Langven.com Forum

Full Version: ThỰc HƯ CÂu ChuyỆn NiÊm Hoa Vi TiẾu CỦa ThiỀn TÔng
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
DinhLangVen
Tôi đọc trong các kinh lớn của Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy tôi không hề tìm ra được ở đâu có ghi câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU. Câu chuyện này mang nặng tinh thần "phong kiến" và "dấu nghề" của Trung Hoa.

ĐẠO TRÍ TUỆ của Phật không thể có cái tinh thần truyền thừa như thế. Đã là ĐẠO TRÍ TUỆ thì phải như KHOA HỌC, khi lý thuyết đã trình bày ra đầy đủ, thì bất cứ ai, ở bất cứ phương trời góc bể nào, đều có thể theo đó mà trở thành bác học một cách bình đẳng như nhau.

Đó chính là lý do Đức Phật đã nhấn mạnh: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi với chánh pháp, không nương tựa vào một ai khác". Trong đoạn kinh sau đây Đức Phật còn khẳng định rằng: Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta". Như vậy thì làm sao có chuyện ngài trao lại y bát cho ai làm giáo chủ.



25. Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).

Này Ananda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo"; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo.

Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?

Này Ananda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng.

Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái.

26. Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. (Phật nhắc lại pháp TỨ NIỆM XỨ)

Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

(Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, tụng phẩm II, thuộc Trường Bộ Kinh)




Cho nên đối với tôi, câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU của người TÀU là một câu chuyện lừa bịp để cho phật tử Á châu đều qui ngưỡng về TÀU. Câu chuyện muốn chứng tỏ rằng "Giáo Pháp nhãn tạng” của Phật đã được rinh hết về TÀU. Đó cũng do cái tinh thần bá quyền muốn dùng tôn giáo như một "sức mạnh mềm" để chinh phục thiên hạ. Các đế quốc Tây phương cũng đã xử dụng Kitô giáo để đi xâm lăng các thuộc địa cũng cùng một chiến thuật như vậy.

Nói tóm lại, đạo Phật là ĐẠO TRÍ TUỆ mở rộng ra cho tất cả chúng sanh (mà Đức Phật gọi là bàn tay ngữa) chứ không phải là một môn phái võ lâm mà có sự truyền thừa. Biết đâu để chấm dứt tệ nạn này mà LỤC TỔ đã ra đời để chấm dứt sự truyền y bát của Thiền Tông? Để ý rằng LỤC TỔ không chứng đạo từ NGỦ TỔ mà ngài đã chứng đạo trước rồi (qua kinh Kim Cang), trước khi đến với NGỦ TỔ để nhận y bát, rồi sau đó chấm dứt sự trao truyền.

Ngoài ra qua đoạn kinh trên ta thấy Đức Phật còn giảng rõ ra thế nào là làm ngọn đèn cho chính mình? Thế nào là nương tựa chính mình?

-- Đó chính là sự thực hành TỨ NIỆM XỨ để tìm hiểu chính mình bằng các pháp khảo sát: Quán THÂN, quán THỌ, quán TÂM, quán PHÁP.

Trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN của Phật giáo ĐẠI THỪA ta cũng thấy Đức Phật trả lời ngài A NAN về sự nương tựa pháp TỨ NIỆM XỨ mà tu hành sau khi Phật diệt độ như thế. Đó là pháp THIỀN độc nhất mà Phật đã dạy đi dạy lại. Chứ Phật chưa hề dạy pháp VÔ NIỆM như Thiền tông Trung hoa hồi nào cả.

TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi, mới có thể nhổ sạch gốc cội vô minh chấp ngã, gây nên khổ đau cho mình.

Không thể nào có một bậc giác ngộ mà không hiểu rõ về chính mình.



Tiến trình tu hành của Đức Phật chẳng qua cũng là một công trình miệt mài liên tục về sự tìm hiểu chính mình. Ngày ngài thành đạo ngài đã tâm sự như sau:

153. Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

154. Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Đòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.

