Langven.com Forum

Full Version: Hoàng đế đầu Tiên Triệu Đà
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4]
tsbm
QUOTE(Thalassa @ Jul 22 2009, 11:54 AM)
QUOTE(tsbm @ Jul 19 2009, 01:23 AM)
QUOTE(Thalassa @ Jul 18 2009, 10:52 PM)
QUOTE(tsbm @ Jul 18 2009, 10:38 PM)
Còn các vua Nguyễn có làm gì được ngoài việc kí các hiệp ước nhục nhã.


Phải xem từng trường hợp cụ thể, không phải cứ kí hiệp ước nào cũng là nhục nhã, nhiều khi lép vế một tý mà giữ được người thì cũng rất nên làm, công hay thủ đều là những phép dùng binh, không nhất thiết cứ phải đánh bất chấp thắng thua mới là hào hùng, nhỡ chết cả thì lấy đâu ra con cháu để sau này chúng nó ngồi bốc phét.
*



Chả phải xem gì cả, mà đâu phải lép vế một tí, nước tan nát hết mà gọi là lép vế một tý thì cũng hay hay. Thử xem Lê Chiêu Thống không kí hiệp ước gì để cắt đất mà còn bị lên án huống hồ bút sa gà chết, thế thôi. Nhà Trịnh đã phải đấu tranh với nhà Thanh để giành lại Tụ Long còn nhà Nguyễn, bản chất không xây dựng trên lòng yêu nước, chiến thắng quân xâm lược thì làm gì có ý thức dân tộc như Tiền Lê, Lý, Trần, Lê.


Thế hỏi bác thế này, cướp nó xông vào nhà bác chúng nó đông hơn lại nhất định không ra về tay không thì bác làm thế nào ? Chống cự lại để chết hay chịu ký vào cái giấy vay nợ chúng nó viết sẵn rồi tính sau, bác chọn đường nào ? Nếu bác chọn cách thứ nhất thì thôi chả nói nữa vì bác chỉ có Dũng mà không có Trí, giống con gà trống rút cuộc cũng chui vào nồi nước sôi rồi leo lên bàn ăn nằm thôi.

Bác không nên luẩn quẩn trong mấy cái sự kiện lịch sử VN này mà nên so sánh đối chiếu với lịch sử các nước khác trên TG. Nước Pháp từng chiếm vô số thuộc địa trên thế giới trong đó có VN mà cuối cùng cũng phải chấp nhận để Hitler đưa quân vào chiếm đóng dựng lên chính quyền bù nhìn, sau đó đến lượt Đức cũng bị quân Đồng Minh vào chia chác lãnh thổ phân thành Đông - Tây, điều này cho thấy cái gì ? Chẳng phải vận mệnh quốc gia nó cũng như sức khỏe trong cơ thể con người ta vậy, có lúc hưng thịnh, có lúc tàn lụi theo chu kỳ đó sao ? Ngay bản thân TQ cũng có những lúc tàn tạ đến nỗi phải cắt Macao cho Bồ, cắt Hương Cảng cho Anh, bản thân TQ thì bị Nhật chiếm đóng... so who's to blame ?
*



Nên bàn chuyện triệu đà. Phải bình tĩnh, kiềm chế.



Quan Huyện
Đúng là không thiếu các ông dân tộc thiểu số oai phong hơn các vị Khúc, Ngô... nhưng tiếc rằng không ai gặp may như người VN cả w00t.gif
*

[/quote]

May nắn cho dân tộc Việt thật ! nhưng một dân tộc muốn có sự tự cừong và độc lập riêng thông thừong hay tạo nên những hình ảnh mang tính chất huyền thoại về nguồn gốc tổ tiên cha ông để tạo ra một sắc thái độc lập cho dân tộc đó ... Suy cho cùng dân tộc Việt Nam luôn luôn không ngừng tranh đấu và luôn luôn phải bôn ba đây đó ...


Nếu đồng ý với không gian truyện cổ tích là Kinh Dương Vương sinh Lạc Long Quân ở Ngũ Lĩnh (rặng núi phía nam Động Đình Hồ) thì sẽ giải mã được “giặc Ân” trong một truyện cổ tích khác là “Thánh Gióng”. Thật vậy, Ân – Thương mất nước bởi dân Chu năm 1066 TCN, việc họ nam tiến trước hoặc lưu vong sau thời điểm 1066 TCN và đụng độ với Lạc Việt là hoàn toàn có cơ sở. Khảo cổ học đã xác định tương đối chính xác kinh đô Ân – Thương nằm giữa tỉnh Hà Nam hiện đại, cách Động Đình Hồ chỉ vài trăm cây số theo đường chim bay. Rất có thể liên minh thị tộc mẫu hệ Văn Lang, hạt nhân của Thần Nông và Lạc Việt, hình thành ở khu vực từ rặng núi Ngũ Lĩnh đến bờ nam Trường Giang mà trung tâm là Động Đình Hồ, sau khi nhà nước Ân – Thương ra đời (khoảng năm 1700 TCN). Tôi tạm tính một đời vua Hùng trung bình 25 năm, chuyện Thánh Gióng xảy ra năm 1066 TCN, suy ra Hùng vương thứ 18 lên ngôi năm 741 TCN. Con số 741 TCN rất thuyết phục, vì nó xê dịch không nhiều với năm tháng nước Sở hình thành và bành trướng về phía nam. Đại Việt sử ký toàn thư ghi năm thứ nhất họ Hồng Bàng là năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Theo chuỗi luận của tôi đưa ra thì kỷ nguyên Văn Lang bắt đầu cũng từ năm Nhâm Tuất nhưng là Nhâm Tuất 1199 TCN.

Đường di cư trên bộ trải dài từ Động Đình Hồ, qua đồng bằng hẹp Tây Giang, Quảng Tây để đến đồng bằng sông Hồng. Có không ít cư dân Văn Lang đã trụ lại bên dòng Tây Giang này. Họ cũng lập nên phiên bản nhà nước sơ khai như Văn Lang Động Đình Hồ với thủ lĩnh là Vua Hùng....

Đồng bằng sông Hồng lúc ấy cũng có thể đã có người sinh sống, nhưng chắc chắn dân cư rất thưa thớt, đầm lầy nhiều, rừng nhiệt đới rậm rạp, mùa mưa thì ngập lụt tràn lan. Vì lẽ đó vùng định cư trung tâm được chọn là miền trung du Phong Châu cao ráo. Mang trọn bản sắc Văn Lang ra đi, những con người bất khuất, yêu chuộng hòa bình và tự do vẫn gọi quê mới là Văn Lang, lãnh tụ của họ xưng là Vua Hùng, danh chính ngôn thuận tiếp nối Vua Hùng của nước Văn Lang ở Động Đình Hồ. Hành trình tìm kiếm Phong Châu còn ít nhiều đọng lại trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, ở đời vua Hùng thứ 18.


Niên đại xa nhất của trống đồng tìm được ở Việt Nam và Trung Quốc cũng rất gần nhau: khoảng TK 7 đến TK 8 TCN. Địa bàn chính đào được trống đồng rất rộng lớn, nó bao gồm bắc Việt Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu, Quảng Tây, Quảng Đông. Ba nơi nhiều trống đồng nhất là Đông Sơn (Thanh Hoá, Việt Nam), Vạn Gia Bá (Vân Nam) và Khu tự trị dân tộc Tráng (Quảng Tây).
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.