Langven.com Forum

Full Version: Khoa Học Phía Bên Trong Thiền định
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Pages: [1], 2, 3, [>], [>>]
Skywalker
Những ngày Tết qua đi, dư vị là cơn say nhẹ nhàng từ vài ly rượu. Nhìn trời cao đang chìm trong gió mát mà thấy cõi nhân sinh thật sự chẳng phải lìa xa Vũ trụ. Nhìn trang tạp chí vật lý học mà thấy mọi sự hết thảy từ một cội nguồn. 12 đốt ngón tay tiện đếm 12 tháng, một cái đầu mọc thẳng từ thân mình, logic của toán học cũng là dòng chảy vô hạn của thời gian.

Đố ai biết tại sao? laugh.gif
NVT2002
http://www.reds.vn/index.php/tri-thuc/trie...iet-ly-socrates

Tư tưởng đạo đức - nhân sinh: 1 - Triết lý của Socrates


Socrates(470-399 trước CN) là một trong những tư tưởng gia Hy Lạp cổ đại đầu tiên kêu gọi giới học giả và các nhà lãnh đạo quốc gia đương thời, những người quá chú tâm đến các công trình nghiên cứu thế giới tự nhiên, nên quan tâm nhiều hơn đến bản chất của con người.


Đối với Socrates, con người là đối tượng đáng được quan tâm hơn cả và bất cứ điều gì ảnh hưởng đến con người đều có tầm quan trọng quyết định. Tri thức về thế giới tự nhiên bên ngoài (vũ trụ học-cosmology), nếu không có ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống con người, chỉ có tầm quan trọng thứ yếu. Mọi tri thức có liên quan đến bản chất và cuộc sống của con người đều đáng được sở hữu và cần phải được tích luỹ. Hơn nữa, theo cách nói của Socrates, “cuộc sống vô minh (the unexamined life) thì không đáng để sống.”

Tự biết mình

Tự biết mình, hoàn toàn biết rõ bản chất ý thức lẫn vô thức của chính mình, là động cơ tạo nên năng lực, sự tiết độ và thành đạt. Các cá nhân gặp phải khó khăn trong đời phần lớn bởi vì họ không thực sự hiểu biết được sự hiểu được bản chất, khả năng, giới hạn, động cơ-toàn bộ cung bậc tính cách của chính họ. Thực chất, họ cần đến một tấm gương "tâm lý" có khả năng giúp họ nhận ra bản ngã của chính mình, bao gồm toàn bộ ưu khuyết điểm và tiềm năng thực tế của họ.

Một người thực sự tự biết mình sẽ đạt được thành công trong cuộc sống, bởi lẽ anh ta biết chính xác những gì nằm trong khả năng của mình cũng như cách thức vận dụng chúng. Ngược lại, một người không tự biết mình sẽ tiếp tục vấp ngã, thậm chí đi đến những huỷ hoại cả cuộc đời.

Hầu hết mọi người đều cho rằng tự biết rõ chính mình, rằng “không ai gần gũi ta hơn chính bản thân bản thân ta.” Tuy nhiên, tự tin không có nghĩa là tự biết mình. Thực ra, một người khôn ngoan và từng trải có thể "biết " về bạn nhiều hơn chính bạn đấy! Socrates đã đặt ra câu hỏi: “ Phải chăng bạn cho rằng bạn tự biết mình, đơn giản chỉ vì bạn sở hữu cái tên của mình?”. Ông cũng chỉ ra rằng, nếu chỉ muốn biết về con ngựa, chúng ta phải nắm được tuổi đời , sức vóc và tình trạng sức khoẻ của nó, từ đó mới có thể xác định được mức độ nhanh nhẹn và khả năng làm việc của nó. Nguyên lý này cũng áp dụng đúng với con người để hiểu chính mình, con người trên cõi đời. Quá trình tìm hiểu bản thân đòi hỏi không ít nỗ lực. Nói cho cùng, tự biết mình là mọt lẽ thiện trong đời.

