của ông trong vòng 34 năm.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Đức giành giải động lực học chất lưu vì đã tính toán sức ép tạo ra bên trong một con chim cánh cụt khi nó đại tiện.

M.T. (theo ABC Online)

Milou
Winners of the 2005 Ig® Nobel Prize


AGRICULTURAL HISTORY: James Watson of Massey University, New Zealand, for his scholarly study, "The Significance of Mr. Richard Buckley’s Exploding Trousers."
REFERENCE: "The Significance of Mr. Richard Buckley’s Exploding Trousers: Reflections on an Aspect of Technological Change in New Zealand Dairy-Farming between the World Wars," James Watson, Agricultural History, vol. 78, no. 3, Summer 2004, pp. 346-60.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: James Watson

PHYSICS: John Mainstone and the late Thomas Parnell of the University of Queensland, Australia, for patiently conducting an experiment that began in the year 1927 -- in which a glob of congealed black tar has been slowly, slowly dripping through a funnel, at a rate of approximately one drop every nine years.
REFERENCE: "The Pitch Drop Experiment," R. Edgeworth, B.J. Dalton and T. Parnell, European Journal of Physics, 1984, pp. 198-200.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: John Mainstone

MEDICINE: Gregg A. Miller of Oak Grove, Missouri, for inventing Neuticles -- artificial replacement testicles for dogs, which are available in three sizes, and three degrees of firmness.
REFERENCES: US Patent #5868140, and the book Going Going NUTS!, by Gregg A. Miller, PublishAmerica, 2004, ISBN 1413753167.
ACCEPTING: "The winner was unable to travel, and deliverd his acceptance speech via videotape."

LITERATURE: The Internet entrepreneurs of Nigeria, for creating and then using e-mail to distribute a bold series of short stories, thus introducing millions of readers to a cast of rich characters -- General Sani Abacha, Mrs. Mariam Sanni Abacha, Barrister Jon A Mbeki Esq., and others -- each of whom requires just a small amount of expense money so as to obtain access to the great wealth to which they are entitled and which they would like to share with the kind person who assists them.

PEACE: Claire Rind and Peter Simmons of Newcastle University, in the U.K., for electrically monitoring the activity of a brain cell in a locust while that locust was watching selected highlights from the movie "Star Wars."
REFERENCE: "Orthopteran DCMD Neuron: A Reevaluation of Responses to Moving Objects. I. Selective Responses to Approaching Objects," F.C. Rind and P.J. Simmons, Journal of Neurophysiology, vol. 68, no. 5, November 1992, pp. 1654-66.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Claire Rind

ECONOMICS: Gauri Nanda of the Massachusetts Institute of Technology, for inventing an alarm clock that runs away and hides, repeatedly, thus ensuring that people DO get out of bed, and thus theoretically adding many productive hours to the workday.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Gauri Nanda

CHEMISTRY: Edward Cussler of the University of Minnesota and Brian Gettelfinger of the University of Minnesota and the University of Wisconsin, for conducting a careful experiment to settle the longstanding scientific question: can people swim faster in syrup or in water?
REFERENCE: "Will Humans Swim Faster or Slower in Syrup?" American Institute of Chemical Engineers Journal, Brian Gettelfinger and E. L. Cussler, vol. 50, no. 11, October 2004, pp. 2646-7.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Brian Gettelfinger and Edward Cussler

