Langven.com Forum

Full Version: Như Lý Tác ý
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
nguyenducquyzen
http://www.thuvienhoasen.org/tangchi02-0517.htm

6. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tham sanh khởi. Thế nào là hai? Tịnh tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tham sanh khởi.

7. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến sân sanh khởi. Thế nào là hai? Chướng ngại tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến sân sanh khởi.

8. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi.

9. Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi.
NVT2002
Bài này hơi có bẫy một tí nhưng vẫn đọc được. Đối với vấn đề "tiếng nói của người khác" mà không như lý tác ý trong một số trường hợp thì có hại, nhưng trong một số trường hợp khác thì lại có lợi
nguyenducquyzen
QUOTE(NVT2002 @ Aug 24 2008, 04:05 PM)
Bài này hơi có bẫy một tí nhưng vẫn đọc được. Đối với vấn đề "tiếng nói của người khác" mà không như lý tác ý trong một số trường hợp thì có hại, nhưng trong một số trường hợp khác thì lại có lợi
*


Trường hợp nào có lợi vậy? Bác hiểu như lý tác ý là thế nào?
NVT2002
QUOTE(nguyenducquyzen @ Aug 25 2008, 09:15 AM)

Trường hợp nào có lợi vậy? Bác hiểu như lý tác ý là thế nào?
*



Em hiểu “như lý” có nghĩa là nhận thức phù hợp với chân lý, còn “tác ý” tức là chủ động tập trung ý. Tóm lại như lý tác ý là chủ động tập trung để nhận thức phù hợp với chân lý. Trường hợp có lợi trong bài kinh là ở đoạn 9, khiến cho chánh kiến sanh khởi. Ví dụ có người rủ rê ta là “bàn về chuyện mắng nhiếc người khác đi”, thì ta không nên tập trung ý để tìm hiểu làm gì, tức là không cần tác ý theo kiểu như lý trong trường hợp này.
Tâm Huệ
Như lý tác ý nên hiểu như thế này mới có ích lợi thiết thực các bác ạ!

Như lý: được hiểu là như lý của sự thật. Như là như thật, Lý là chân lý.
Tác ý: tạo ra một câu hướng tâm ý.

Bài viết dưới đây của Trưởng Lão Alahan Thích Thông Lạc dạy thực hành pháp Tác Ý và Như Lý Tác Ý, mời các bác đọc và khéo tác ý:

(@click here)
NVT2002
QUOTE(Tâm Huệ @ Nov 30 2009, 06:18 PM)
Như lý tác ý nên hiểu như thế này mới có ích lợi thiết thực các bác ạ!

Như lý: được hiểu là như lý của sự thật. Như là như thật, Lý là chân lý.
Tác ý: tạo ra một câu hướng tâm ý.

Bài viết dưới đây của Trưởng Lão Alahan Thích Thông Lạc dạy thực hành pháp Tác Ý và Như Lý Tác Ý, mời các bác đọc và khéo tác ý:

(@click here)
*


Bác có thể cho em một thí dụ về như lý tác ý và một thí dụ về không như lý tác ý được không?
Một vấn đề khác là em thấy bác gọi Trường Lão Thích Thông Lạc là Alahan, có phải vì ngài đã đạt tới quả A La Hán hay không?
Tâm Huệ

Mời các bác nghe và cảm nghiệm, em sẽ nêu ví dụ:

Ví dụ 1: Như lý tác ý giúp giải thoát:
Khi tâm có sân nổi lên, như lý tác ý: Tâm có sân, tôi biết tâm tôi đang có sân. Sân này là ác pháp làm khổ thân tâm ta, phải biến ngay đi.
Khi như lý tác ý như vậy thì sân hận được nhận thấy rõ và giảm thiểu đi, dần biến mất. Đó chính là nhờ khéo như lý tác ý mà ta hóa giải được cơn sân hận, là ta đã giúp ta giải thoát ngay liền.

Ví dụ 2: Không như lý tác ý nên không giải thoát:
Khi tâm có sân nổi lên, không như lý tác ý: Tâm có sân, tôi biết tâm tôi đang có sân. Không như lý tác ý:Sân này là ác pháp làm khổ thân tâm ta. Không như lý tác ý: tâm sân này phải biến ngay đi.
Khi không như lý tác ý vậy thì sân hận không được ngăn chặn, không được đoạn diệt.
Tâm bị sân chi phối, làm cho khổ đau, không có giải thoát.

Em đã trả lời xong câu hỏi thứ nhất của bác NVT

Còn việc Trưởng Lão Thích Thông Lạc có chứng quả Alahan không mời các bác vào trang web của Ngài nghiên cứu sách, tâm thư, pháp thoại... của Ngài để tự mình suy xét nhé!

http://chonnhu.net/
http://nguyenthuychonnhu.net/
NVT2002
QUOTE(Tâm Huệ @ Dec 2 2009, 02:52 PM)
Mời các bác nghe và cảm nghiệm, em sẽ nêu ví dụ:

Ví dụ 1: Như lý tác ý giúp giải thoát:
Khi tâm có sân nổi lên, như lý tác ý: Tâm có sân, tôi biết tâm tôi đang có sân. Sân này là ác pháp làm khổ thân tâm ta, phải biến ngay đi.
Khi như lý tác ý như vậy thì sân hận được nhận thấy rõ và giảm thiểu đi, dần biến mất. Đó chính là nhờ khéo như lý tác ý mà ta hóa giải được cơn sân hận, là ta đã giúp ta giải thoát ngay liền.

