Langven.com Forum

Full Version: Hỏi - Đáp
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Khoa Học Kỹ Thuật - Computer & Internet
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
yuyu
QUOTE(mưa @ Aug 30 2003, 08:46 AM)
Không biết bản đồ có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên vẽ bản đồ và vẽ cách nào nhỉ?

Nếu không kể những Sơ Đồ đơn giản về Vũ Trụ, Thiên Văn của người vùng Mésopotamie ( Vùng Lưỡng Hà ở Iraq ) có niên đại 5000 năm trước CN , thì những ghi chép về bản đồ sớm nhất là của Trung Quốc. Kinh Thư chép rằng Vua Nghiêu (khoảng 2600 năm trước CN ) sai Hỵ Thị vẽ địa đồ và phân định thiên hạ. Tất nhiên người ta không tìm thấy một di tích nào của bản đồ thời ấy, nhưng việc Trung Quốc có bản đồ sớm nhất thế giới cũng dễ hiểu vì người Hán phát minh ra La Bàn trước tiên trong nhân loại, mà muốn vẽ bản đồ thì không thể thiếu La bàn.
Tấm bản đồ cổ nhất còn lưu giữ hình ảnh đến nay được có lẽ là Bản Đồ của Claud Ptolémée, một nhà thiên văn học người Hy Lạp ( khoảng 300 năm trước CN), tương truyền là ông đã vẽ đến 28 bản đồ thiên văn, trong đó ông vẽ Trái Đất ở vị trí trung tâm Vũ Trụ . Còn một tấm bản đồ khác vẽ Địa Trung Hải ở Trung Tâm của Thế Giới ( Vì thế mới gọi tên là Địa Trung Hải - Biển Ở Giữa Đất - Méditerranée ) . Nhưng ta cần lưu ý là hồi đó chưa có khái niệm Trái Đất hình cầu, nên tuy nói là Trái Đấy, kỳ thực ông vẽ Mặt Đất bằng phẳng và Bầu Trời thì như cái vung úp lên ! trên đó ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và Các Tinh Tú ....Còn tấm bản đồ " thế giới " thô sơ thì vẽ Địa Trung Hải ở trung tâm , xung quanh là một phần Nam Âu , Trung Đông và Bắc Phi ...Đấy là quan niệm về thế giới của người Hy Lạp-La Mã cổ đại. Tuy nhiên Bản Đồ này không còn bản chính mà chỉ còn những bản sao chép lại trong các thư tịch cổ...
Còn tấm bản đồ được gọi là Thế Giới đầu tiên, còn lưu giữ được là tấm bản đồ « Kangnido » được lưu trữ trong một thư viện ở Bắc Kinh, vẽ trên lụa, có niên đại khỏang 1420. Gọi là bản đồ thế giới đầu tiên, vì nó vẽ khá chính xác châu Á, châu Âu, châu Phi và đặc biệt là có một phần châu Mỹ ( gòm các hòn đảo vùng Caraib) - điều mà các bản đồ châu Âu trước Colombo 1492 chưa biết đến. Mặc dù có vài bản đồ châu Âu vẽ vào năm 1428 thì đã được biết là chéo lại tấm bản đồ của Trung Quốc .
Một phiên bản của tấm bản đồ « Kangnido » hiện nay đang được trưng bày trong toà nhà quốc hội Nam Phi ở mũi Hảo Vọng, trong khuôn khổ cuộc triển lãm « Viễn cảnh Phi châu ».Trên đó vẽ khá chính xác sông Nil, những dãy núi miền Drakensberg Nam Phi và một hồ nước ở phía bắc, có thể là hồ Victoria....
netwalker
Chào các bạn,

Vừa rồi trong chủ đề nước Mỹ của K.., có một số câu hỏi thú vị nhưng không phù hợp với chủ đề vì vậy tôi mới nghĩ ra lập cái chủ đề này để bàn luận về những câu hỏi tưởng chùng như ngớ ngẩn đó.

Ví dụ như:

Bản đồ là cái gì và ai nghĩ ra nó, cái bản đồ đầu tiên được làm năm nào? v...v.

hoặc cái bàn chải đánh răng có từ khi nào vậy? Ai là người phát minh?