BIOLOGY: Benjamin Smith of the University of Adelaide, Australia and the University of Toronto, Canada and the Firmenich perfume company, Geneva, Switzerland, and ChemComm Enterprises, Archamps, France; Craig Williams of James Cook University and the University of South Australia; Michael Tyler of the University of Adelaide; Brian Williams of the University of Adelaide; and Yoji Hayasaka of the Australian Wine Research Institute; for painstakingly smelling and cataloging the peculiar odors produced by 131 different species of frogs when the frogs were feeling stressed.
REFERENCE: "A Survey of Frog Odorous Secretions, Their Possible Functions and Phylogenetic Significance," Benjamin P.C. Smith, Craig R. Williams, Michael J. Tyler, and Brian D. Williams, Applied Herpetology, vol. 2, no. 1-2, February 1, 2004, pp. 47-82.
REFERENCE: "Chemical and Olfactory Characterization of Odorous Compounds and Their Precursors in the Parotoid Gland Secretion of the Green Tree Frog, Litoria caerulea," Benjamin P.C. Smith, Michael J. Tyler, Brian D. Williams, and Yoji Hayasaka, Journal of Chemical Ecology, vol. 29, no. 9, September 2003.
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Ben Smith and Craig Williams

NUTRITION: Dr. Yoshiro Nakamats of Tokyo, Japan, for photographing and retrospectively analyzing every meal he has consumed during a period of 34 years (and counting).
WHO ATTENDED THE IG NOBEL CEREMONY: Dr. Yoshiro Nakamats

FLUID DYNAMICS: Victor Benno Meyer-Rochow of International University Bremen, Germany and the University of Oulu , Finland; and Jozsef Gal of Loránd Eötvös University, Hungary, for using basic principles of physics to calculate the pressure that builds up inside a penguin, as detailed in their report "Pressures Produced When Penguins Pooh -- Calculations on Avian Defaecation."
PUBLISHED IN: Polar Biology, vol. 27, 2003, pp. 56-8.
ACCEPTING: The winners were unable to attend the ceremony because they could not obtain United States visas to visit the United States. Dr. Meyer-Rochow sent an acceptance speech via videotape.
Milou
Kỹ thuật chụp ảnh không nháy mắt đoạt giải Ig Nobel 2006


Công trình tính toán số bức ảnh cần chụp để đảm bảo không ai trong đám đông bị nhắm mắt đã mang lại cho hai chuyên gia người Australia giải Ig Nobel toán học năm nay.

Nic Svenson và Piers Barnes tại Viện vật lý công nghiệp CSIRO đã được trao giải Ig Nobel về toán học tại buổi lễ ở Đại học Harvard hôm qua.

"Tôi đã chụp ảnh cho rất nhiều nhóm và những người nháy mắt trong ảnh khiến tôi phát điên", Svenson, chuyên viên giao tế tại CSIRO, nói.

Vì vậy, bà cho rằng có thể có một quy luật về số bức ảnh cần chụp để đảm bảo cho ra một bức hoàn hảo nhất. Svenson đã nghiên cứu các thông tin cơ bản như một cú chớp mắt kéo dài bao lâu, mỗi phút mọi người nháy mắt bao nhiêu cái và các máy ảnh có thể chớp nhanh như thế nào.

Barnes, một nhà vật lý, đã phát hiện thấy rằng những cú nháy mắt là rất ngẫu nhiên, và cái nháy mắt của người này không ảnh hưởng tới việc chớp mắt của người khác. Ông đã tạo ra một biểu đồ về khả năng một ai đó nháy mắt trong một bức ảnh tập thể. Khi đó, có thể đảo ngược lại phương trình để tìm ra số bức ảnh cần chụp.

Cả hai người đã tìm ra rằng nếu chụp ảnh cho một tập thể không quá 20 người, bạn chia số người ra làm 3 thì sẽ có được số bức ảnh cần chụp. Nhưng khi ánh sáng kém, máy ảnh chớp chậm hơn và mọi người dễ nháy mắt hơn khi chụp. Vì vậy trong điều kiện ánh sáng không tốt, chia số người ra làm đôi sẽ có được số pô ảnh cần bấm. Khi nhóm càng đông thì số lần bấm máy càng tăng theo số mũ.

Khi nhóm lên tới 50 người, bạn nên từ bỏ hy vọng chụp được một bức ảnh không tì vết.

