Langven.com Forum

Full Version: Lịch sử châu Âu thời Trung Cổ?
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
TrueLie
Mời các bác chỉ giáo cho em về lịch sử châu Âu thời Trung Cổ, sau khi đế quốc La Mã tan rã tới thời Phục Hưng với, nhất là lịch sử của Pháp laugh.gif
Phó Thường Nhân
Cái này thì có khi phải hỏi Bác Milou rồi. Vì Bác ấy được đào tạo theo chương trình Tây mà. Ít nhất là cũng nhờ Bác ấy lập cho cái niên biểu các sự kiện, các triều đại, rồi từ đó mới bàn loạn được.
summoner131
Cái này dài quá bác TrueLie ơi ,,hơn nữa lịch sử các nước Tây Âu liên quan chặt chẽ với nhau, không thể chỉ đề cập tới lịch sử nước Pháp riêng được .Nếu bác ở VN thì nên đi mua quyển Lịch sử thế giới Trung đại của NXB GD , họ tóm lược cũng hay lắm.
Phó Thường Nhân
Vâng đúng là lịch sử Tây Âu (Phần đất của đế quốc Tây La Mã cũ) liên quan khá chặt chẽ với nhau. Tuy nó không thống nhất thành một nước. Về việc tại sao nó không hợp lại được thì trong chủ đề "Đế quốc La Mã" cũng đã được nhiều bác bàn rồi như yuyu, Miêu, ..Có lẽ bây giờ chỉ nói tới những điều làm cho nó gắn bó.
Từ thời Trung cổ cho đến thời phục hưng, phần Tây Âu có thể chia ra thành mấy đại bá sau: Vương triều Tây Ban Nha, Pháp, Anh và đế quốc thần thánh Đức (Saint empire Germanique). Tuỳ từng thời điểm mà đất đai của những đại bá này thay đổi. Ví dụ như nước Anh, có thời đã bao gồm cả một phần phía Tây nước Pháp. Tây Ban Nha còn trị vì cả vùng đất Hà lan, Bỉ ngày nay. Nước Pháp có đất ở bán đảo Ý. Đế quốc thần thánh Đức bao gồm đất trung Âu lan sang cả bắc Ý. Sau này lại có cả những thành thị tự trị độc lập như Venise nữa. Lịch sử Tây Âu thời kì này là sự cạnh tranh lẫn nhau giữa những Đại Bá.
1.Sự gắn bó đầu tiên giữa những đại bá này là hoàng tộc. Hầu như các dòng vua ở châu Âu đều có họ hàng với nhau. Những người trong hoàng tộc này đứng đầu các lãnh địa, có chính quyền cát cứ.Đất đai của các đại bá này có thể thay đổi theo ..đám cưới. Ví dụ Charle Quint lên ngôi hoàng đế Tây Ban Nha năm 1519 sinh ở Gand năm 1500, nay là đất Bỉ. Ông này là con Jeanne la Folle và Philippe le Beau (chiếu theo ngày nay là người Pháp). Ngoài đất Tây Ban Nha, ông còn được thừa hưởng theo dòng mẹ France-Compté ( một tỉnh phía đông Pháp hiện tại) và nước Hà lan, một phần đảo sicile (Ý). Như vậy đế quốc Tây Ban Nha lúc này rải rác khắp Tây Âu mỗi nơi một mảnh. Họ hoàn toàn không có khái niệm biên giới như ngày nay. Điều này cũng đúng cho các đại bá khác.
2. Sự gắn bó thứ hai là do tôn giáo. Đạo thiên chúa thực sự là một hệ thống chính quyền song song với các vương triều. Họ có nhà thờ đến từng làng nhỏ ở Tây Âu. Các cha cố, thầy tu có trách nhiệm từng làng, từng vùng, từng nước rồi dẫn đến Giáo Hoàng. Các vua lúc đăng quang, phải được Giáo Hoàng làm lễ thì mới có thể chính danh được.
3. Tiếng nói trong giáo dục học thuật vẫn là tiếng La tin. Các học giả như Đề Các thế kỷ XV,vẫn dùng chữ La tin để sáng tác. Tiếng La tin được dùng trong tôn giáo, các trường đại học, các nhà tu. Đây toàn là những pháo đài của học thuật phương Tây. Nó cũng được dùng trong hành chính. Điều này chỉ bị xoá bỏ ở Pháp vào cuối thế kỷ XV. Đế quốc Áo-Hung còn giữ chữ La tin đến thế kỷ XVII.

Hình thức nhà nước theo dân tộc chỉ bắt đầu từ cách mạng Pháp năm 1789. Rồi từ đó lan truyền sang các nước khác ở Tây Âu. :-X
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.