Đức hạnh là tri thức

Đối với Socrates, bất cứ ai biết điều gì là đúng đắn tất sẽ thực hiện điều đó. Hành vi sai trái chỉ xuất phát từ sự vô minh. Một người có hành động không đúng bởi vì, và chỉ vì, anh ta không biết cái gì là đúng đắn. Không có một người tỉnh táo và lành mạnh nào lại chủ tâm làm tổn hại bản thân mình. Nếu anh ta thực sự làm một điều như vậy, đơn giản chỉ vì phạm phải sai lầm nào đó trong quá trình hành động, hoàn toàn không phải do cố ý. Không ai chủ định chọn lựa điều sai trái, bởi lẽ hành vị tội lỗi luôn mang đến tai hoạ cho bản thân họ và người khác.

Nếu thấu hiểu hậu quả thực sự của trộm cắp, dối trá, lừa đảo, thù hằn và các hành vi tội lỗi khác; nếu biết được chúng sẽ gây tổn hại như thế nào cho bản thân họ, chẳng hạn như sự sa đoạ về mặt tinh thần và sự thoái hoá về mặt nhân cách, chắc chắn con người sẽ tự giác né tránh chúng. Thiếu nhận thức đúng đắn chính là lý do duy nhất khiến một số người không thể kiềm chế được chính mình trước những cám dỗ tội lỗi; bởi lẽ bất cứ người nào biết điều gì là đúng đắn tất sẽ thực hiện điều đó.

Đức hạnh là hạnh phúc

Theo Socrates, đức hạnh không chỉ là tri thức, bản thân nó cũng đồng nghĩa với hạnh phúc. Bởi lẽ, hành vi đạo đức cũng chính là hành vi mang đến những điều tốt đẹp cho người thực hiện nó. Hạnh phúc kết thành quả từ đó.

S.T

voiconlontalonton
QUOTE(NVT2002 @ Feb 22 2013, 01:56 PM)
Đức hạnh là hạnh phúc

Theo Socrates, đức hạnh không chỉ là tri thức, bản thân nó cũng đồng nghĩa với hạnh phúc. Bởi lẽ, hành vi đạo đức cũng chính là hành vi mang đến những điều tốt đẹp cho người thực hiện nó. Hạnh phúc kết thành quả từ đó.

S.T
*


hạnh phúc rồi cũng qua đi
NVT2002
QUOTE(voiconlontalonton @ Feb 24 2013, 06:08 PM)
QUOTE(NVT2002 @ Feb 22 2013, 01:56 PM)
Đức hạnh là hạnh phúc

Theo Socrates, đức hạnh không chỉ là tri thức, bản thân nó cũng đồng nghĩa với hạnh phúc. Bởi lẽ, hành vi đạo đức cũng chính là hành vi mang đến những điều tốt đẹp cho người thực hiện nó. Hạnh phúc kết thành quả từ đó.

S.T
*


hạnh phúc rồi cũng qua đi
*



Bác hiểu thế nào là hạnh phúc?
NVT2002
Dạo này bác Quyzen bận rộn không vào langven, nên em copy một số ý kiến của bác Quyzen vào đây cho bác Sky tham khảo

QUOTE

Khoa học nghĩa là gì? Khoa học là một tập hợp của các giả thiết (mà người ta thường gọi là lý thuyết) đã được kiểm chứng. Mà đã là giải thiết tức là không biết. Các nhà khoa học thường đề cao vai trò của công cụ tư duy mà coi nhẹ vai trò của công cụ trực giác.
Cụ thể: khi chúng ta gặp phải một hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội mà các lý thuyết khoa học hiện tại không giải thích được. Ta bèn đưa ra một giả thiết để giải thích các hiện tượng đó. Sau đó căn cứ trên các giả thiết này, ta tiên đoán một số hiện tượng sẽ xảy ra trong thực tế, rồi làm thí nghiệm kiểm chứng. Nếu kiểm chứng đúng tức là giả thiết của ta đúng, nếu nó được số đông các nhà khoa học thừa nhận thì nó sẽ trở thành một lý thuyết khoa học. Và nó sẽ vẫn còn được thừ nhận là đúng cho đến khi nào xuất hiện một hiện tượng mới mà lý thuyết đó không có khả năng giải thích được, và nhu cầu cho sự ra đời của một lý thuyết mới phát sinh.