Tiếng móng tay cào trên mặt phẳng

Giải Ig Nobel về âm thanh thuộc về 3 nhà khoa học đã điều tra phản ứng của mọi người với âm thanh móng tay cào trên bảng đen. Nghiên cứu mang tên "Tâm lý âm học về tiếng rợn người" (Psychoacoustics of a chilling sound) đã kết luận: Tiếng móng tay cào trên mặt cứng là âm thanh gây khó chịu nhất trong số 16 âm thanh được thử nghiệm.

Nó còn ghê sợ hơn cả âm thanh của một cái ghế đẩu bị kéo lê, một ngăn kéo bằng sắt được mở ra, miếng gỗ bị đập vụn, kim loại vỡ hay 2 tấm xốp cọ vào nhau. Tuy vậy, nghiên cứu vẫn chưa trả lời được vì sao những âm thanh đó lại gây khó chịu như vậy.

Nhạc chuông chói tai và chim gõ kiến không bị đau đầu

Giải Ig Nobel hoà bình thuộc về những người phát triển ra một thiết bị tạo âm thanh khó chịu mà chỉ có thiếu niên mới nghe thấy được, còn người lớn thì không. Thiết bị tạo ra tiếng vo vo chói tai như muỗi để làm nhạc chuông mà các cô cậu học sinh có thể nghe thấy còn giáo viên thì không.

Cũng về muỗi, giải Ig Nobel sinh học lại dành cho những nhà nghiên cứu tuyên bố rằng muỗi sốt rét cái, Anopheles gambiae, bị quyến rũ bởi mùi bơ Limburger cũng giống như nó bị hấp dẫn bởi mùi chân người.

Giải Ig Nobel y học thuộc về tác giả của một bản báo cáo nghiên cứu với chủ đề: "Chấm dứt những cơn nấc khó chịu bằng cách mát xa trực tràng kỹ thuật số".(không phải kỹ thuật số mà là = ngón tay ạ. Milou)

Người đoạt giải Ig Nobel về điểu học là một giáo sư đã lý giải vì sao chim gõ kiến không hề bị đau đầu.

Giải thưởng Ig Nobel dành để tôn vinh những thành tựu khiến mọi người cười trước, nghĩ sau.

M.T. (theo ABC Online)
Milou
Ig Nobel winners By The Associated Press
Thu Oct 5, 7:43 PM ET



The list of the 2006 Ig Nobel winners, awarded Thursday at Harvard University by Annals of Improbable Research magazine Harvard University:

ORNITHOLOGY — The late Philip R.A. May and Ivan R. Schwab for exploring and explaining why woodpeckers don't get headaches.

NUTRITION — Wasmia Al-Houty and Faten Al-Mussalam, for showing that dung beetles are finicky about the dung.

PEACE — Howard Stapleton, for inventing a teenager repellent, an electronic device that makes annoying noise designed to be audible to teenagers but not adults. The same technology is used to make telephone ringtones audible to teens, but not teachers.

ACOUSTICS — D. Lynn Halpern, Randolph Blake and James Hillenbrand for their experiments to learn why people dislike the sound of fingernails on a chalkboard.

MATHEMATICS — Nic Svenson and Piers Barnes, for calculating the number of photographs you must take to ensure that nobody in a group photo will have their eyes closed.

LITERATURE — Daniel Oppenheimer, for his report "Consequences of Erudite Vernacular Utilized Irrespective of Necessity: Problems with Using Long Words Needlessly."

MEDICINE — Francis M. Fesmire, for his medical case report "Termination of Intractable Hiccups with Digital Rectal Massage"; and Majed Odeh, Harry Bassan, and Arie Oliven for their subsequent medical case report.

PHYSICS — Basile Audoly and Sebastien Neukirch, for their insights into why dry spaghetti often breaks into more than two pieces when bent.