Tất cả những câu hỏi này tưởng chừng rất đơn giản, bởi vì nó là những chuyện hoặc những vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày nhưng nhiều khi chúng ta lại không biết đến. Nếu lỡ có một đứa bé nào hỏi, chú ơi chú "Việt nam đã sản xuất được cái kim khâu chưa?", có lẽ là tôi chịu không trả lời được.


Chúng ta có lẽ biết đến một số cái như Bóng đèn là do Thomas Edison nghĩ ra, v..v nhưng chưa chắc ai cũng đã biết cái chuyện cái bản đồ, bàn chải đánh răng hoặc cái kim khâu.

Rất mong các bạn cùng đóng góp!

Ai có thắc mác gì post lên để mọi người cùng tìm hiểu.

Ai có hiểu biết gì post lên cho bà con hay.


Chúc mọi người vui vẻ!
netwalker
Tôi xin đi đầu trước với :

Sự ra đời của chiếc máy khâu


Câu chuyện bắt đầu từ năm 1755 ở London. Một di dân người Đức tên là Charles Weisenthal chế tạo chiếc kim đầu tiên dành cho máy khâu và đã nhận bằng sáng chế cho phát minh này. Tuy nhiên, không ai biết chiếc kim đã được sử dụng cho loại máy nào, vì 34 năm sau, chiếc máy khâu đầu tiên của nhân loại mới ra đời.

Sản phẩm do công dân Anh tên Thomas Saint chế tạo là một chiếc máy bấm lỗ. Nhờ có những lỗ này, người thợ may có thể xuyên chỉ qua khâu đính vải, da dễ dàng. Nhiều người cho rằng sản phẩm của Saint đã đặt nền tảng cho nhiều loại máy khâu cải tiến sau này, nếu không có lẽ giờ này con người vẫn đang may tay.

Đầu thế kỷ 19, Joseph Madersperger, một thợ may người Australia, chế tạo hàng loạt máy khâu, mỗi chiếc thực hiện một thao tác khác nhau. Ông nhận được bằng sáng chế cho nỗ lực của mình. Sau khi nhận được bằng, ông vẫn không ngừng làm việc để chế tạo những chiếc máy khác tiện dụng hơn. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, Joseph chết vì bệnh và nghèo đói.

Năm 1818, hai người Mỹ tên là John Adam Doge và John Knowles chế tạo ra một chiếc máy khâu có thể thực hiện được những đường may ngắn. Nhân vật nổi cộm trong danh sách những người chế tạo ra máy khâu còn có Barthelemy Thimonnier, người được chính phủ Pháp trao bằng sáng chế vào năm 1830. Chiếc may khâu của Thimonnier phần lớn được làm bằng gỗ nhưng cho phép người thợ may có thể thực hiện nhiều thao tác. Không giống như những người đã chế tạo ra máy khâu trước đây, Thimonnier chỉ thích làm ăn lớn. Vì vậy, ông đã thuyết phục quân đội Pháp thành lập một xưởng may chuyên may quân phục. Gần 10 năm phục vụ trong quân đội, ông có trong tay hơn 80 chiếc máy khâu. Cơ sở của ông ngày càng phát đạt và tạo được tiếng vang lớn trong ngành may. Điều này đồng thời đã "hất đổ chén cơm" của giới thợ may tại Paris. Những người này lo sợ rằng nếu Thimonnier quá thành công, họ sẽ bị thất nghiệp. Vì vậy, vào một đêm tối trời, một toán thợ may cuồng nộ ở Paris đã kéo đến xưởng may của Thimonnier, đập phá tan tành mọi tài sản ở đây. Thimonnier may mắn trốn thoát. Nhờ sự giúp đỡ của quân đội Pháp, một thời gian sau, Thimonnier thành lập lại xưởng may khác, định dần dần gây dựng lại sự nghiệp. Biết tin, nhóm thợ may lại đến quậy phá. Lần này do trong nước có nhiều biến loạn về chính trị, nên quân đội không còn quan tâm tới Thimonnier nữa. Ông đành mang theo một chiếc máy khâu nguyên vẹn trốn sang Anh.