Bản chất của khoc học là có thể sai (tương đối). Nhưng ngày nay có nhiều người lại nghĩ rằng Khoa học là luôn luôn đúng (tuyệt đối) và dùng nó để đi thẩm dịnh những cái khác xem có phù hợp với chân lý hay không. Họ là gì nếu không phải là một tín đồ của một tôn giáo mới mang tên "Khoa học"?

Rất tiếc ngày nay trong số những nhà khoa học, số lượng những nhà khoa học thực sự thì như lá mùa thu, còn các tín đồ của tôn giáo khoa học (khoa học giả hiệu) lại như sao trên trời. Theo tôi trong khoa học chứa đựng rất nhiều yếu tố cảm tính.  Do vậy cái đối lập với "cảm tính" là "lý tính" chứ không phải là "khoa học". Yếu tố được số đông công nhận là yếu tố cảm tính chứ không phải lý tính. Chân lý không thuộc về số đông và không ai có quyền năm giữ chân lý. TRong mỗi con người đều có hai loại tư duy: "tư duy lý tính" và "tư duy cảm tính".  Tư duy lý tính thì theo lẽ phải, theo sự thật, còn tư duy cảm tính thì theo ý của mình. Xu hướng khoa học hiện nay là cổ động tư duy cảm tính chứ không cổ động tư duy lý tính.
Skywalker
QUOTE(NVT2002 @ Feb 28 2013, 03:53 PM)
Dạo này bác Quyzen bận rộn không vào langven, nên em copy một số ý kiến của bác Quyzen vào đây cho bác Sky tham khảo

QUOTE

Khoa học nghĩa là gì? Khoa học là một tập hợp của các giả thiết (mà người ta thường gọi là lý thuyết) đã được kiểm chứng. Mà đã là giải thiết tức là không biết. Các nhà khoa học thường đề cao vai trò của công cụ tư duy mà coi nhẹ vai trò của công cụ trực giác.
Cụ thể: khi chúng ta gặp phải một hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội mà các lý thuyết khoa học hiện tại không giải thích được. Ta bèn đưa ra một giả thiết để giải thích các hiện tượng đó. Sau đó căn cứ trên các giả thiết này, ta tiên đoán một số hiện tượng sẽ xảy ra trong thực tế, rồi làm thí nghiệm kiểm chứng. Nếu kiểm chứng đúng tức là giả thiết của ta đúng, nếu nó được số đông các nhà khoa học thừa nhận thì nó sẽ trở thành một lý thuyết khoa học. Và nó sẽ vẫn còn được thừ nhận là đúng cho đến khi nào xuất hiện một hiện tượng mới mà lý thuyết đó không có khả năng giải thích được, và nhu cầu cho sự ra đời của một lý thuyết mới phát sinh.

Bản chất của khoc học là có thể sai (tương đối). Nhưng ngày nay có nhiều người lại nghĩ rằng Khoa học là luôn luôn đúng (tuyệt đối) và dùng nó để đi thẩm dịnh những cái khác xem có phù hợp với chân lý hay không. Họ là gì nếu không phải là một tín đồ của một tôn giáo mới mang tên "Khoa học"?

Rất tiếc ngày nay trong số những nhà khoa học, số lượng những nhà khoa học thực sự thì như lá mùa thu, còn các tín đồ của tôn giáo khoa học (khoa học giả hiệu) lại như sao trên trời. Theo tôi trong khoa học chứa đựng rất nhiều yếu tố cảm tính.  Do vậy cái đối lập với "cảm tính" là "lý tính" chứ không phải là "khoa học". Yếu tố được số đông công nhận là yếu tố cảm tính chứ không phải lý tính. Chân lý không thuộc về số đông và không ai có quyền năm giữ chân lý. TRong mỗi con người đều có hai loại tư duy: "tư duy lý tính" và "tư duy cảm tính".  Tư duy lý tính thì theo lẽ phải, theo sự thật, còn tư duy cảm tính thì theo ý của mình. Xu hướng khoa học hiện nay là cổ động tư duy cảm tính chứ không cổ động tư duy lý tính.