CHEMISTRY — Antonio Mulet, Jose Javier Benedito, Jose Bon and Carmen Rossello, for their study "Ultrasonic Velocity in Cheddar Cheese as Affected by Temperature."

BIOLOGY — Bart Knols and Ruurd de Jong, for showing that female malaria mosquitoes are attracted equally to the smell of Limburger cheese and to the smell of human feet.
Vante_Sellenberg
QUOTE(Milou @ Oct 8 2006, 11:03 AM)
The list of the 2006 Ig Nobel winners, awarded Thursday at Harvard University by Annals of Improbable Research magazine Harvard University:

ORNITHOLOGY — The late Philip R.A. May and Ivan R. Schwab for exploring and explaining why woodpeckers don't get headaches.
*



Các bác (@click here) . Gần một năm trước nhá laugh1.gif

QUOTE(Vante_Sellenberg @ May 19 2005, 04:30 PM)
Tớ thỉnh thoảng nhìn con chim gõ kiến mổ vào thân cây. Nó mổ mạnh với một tốc độ nhanh. Mà theo định luật 2 Newton thì khi con chim tác động một lực vào thân cây, thân cây sẽ tác động ngược lại một lực tương ứng. Nếu vậy thì đầu con chim phải chịu một lực tác động rất lớn và liên tục. Cơ chế nào giúp não của nó không bị tổn thương?

Tớ hỏi nhiều người nhưng chẳng một ai trả lời được thấu đáo cả. Bạn Liss biết không?
*



Nếu mình chịu khó học hành một tí, kiên nhẫn một tí, dở hơi một tí, có phải giờ này mình đã đoạt giải Ig Nobel rồi không laugh.gif laugh.gif

Tiếc ghê sad1.gif
Milou
QUOTE(Vante_Sellenberg @ Oct 9 2006, 07:57 PM)
QUOTE(Milou @ Oct 8 2006, 11:03 AM)

ORNITHOLOGY — The late Philip R.A. May
*


*


"The late" tức là người nhận giải đã ngủm củ tỏi (ngoẻo) tám đời rùi á.
Vante_Sellenberg
Híc, thế là ông ấy đã nghĩ ra ý tưởng đó trước mình rồi à? furious.gif
Milou
Quả bom 'đồng tính' đoạt giải Ig Nobel 2007

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2008/10/05/1223245452.img.jpg

Nghiên cứu tiên phong trong việc chế tạo ra loại bom "gay" khiến các đội quân thù địch "không thể không yêu nhau" thay vì gây chiến đã đoạt một trong những giải thưởng Ig Nobel năm nay.


Những công trình đoạt giải khác bao gồm chiết xuất vanilla từ phân bò, tác dụng phụ của việc nuốt kiếm, chữa chứng mệt mỏi ở chuột bằng Vigara.

Giải thưởng Ig Nobel ra đời năm 1992 nhằm tôn vinh những thành tựu khiến người ta "cười trước, nghĩ sau". Lễ trao giải đã diễn ra hôm 4/10 tại Đại học Harvard, Mỹ.

Dan Meyer, Giám đốc điều hành Hiệp hội nuốt kiếm quốc tế, và là tác giả công trình đoạt giải Sword Swallowing and its Side-Effects, phát biểu: "Tôi vô cùng ngạc nhiên và vinh dự khi biết rằng mình không những được đề cử mà còn đoạt giải. Tôi không thể tin được".

Nghiên cứu của ông cho thấy khi một người nuốt kiếm chuyên nghiệp nuốt từng chiếc một cách cẩn thận, thì nó sẽ không gây hại gì, nhưng nếu nuốt nhiều kiếm, với lưỡi kiếm có hình thù khác lạ, hoặc bị mất tập trung khi đang nuốt, thì sẽ bị thương. Nghiên cứu cũng khuyên rằng người thực hiện không nên nuốt kiếm nếu đang bị viêm họng.