(Kinh Pháp Cú)



Cho nên, phải hiểu rõ chính mình trước khi nói đến giác ngộ. Mà muốn hiểu rõ chính mình thì phải quan sát, phải khảo sát chính mình bằng các pháp quán của TỨ NIỆM XỨ. Đó cũng chính là pháp "chiếu kiến ngủ uẩn" của BÁT NHÃ.

Do đó khởi đầu kinh TỨ NIỆM XỨ Phật đã nhấn mạnh:

-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.

Như vậy con đường tu hành mà Phật đã chỉ ra thật rất rõ ràng và minh bạch. Không ai có thể trách Phật còn mơ hồ. Khi Đức Phật đã xác định là "con đường độc nhất" thì có nghĩa rằng đừng đi lang bang bằng các con đường khác. Người ta có thể ra đi từ vạn nẻo đường khác nhau (tùy căn cơ), nhưng đoạn đường cuối để đi đến đích thì ai cũng phải đi qua TỨ NIỆM XỨ để thành tựu CHÁNH TRÍ, để chứng ngộ BÁT NHÃ, để đạt đến NIẾT BÀN.

Tôi có bằng cớ nhiều vị Thiền sư Trung Hoa chưa chứng được BÁT NHÃ. Thật vậy, chính vì chưa chứng được BÁT NHÃ cho nên các ngài đã hiểu lầm ý nghĩa BÁT NHÃ mà kết án tâm PHÂN BIỆT, rồi đưa ra pháp thiền VÔ NIỆM, khác với CHÁNH NIỆM của PHẬT. Thử hỏi rằng một bậc tu hành, khi đạt được sự giác ngộ, có biết mình đã giác ngộ không? Nếu biết, thì không thể VÔ NIỆM. Nếu không biết, thì vẫn còn VÔ MINH.

Cho nên, phải biết rằng khả năng PHÂN BIỆT là một khả năng của TRÍ GIÁC. Nếu không có khả năng phân biệt thì làm sao có thể biết mình đã GIÁC NGỘ, đã ra khỏi VÔ MINH? Nhân loại nếu không có khả năng phân biệt ĐÚNG và SAI thì làm sao có sự tiến hóa cao hơn? Không lẻ Đao Phật lại phản tiến hóa, phản khoa học sao? Chỉ có những kẻ bị hôn mê, trí óc đờ đẫn mới không còn khả năng phân biệt mà thôi.

NVT2002
Bài này là do bác Dinhlangven tự viết ra đấy ạ?
DinhLangVen
QUOTE(NVT2002 @ Dec 10 2016, 08:46 PM)
Bài này là do bác Dinhlangven tự viết ra đấy ạ?
*



Không bác ạ, em lấy ở chỗ này nhà bác nó ạ:

Đường link http://thuvienhoasen.org/a10210/thuc-hu-ve-cau-chuyen-niem-hoa-vi-tieu-cua-thien-tong
nguyenducquyzen
QUOTE(DinhLangVen @ Dec 10 2016, 12:04 PM)
[size=4]
Tôi có bằng cớ nhiều vị Thiền sư Trung Hoa chưa chứng được BÁT NHÃ. Thật vậy, chính vì chưa chứng được BÁT NHÃ cho nên các ngài đã hiểu lầm ý nghĩa BÁT NHÃ mà kết án tâm PHÂN BIỆT, rồi đưa ra pháp thiền VÔ NIỆM, khác với CHÁNH NIỆM của PHẬT. Thử hỏi rằng một bậc tu hành, khi đạt được sự giác ngộ, có biết mình đã giác ngộ không? Nếu biết, thì không thể VÔ NIỆM. Nếu không biết, thì vẫn còn VÔ MINH.

Cho nên, phải biết rằng khả năng PHÂN BIỆT là một khả năng của TRÍ GIÁC. Nếu không có khả năng phân biệt thì làm sao có thể biết mình đã GIÁC NGỘ, đã ra khỏi VÔ MINH? Nhân loại nếu không có khả năng phân biệt ĐÚNG và SAI thì làm sao có sự tiến hóa cao hơn? Không lẻ Đao Phật lại phản tiến hóa, phản khoa học sao? Chỉ có những kẻ bị hôn mê, trí óc đờ đẫn mới không còn khả năng phân biệt mà thôi.

