HƯƠNG ƯỚC
Hương ước là một thứ tài liệu, ghi các điều khoản dặn dò dân làng cần phải tuân theo để giữ gìn trật tự, xây dựng quê hương, làm sao cho làng xã có thuần phong mỹ tục.
Dân làng (?) họp nhau lại bàn bạc các điều quy định, yêu cầu mỗi người dân phải tuân theo. Những điều ấy gọi là điều ước. Điều khoản này có thể nhiều ít...
Hàng năm, vào ngày lễ đầu năm ở đình làng (chứ không được ở... quán nước ven làng đâu nhá!), phải đọc và giảng giải cho dân làng cùng nghe (nhất là cái đám dân ngụ cư như tregai chẳng hạn


Nhiều làng sau khi biên soạn Hương ước bằng văn xuôi rồi, còn tìm gặp các nhà khoa bảng tiếng tăm, nhờ chuyển Hương ước này thành các thể văn có vần có điệu (cũng vẫn gọi đấy là bản thúc ước) theo thể phú, văn biền ngẫu để dân làng có thể thuộc lòng. (tregai dạo chưa hết làng, dưng mà thấy nhiều bác "làm tốt" ba cái lẻ tẻ vậy). Văn thúc ước của một làng ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã được danh sĩ Lê Quý Đôn soạn hộ (!)
Các Hương ước thường được lưu ở đình làng (hoặc ở nhà cụ tiên chỉ). Nhưng có bản được khắc ngay trên bia đá. Chẳng hạn như tấm bia Hương trại điều lệ ở tỉnh Vĩnh Phú (cũ) dựng năm 1767. Tấm bia ghi bảy điều lệ:
Khuyến học;
Hậu lão;
Tu phúc;
Thi dịch;
Cống khẩu;
Huệ cập;
Tuất táng.
Chú ý là, không những đã có các Hương ước rồi, còn có cả các Đoan ước nữa. Hương ước là dành riêng cho làng. Đoan ước là những quy định về sự giao thiệp ứng xử giữa làng nọ với làng kia...
... Hiện tại, nghiên cứu Hương ước là thiết thực giúp ích làm đẹp cho cái làng... ven ta!