Không ai thuộc quân đội Mỹ thực hiện nghiên cứu chế tạo hóa chất thúc đẩy quan hệ yêu đương đồng tính giữa các đội quân thù địch tham dự buổi lễ, bởi họ không thể để ai tìm ra tung tích.

Giống như người bạn đồng hành của nó là giải Nobel, các giải thưởng Ig Nobel cũng được chia thành các hạng mục.

Y học - Brain Witcombe tại Hiệp hội hoàng gia Gloucestershire của Anh và Dan Meyer thực hiện công trình tìm hiểu hậu quả sức khỏe của việc nuốt kiếm.

Vật lý - Nhóm nghiên cứu Mỹ - Chile lý giải cơ chế vì sao ga giường bị nhăn nhúm.

Sinh học - tiến sĩ Johanna van Bronswijk tại Hà Lan thực hiện cuộc điều tra dân số về tất cả loài mối, côn trùng, nhện, nấm, dương xỉ, mà nằm chung giường với chúng ta.

Hóa học - Mayu Yamamoto đến từ Nhật Bản tìm ra phương pháp chiết xuất hương vanilla từ phân bò.

Ngôn ngữ học - Nhóm tại Đại học Barcelona, Tây Ban Nha, chứng minh chuột không thể nhận ra sự khác biệt giữa một người nói ngược tiếng Nhật Bản và một người nói ngược tiếng Hà Lan.

Văn học - Glenda Browne tại Blue Mountains, Australia, đã nghiên cứu mạo từ "the" và tìm hiểu nó đã gây lúng túng như thế nào cho những người muốn xếp theo thứ tự abc.

Hòa bình - Phòng thí nghiệm Wright của Không quân Mỹ phát triển một vũ khí hóa học thúc đẩy hành vi tình dục đồng tính giữa các quân đội thù địch.

Dinh dưỡng - Brian Wansink tại Đại học Cornell, Mỹ, điều tra giới hạn ngon miệng của con người bằng cách cho người tham gia ăn một bát súp không đáy (tự làm đầy).

Kinh tế học - Kuo Cheng Hsieh tại Đài Loan được cấp bằng sáng chế cho một thiết bị có thể bắt cướp ngân hàng bằng cách thả lưới trùm lấy chúng.

Hàng không - Nhóm tại Đại học quốc gia Quilmes của Argentina đã phát hiện ra thuốc chống bất lực có thể giúp chuột đồng thoát khỏi chứng mệt mỏi.

M.T. (theo BBC)
Milou
(@click here)
Coke (Coca-cola)... có thể diệt tinh trùng; bọ chét chó có thể nhảy cao hơn bọ chét mèo... là những nghiên cứu đoạt giải Ig Nobel năm nay.

Deborah Anderson và các cộng sự ở Trung tâm Y khoa Đại học Boston đã nhận được giải thưởng Ig Nobel Hóa học nhờ nghiên cứu năm 1985 được công bố trên Tạp chí y khoa New England. Nghiên cứu đã tìm ra “tác dụng” diệt tinh trùng của Coca-Cola.

Anderson nói bà hoàn toàn nghiêm túc khi nghiên cứu loại nước giải khát này bởi vì nhiều phụ nữ đã dùng nó như là hóa chất tránh thai để rửa âm đạo, và sau này là dùng nó để bảo vệ mình khỏi vi rút AIDS.

Bà Anderson nói: “Dĩ nhiên nó không có tác dụng ngừa thai bởi vì tinh trùng bơi rất nhanh. Nhưng Coke có đường sẽ nhanh chóng giết tinh trùng, bởi vì tinh trùng thẩm thấu coca có đường và tinh trùng dường như sẽ bị... nổ tung! “Nó cũng diệt cả... HIV nữa"", bà nói thêm.

Giải Ig Nolbel tôn vinh những nghiên cứu thật sự, nhưng lại có nghĩa theo cách khôi hài, trước khi giải Nobel nghiêm túc được trao vào tuần tới cho các lĩnh vực Y học, Hóa học, Vật lý, Kinh tế, Văn chương và Hòa bình.