Hic thực ra có 2 loại "Phân biệt".
Loại phân biệt thứ nhất thuộc về Trí Tuệ, là Trạch Pháp Giác Chi phân biệt các pháp, là con mắt thấy pháp. Phân biệt dựa trên sự thật chứ không dựa trên sự phân biệt ta - người, đây là "Trí Phân Biệt các Pháp" chứ không phải "Tâm Phân Biệt Nhân Ngã". Phân biệt mà vô phân biệt, đây chính là chỗ không có Tâm Phân Biệt mà các Thiền Sư nói tới.
Loại phân biệt thứ 2 thuộc về vô minh, phân biệt nhân ngã. Phân biệt dựa trên sự ngã mạn. Đúng ý ta là đúng, trái ý ta là sai. Có lợi cho ta là tốt, có hại cho ta là xấu. Đây chính là cái "Tâm phân biệt" cần phải từ bỏ.
nguyenducquyzen
Nói thêm một chút pháp Thiền Chánh Niệm của Đạo Phật (còn các tên gọi khác là: Thiền Minh sát Tuệ, Thiền Tứ Niệm Xứ, thiền vipassana) bao gồm 4 đề mục quán niệm là: Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, và Niệm Pháp. Nhưng phần lớn các sư lại chỉ nói tới Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm chứ ít khi nói tới Niệm Pháp, mà nếu có nói tới thì mang tính lý thuyết là chính, người nghe không hiểu cách thức thực hành cụ thể của nó như thế nào.
Pháp "Vô Niệm" cuả Thiền Tông tương ứng với Pháp "Vô Tướng Tâm Định" trong Kinh Nikaya đề cập tới. Ở đây chỉ có sự khác nhau trên ngôn từ chứ không có sự khác nhau về mặt bản chất
nguyenducquyzen
QUOTE(DinhLangVen @ Dec 10 2016, 12:04 PM)
Tôi đọc trong các kinh lớn của Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy tôi không hề tìm ra được ở đâu có ghi câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU. Câu chuyện này mang nặng tinh thần "phong kiến" và "dấu nghề" của Trung Hoa.

ĐẠO TRÍ TUỆ của Phật không thể có cái tinh thần truyền thừa như thế. Đã là ĐẠO TRÍ TUỆ thì phải như KHOA HỌC, khi lý thuyết đã trình bày ra đầy đủ, thì bất cứ ai, ở bất cứ phương trời góc bể nào, đều có thể theo đó mà trở thành bác học một cách bình đẳng như nhau.

Đó chính là lý do Đức Phật đã nhấn mạnh: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi với chánh pháp, không nương tựa vào một ai khác". Trong đoạn kinh sau đây Đức Phật còn khẳng định rằng: Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta". Như vậy thì làm sao có chuyện ngài trao lại y bát cho ai làm giáo chủ.



25. Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mật giáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).

Này Ananda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo"; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ananda, người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo.

Này Ananda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ananda, làm sao Như Lai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?

Này Ananda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đã đến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờ dây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống như chính nhờ chống đỡ dây chằng.

Này Ananda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ một số cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai được thoải mái.

26. Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

Này Ananda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối với tâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời. (Phật nhắc lại pháp TỨ NIỆM XỨ)

Này Ananda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

(Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, tụng phẩm II, thuộc Trường Bộ Kinh)




Cho nên đối với tôi, câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU của người TÀU là một câu chuyện lừa bịp để cho phật tử Á châu đều qui ngưỡng về TÀU. Câu chuyện muốn chứng tỏ rằng "Giáo Pháp nhãn tạng” của Phật đã được rinh hết về TÀU. Đó cũng do cái tinh thần bá quyền muốn dùng tôn giáo như một "sức mạnh mềm" để chinh phục thiên hạ. Các đế quốc Tây phương cũng đã xử dụng Kitô giáo để đi xâm lăng các thuộc địa cũng cùng một chiến thuật như vậy.

