Langven.com Forum

Full Version: Tủ Sách Sos2
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện bài viết
Pages: [1], 2, [>], [>>]
Sóng
Tôi thấy bộ sách này hay. Giới thiệu các bác để các bác tham khảo và nghiên cứu.
Tìm kiếm thì các bác có thể sang bên thuvien-ebook.com để tìm. Hiện tôi đang đọc quyển xã hội mở và kẻ thủ của nó, thấy rất thú vị.
Thân.
Link để down
(@click here)
Skywalker
Cám ơn bạn Sóng. Bạn thấy Karl Popper viết thú vị ở chỗ nào? Khái niệm "Xã hội mở" có thật sự có kẻ thù là thuyết định mệnh hay chủ nghĩa lịch sử không? leuleu.gif
Dandelion
laugh.gif

Sóng
Bác sky lại chơi tớ rồi, bữa nào tớ gặp bác ở ngoài đời sẽ hầu chuyện bác.
Tớ mới đọc xong quyển 1 Xã hội mở và quyển Sự khốn cùng, hiện giờ đọc quyển hayek đã rồi mới quay lại quyển 2 xã hội mở.
Quyển một của xã hội mở chỉ đề cập đến vấn đề mâu thuẫn giữa thuyết định mệnh và mâu thuẩn của nó với xã hội mở. Còn quyển sự khốn cùng thì ko đề cập trực tiếp đến xã hội mở, nhưng có thể hiểu là nó đề cập đến mâu thuẫn giưa xã hội mở và chủ nghĩa lịch sử.
Hy vọng lần này bạn sky ko chê tớ đọc mà ko hiểu chứ.
Skywalker
QUOTE(Sóng @ Apr 19 2009, 03:36 AM)
Quyển một của xã hội mở chỉ đề cập đến vấn đề mâu thuẫn giữa thuyết định mệnh và mâu thuẩn của nó với xã hội mở. Còn quyển sự khốn cùng thì ko đề cập trực tiếp đến xã hội mở, nhưng có thể hiểu là nó đề cập đến mâu thuẫn giưa xã hội mở và chủ nghĩa lịch sử.
Hy vọng lần này bạn sky ko chê tớ đọc mà ko hiểu chứ.
*



Bạn chưa phát biểu quan điểm của bạn (bằng cách thử trả lời câu hỏi tôi nêu) thì làm sao gọi là giúp nhau tham khảo?! leuleu.gif

Đã vậy thì tôi xin trình bày trước để bạn tiện xem xét: điểm nhấn của Popper là ở chỗ phản biện lại quan điểm sai lầm có tính hệ thống của một bộ phận học giả đề cao tiên nghiệm mà bỏ quên ý chí tự do, sự chọn lựa và khả năng hành động. Sự sai lầm này không phải trực tiếp đến từ Platon hay Marx, song do cách đọc/hiểu và vận dụng chủ nghĩa lịch sử.

Tiện thể nhắc lại một tư tưởng của Phật, goj là 3 Tự tính. Trong đó Tự tính thứ 2 là "y tha khởi" - tương đương với thuyết định mệnh. Song Tự tính thứ 3 "viên thành thật" mới là khung hành động của Phật tử. Tính "viên thành thật" bao gồm phần trí tuệ về quy luật lịch sử đồng thời vẫn tôn trọng năng lực chọn lựa của cá nhân.

Và tất nhiên tư tưởng của cá nhân thì có thể phóng chiếu lên cả xã hội thông qua những quy tắc pháp luật và đạo đức. Popper không phải là Phật tử song quan niệm của ông có tính tương đương, bởi vì cùng đề cập đến một điểm chốt quan trọng trong triết học.