*



Cảm ơn bạn NVT đã chia sẻ quan điểm của bác Quyzen. Tôi bôi đậm vài câu văn của bác Quyzen để nói một ý kiến là bác Quý đã "cảm tính" khi viết như thế, bởi vì:

- Tính chất "có thể sai" không mâu thuẫn với "đúng đắn" (cả tuyệt đối lẫn tương đối). đúng tuyệt đối là thế nào thì ... phải dấn thân vào khoa học mới biết được. laugh.gif

- Người làm khoa học có khi đề ra những tiên đề để xây dựng lý thuyết lên trên, nhưng đó không thể gọi là cảm tính (mâu thuẫn đối lập với lý tính) được. Thực tế là con người quan sát thế giới xung quanh thì bị giới hạn bởi năng lực trí tuệ lẫn hành động cho nên phải tiết kiệm nguồn lực bằng cách chọn những góc nhìn nhỏ hẹp (như anh mù sờ voi) để đạt được mục tiêu trước mắt. đã từng có những tranh cãi khi lý thuyết khoa học này xung đột với lý thuyết khoa học khác khi con người còn chưa thông, ngôn ngữ còn bất đồng ...vv. Nhưng đến lúc nào đó giải pháp tổng thể xuất hiện và các anh mù thống nhất với nhau rằng con voi là hợp thành từ mọi bộ phận. Như vậy thì cái lý tính của khoa học xuất hiện ngay từ lúc người ta đặt vấn đề nghiên cứu một mẩu nhỏ của thế giới chứ không phải đợi đến lúc bị phát hiện ra là sai lầm.

Anyway, nếu bác Quý đọc được những dòng trên thì mong bác vào thảo luận và/hoặc cho biết quan điểm hiện tại của bác.
NVT2002
Bây giờ bác Quyzen chơi FB, không vào diễn đàn nữa. Bác Sky cũng lên FB tranh luận đi cho nó hợp với thời đại : (@click here)
Skywalker
Cám ơn bạn NVT. Tranh luận thì để ở diễn đàn cho nó bình đẳng chứ tôi không thích comment "tranh luận" trên FB, dễ làm người đọc hiểu nhầm là tấn công cá nhân ... laugh.gif

Với lại, bác Quý cũng đã lâu không bàn luận vật lý, FB chỉ nói chuyện tâm giao thì phải? Bác ấy đã "gác kiếm" mà hạnh phúc như thế thì chẳng nên làm phiền.
nguyenducquyzen
Hịc
khi nào bác Sky có thể bàn luận về vẻ đẹp của hoàng hôn với người mù bẩm sinh thì khi đó em sẽ thảo luận với bác về chủ đề này.
Hiện giờ em chỉ chia sẻ chứ không tranh luận bác ạ. Cho nên em chỉ đưa nó lên PB chứ không đưa lên LV.

QUOTE(Skywalker @ Feb 28 2013, 03:41 PM)
QUOTE(NVT2002 @ Feb 28 2013, 03:53 PM)
Dạo này bác Quyzen bận rộn không vào langven, nên em copy một số ý kiến của bác Quyzen vào đây cho bác Sky tham khảo

QUOTE

Khoa học nghĩa là gì? Khoa học là một tập hợp của các giả thiết (mà người ta thường gọi là lý thuyết) đã được kiểm chứng. Mà đã là giải thiết tức là không biết. Các nhà khoa học thường đề cao vai trò của công cụ tư duy mà coi nhẹ vai trò của công cụ trực giác.
Cụ thể: khi chúng ta gặp phải một hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội mà các lý thuyết khoa học hiện tại không giải thích được. Ta bèn đưa ra một giả thiết để giải thích các hiện tượng đó. Sau đó căn cứ trên các giả thiết này, ta tiên đoán một số hiện tượng sẽ xảy ra trong thực tế, rồi làm thí nghiệm kiểm chứng. Nếu kiểm chứng đúng tức là giả thiết của ta đúng, nếu nó được số đông các nhà khoa học thừa nhận thì nó sẽ trở thành một lý thuyết khoa học. Và nó sẽ vẫn còn được thừ nhận là đúng cho đến khi nào xuất hiện một hiện tượng mới mà lý thuyết đó không có khả năng giải thích được, và nhu cầu cho sự ra đời của một lý thuyết mới phát sinh.