Thimonnier là người đầu tiên đưa máy khâu vào ứng dụng sản xuất với quy mô lớn và là người chủ xưởng may quân đội đầu tiên trên thế giới. Sau này ở Anh, Thimonnier còn chế tạo máy khâu với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực bằng nhiều cách, Thimonnier vẫn có cuộc sống cuối đời hết sức nghèo khổ và chết trong một ngôi nhà tồi tàn ở Anh.

Năm 1833, chiếc máy khâu đầu tiên cho phép người thợ may không phải qua các công đoạn may tay ra đời. Đây là tác phẩm của một người Mỹ tên Walter Hunt. Tương truyền, Walter đã chế tạo ra chiếc máy này vài năm trước khi nó được đưa vào ứng dụng, vì ông không sao tìm ra chiếc kim thích hợp. Bao nhiêu kim đưa vào máy đều bị gãy. Một đêm, Walter mơ thấy mình đi lạc vào một khu rừng, bị thổ dân da đỏ bắt và bị trói chặt, đưa ra một bãi đất trống và xô ngã xuống đấy, mặt ngửa lên trời. Một thổ dân da đỏ hung tợn từ từ tiến lại, giơ cao chiếc giáo trên tay, đâm vào cổ tội nhân. Trong giờ phút "thập tử nhất sinh", vì quá sợ hãi, Walter bừng tỉnh, vùng dậy và ông chợt hiểu ra chiếc kim khâu phải có hình dáng giống như chiếc giáo của người thổ dân da đỏ trong mơ. Nhiều người tôn vinh Walter là ông tổ của những máy khâu hiện đại.

Đầu thập niên 1840, một nông dân ở bang Massachusetts (Mỹ) chế tạo ra một chiếc máy khâu cho phép người thợ may hoàn toàn làm việc bằng máy (trừ làm khuy, đơm nút...). Howe, tên người nông dân ấy, kỳ vọng tác phẩm sẽ mang đến cho anh sự đổi đời, nên năm 1885, khi công bố nó, anh không ngần ngại chi thêm tiền cho các cuộc quảng cáo, triển lãm. Nhưng vào thời điểm ấy, người Mỹ chưa thực sự quan tâm đến may khâu nên Howe không bán được chiếc nào. Thất vọng và mắc nợ, Howe gửi đến cho anh trai mình là Amasa đang sống ở Anh một chiếc máy khâu, hy vọng bên kia bờ Đại Tây Dương, nó sẽ được đối xử công bằng hơn. Amasa đã tìm được cho em thị trường béo bở ở Anh, ngoài ra còn thu hút được sự chú ý của một ông chủ hãng may đồ lót tên là William Thomas nổi tiếng. Ông này hứa dẫn đường cho Howe sang Anh để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, sự hợp tác không thuận buồm xuôi gió nên vài năm sau, Howe bỏ về Mỹ. Về đến Mỹ, Howe ngạc nhiên vì thị trường máy khâu ở đây đã hết sức rầm rộ. Các hãng máy may lớn có đến hàng chục, trong đó nổi bật nhất là Singer. Kiểu dáng máy khâu của các hãng này đều lặp lại theo mô hình máy khâu của Howe. Vì vậy, những cuộc kiện tụng xảy ra và kéo dài đến khi các hãng may lớn gồm Wheeler & Wilson, Grover & Baker liên kết kinh doanh, trên phương thức hùn vốn và bảo vệ sản phẩm độc quyền của mình. Tuy Singer không có công chế tạo máy khâu nhưng lại có công đưa máy khâu vào thị trường và biến chúng thành những sản phẩm không thể thiếu được đối với cuộc sống con người.

Singer và Howe sống như những tỷ phú cho đến cuối đời.

Tài Hoa Trẻ (theo Reader's Digest)

Bảo tàng máy khâu cổ online

Một vài cái máy khâu cổ

user posted image
Một trong những chiếc máy khâu đắt giá nhất vừa được bán đấu giá ở nhà bán đấu giá Christie's
Hưng
3 Users already said Thank You!