Nói tóm lại, đạo Phật là ĐẠO TRÍ TUỆ mở rộng ra cho tất cả chúng sanh (mà Đức Phật gọi là bàn tay ngữa) chứ không phải là một môn phái võ lâm mà có sự truyền thừa. Biết đâu để chấm dứt tệ nạn này mà LỤC TỔ đã ra đời để chấm dứt sự truyền y bát của Thiền Tông? Để ý rằng LỤC TỔ không chứng đạo từ NGỦ TỔ mà ngài đã chứng đạo trước rồi (qua kinh Kim Cang), trước khi đến với NGỦ TỔ để nhận y bát, rồi sau đó chấm dứt sự trao truyền.

Ngoài ra qua đoạn kinh trên ta thấy Đức Phật còn giảng rõ ra thế nào là làm ngọn đèn cho chính mình? Thế nào là nương tựa chính mình?

-- Đó chính là sự thực hành TỨ NIỆM XỨ để tìm hiểu chính mình bằng các pháp khảo sát: Quán THÂN, quán THỌ, quán TÂM, quán PHÁP.

Trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN của Phật giáo ĐẠI THỪA ta cũng thấy Đức Phật trả lời ngài A NAN về sự nương tựa pháp TỨ NIỆM XỨ mà tu hành sau khi Phật diệt độ như thế. Đó là pháp THIỀN độc nhất mà Phật đã dạy đi dạy lại. Chứ Phật chưa hề dạy pháp VÔ NIỆM như Thiền tông Trung hoa hồi nào cả.

TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi, mới có thể nhổ sạch gốc cội vô minh chấp ngã, gây nên khổ đau cho mình.

Không thể nào có một bậc giác ngộ mà không hiểu rõ về chính mình.



Tiến trình tu hành của Đức Phật chẳng qua cũng là một công trình miệt mài liên tục về sự tìm hiểu chính mình. Ngày ngài thành đạo ngài đã tâm sự như sau:

153. Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

154. Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Đòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.

(Kinh Pháp Cú)



Cho nên, phải hiểu rõ chính mình trước khi nói đến giác ngộ. Mà muốn hiểu rõ chính mình thì phải quan sát, phải khảo sát chính mình bằng các pháp quán của TỨ NIỆM XỨ. Đó cũng chính là pháp "chiếu kiến ngủ uẩn" của BÁT NHÃ.

Do đó khởi đầu kinh TỨ NIỆM XỨ Phật đã nhấn mạnh:

-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm xứ.

Như vậy con đường tu hành mà Phật đã chỉ ra thật rất rõ ràng và minh bạch. Không ai có thể trách Phật còn mơ hồ. Khi Đức Phật đã xác định là "con đường độc nhất" thì có nghĩa rằng đừng đi lang bang bằng các con đường khác. Người ta có thể ra đi từ vạn nẻo đường khác nhau (tùy căn cơ), nhưng đoạn đường cuối để đi đến đích thì ai cũng phải đi qua TỨ NIỆM XỨ để thành tựu CHÁNH TRÍ, để chứng ngộ BÁT NHÃ, để đạt đến NIẾT BÀN.

Tôi có bằng cớ nhiều vị Thiền sư Trung Hoa chưa chứng được BÁT NHÃ. Thật vậy, chính vì chưa chứng được BÁT NHÃ cho nên các ngài đã hiểu lầm ý nghĩa BÁT NHÃ mà kết án tâm PHÂN BIỆT, rồi đưa ra pháp thiền VÔ NIỆM, khác với CHÁNH NIỆM của PHẬT. Thử hỏi rằng một bậc tu hành, khi đạt được sự giác ngộ, có biết mình đã giác ngộ không? Nếu biết, thì không thể VÔ NIỆM. Nếu không biết, thì vẫn còn VÔ MINH.