Ví dụ 2: Không như lý tác ý nên không giải thoát:
Khi tâm có sân nổi lên, không như lý tác ý: Tâm có sân, tôi biết tâm tôi đang có sân. Không như lý tác ý:Sân này là ác pháp làm khổ thân tâm ta. Không như lý tác ý: tâm sân này phải biến ngay đi.
Khi không như lý tác ý vậy thì sân hận không được ngăn chặn, không được đoạn diệt.
Tâm bị sân chi phối, làm cho khổ đau, không có giải thoát.

Em đã trả lời xong câu hỏi thứ nhất của bác NVT



Em hỏi bác lấy thí dụ về như lý tác ý và thí dụ về không như lý tác ý, thì bác lại ghép thêm chữ "giúp giải thoát" và "giúp không giải thoát" vào để copy từ sách ra trả lời em.
Em hỏi là hỏi ý kiến của bác cơ, chứ copy ra thì còn nói làm gì.



QUOTE
Còn việc Trưởng Lão Thích Thông Lạc có chứng quả Alahan không mời các bác vào trang web của Ngài nghiên cứu sách, tâm thư, pháp thoại... của Ngài để tự mình suy xét nhé!

http://chonnhu.net/
http://nguyenthuychonnhu.net/
*



Bác có thể nói giúp em cách nào để phân biệt đâu là Alahán và đâu không phải là Alahán hay không? Sau đó bác phân tích luôn thí dụ về việc như lý tác ý trong khi đọc và trả lời câu hỏi của em, thế là dễ hiểu nhất.
kid
QUOTE
Em hỏi là hỏi ý kiến của bác cơ, chứ copy ra thì còn nói làm gì.

^^ Anh NVT nhờ người ta cho ví dụ ... thì phải cảm ơn trước smartass.gif
Rồi nên hãy có ý kiến gì thêm ... Hỏi khiêm hạ thì sẽ nghe câu trả lời dễ chịu ...
trả lời khiêm hạ làm dễ nghe ... dễ nghe thì mau thông hiểu ...
Kèm theo "Thanks" ... (biết ơn ) . Tôn trọng ... các câu hỏi và câu trả lời sẽ nhiệt tâm hơn và giảm thiểu kiêu mạn ... Lúc em đọc các cuộc đối thoại của các bậc Alahan với nhau luôn có các câu nói rất dịu dàng dễ chịu, các vị ấy luôn tỏ thái độ kính trọng lẫn nhau ... Khó diễn tả được ... Em nghĩ cách trao đổi của các vị ấy rất hiệu quả .... Lại hòa hợp
QUOTE
Bác có thể nói giúp em cách nào để phân biệt đâu là Alahán và đâu không phải là Alahán hay không? Sau đó bác phân tích luôn thí dụ về việc như lý tác ý trong khi đọc và trả lời câu hỏi của em, thế là dễ hiểu nhất.

--- Em thử nói : Câu trả lời vừa ý anh nhất là ... Trưởng lão chưa chắc là vị ala hán tại vì anh hỏi với ý nghi ngờ ...
--- Vì vậy mấy cái phân tích làm sao để biết có phải alahan ... anh sẽ phủ nhận
smartass.gif em nói sai thì cho em xin lỗi hihi ... Nói đúng thì cảm ơn em nhé
Một vị được kính trọng ... được gọi bằng một từ tôn kính ... bồ tát ... thầy ...
Gọi không chính xác cũng không sao nhỉ. Vị ấy cũng thật là đáng kính.

Y pháp bất y nhân
Y trí bất y thức
Y nghĩa bất y ngữ
Y liễu nghĩa bất y không liễu nghĩa
NVT2002
QUOTE

^^ Anh NVT nhờ người ta cho ví dụ ... thì phải cảm ơn trước 
Rồi nên hãy có ý kiến gì thêm ... Hỏi khiêm hạ thì sẽ nghe câu trả lời dễ chịu ...
trả lời khiêm hạ làm dễ nghe ... dễ nghe thì mau thông hiểu ...
Kèm theo "Thanks" ... (biết ơn ) . Tôn trọng ... các câu hỏi và câu trả lời sẽ nhiệt tâm hơn và giảm thiểu kiêu mạn ... Lúc em đọc các cuộc đối thoại của các bậc Alahan với nhau luôn có các câu nói rất dịu dàng dễ chịu, các vị ấy luôn tỏ thái độ kính trọng lẫn nhau ... Khó diễn tả được ... Em nghĩ cách trao đổi của các vị ấy rất hiệu quả .... Lại hòa hợp


Tại vì anh thấy bác Tâm Huệ vào diễn đàn để trình bày chỗ hiểu của bác ấy về như lý tác ý. Có người quan tâm hỏi han thì nhẽ ra bác ấy phải cảm ơn mới phải, chứ lý do gì mà anh phải cảm ơn ở đây?

QUOTE
--- Em thử nói : Câu trả lời vừa ý anh nhất là ... Trưởng lão chưa chắc là vị ala hán tại vì anh hỏi với ý nghi ngờ ...
--- Vì vậy mấy cái phân tích làm sao để biết có phải alahan ... anh sẽ phủ nhận
em nói sai thì cho em xin lỗi hihi ... Nói đúng thì cảm ơn em nhé



Kid đoán mò hay quá ta hehe.gif hehe.gif hehe.gif

QUOTE
Một vị được kính trọng ... được gọi bằng một từ tôn kính ... bồ tát ... thầy ...
Gọi không chính xác cũng không sao nhỉ. Vị ấy cũng thật là đáng kính.



Vị nào được kính trọng ở đây?

QUOTE
Y pháp bất y nhân
Y trí bất y thức
Y nghĩa bất y ngữ
Y liễu nghĩa bất y không liễu nghĩa


Kid giải nghĩa cho anh mấy câu này. Viết tiếng Hán khó hiểu quá???
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.