K., Isu, ngautuan,
Isu
Em cũng góp một bài chơi stupid.gif

Time


Đã bao giờ bạn tự hỏi vậy thì thời gian là cái quái gì chưa ? Mặc kệ các nhà triết học kham khổ lẫn các ông béo tốt nghĩ ngợi về ý nghĩa của thời gian, thì thời gian luôn là một cái gì đó cứ sừng sững ngay trước mắt và bạn không thể chối bỏ được nó. Tại sao lại có 12 tháng trong một năm, có 30 ngày vào tháng 9, có múi giờ khác nhau ? Tại sao nhỉ ?

Về mặt bản chất, thời gian là một cái gì đó khó nắm bắt. Nó vẫn đều đều diễn ra ngay cả khi bạn không thể dùng năm giác quan của mình để cảm nhận. Ngày là khái niệm đầu tiên cũng như dễ nhận biết nhất được nhắc tới từ xa xưa. Ngày được bao gồm khoảng thời gian có ánh sáng mặt trời cho tới khoảng thời gian ban đêm. Cho dù là nền văn hóa đơn giản hay phức tạp như thế nào, chúng ta ngủ một giấc vào buổi đêm và sáng dậy chào ông mặt trời, vậy là một ngày mới đã đến. Sau rồi, do các mục đích khác nhau, chúng ta mới sử dụng đồng hồ để chia ngày thành các thành phần nhỏ hơn, và dùng lịch để nhóm ngày lại thành các thành phần lớn hơn.
Chúng ta có thể điểm qua các thành phần lớn hơn và nhỏ hơn của một ngày :

-1 pico giây (picosecond) : Khoảng thời gian bé nhất mà chúng ta có thể đo đếm chính xác được.
-1 nano giây (nanosecond) : 1-4 nano giây là khoảng thời gian mà chiếc máy tính của chúng ta thực hiện một câu lệnh.
-1 micro giây (microsecond)
-1 milli giây (millisecond) : Khoảng thời gian nhanh nhất thông thường mà máy chụp hình có thể ghi lại được.
-1 centi giây (centisecond)
-1 deci giây (decisecond) : Mắt người có thể chớp trong khoảng thời gian này.
-1 giây : Khoảng thời gian trung bình nhịp tim đập của một người bình thường.
-60 giây : 1 phút
-2 phút : Khoảng thời gian thông thường một người có thể nín thở
-5 phút : Khoảng thời gian mà một người có thể chịu đựng được việc đứng chờ đèn đỏ không phàn nàn yawn.gif
-60 phút : 1 tiếng, thời gian một người có thể tập trung ngồi trong lớp không chú ý tới việc gì khác.
-8 tiếng : Thời gian làm việc của một ngày làm việc bình thường, cũng là thời gian cần thiết để ngủ của một người.
-24 tiếng : 1 ngày, khoảng thời gian trái đất quay xung quanh trục của nó đúng 1 vòng.
-7 ngày : 1 tuần.
-40 ngày : Thời gian một người có thể sống không cần thức ăn ( 40 days and 40 nights hehe.gif hehe.gif hehe.gif ).
-365.24 ngày : Khoảng thời gian trung bình mà trái đất quay quanh mặt trời một vòng - 1 năm.
-10 năm : 1 thập kỷ (decade)
-75 năm : Khoảng thời gian trung bình của một đời người.
-65 triệu năm : Khoảng thời gian mà khủng long đã bị tuyệt chủng
-200 triệu năm : Khoảng thời gian trước đây mà loài động vật có vú đầu tiên xuất hiện.
-3.5-4 tỉ năm : Khoảng thời gian trước đây sự sống đầu tiên xuất hiện.
-4.5 tỉ năm : Khoảng thời gian trước đây trái đất xuất hiện
-10 -15 tỉ năm : Khoảng thời gian trước đây khi thời gian bắt đầu được tính từ sau vụ nổ Big Bang.


Trên lý thuyết thì 1 ngày là khoảng thời gian quay quanh trục của nó được 1 vòng, nhưng thực tế thì làm sao biết được ? Để ước lượng chính xác, thế giới đã quy chuẩn các đại lượng :

-1 ngày gồm hai chu kỳ 12 tiếng tức 24 tiếng
-1 tiếng gồm 60 phút
-1 phút gồm 60 giây
-1 giây được chia theo hệ thập phân.