Được trao bởi các nhà biên tập của Tạp chí Biên niên những nghiên cứu không có thật - Annals of Improbable Research (một tạp chí khoa học hài hước), Ig Nobel dựa trên những nghiên cứu đã được công bố, mặc dù một số có mục đích khôi hài nhưng thường là nghiêm túc.

Giải Sinh học được trao cho một nhóm nghiên cứu người Pháp khi nghiên cứu bọ chét chó có thể nhảy cao hơn bọ chét mèo; giải Y khoa được tặng cho nhóm nghiên cứu Đại học Duke (North Carolina, Mỹ) vì cho thấy thuốc giả dược (placebo) giá cao có tác dụng cao hơn giả dược giá thấp.


Dorian Raymer và các cộng sự ở Scripps Institution, San Diego giành giải Vật lý vì đã chứng minh rằng tại sao tóc hay một cuộn dây chắc chắn sẽ rối thành nùi.

Giải Hòa bình được trao cho Ủy ban Đạo đức liên bang Thụy Sĩ vì đã công nhận thực vật cũng có giá trị đạo đức và phẩm giá.

Một nhóm ở Đại học Sao Paolo, Braxin đã giành giải khảo cổ học, sau khi cho thấy vì sao một con tatu có thể làm lộn xộn một cuộc khai quật khảo cổ học.

Giải kinh tế dành cho các nhà nghiên cứu ở Đại học New Mexico khi nghiên cứu vũ nữ khỏa thân chuyên nghiệp có kiếm được nhiều tiền boa hơn khi phát phì.

Một giải Ig Nobel về dinh dưỡng cũng sẽ trao cho Giáo sư Massimiliano Zampini của Đại học Trento, nước Ý và Charles Spence của Đại học Oxford, nước Anh. Các giáo sư này đã đánh lừa làm người ta nghĩ mình đang ăn khoai tây chiên mới thay vì ăn khoai cũ bằng cách bật âm thanh nhai khoai tây giòn tan.
Milou
Cười với giải Ig Nobel 2010
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201...1004113226.aspx
04/10/2010 11:47

(TNO) Đến hẹn lại lên, giải Ig Nobel 2010 đã được công bố hồi đầu tháng này. Đây là giải thưởng dành cho các công trình nghiên cứu, phát minh kỳ quặc, gây ngạc nhiên và mang đậm tính hài hước, đôi khi mang tính phi thực tế.
Theo báo Guardian (Anh), một số công trình nghiên cứu đoạt giải Ig Nobel năm nay là nghiên cứu chơi tàu lượn siêu tốc giúp giảm triệu chứng hen suyễn và bằng cách nào chửi thề có thể giúp giảm đau...

Cụ thể, 10 hạng mục trao giải Ig Nobel của năm 2010 như sau:

• Ig Nobel Y học

Các chuyên gia tâm lý Simon Rietveld và Ilja van Beest tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) đã giành được giải thưởng này nhờ công trình nghiên cứu các triệu chứng hen suyễn như khó thở có thể giảm đi đáng kể bằng cách chơi tàu lượn siêu tốc nhiều lần.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures201002/ChauYen/9-2010/28/tau%20truot.jpg
Chơi tàu lượn siêu tốc giúp chữa hen - Ảnh: AFP

• Ig Nobel Vật lý

Nhà nghiên cứu Lianne Parkin cùng đồng nghiệp của bà thuộc Đại học Otago (New Zealand) chỉ ra rằng nếu mang vớ (tất) bên ngoài giày thì ít có nguy cơ trượt ngã trên bề mặt băng tuyết.

• Ig Nobel Sinh học

Giải này thuộc về công trình của các chuyên gia Anh và Trung Quốc, vốn cho rằng loài dơi cái giao phối qua đường miệng với bạn tình sẽ kéo dài được quá trình ân ái.