Cho nên, phải biết rằng khả năng PHÂN BIỆT là một khả năng của TRÍ GIÁC. Nếu không có khả năng phân biệt thì làm sao có thể biết mình đã GIÁC NGỘ, đã ra khỏi VÔ MINH? Nhân loại nếu không có khả năng phân biệt ĐÚNG và SAI thì làm sao có sự tiến hóa cao hơn? Không lẻ Đao Phật lại phản tiến hóa, phản khoa học sao? Chỉ có những kẻ bị hôn mê, trí óc đờ đẫn mới không còn khả năng phân biệt mà thôi.


*


Xét về phương diện lịch sử thì câu chuyện này không có thật.
Nhưng như vậy, không có nghĩa là nó vô nghĩa.
Tác giả bài viết này viết bài với một cái tâm Ngã mạn hơn thua triệt hạ nhau, chứ không phải với cái Tâm của một hành giả chân chính.
Phó Thường Nhân
Người viết cái đoạn trên không vững về phương pháp tiếp cận đạo Phật, nên lẫn lộn, tẩu hoả nhập ma. Khi tiếp cận một tôn giáo thì người ta, do ảnh hưởng phương Tây, có thể tiếp cận nó bằng hai cách :
1- Theo một tổng thể các giá trị, coi như là nó bất biến với thời gian. Đây cũng là cách tiếp cận của các tôn giáo như Hồi giáo, Thiên chúa.
2- Theo sự phát triển của nó theo thời gian, người ta có thể gọi nó là biện chứng lịch sử.

