Langven.com Forum

Full Version: Lạm Phát
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Mimi
Tết xong tức là đại hội đảng xong, thứ gì cũng tăng giá. Bình thường mua cái bánh bao 1 trứng 8 ngàn giờ lên 9 ngàn, bịch sữa tươi 12 giờ lên 13. Hôm qua VND đã giảm giá 9.3% so với USD. Sắp tới xăng dầu, thuốc men, điện đóm ... sẽ theo giá đồng đô mà phi lên nữa. Vỡ mồm rồi các bác ơi. Chả biết khi nào ta được như bọn Ai Cập.
root
Tớ phải công nhận là tình trạng lạm phát ở VN hiện nay đã đến mức rất đáng báo động. Tuy nhiên, chủ đề của TDNA lập từ lâu mà không có ai thèm vào thảo luận, điều đó chứng tỏ 1 trong 2 khả năng:

1- Dân làng Ven tòan là các nhà tư bản giàu có, hoặc đang sống ngòai VN, nên lạm phát chẳng ảnh hưởng gì cả.

2- Dân làng Ven đã khôn hơn, không còn thích kiểu thảo luận chửi bới chế độ, vì biết đó là việc làm vô ích, mất thời gian sp_ike.gif
Dandelion
3. Giờ này giờ nào mà còn thảo với lại chả luận. Đang họp Đảng ấn định ngày tổng khởi nghĩa, toàn dân xuống đường. Bù hết cả đầu đâu này lala.gif
Mimi
Lạm phát ảnh hưởng đến các nhà tư bản giàu có đầu tiên chứ sao không ảnh hưởng hả bác Root, vẫn là số tiền đấy nhưng bị giảm giá trị ngày ngày, ai ngồi yên được. Thế mới có chuyện toàn các bác có của mới xoay sang ôm vàng và đôla chứ loại bần cố nông là chỉ phải bóp mồm lại thôi.
em Ex
Đúng rồi đấy, mình thấy người nhà mình ở VN giờ thì cứ hở ra được đồng nào là ki cóp đi mua vàng hết, có nhiều mua nhiều, có ít mua ít, ít quá thì cứ mấy tháng gom lại đi mua một lần.
Evil
Nhà mình đầu năm đi mua một chỉ vàng ta (vì thấy người ta bảo làm thế để đỡ sao Thái Bạch), mua chưa được mấy ngày đã lãi ra 150K iswear.gif Anh chị mình cũng sao Thái Bạch nên quyết định mua ô tô nên đầu năm cũng găm tạm ít USD để còn trả tiền ô tô, thì trong lúc thanh toán tỷ giá đã trượt đi hai giá, đem nắm tiền về đến nhà ngủ một đêm dậy đã lãi ra 9 triệu leuleu.gif
em Ex
Nhưng người lao động bình thường nhận lương VND mà sau một đêm thức dậy thấy tiền cầm tay đi vài phần trăm thế thì còn gì là đời scared.gif
Phó Thường Nhân
Nhìn lại quá khứ thì mới thấy khủng hoảng kinh tế thế giới lan tới VN từ rất sớm. Cách đây 3 năm, lúc ở VN phải ngăn cản đổi tiền việt ra ngoại tệ, cùng lúc ấn định tỉ số lãi xuất lên tới 15-18%. Đó chính là thời điểm ở Mỹ vỡ nợ nhà đất dẫn đến credit crunch, và từ cái credit crunch ấy mà Mỹ đã tung ra món võ
Quantitative easing, mà nói nôm na là in tiền đô vô tội vạ, dẫn tới hiện trạng lạm phát toàn thế giới như hiện nay. Khi số lượng tiền nhiều, mà lại không có đầu tư vào sản xuất để tăng lượng hàng (vì người in tiền là Mỹ không sản xuất, còn người sản xuất chính là TQ, và ở một mức độ nhỏ hơn là các nước châu Á khác trong đó có VN lại không in tiền), nên số tiền lạm phát này chạy vào nhiên liệu, lương thực, dẫn tới lạm phát, dẫn tới tình trạng bần cùng hoá người lao động.