“Tình huống này có thể giúp tăng cơ hội thụ thai thành công”, Trưởng nhóm nghiên cứu Gareth Jones tại Đại học Bristol (Anh) cho biết.

• Ig Nobel Hòa bình

Nhà tâm lý học Richard Stephens và các đồng nghiệp tại Đại học Keele (Anh) đã chứng minh rằng chửi thề sẽ giúp giảm đau.

Theo đó, chuyên gia Stephens đã bắt đầu tiến hành cuộc nghiên cứu của mình sau khi bị cây búa bổ trúng vào ngón tay cái và ông đã buột miệng tuôn một tràng từ ngữ chửi thề. Kết quả trước sự ngạc nhiên của ông là cơn đau nhanh chóng tan biến đi.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures201002/ChauYen/9-2010/28/tructhan.jpg
Một chiếc máy bay trực thăng điều khiển từ xa lấy nước dãi của cá voi - công trình đoạt giải Ig Nobel Cơ khí 2010 - Ảnh: Reuters

• Ig Nobel Cơ khí

Phương pháp dùng máy bay trực thăng điều khiển từ xa lấy nước dãi của cá voi phục vụ nghiên cứu khoa học của chuyên gia Karina Acevedo-Whitehouse và đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu động vật học ở London (Anh) đã nhận giải này.

• Ig Nobel Giao thông vận tải

Hai nhà khoa học Mark Fricker và Dan Bebber tại Đại học Oxford (Anh) đã dùng đất dẻo để tạo ra một mạng lưới đường sắt hữu hiệu.

• Ig Nobel Quản lý

Nhóm nghiên cứu của Alessandro Pluchino tại Đại học Catania (Ý) đã chứng minh rằng các công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu thăng chức cho nhân viên một cách tùy hứng.

• Ig Nobel Sức khỏe Cộng đồng

Manuel Barbeito thuộc Cơ quan an toàn và sức khỏe công nghiệp ở Maryland (Mỹ) nhận giải nhờ chứng minh rằng vi trùng có khuynh hướng bám vào nam giới để râu.

• Ig Nobel Hóa học

Giải này thuộc về công trình nghiên cứu cho rằng dầu và nước trộn lẫn vào nhau, của Eric Adams và các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ).

• Ig Nobel Kinh tế

Được trao cho ban giám đốc điều hành của các tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn như Goldman Sachs, Lehman Brothers, Bear Stearns, Merrill Lynch, AIG và Magnetar vì đã phát minh và thúc đẩy cách thức đầu tư tiền mới dẫn tới khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Theo hãng tin AFP, những người chiến thắng năm nay đã được công bố tại buổi lễ do Tạp chí Annals of Improbable Research tổ chức tại Đại học Harvard (Mỹ).

Giải Ig Nobel không đem lại nhiều ích lợi cho người nhận giải như giải Nobel danh giá nhưng một số chủ nhân giải này đã biến phát minh của mình thành những “cổ máy in tiền”.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures201002/ChauYen/9-2010/28/phat-to.jpg
Tiến sĩ Bodnar giới thiệu “áo ngực khẩn cấp” tại Bảo tàng MIT ở Cambridge (Mỹ) hôm 28.9 - Ảnh: Reuters

Chẳng hạn như hồi tháng trước, nhà khoa học Elena Bodnar (Ukraine) - người đoạt giải Ig Nobel 2009 ở hạng mục Sức khỏe cộng đồng cho phát minh “áo ngực khẩn cấp” vốn có thể nhanh chóng biến thành hai chiếc mặt nạ phòng độc chỉ sau một vài thao tác đơn giản - đã trình làng chiếc áo ngực này trên thị trường với giá 29,95 USD/chiếc.

Huỳnh Thiềm
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Thinkytail
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.