Bản chất của khoc học là có thể sai (tương đối). Nhưng ngày nay có nhiều người lại nghĩ rằng Khoa học là luôn luôn đúng (tuyệt đối) và dùng nó để đi thẩm dịnh những cái khác xem có phù hợp với chân lý hay không. Họ là gì nếu không phải là một tín đồ của một tôn giáo mới mang tên "Khoa học"?

Rất tiếc ngày nay trong số những nhà khoa học, số lượng những nhà khoa học thực sự thì như lá mùa thu, còn các tín đồ của tôn giáo khoa học (khoa học giả hiệu) lại như sao trên trời. Theo tôi trong khoa học chứa đựng rất nhiều yếu tố cảm tính.  Do vậy cái đối lập với "cảm tính" là "lý tính" chứ không phải là "khoa học". Yếu tố được số đông công nhận là yếu tố cảm tính chứ không phải lý tính. Chân lý không thuộc về số đông và không ai có quyền năm giữ chân lý. TRong mỗi con người đều có hai loại tư duy: "tư duy lý tính" và "tư duy cảm tính".  Tư duy lý tính thì theo lẽ phải, theo sự thật, còn tư duy cảm tính thì theo ý của mình. Xu hướng khoa học hiện nay là cổ động tư duy cảm tính chứ không cổ động tư duy lý tính.

*



Cảm ơn bạn NVT đã chia sẻ quan điểm của bác Quyzen. Tôi bôi đậm vài câu văn của bác Quyzen để nói một ý kiến là bác Quý đã "cảm tính" khi viết như thế, bởi vì:

- Tính chất "có thể sai" không mâu thuẫn với "đúng đắn" (cả tuyệt đối lẫn tương đối). đúng tuyệt đối là thế nào thì ... phải dấn thân vào khoa học mới biết được. laugh.gif

- Người làm khoa học có khi đề ra những tiên đề để xây dựng lý thuyết lên trên, nhưng đó không thể gọi là cảm tính (mâu thuẫn đối lập với lý tính) được. Thực tế là con người quan sát thế giới xung quanh thì bị giới hạn bởi năng lực trí tuệ lẫn hành động cho nên phải tiết kiệm nguồn lực bằng cách chọn những góc nhìn nhỏ hẹp (như anh mù sờ voi) để đạt được mục tiêu trước mắt. đã từng có những tranh cãi khi lý thuyết khoa học này xung đột với lý thuyết khoa học khác khi con người còn chưa thông, ngôn ngữ còn bất đồng ...vv. Nhưng đến lúc nào đó giải pháp tổng thể xuất hiện và các anh mù thống nhất với nhau rằng con voi là hợp thành từ mọi bộ phận. Như vậy thì cái lý tính của khoa học xuất hiện ngay từ lúc người ta đặt vấn đề nghiên cứu một mẩu nhỏ của thế giới chứ không phải đợi đến lúc bị phát hiện ra là sai lầm.

Anyway, nếu bác Quý đọc được những dòng trên thì mong bác vào thảo luận và/hoặc cho biết quan điểm hiện tại của bác.
*


Skywalker
QUOTE(nguyenducquyzen @ Mar 2 2013, 09:13 AM)
Hịc
khi nào bác Sky có thể bàn luận về vẻ đẹp của hoàng hôn với người mù bẩm sinh thì khi đó em sẽ thảo luận với bác về chủ đề này.
Hiện giờ em chỉ chia sẻ chứ không tranh luận bác ạ. Cho nên em chỉ đưa nó lên PB chứ không đưa lên LV.
*



Dù bác Quý có chia sẻ hay tranh luận, ở đây hay ở nơi khác, thì những gì bác đã hiểu và đã viết luôn bám chặt lấy bác như bóng ma. Bác càng trốn tránh thì nó càng mạnh! laugh.gif

Em đang nói về vẻ đẹp của lịch sử. sp_ike.gif
Pages: [1], 2, 3, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.