Langven.com Forum

Full Version: Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân để Tự Chủ
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Phó Thường Nhân
Đây là tên một bài báo mà tôi đọc ở trên mạng VN chính thống. Tên của nó là Phát triển kinh tế tư nhân để tự chủ nền kinh tế. Chữ đúng hay sai là tôi thêm vào để bình loạn cho vui.
Thực ra với tôi, nếu coi kinh tế tư nhân rất quan trọng và là bộ phận của kinh tế VN, thì nguyên tắc phát triển phải là « Phát triển kinh tế tư nhân là một bộ phận để tự chủ nền kinh tế » mới thật là đúng. Kinh tế tư nhân VN không thể bao phủ toàn bộ nền kinh tế VN, và nó cũng không đủ sức làm điều này đặc biệt trong tình hình toàn cầu hóa hiện nay. Đấy là chỉ xét phần kinh tế đơn thuần, không tính toán gì tới những phần khác, như an ninh, an sinh xã hội, chính trị, ..v..v..
Cách đây mấy hôm, trong một đoạn viết của Thiên Lang, có nói bài viết của bác Trọng mơ hồ, chung chung. Điều này khiến tôi đọc lại bài viết đó, vì đầu tiên tôi chỉ quan tâm tới việc một số nhân vật thế giới bình luận nó thế nào : ĐCS Pháp, nhân sự cũ Đông Đức, Cu ba, Học giả Ấn độ, Nga, TQ.. vì qua đó có thể thấy tư duy họ ra sao.
Vì thế tôi định viết chủ đề này theo hướng :
1- Thành công của VN từ khi đổi mới lý giải thế nào , tại sao lại làm được thế.
2- Quá trình tư hữu hóa kinh tế trên thế giới diễn ra thế nào ? tại sao ? thành công thất bại ở đâu.
3- Các nước châu Á gần VN : TQ, Hàn, Nhật thực hiện điều này thế nào
4- Thế nào là quan hệ tốt giữa hệ thống chính trị và kinh tế tư nhân trong trường hợp VN.
5- Từ đó kết luận VN có thể chỉ phát triển kinh tế tư nhân để tự chủ hay không, hay đó chỉ là một thứ lợi ích nhóm được che dấu thông qua tư hữu hóa nếu không cẩn thận.
Tất nhiên định phân tích như thế, nhưng cũng chưa chắc tôi làm được hết. Vì tôi viết theo hứng, có hứng mới viết được. Dù sau thì cũng sẽ cố gắng.
langtubachkhoa
Tư nhân VN chỉ giỏi đục khoét móc túi từ ngân sách nhà nước, hoặc nếu không thì đi làm gia công, đại lý hay chân rết cho nước ngoài, chứ tự chủ quái gì được
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Kinh tế tư nhân ở VN là một lực lượng bổ trợ rất tốt cho nền kinh tế nói chung, nhưng ở VN không thể thiếu kinh tế nhà nước, vì đây là trụ cột an ninh kinh tế, chủ quyền kinh tế. Không có nó, thì sức mạnh của nhà nước VN trở thành « ảo », và VN trở thành một dạng thuộc địa kiểu mới, giống như chính quyền Sài gòn ngày xưa ở dạng khác.
Tôi chưa có thời gian, vì muốn « hoàn thành kế hoạch » nốt chủ đề bác Thảo rồi sẽ bàn tới nó. Cũng để hưởng ứng văn bản chỉ đạo của bác Trọng về « kinh tế thị trường định hướng XHCN », mà theo Thiên lang đánh giá là « hơi thấp » khiên tôi có hứng viết về nó, vì thực ra nó rất thú vị, nếu chịu tìm hiểu.
langtubachkhoa
Cái này có liên hệ với bài về tư bản nhà nước trong topic về Ukraine. Tuy nói về Nga nhưng VN cũng vậy.
Tư nhân VN nếu không sống nhờ gia công cho nước ngoài thì chủ yếu là ăn nhờ bầu sữa nhà nước hoặc hỗn hợp cả hai, chứ khả năng tự chủ rất thấp
root
Học thuyết kinh tế chính trị của Mác có trụ cột là "bóc lột giá trị thặng dư".
Chỉ riêng luận điểm này là đã sai lè ra rồi, không cần phải bàn thêm nhiều nữa.
root
Học thuyết kinh tế chính trị của Mác có trụ cột là "bóc lột giá trị thặng dư".
Chỉ riêng luận điểm này là đã sai lè ra rồi, không cần phải bàn thêm nhiều nữa.

