Cái này cũng khó nói, bác Phó ạ. Loi hay hại còn tùy do EU và Anh xử lý thế nào, cũng như tình hình thế giới. Hiện nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Nhật, etc. đều coi Anh là cái cửa để vào EU, từ đó họ xây nhiều trung tâm R/D, sản xuất và đầu tư vào Anh. Bây giờ Anh rời EU, phải tùy theo thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU sau đó thế nào mới nói đựoc, nhưng chắc chắn k thể tự do hoàn toàn vào EU như trước.
Còn Mỹ thì lo thiệt, bởi vì họ mất tay trong ở EU. Ngay khi Anh rời EU, ngoại trưởng Mỹ Kerry đã đến EU để đảm bảo sẽ k có thay đổi gì từ phía EU về vấn đề Ukraine
Trước khi Anh bỏ phiếu, tổng thống obama và Clinton đều ủng hộ Anh ở lại EU, thậm chí còn dọa sẽ bắt Anh xếp hàng phía dứoi trong đối tác và thương lượng làm ăn với Mỹ. Chỉ có Trump cho rằng Anh rời EU chẳng sao, và rằng Anh sẽ k bị xếp dưới. Cuối cùng thì khi Anh quyết rời EU, tổng thống Obama đành phải nói rằng cả Anh và EU đều quan trọng với Mỹ

Bọn Daily Mail báo Anh thậm chí còn cho rằng brexit là chỉ dấu cho thấy Mỹ sẽ bỏ phiếu thế nào trong bầu cử tổng thống vào tháng 11, ám chỉ Trump thắng, dù hiện nay trong các Poll Trump đều thấp hơn và bị tấn công từ cả trong đảng CH
http://www.dailymail.co.uk/news/article-36...-president.htmlQUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 27 2016, 08:34 AM)
Brexit (nước Anh ra khỏi EU) hiện tại không có ảnh hưởng gì tới EU cũng như tới nước Anh. Còn về lâu dài thì chưa chắc đã ảnh hưởng gì, mà nếu có ảnh hưởng thì có lẽ chỉ có lợi cho Anh.
Tại sao lại thế.
Về trước mắt. Quá trình rút lui chưa chính thức, vì nó phải được Anh và EU đưa vào quy trình. Quy trình này thực ra không phức tạp như media doạ, vì EU giống như hệ mặt trời nó mà mỗi nước như một hành tinh, trong đó quỹ đạo của nước Anh là xa nhất. Anh không chung đồng tiền euro. Anh cũng không tham gia quản lý biên giới chung (Shengen). Quan hệ Anh – EU có gì đó gần giống như quan hệ Mỹ-Canada-Mễ trong ALENA. Vì thế cho nên thực ra chẳng có gì đáng sợ.
Hiện tại báo chí EU, rồi báo chí nước ngoài (Mỹ, Nhật, ..) đều đưa tin theo chiều hướng Anh rời EU là bất lợi. Đúng là có bất lợi, nhưng là bất lợi với họ, chứ không phải với Anh. Tại sao lại thế. Từ sau đại chiến thế giới II, đặc biệt là từ thập niên 80 lại đây, thì xu hướng chính trị thế giới là toàn cầu hoá, và tổ chức chính trị vùng (EU, ASEAN, ALENA, MERCOSUR..) rồi gần đây là TTP ..v..v.. quá trình này lợi cho tư bản toàn cầu hoá, giảm thiểu anh hưởng chính trị vào kinh tế. Những tổ chức chính trị vùng có tác dụng chuẩn hoá luật lệ, tăng cường thương mại, và có tác dụng cưỡng chế chính trị với các thành viên, chính vì thế tư bản quốc tế (tức là các hãng đa quốc gia) thích. Nhưng nó có lợi cho người dân hay không thì lại là chuyện khác. Và nước nào được lợi, lại là chuyện khác, vì nó phụ thuộc vào vị thế nước ở trong khối mình tham gia.
Brexit đã nói lên một điều là EU không có lợi cho tư bản Anh (đặc biêt là tư bản tài chính), và đây là yếu tố chính khiến Anh ra khỏi EU, nhưng vì “dân chủ”, nó phải dụng lên một cái lý do gì đó để dân bám vào bàn luận “thực thi dân chủ” (ví dụ vấn đề nhập cư, ..).
Từ khi Anh nhập EU vào năm 1973, thì cái vision của Anh với EU là thị trường tự do. Nhưng hiện tại vai trò chính trị của EU ngày càng mạnh lên, đồng Euro ngày càng mạnh lên, đã đẩy tư bản Anh vào thế bất lợi. Vì Anh có đồng Bảng Anh phải bảo vệ. Hiện nay thị trường tài chính thế giới đã toàn cầu hoá. Tương lai các hiệp định tự do thương mại kiểu TTP sẽ hình thành. Như vậy những điều gì nước Anh muốn đều có thể thực hiện không cần EU. Vậy ở trong EU để Đức (ngày càng mạnh lên) rồi Pháp trói buộc làm gì.
Việc Anh ra khỏi EU sẽ làm suy xụp City ở London ? Không. Hiện tại London thực hiện 40 operation financial của EU bởi vì Anh là thành viên tham gia ngân hàng EU để điều khiển euro. Chuyện này không thay đổi. Và Anh còn có các thị trường khác đặc biệt là ở châu Á (Hồng công, Sing,..)
Không bị Đức-Pháp cản trở, Anh sẽ phát triển hơn về lâu dài.