Superman trong nhạc Trịnh công Sơn (tựa bài viết trong Viet Weekly).
Trái tim chai đá nhất : "tim lăn trên đường mòn..." (Ru ta ngậm ngùi).
Bàn tay khoẻ nhất : "bàn tay chắn gió mưa sang..." (Biển nhớ).
Tắm gội lâu nhất: "mười năm tắm gội giật mình ôi chiếc lá thu phai" (Chiếc lá thu phai)
Đi bộ lâu nhất: "mười năm chân bước trên đường dài... " (Có một dòng sông đã qua đời)
Cặp môi "nóng nhất" : "ngủ đi em đôi môi lửa cháy..." (Em hãy ngủ đi)
Bụng to nhất "lòng ta trăm con hạc gầy vút bay..." (Hãy cứ vui như mọi ngày).
Lỗ tai xịn nhất: "đêm nghe tiếng khóc cười của bào thai..." (Nghe tiếng muôn trùng).
Khóc nhiều nhất: "nghìn giọt lệ rớt xuống thành hồ nước long lanh" (Như cánh vạc bay).
Bộ phận phát ngôn kỳ lạ nhất: "bàn chân âm thầm nói..." (Thương một người).
Xâm mình bạo nhất: "vết buồn khắc trên da..." (Yêu dấu tan theo)

Nhưng đây mới thật là nhạc sĩ "superman" cuả chúng ta:
TRỊNH CÔNG SƠN ĐÃ TỪNG LẤY VỢ Họa sĩ Trịnh Cung kể cho nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường :"Trịnh Công Sơn đã làm lễ cưới vào cuối năm 1964 . Năm đó Sơn 26 tuổi . Ngày tháng tôi không nhớ rõ, giống như những bài hát của Sơn, tôi vẫn thuộc nhưng không nhớ tựa đề . Đám cưới Sơn ở một nhà hàng sang trọng, Sơn vừa cười vừa chỉ về phía đó - đằng sau Nhà hát lớn - Cô dâu là Thanh Thúy, không phải là Thanh Thúy "thương một người" mà là Thanh Thúy "Tàu" . Gọi Tàu vì cô ta là người Hoa, và Hoa cũng có nghĩa là Hoa hậu . Bởi Thanh Thúy đẹp nổi tiếng vào thời đó . Cô làm Ở nhà hàng Catinat, chỗ Sơn vẫn thường hay tới .
Lễ cưới có vẻ bí mật, bạn bè không có ai, Sơn chỉ mời Trịnh Cung và Đinh Cường . Cả hai bàn nhau cùng chung nhau một cặp nhẫn tặng cho đôi bạn . Và tiệc cưới bày trên một cái bàn ở ngoài sân cỏ, thắp nến . Lúc bấy giờ Thanh Thúy mặc áo đầm màu trắng nhảy tung tăng lên thềm, và Sơn nói "Nhí nhảnh như một con chim" . Tiệc đến nửa chừng thì nến tắt, mọi người nhắm mắt lại, và Sơn đeo nhẫn cho Thanh Thúy . Một giọt nước nóng bỏng rơi xuống lưng bàn tay làm Sơn suýt co tay lại . Giây phút đó dường như lắng đọng . Một lễ cưới chỉ có 4 người và những trái tim đập liên hồi vì xúc động .
Xong cuộc, Cung và Cường đưa tân lang và tân nhân về phòng (phòng riêng của Thanh Thúy), đến cửa phòng rồi quay về . Đi một quảng xa họ chợt nghe tiếng gót giày lóc cóc đuổi theo sau lưng mình, ngoảnh lại nhìn thì té ra chính là Trịnh Công Sơn . Sơn hổn hển, vừa thở vừa giải thích :
- Bỗng dưng ở lại một mình với một người đàn bà trước mặt, mình hoảng qúa, không biết làm gì, bèn ... bỏ chạy cho khỏe !"
Kể đến đây nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường liền mô tả về con trai Huế như thế này "mỗi lúc nào đó nghe thấy tiếng giày lóc cóc chạy theo sau và ngoảnh lại nhìn, và nhận ra một người con trai theo mình, thì đừng cần hỏi quê quán lý lịch, cũng thừa biết rằng đó là con trai Huế . Người Huế yêu rất dai dẳng, rất khó quên và hay hối tiếc . Tiếng giày của Sơn đêm ấy khiến tôi nghĩ như vậy . Mỗi người đàn bà đi qua đời Sơn đều để lại một bài hát, thường là như thế . Nhưng "Thanh Thúy Tàu" thì không thấy đâu cả . Có lần nghe Khánh Ly hát rất hay "ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu" ... Tôi nghe mà nghĩ đến "Thanh Thúy Tàu" mang hình ảnh một con chim bị thương . Tôi nghĩ rằng hay vết thương sâu là "Người ấy" ?
(Trích Cuộc tuần hoàn của phận người - Hoàng Phủ Ngọc Tường)