Hồi giáo hay Thiên chúa tiếp cận như thế, bởi vì họ quan niệm ông chúa Giê Xu hay ông Mô ha mét chỉ có một, và là người tiết lộ thiên cơ một lần duy nhất trong đạo của họ. Nhưng ngay cả khi tiếp cận như thế, các tôn giáo này cũng không thể tránh khỏi cái « vô thường » tức là sự biến đổi của lịch sử tác động. Bằng chứng, trong từng tôn giáo này cũng có các dòng khác nhau, ví dụ Thiên chúa có dòng Đô mi níc canh, Phơ răng xít canh, dòng Giê xút, và vô số các tông phái khác phát triển theo thời gian. Đạo Hồi, thì có tới bốn trường phái phân tích kinh Cô ran khác nhau, không kể họ còn phân chia thành si ít hay Sun nít. Tương tự như vậy, Thiên chúa cũng có cơ đốc, hay tin lành.
Từ thế kỷ XVIII, do sự phát triển của khoa học, như khảo cổ, sử lý văn bản, lịch sử.. Người ta có thể tiếp cận nó thông qua thời gian, xem sự phát triển của nó theo thời gian. Tôi có thể dùng biện chứng lịch sử, vì tôi theo chủ nghĩa Mác-Lê nin (ngoài tin Phật, tin Nho, và mỗi niềm tin này mở một cái cửa tu duy khác nhau, bổ trợ cho nhau), nhưng bản thân phương Tây cũng có cách tiếp cận kiểu này, và niềm tin lúc này là khoa học, là duy vật mắt thấy tai nghe, chứ không còn là tôn giáo.
Phật giáo có thể tiếp cận theo hai hình thức này hay không ? không ai cấm ta làm thế cả. Nhưng nếu dùng nó tiếp cận đạo Phật, thì lại làm héo nó đi rất nhiều, mất tất cả hương vị của nó. Vì sao ? vì nếu tiếp cận kiểu giá tổng hợp giá trị nguyên thuỷ bất biến (như người viết cái đoạn trên, dù ông ta viết vụng, có thể do thiếu kiến thức) là không có cơ sở, vì lời phật dậy là để giác ngộ, bản thân nó thay đổi theo thời gian. Chỉ có giá trị chuyển tải của nó (vô thường, vô ngã, khổ, không) .. là bất biến, nhưng sự bất biến này tồn tại trong suốt chiều dài phát triển của phật giáo, cái sau tiếp nối mở rộng, đào sâu cái trước..Nếu chỉ ôm khư khư cái đầu tiên như thế khác nào ôm một cái xác chết.
Nếu tiếp cận kiểu duy vật lịch sử, thì nó lại mặc phải cái sai là đứng ngoài hệ quy chiếu nhà Phật mà nói làm mất cái tính giác ngộ, cái lòng tín của người ta. Tôi chỉ dùng cách này khi nghiên cứu tính vĩ mô , hay quan hệ của một tôn giáo với chính trị, kinh tế, nhưng không bao giờ dùng vào phân tích lòng tin., hay sự giác ngộ
Như vậy phật giáo đã làm thế nào. Ở đây xuất hiện cách tiếp cận thứ ba, đó là tuỳ theo nhân duyên, tuỳ bệnh cho thuốc, tuỳ căn cơ người nhận .. Điều này được đề cập đến trong kinh Pháp Hoa. Và với tôi cách tiếp cận ấy đặc biệt Phật giáo, dùng phật giải phật, chỉ có phật giáo Đại thừa mới có.
Điều đó có nghĩa là người viết bài trên, đáng lẽ tìm hiểu phật giáo nguyên thuỷ đem lại cái gì cho ông ta (hay bà ta) về sự giác ngộ, thì lại biến thành một cách đả kích vô ích. Như vậy là mục đích của đạo phật nguyên thuỷ còn chẳng ngộ, chẳng hiểu thì còn gì để nói.
Để ví dụ cái này, tôi lấy một công an thiền sơ đẳng minh hoạ. Tôi không nhớ được tên Thiền sư, nên chỉ gọi là A (người hỏi), B (người đáp). Thiền sư A gặp Thiền sư B hỏi rằng « Bồ đề đạt ma, các tổ truyền pháp để làm gì, tại sao sang Trung quốc ». Thiền sư B gọi « Ông A », Thiền sư A đáp « Dạ », và ..tự nhiên ngộ. Thế là thế nào.
Giải thích. Cái ông A ở đây chính là tác giả đoạn viết trên. Vì chấp vào những điều viết trên thì khác gì đặt câu hỏi Bồ đề đạt ma sang TQ làm gì, là lạc đường. Để gỡ cho người hỏi, Thiền sư B gọi « ông A », lời gọi khiến Thiền sư A giật mình thấy mình sai đường, bất ngờ trả lời theo quan tính « dạ », theo cái giác tự nhiên của con người. Vì thế mà ngộ. Vì cái giác tính tự nhiên này mới là Phật.
Việc phật giáo ở VN , TQ, Nhật, Triều Tiên có điều tương đồng với nhau, tương tác với nhau không bao giờ làm tôi sợ, hay co dúm người lại thù hằn , hay căm ghét người ta mà còn là một điểm tốt, vì nếu chấp thế thì còn gì là phật giáo. Và chuyện đó không ảnh hưởng gì đến vấn đề khác, khi ta là ta TQ là TQ cả, vì ngay cả cùng một tôn giáo, cùng ý thức hệ, chỉ cần đổi hệ quy chiếu, thì tự khắc biết ta là ai, trách nhiệm quyền lợi ở đâu, chứ việc gì phải mang Phật giáo ra để gây thù hằn. Cái cách mang tôn giáo để thù hằn này chính là kiểu phương Tây sử dụng tôn giáo trong chính trị.