[quote=Sóng,Apr 19 2009, 03:36 AM]
Bác sky lại chơi tớ rồi, bữa nào tớ gặp bác ở ngoài đời sẽ hầu chuyện bác.
]/quote]
Là bạn nghĩ bạn bị "chơi" thôi. Còn gặp ngoài đời thì bạn sẽ pjair gặp bộ tứ những người mê "lý tưởng"! laugh.gif sp_ike.gif
Sóng
Nếu cái gì tớ khoái ở popper nhất thì đó là chuyện Ông chứng minh đuợc là ko có một kế hoạch gì cho một tuơng lai cả, những gì nguời ta có thể làm là dự đoán các xu huớng, nhưng bản thân xu huơng ko có nghĩa là một thiết kế cụ thể cho tuơng lai, và hơn nữa xu hướng có thể ko thành sự thực vì nó thiếu các điều kiện cho xu hướng.
Ngồi phân tích mấy quyển này dài quá, tớ ko thích ngồi viết là vì vậy. Nhưng nếu để cho chị em hiểu thêm về tử vi thì cũng có thể hiểu tuơng tự như kopper viết. Thông qua tử vi thì nguời ta có thể biết các xu hướng mà thôi, đừng có nghĩ rằng nó sẽ thành hiện thực một cách hiển nhiên. hoặc theo nghĩa thô thiển tức là tử vi sẽ chỉ cho một kế hoạch đầy đủ về cuộc sống con nguời.
Skywalker
QUOTE(Sóng @ Apr 21 2009, 02:57 AM)
Nếu cái gì tớ khoái ở popper nhất thì đó là chuyện Ông chứng minh đuợc là ko có một kế hoạch gì cho một tuơng lai cả, những gì nguời ta có thể làm là dự đoán các xu huớng, nhưng bản thân xu huơng ko có nghĩa là một thiết kế cụ thể cho tuơng lai, và hơn nữa xu hướng có thể ko thành sự thực vì nó thiếu các điều kiện cho xu hướng.
*



Hì, cái mà bạn Sóng thích ở Popper tôi lại nghĩ là cái dở. Ở đây có một số vấn đề về ngữ nghĩa như thế nào là xu hướng, thế nào là kế hoạch cho tương lai... nhưng tôi cứ tạm dùng những khái niệm bạn Sóng đưa ra, coi như tạm gác Popper lại để thảo luận trực tiếp với bạn nhé.

Đành răng một lá số tử vi không được coi như ghi lại toàn bộ số phận tới từng chi tiết, tuy nhiên việc giải đoán nó lại không đơn giản là chỉ biết trước "xu hướng" của cuộc đời. Nói cách khác, lá số tử vi vẫn là thông tin về định mệnh, song chúng ta bị hạn chế bởi khả năng giải đoán nó chứ không phải định mệnh không có thật.

Một trong những lý thuyết tiêu biểu về định mệnh là quyết định luận khoa học do Laplace đề xướng. Theo lý thuyết này thì định mệnh là chặt chẽ và khả dĩ tiên đoán quá khứ lẫn tương lai với độ chính xác 100% - nếu chúng ta nắm được mọi quy luật vật lý và các tham số của một thời điểm bất kỳ. Tuy nhiên quyết định luận Laplace đã không đứng vững khi cơ học lượng tử ra đời và hiện nay người ta thay nó bằng quyết định luận lượng tử, theo đó thì định mệnh chỉ có thể được biết với độ chính xác nhỏ hơn 100% bởi đặc trưng của hàm sóng.

Như vậy thì xác suất, ví dụ 70%, có phải là "xu hướng" không? Tôi nghĩ chúng ta chỉ bận rộn vì con số đó khi chúng ta quan tâm (hay mong muốn) một thiết kế cụ thể nào đó. Như vậy thì kế hoạch cho tương lai hoàn toàn có thể được đặt ra trên cơ sở nắm được các quy luật biến đổi - dù chúng cũng chỉ là xác suất. Tính mục đích của kế hoạch là rõ ràng - dựa trên cái nhu cầu, cái mong muốn của con người!!! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif




Xốt
Bác Nguyễn Quang A tuy là người có lòng có tâm vì học thuật nhưng khả năng dịch của bác ấy khá yếu. Nếu mình nhớ không nhầm thì bác A có kể mấy cuốn này bác ấy dịch ra từ tiếng Hung [mặc dù nguyên bản của chúng đều là tiếng Anh hoặc Đức]. Nói chung các bạn đã biết tiếng Anh hay ngoại ngữ nói chung thì nên tìm bản ngoại ngữ mà đọc.
Sóng
@Sky
Tôi từng học tử vi, có thể nói là ko giỏi, chỉ đủ để nghiệm vài điều cần nghiệm về số phận thôi. Và tôi có thể khẳng định là, sẽ ko bao giờ có nguời nào có thể miêu tả đuợc một nguời chính xác trong tuơng lai thế nào. Có thể nguời giỏi có thể dự đoán là anh ta trong tuơng lai là công chức, nhưng cụ thể công chức trong bộ máy nào thì chẳng ai có thể nói nổi. Vì điều đó lại phụ thuộc rất nhiều trong xã hội và các yếu tố khác. Hoặc nó có thể có những bài toán mở như đi thì chết ở lại thì sống.... Như vậy là có thể nói là ở đây chỉ nói đuợc bản chất của sự việc chứ ko miêu tả nổi chính xác vấn đề là gì.
Tôi thì cho rằng kế hoạch là cần thiết, nhưng nó chỉ đuợc thiết kế trên cơ sở dần dần thay đổi và có sự kiểm nghiệm của thực tế đầy đủ, cái mà ông ta có nói về nhà kỹ thuật xã hội từng phần. Cái mà ông ta phản đối chính là kỹ thuật xã hội toàn phần, cái mà ko bao giờ làm nổi vì chỉ dựa trên các xu huớng mà thôi.
Skywalker
QUOTE(Sóng @ Apr 22 2009, 02:03 AM)
Như vậy là có thể nói là ở đây chỉ nói đuợc bản chất của sự việc chứ ko miêu tả nổi chính xác vấn đề là gì.
Tôi thì cho rằng kế hoạch là cần thiết, nhưng nó chỉ đuợc thiết kế trên cơ sở dần dần thay đổi và có sự kiểm nghiệm của thực tế đầy đủ, cái mà ông ta có nói về nhà kỹ thuật xã hội từng phần. Cái mà ông ta phản đối chính là kỹ thuật xã hội toàn phần, cái mà ko bao giờ làm nổi vì chỉ dựa trên các xu huớng mà thôi.
*



Đồng ý với bạn Sóng về chuyện có giới hạn trong năng lực tiên đoán của con người. Còn vấn đề thiết kế xã hội thì tôi lại nghĩ khác. Nếu dựa trên quan điểm năng lực giới hạn và xã hội chỉ là một tập có kích thước lớn hơn một cá nhân, thì tại sao lại phản đối "kỹ thuật xã hội toàn phần" một khi chúng ta có thể mở rộng năng lực kiểm soát cho vừa vặn với quy mô đối tượng xã hội? Vào thời Popper thì máy tính điện tử chưa phổ biến và ông có thể nghĩ là con người hoàn toàn bị giới hạn trong thể xác của mình. Nhưng bây giờ các siêu máy tính đã làm được nhiều việc hơn nhiều người gộp lại, vậy phải chăng lý thuyết kế hoạch vẫn có thể đúng? laugh.gif

@Xốt
Sẽ rất cám ơn nếu Xốt đưa ra ý kiến của Xốt, hoặc ít ra là chỉ ra những chỗ tôi hiểu sai so với bản gốc của Popper. Còn bảo tôi đọc thì chả khác nào oánh nhau với cối xay gió, vì tôi không coi trọng Popper bằng Sóng hay Xốt ... sp_ike.gif

Pages: [1], 2, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện bài viết
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.