Nhưng mà tại sao lại chia thành 24 tiếng ? Chưa ai có thể nói chắc chắn được mặc dù có một số tư liệu cho thấy người Babylon là người đầu tiên sử dụng hệ lục phân để chia thời gian.
Thế tại sao lại chia thành 60 phút cho 1 tiếng và 60 giây cho 1 phút ? Cũng không ai nói chắc chắn được. Người Ai cập sử dụng lịch gồm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, như vậy có 360 ngày và có thể giải thích được việc tại sao chia vòng tròn thành 360 phần.
A.M (ante meridiem- trước 12h trưa) và P.M (post meridiem- sau 12h trưa) là sản phẩm của người Roman.
Đơn vị thời gian hiện đang được sử dụng thông dụng dựa trên đơn vị giây. Một ngày tương đương với 86400 giây và 1 giây được đo bằng một con số lằng nhằng phức tạp : 9,192,631,770 chu kỳ cesium-133 trong đồng hồ nguyên tử.

Mọi người trên trái đất đều muốn mặt trời ở trên đỉnh đầu vào giữa trưa. Tuy vậy, trái đất tròn và mỗi giờ nó quay đi 15 độ, do vậy không thể khi ở một địa điểm mặt trời ở trên đỉnh đầu thì ở chỗ khác nó cũng lại ở trên đỉnh đầu được, hay nói cách khác thì cả trái đất sẽ không thể chung một múi giờ. Do vậy, trái đất được chia thành 24 múi, mỗi múi tương đương 15 độ và những người ở trong cùng một múi giờ sẽ đặt đồng hồ cùng một giờ giống nhau.Múi giờ bắt đầu được tính từ đài thiên văn Greenwich (Greenwich Mean Time (GMT) ). Vào năm 1884, sau một hội thảo của các nhà thiên văn thì Greenwich đã được chọn, tuy vậy buồn cười ở chỗ khi các nhà thiên văn trên thế giới quyết định chuyển tới đài thiên văn Sussex vào thập niên 50 thì Greenwich vẫn tiếp tục được giữ lại để làm địa điểm tính múi giờ chuẩn.


Khái niệm năm được sinh ra vì các mùa được lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Việc dự báo trước thời gian các mùa sẽ đến là rất quan trọng, khi bạn cần gieo hạt đúng mùa hoặc chuẩn bị cho một mùa đông lạnh giá. Theo các con số loằng ngoằng chính xác thì một năm là khoảng thời gian trái đất quay quanh mặt trời 1 vòng, xấp xỉ 365.242199 ngày yawn.gif . Bằng cách thêm vào 1 ngày nhuận 4 năm 1 lần, chúng ta sẽ tính một năm có 365 ngày và một ngày nhuận với chu kỳ 4 năm 1 lần. Tuy vậy, một năm đâu có tròn trịa 365.25 ngày, do vậy những năm chia hết cho 100 mà không chia hết cho 400 (vd 1700,1800,1900, đương nhiên chia hết cho 100 sẽ chia hết cho 4) thì sẽ ko tính là năm nhuận, mà chỉ những năm chia hết cho 400 mới là năm nhuận. (vd 2000).
Khái niệm tháng được sinh ra khi theo dõi một kỳ trăng mọc. Một chu kỳ ông trăng khoảng 29.530588 ngày, yawn.gif, và thật khó khăn để chia đều cái con số lẻ này cho 365 ngày. Khi bạn nhìn vào cuốn lịch bây giờ, bạn sẽ thấy sự lộn xộn giữa các tháng, có tháng 28, 29,30,31 ngày. Theo "World Book Encyclopedia" thì những lý do sau đây đã dẫn tới sự lộn xộn đó :

