Langven.com Forum

Full Version: Những Nhạc Trưởng Tiêu Biểu
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Âm nhạc - Hội họa
tao_lao
Xin giành 1 chủ đề để nghe các cao thủ như bác X,yuyu với anh Milou bàn chơi về các nhạc trưởng tiêu biểu của truyền thống âm nhạc Áo- Đức để mà học hỏi: Wagner, Hanes von Bulow, Arthur Nikisch,Gustar Mahler, Felix Weigartner,Richard Strauss, Bruno Walter, Otto Klemperrer,Furtwangler,Karajan (xếp theo thời gian.lấy từ quyển Virtuoso Conductors của Raymon Holden). baby.gif

Xốt
Các vị trước Furtwängler thì em chịu- vì thời đó không có đĩa thu. Còn từ Furtwängler trở đi thì em chỉ nghe khoảng chục vị trở lại. Nói chung em thấy tìm đĩa nhạc để nghe chuyện nhạc trưởng không quan trọng lắm- vì các hãng đĩa lớn cũng chỉ thu thanh toàn các vị đầu bảng mà thôi. Nếu thích chậm chạp, trầm lắng, sâu sắc nhưng ngẫu hứng và hào hùng thì tìm Furtwängler, thích tốc độ, thích chính xác và ào ạt thì tìm Toscanini, thích bóng bẩy, trơn tru, chi tiết thì tìm Karajan hoặc thích quí tộc, tốc độ, sáng láng, hiện đại hơn chút thì tìm (Carlos) Kleiber. Còn các vị đang sống thì cứ chơi các bác Rattle, Barenboim, Boulez, Abbado, Thielemann là khó mà thất vọng nặng nề được.
Em tháng này đi nghe mấy buổi ở Philharmonie, chơi Mahler 2, Beethoven 5 (nghe lại), Strawinsky, Kurtag, Berlioz thì phải nói rằng nhạc sĩ Pháp dở như đồ ăn Đức, còn Beethoven thì dù kinh điển nhưng nghe nhiều quá cũng phát ngán, Mahler 2 cực kỳ hoành tráng nhưng có hơi sự lạc lõng (do đó lê thê hơn mức cần thiết) của kẻ vĩnh viễn tìm kiếm Chúa, Kurtag không ấn tượng- nhạt hơn mức em tưởng, Strawinsky giai đoạn cuối (Agon- 1957) cũng nhạt dù vẫn có ít nhiều humor và sự trêu trọc điển hình của ông ấy.
Tháng tới em đi nghe một loạt Quartette của Shostakovich và một loạt hiện đại cho nó khỏe. Các vị trước thế kỷ 20 đối với em giờ đã già quá rồi.
tao_lao
Quyển sách của Raymon Holden là 1 quyển tuyệt vời nói về các nhạc trưởng. Trong các nhạc trưởng kể bên trên thì (hình như) chỉ có Karajan là hậu bối của Furtwangler còn lai đều là tiền bối của ông (và đều là hạng sừng sỏ, là những người chói sáng nhất trong thế hệ của họ) và từ Nikisch trở đi thì đều có thu âm cả. Tuy nhiên những thu âm của mấy vị này thì tui cũng chưa có được nghe mấy, nếu bác nào có thì xin share lên để tui được mở rộng tầm tai.

Quyển sách đã truy tầm ngọn nguồn của cái gọi là trường phái nhạc trưởng Áo- Đức (hoạt động ở Áo- Đức, chỉ huy (đa số) các tác phẩm kinh điển của truyền thống này: Mozart, Beethoven, Wagner.) Trước hết nó xuất phát từ Wagner với khái niệm melo, tức nhịp trong bản nhạc có thể thay đổi để thể hiện ra cho hết các melody và nhịp điệu (quyển sách trích nội dung bài On conducting của Wagner, bác nào biết tiếng Đức thì xin tìm hộ và dịch ra hộ.) Đó là 1 ý niệm cách mạng về cách chỉ huy 1 tác phẩm. Cùng thời với Wagner có Mendelssohn vẫn trung thành với cách diễn dịch truyền thống . Cuộc chiến giữa 2 trường phái trong đó Wagner và Liszt dẫn đầu bên phái Tân Đức Quốc và Mendelssoh bên phái Leipzig, không chỉ riêng về cách chỉ huy, là 1 đề tài thú vị trong truyền thống âm nhạc Áo-Đức. Nói về truyền nhân của 2 trường phải nhạc trường này thì bên nhánh Wagner là Furtwangler còn bên phìa Mendelssohn là Toscanini. Lại 1 lần nữa 2 ông sau này cũng là 1 cặp đối thủ thú vị trong giới nhạc trưởng.

Đối với chuyện mấy ông nhạc trưởng thì tui cũng hổng có hiểu gì nhiều, chỉ dám viết vài hàng thắc mắc, gợi ý hi vọng được mấy cao thủ chỉ điểm (kiểu như chuyện trà dư tửu hậu bên lề sân khấu của mấy ông nhạc trưởng nghe cũng vui)
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Âm nhạc - Hội họa
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.