Ý thức hệ văn hoá của tổ tiên ta Phật giáo rồi Nho giáo,hầu như đồng đẳng với TQ. Nhưng có bao giờ người VN thành người TQ đâu.
NVT2002
QUOTE
Để ví dụ cái này, tôi lấy một công an thiền sơ đẳng minh hoạ. Tôi không nhớ được tên Thiền sư, nên chỉ gọi là A (người hỏi), B (người đáp). Thiền sư A gặp Thiền sư B hỏi rằng « Bồ đề đạt ma, các tổ truyền pháp để làm gì, tại sao sang Trung quốc ». Thiền sư B gọi « Ông A », Thiền sư A đáp « Dạ », và ..tự nhiên ngộ. Thế là thế nào.
Giải thích. Cái ông A ở đây chính là tác giả đoạn viết trên. Vì chấp vào những điều viết trên thì khác gì đặt câu hỏi Bồ đề đạt ma sang TQ làm gì, là lạc đường. Để gỡ cho người hỏi, Thiền sư B gọi « ông A », lời gọi khiến Thiền sư A giật mình thấy mình sai đường, bất ngờ trả lời theo quan tính « dạ », theo cái giác tự nhiên của con người. Vì thế mà ngộ. Vì cái giác tính tự nhiên này mới là Phật.
Bác mà giải nghĩa công án thiền theo kiểu này thì cũng sai nốt. Trên box Thiền đã có bài "Giải nghĩa các công án thiền" của bác Quyzen, bác Phó nên tìm đọc nếu muốn hiểu đúng
Phó Thường Nhân
@NVT,
Tôi tìm cái chủ đề ấy không thấy. Còn tại sao tôi giải thích như thế thì vì tôi chỉ là Thanh Văn thôi.Tôi hiểu thế này. Là ông Thiền Sư A ấy đang đi vào tư duy những việc mà không có tác dụng gì cho sự giác ngộ hay học phật của ông ấy cả, vì Bồ đề đạt ma vào TQ hay không thì không có tác dụng gì cả. Bằng cách gọi, Thiền sư B đã làm cho ông ấy dứt niệm tư duy càng ngày càng chạy xa mình, do phản xạ tự nhiên giật mình trở về cái bản thể của mình, đi vào đường ngộ, còn ngộ thế nào thì có trời mà biết.
Còn tại sao tôi nói cái bài viết khiến tác giả của nó hơi giống cái trường hợp này, mà tôi goi là tẩu hoả nhập ma là vì. Nếu ông ấy học phật thật, theo phật giáo nguyên thuỷ, thì sẽ chiêm nghiệm nó thấy nó hay thế nào, có tác dụng gì cho mình. Nhưng chẳng biết được gì, lập tức lại nổi cơn si cơn chấp lên. Phật giáo nguyên thuỷ nó hay nó đúng không phải vì nó chống lại « soft power » của TQ do ông ấy tưởng tượng ra, mà vì nó là gốc rễ của phật giáo.
Cũng có thể tác giả chỉ muốn nhân cái cớ phật giáo để khơi dậy tinh thần bài TQ vô lý, mà nếu như vậy thì càng không phải là học phật, mà là treo đầu dê bán thịt chó.
Phật giáo VN, phật giáo TQ, phật giáo Nhật bản, phật giáo Triều tiên-Hàn quốc là một đại gia đình phật giáo đại thừa. Ở mỗi nước, truyền thống phật giáo có khác nhau, như một bàn tay có nhiều ngón. Vì lòng yêu nước, người phật tử VN phải bảo vệ tổ quốc mình, và từ trước tới này, phật giáo bao giờ cũng đứng về phía tổ quốc, vì nó là một bộ phận của tổ quốc, của truyền thống văn hoá VN.Như vậy đối với phật tử TQ , phật tử VN phải nói gì nếu có xung đột. Phải nói rằng họ phải có trách nhiệm can ngăn thức tỉnh dân tộc họ, đi vào con đường từ bi của phật đạo, chứ không phải là tát mưa theo mù (sương mù), thêm dầu vào lửa, vì nếu thế thì còn gì là phật giáo.