Hồi trước thầy giáo em giải thích là: người ta thường bảo "bóc lột giá trị thặng dư" là không đúng, bởi vì chính xác phải là "kẻ có của, người có công" mới chuẩn. Bóc lột gì ở đây?

Thầy đưa ra thí dụ phản biện: Công nhân VN được trả 1$/1h làm việc, rõ ràng có lợi hơn so với làm nông nghiệp, được 0.5$/1h. Vì vậy nông nhân nhanh chóng tìm ra nhà máy, xin làm công nhân. Tuy nhiên phải thấy là, công nhân nước ngoài được trả mức 10$/1h, vậy rõ ràng là giới chủ đã bóc lột giá trị thặng dư.

Em thấy lý luận của thầy đúng là ngô nghê, mị sinh viên.

1- Công nhân nước ngoài được trả 10$/1h, vậy là họ không còn bị bóc lột. Thuyết giá trị thặng dư sụp đổ?
2- Ở VN ăn bữa sáng mất 1$, nhưng ở nước ngoài thì 10$, vậy ai bị bóc lột hơn ai?
3- Lấy tiêu chuẩn nào để nói về một mức trả công xứng đáng, không bị bóc lột? Trong khi giới chủ còn phải chi phí đủ thứ trên đời, chịu vô số rủi ro khi đầu tư và điều hành doanh nghiệp.

Đúng là ông Mác không làm quản lý doanh nghiệp bao giờ, nghĩ ra cái thuyết vớ vẩn. CNXH sụp đổ là tất yếu!
*
Phó Thường Nhân
@root,
Khi tôi viết xong chủ đề về bác Thảo, thì tôi sẽ viết chủ đề này, vì tôi không có nhiều thời gian.
Câu chuyện root viết ở trên là truyện cười Trạng Quỳnh, vì cả người hỏi và người trả lời đều sai.
Giá trị thặng dư là mấu chốt cơ bản để hiểu sự giầu có phát triển của một xã hội bắt nguồn từ đâu trong một nền kinh tế thị trường, vấn đề tiếp theo là giá trị thặng dư, tức là sự giầu có này được phân bổ thế nào trong xã hội. Nếu phân chia công bằng thì nó là XHCN, nếu phân chia không đều lấy lý do TỰ DO để biện bạch thì nó là bóc lột. Phân chia nó có thể đi theo hình thức nhà nước (như kiểu chế độ XHCN kiểu cũ), hay theo các đạo luật xã hội. Nhưng các đạo luật xã hội ra đời lại phụ thuộc vào bản chất nhà nước, tức là nhà nước của ai, giai cấp nào, ngoài giai cấp lại có vấn đề dân tộc .. v.. v.. Sự phân bổ giá trị thặng dư này lại phụ thuộc vào cả vấn đề tích lũy tư bản (hay tích lũy vốn để sản xuất tiếp, ..), rồi vấn đề độc quyền nguyên liệu, .. nhiều thứ.
Việc tìm ra giá trị thặng dư trong quan hệ sản xuất thị trường là đóng góp khoa học cực lớn của Các Mác. Nó là câu chuyện A,B, C của nghiên cứu kinh tế thị trường, sao lại có thể đặt câu hỏi và trả lời ngớ ngẩn như ở trên.
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.