-Người Roman sử dụng lịch 10 tháng, lấy từ lịch của người Hy Lạp. Các tháng này được gọi lần lượt như sau : Martius, Aprilis, Maius, Junius, Quintilis, Sextilis, September, October, November và December. Các tên gọi từ Quintilis đến December có ý nghĩa là số đếm của người Roman từ 5 đến 10. Mỗi tháng có 30 ngày và còn 60 ngày không được tính.
-Các tháng Januarius và Februarius được thêm vào sau đó để bù cho 60 ngày này.
-Đến năm 46 B.C, Julius Caesar đã sửa đổi lịch này, không sử dụng lịch mặt trăng nữa nhưng vẫn giữ nguyên 12 tháng. Mỗi tháng có 30, 31 ngày nhưng riêng tháng Februarius có 29 ngày. Cứ 4 năm một lần, tháng này có thêm 1 ngày. Bạn nhớ rằng, lúc đó Februarius vẫn là tháng cuối cùng trong năm do hai tháng này được thêm vào cuối và ngày được thêm vào là ngày cuối cùng trong năm. Rồi sau đó, Caesar lại đổi Januarius là tháng đầu năm, do vậy ngày nhuận mới lửng lơ con cá vàng ở tháng giữa năm như vậy.
-Sau khi Caesar chết, để tôn vinh ông, người Roman đổi tháng Quintilis thành July.
-Cuối cùng, để không bị kém cạnh stretcher.gif , Augustus đã đổi Sextilis thành August, lại còn lấy thêm 1 ngày của cái tháng ít ỏi Februarius thêm vào tháng August cho số ngày của tháng August bằng số ngày của tháng July. shuriken.gif


Còn tuần thì sao ? Năm và tháng có một xuất xứ khá tự nhiên, trong khi đó tuần lại được xuất phát từ một câu kinh thánh :

Remember the sabbath day, to keep it holy. Six days shalt though labor, and do all thy work but the seventh day is the sabbath of the Lord thy God. (Exodus 20:8)

Người Roman đặt tên các ngày trong tuần theo mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh mà lúc đó họ biết :


-Sun
-Moon
-Mars
-Mercury
-Jupiter
-Venus
-Saturn


Sau đó được đổi thành Sunday... Theo Encyclopedia Britannica, xuất xứ của tên ngày bây giờ là :

Tuesday comes from Tiu, or Tiw, the Anglo-Saxon name for Tyr, the Norse god of war. Tyr was one of the sons of Odin, or Woden, the supreme deity after whom Wednesday was named. Similarly, Thursday originates from Thor's-day, named in honour of Thor, the god of thunder. Friday was derived from Frigg's-day, Frigg, the wife of Odin, representing love and beauty, in Norse mythology.

Trong lịch bây giờ, chúng ta đánh thêm chữ B.C. (before Christ) hoặc A.D. (anno domini, or "in the year of our lord"). Không có năm 0, chỉ có năm 1 sau công nguyên và năm 1 trước công nguyên. Cái trò này được bày đặt bởi một ông giáo hoàng vào thế kỷ thứ VI và được phổ biến dần dần, thậm chí cho đến thế kỷ XX, người Nga và người Thổ mới bắt đầu sử dụng.
Có một điều buồn cười, là sau một hồi sửa đổi, thì Chúa lại sinh ra vào năm thứ 6 trước công nguyên 6 B.C và sống trên trái đất tới năm 30 sau công nguyên (30 A.D) stretcher.gif boxing.gif
FR
Nhân bài Time của Isu, post thêm bài này:

Ðêm thu khắc lậu canh tàn

Kiều ở lầu Ngưng Bích, gặp Sở Khanh. Tên họ Sở khoác lác hứa đưa Kiều đi trốn. Kiều không tin lắm, nhưng vì muốn thoát thân chốn lầu xanh ô trọc nên đành nghe theo.

Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu
Cùng nhau lẻn bước xuống lầu
Song song ngựa trước ngựa sau một đoàn

Ðêm thu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá trăng tàn ngậm gương
Lối mòn cỏ lợt màu sương
Hồn quê đi một bước đường một đau

(câu 1115 đến 1122)

"Ðêm thu khắc lậu canh tàn"

"Khắc lậu" là đồng hồ nước ngày xưa dùng để đo thời gian (chỉ giờ), thân đồng hồ có khắc độ để tính.

Ðoạn diễn tả cảnh Hoạn Thư đánh ghen Kiều bằng cách bắt Kiều đánh đàn hầu tiệc cho vợ chồng mụ, có câu:

Giọt rồng canh đã điểm ba
Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm

(câu 1865 và 1866)

"Giọt rồng" tức giọt nước trong hồ chạm hình rồng.