Bây giờ gọi là lạc đề, thử trả lời trực tiếp vào cái vấn đề truyền thừa. Một tôn giáo sống được không chỉ vì nó hay nó đẹp mà vì nó còn phải có tổ chức, và tổ chức ấy phải làm nó tồn tại được về mặt kinh tế. Truyền thừa chính là một hình thức để tổ chức có thể tồn tại được. Nếu nói theo kiểu ngôn ngữ thương mại hiện đại, thì Tổ chính là một dạng Trademark cuả một chùa, của một tông phái. Ở đây, đạo đức của tổ, khả năng truyền dậy, ..khiến người ta có thể khởi tín. Các tổ là những bậc thầy vĩ đại. Các tổ trong phật giáo đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của đạo Phật, người ta có thể kể ở đây các tổ đã tạo ra Thiền Tông, Thiên Thai, Tịnh độ …
Hiện nay, hình thức truyền thừa này không còn tồn tại, mà nó cũng mất từ lâu rồi, cách đây cả mấy thế kỷ, vào khoảng thế kỷ XIII-XIV. Chỉ còn có ở Nhật, là truyền thống này vẫn được giữ. Tại sao lại thế, vì ở TQ, VN, đặc biệt ở VN, thì đạo Nho trở thành đạo bao trùm tín ngưỡng, văn hoá. Trước đây thì nó chỉ là học thuyết hành chính nhà nước là chính. Từ đó mà hình thành « đất vua, chùa làng ». Từ lúc này, ngôi chùa không phải là trung tâm sinh hoạt văn hoá làng xã nữa mà là ĐÌNH và THẦN ĐẠO (trong đó phiên bản THÀNH HOÀNG là phổ biến hơn cả), vì thế thờ thành hoàng ở VN, không tìm thấy trước thế kỷ XIV, nhưng sự tích của Thần thì có trước từ lâu, nhưng nó được « cấu trúc lại » bằng đạo Nho, có văn tự, có thần tích được nhà nước công nhận. Hiện nay, khi các bác tham dự vào các lễ hội ở VN, Hình thức tế lễ là của đạo Nho (dâng rượu, cúng viếng, hát ở cổng đình cổng chùa..). Bắt đầu từ đây, thì chính quyền phong kiến VN quản lý sư tăng theo kiểu hành chính, có nghĩa là gần giống như bây giờ. Sư tăng phải có kiểm tra kiến thức (giống như học đại học phật giáo), được cấp « giới đao » để hành nghề, và điệp đạo (tức là chứng nhận của nhà nước). Thế nhà chùa sống bằng gì. Sống bằng công quả của người dân, nhưng chủ yếu là địa tô, thông qua ruộng chùa. Ruộng chùa này có được là do những gia đình không còn người nối dõi cúng vào chùa, để vong hồn họ được thờ cúng. Điều này không ngăn cản việc từ thế kỷ XVI, đạo Phật hưng thịnh trở lại, chủ yêú là qua hình thức Tịnh độ, và có cả thánh địa, là khu vực chùa Hương, như tôi nói.
Từ khi có công cuộc chấn hưng phật giáo, vào đầu thế kỷ XX, như tôi đã nói, thì mới đặt lại vấn đề tổ truyền thừa, vì ảnh hưởng của Nhật bản. Vì thế, khi thầy Thích Như Điển định dựng một cái dòng truyền thừa cho Tịnh độ tông VN( theo kiểu hiểu của ông chứ không phải được công nhận, vì ông ấy cũng tự nhận là theo tịnh độ, Thầy Như Điển ở Đức), thì có một lỗ hổng lớn từ thầy Thích Trí Tịnh (vừa mới mất được ít lâu, nếu tôi không nhầm) so với trước cả trăm năm. Trong vấn đề này cũng có một điều đặc biệt, đó là dòng truyền thừa của Thiền Tông VN. Từ thời nhà Nguyễn, nhà nước phong kiến VN, vẫn quy tất cả các sư vào dòng Lâm Tế, để tiện quản lý, vì thế mới có chuyện là Phật Thầy Tây An, sống ở châu Đốc, vào thế kỷ XVIII, đã dựng lên một nhánh phật giáo Nam bộ, gọi là đạo « từ ân hiếu nghĩa », nhưng vẫn được triều đình nhà Nguyễn coi là trong hệ Thiền Lâm Tế, trong khi giáo lý không liên quan gì cả.
Văn hoá phật giáo Vn trong dân là tịnh độ, trong khi nhà nước quản lý lại coi nó là Thiền..
NVT2002
Chủ đề ấy đây ạ (@click here)
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.