"Giọt rồng", "khắc lậu" đều là vật để đo lường thời gian (ấn định thì giờ) ngày xưa.

Thời kỳ khoa học chưa phát minh, người ta chưa có cơ khí gì để đo lường thời gian mà chỉ có một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là "đồng hồ thái dương" (mặt trời) được coi như xuất hiện trước nhất do tinh thần sáng tạo mộc mạc của con người lúc bấy giờ.

Vật này gồm có một cái trụ đứng thẳng giữa một cái khung bán nguyệt bằng phẳng gọi là nhựt quỹ, có chia từng gạch. Mỗi gạch là một giờ. Mặt trời chiếu xuống trụ và bóng trụ ấy rọi xuống nhựt quỹ, rồi người ta căn cứ vào đó mà định giờ. Cố nhiên, cái "đồng hồ thái dương" này chỉ có thể dùng ban ngày và khi trời tốt, có bóng mặt trời. Tuy nhiên, vì nhu cầu đời sống bắt buộc, con người vốn luôn luôn có óc sáng tạo nên phải tìm một vật khác- có tiến bộ hơn- để tiện lợi trong việc đo thời gian, phân định giờ lẫn ngày và đêm. Ðó là cái "khắc lậu" hay cũng gọi là "thuỷ lậu".

"Thuỷ lậu" là nước rỏ xuống từng giọt. "Khắc lậu" là giọt nước rỏ thành khắc.

Ðồng hồ là một cái hồ bằng đồng, trong đựng nước. Dưới có lỗ nhỏ để nước rỏ từng giọt ra ngoài. Mỗi khắc đồng hồ qua thì nước trong hồ vơi đi một ít. Muốn cho có vẻ mỹ thuật, người ta chạm hình đồng hồ này thành một con rồng, hoặc chạm chỗ vòi rỏ nước xuống. Do đó mới gọi là "giọt rồng" hay "giọt đồng" vì cái hồ bằng đồng.

Cũng dựa trên cách làm này, người ta sáng chế thêm là làm một quả tròn và bộng bằng đồng có xoi một lỗ nhỏ. Qủa này được thả nổi trong một chậu nước. Nước chui vào quả tròn bộng này, và khi quả tròn đầy nước tất chìm xuống chậu. Khi nhìn thấy hoặc nghe tiếng kêu thì người ta vội vớt trút nước ra, rồi đặt lại trên mặt nước như cũ. Cứ mỗi lần như vậy là một giờ hay một thì.

Ðồng hồ nước này (khắc lậu hay thuỷ lậu) cũng có nhiều bất tiện. Vì ở miền hàn đới, trời quá lạnh, nước đọng thành giá tất đồng hồ nước này mất hiệu lực. Do đó, người ta phải nghĩ tìm cách khác là không dùng nước mà dùng cát.

Ðồng hồ này gọi là "sa lậu"

"Sa lậu" hình giống như hai con vụ giao đầu nhọn lại nhau. Cát chảy từ phần trên xuống phần dưới thông qua một cái lỗ nhỏ. Mỗi khi hết thì có cách lật ngược trở lên. Tuy vậy cũng có điều bất tiện là không có tiếng kêu, phải có người tốn công trông chừng.

Việt Nam ngày xưa, ban đêm đại khái phân làm 5 canh. Mỗi canh là 2 giờ, dựa theo tên 12 chi:

- Canh một từ 8 giờ đến 10 giờ đêm (giờ Tuất)
- Canh hai từ 10 giờ đến 12 giờ đêm (giờ Hợi)
- Canh ba từ 12 giờ đến 2 giờ khuya (giờ Tý)
- Canh từ từ 2 giờ khuya đến 4 giờ sáng (giờ Sửu)
- Canh năm từ 4 giờ đến 6 giờ sáng (giờ Dần)

Ban ngày phân làm 6 khắc tức 1/6 của ngày. Một khắc là 1/4 giờ= 15 phút. confused1.gif confused1.gif confused1.gif (câu này ko hiểu!!!)

Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu:

Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Ðêm năm canh lắng tiếng chuông rền
Lạnh lùng thay giấc cô miên
Mùi hương tịch mịch bóng đèn thâm u

"Ðêm thu khắc lậu canh tàn" tức là thời giờ từ từ trôi qua, canh này sang canh khác, canh tàn dần, ý nói trời dần dần sáng. Ở ĐÂY CÓ THỂ CHO TA BIẾT KIỀU VÀ SỞ KHANH ĐI SUỐT đêm, con đường khá dài.

"Giọt rồng canh đã điểm ba" tức là thời giờ trôi qua, tiệc kéo dài đến nửa đêm tức canh ba. Hoạn Thư kéo dài tiệc rượu tức là kéo dài cuộc hành phạt Kiều.

"Truyện Kiều" lấy bối cảnh lịch sử đời nhà Minh (1368- 1628) năm Gia Tĩnh triều Minh Thế Tông (1522- 1567) về khoa học kỹ thuật ở Châu Âu đã có. Nhưng ở Trung Hoa về đời nhà Minh, đồng hồ bằng máy móc gần như ngày nay chưa có, nên còn dùng "khắc lậu" để ấn định thời giờ chăng?.

(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)


PS: thanks Netwalker, chút nữa mình sẽ chuyển mấy bài lạc đề qua đây, nhưng vì mấy bài đó dated trước bài NW mở topic, nên tên người mở topic sẽ ko phải là NW nữa. Có sao hông? rolleyes2.gif
ke_lang_thang
QUOTE
Việt Nam ngày xưa, ban đêm đại khái phân làm 5 canh. Mỗi canh là 2 giờ, dựa theo tên 12 chi:

- Canh một từ 8 giờ đến 10 giờ đêm (giờ Tuất)
- Canh hai từ 10 giờ đến 12 giờ đêm (giờ Hợi)
- Canh ba từ 12 giờ đến 2 giờ khuya (giờ Tý)
- Canh từ từ 2 giờ khuya đến 4 giờ sáng (giờ Sửu)
- Canh năm từ 4 giờ đến 6 giờ sáng (giờ Dần)

Ban ngày phân làm 6 khắc tức 1/6 của ngày. Một khắc là 1/4 giờ= 15 phút.    (câu này ko hiểu!!!)


Khoảng 6 giờ tối, đã có chiêng báo hiệu "thu không" rồi mới tới canh 1.

Trong "Truyện Kiều" có câu: "Trời đà gác núi, chiêng đà thu không".

(Quân lính hộ thành đi khắp trong thành nếu thấy không có gian tế thì khỏ trống ra hiệu cho quân giữ thành đóng cổng... "Thu không" ý nói trong kinh thành không có gì xảy ra cả.)

Như vậy nếu ban ngày có 6 khắc, ắt hẳn 1 khắc cũng là 2 giờ chăng?

"Trai Thủ Đức năm canh thức đủ"
"Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông".
("Ngọc trong đá" - Nguyễn Đông Thức)
Toi
Tại sao lại phải đập một chai rượu vang vào thành tàu trước khi hạ thủy? tập tục ấy xuất phát từ đâu? từ khi nào ? và vì sao lại thế hả bác?
Milou
http://www.nn.northropgrumman.com/Reagan/A...g_tradition.htm
"rửa tội" cho tầu thủy
netwalker
Lịch sử cái Tivi ( Televison)


Muốn viết một bài về cái TV nhưng mà đang mùa giải Football cho nên mải xem bóng đá Mỹ quá tv_happy.gif cho nên chưa viết được.

Thôi bà con chịu khó xem tạm ở đây nhé. Hay lắm đó!

http://www.tvhistory.tv

Post tạm vài cái ảnh lên cho bà con xem.

TV đầu tiên được John Logie Baird người Scotland công chiếu buổi đầu tiên vào ngày 23/1/1926 cho khoảng 40 thành viên của phòng Lab Hoàng gia Anh.
user posted image

Cái TV đầu tiên ở Mỹ 1928, trông cũng hay phết đấy chứ nhỉ. TV này đang trong gia đoạn thử nghiệm lúc đó chưa phổ biến rộng rãi

user posted image

ở Anh, 1928

user posted image

ở Pháp 1928
user posted image


ở Nga 1934
user posted image
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Khoa Học Kỹ Thuật - Computer & Internet
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.