Chính sự bần cùng hoá này là cái phông dẫn tới những sự kiện chính trị ở Ai cập, Tunissie, và nhiều nơi khác trong thế giới Ả rập, vì trước ngón đòn lạm phát đến từ Mỹ được Mỹ dùng để cứu nền kinh tế của họ trong cuộc cạnh tranh quyền lực siêu cường với TQ, những thể chế yếu kém, không phát triển được kinh tế, có vấn đề trong chuyển nối quyền lực chính trị, …bị đổ vỡ trước.
Trong sự lũng đoạn của media phương Tây hiện tại trên thế giới, họ đã bóp méo đi để nói đến cách mạng dân chủ, dân đòi dân chủ,.. , rồi báo chí những nước nghèo, cũng theo đó mà copy đưa theo, nhưng điều đó hoàn toàn không phải. Không kể ngoài việc đưa tin ở những nơi có thực sau khi đã bóp méo hiện tượng (Ai cập, Tunisie,..) họ vòng cả các nước như I ran, TQ vào, đưa tin thất thiệt.
Tóm lại kẻ gieo ra cơn bão đang tìm cách hướng chiều gió cho nó có lợi nhất cho mình. Chính quyền và dân chúng ở các nước trong thế giới thứ 3 đều là nạn nhân. Nếu ở Ai cập, Tunisie có sự thay đổi chính quyền, thì chẳng có gì đảm bảo là tình hình kinh tế cơm áo gạo tiền của dân khá hơn, ngược lại họ đang đứng trước một ngưỡng cửa rối loạn lâu dài vì nó chỉ có 2 giải pháp : nếu chính quyền mới nghe theo phương Tây, thì hiện trạng vẫn nguyên dạng, vì họ bị phương Tây trói cổ như bây giờ. Nếu họ chống lại (giải pháp Hồi giáo như I ran) thì họ sẽ vào vị thế của Miến điện, I ran, ..
Tóm lại không có gì là sung sướng để mà mơ được như Ai cập, cũng như có các bác mơ mình là ..Campu chia ngày xưa. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở VN tốt rồi không phải làm gì.
Mimi
Do mấy năm trước chúng nó sập tùm lum mà mình không sập thằng nào và mình tưởng mình giỏi nhưng bây giờ mới thấm đòn từ những sự không sụp đó. Ở các chỗ khác chắc đỡ hơn chứ như đất ăn tiêu SG, giá cả tăng vùn vụt.
Phó Thường Nhân
Trước đây khi bắt đầu thời kỳ đổi mới lúc thị trường Liên Xô sụp đổ, VN đã quay sang thị trường các nước châu Á thành công. Hiện tại, có lẽ cũng phải tính đến việc cho VND bớt phụ thuộc vào đồng đô. VN nên theo gương một số nước ở ĐNA như Singapur, Malaysia ký hiệp ước đổi tiền trực tiếp (người ta gọi là cơ chế swap) với TQ chẳng hạn.
Để tăng sức chống đỡ của nên kinh tế, không nên chỉ tập trung vào gia công, mà đã đến lúc phát triển công nghiệp nặng, làm nền cho xuất khẩu và giảm nhập khẩu (dầu khí, sắt thép, đồ cơ khí, ..).
Một điều rất nhỏ, nhưng hậu quả xã hội của nó rất lớn đó là thái độ làm việc của bộ máy nhà nước, và thái độ ứng sử của tầng lớp có tiền.
Cảm nhận riêng của tôi là ứng sử của bộ máy hành chính rất quan lại, kiểu thời nhà Nguyễn, hay thời thuộc địa. Nhưng cái gì là giản tiện, gần dân như thời cách mạng đã biến mất hết.
Một tầng lớp người giầu hách dịch, nhiều khi khoe của cải của mình hơn cả điều mình có. Thái độ này trong lúc kinh tế thuận đà phát triển thì giống như tấm gương khiến người ta lao theo hi vọng theo, nhung lúc khó khăn thì nó lại là những ví dụ rất nhức mắt, ức chế người dân.
Ở Tunisie mọi việc bắt đầu là như vậy. Nó bắt đầu bằng việc tự thiêu của một thanh niên có bằng cấp, nhưng không có việc làm phải đẩy một cái xe bán hàng rong. Anh ta bị tịch thu cái công cụ kiếm tiền duy nhất của mình băng một cưỡng chế hành chính kiểu như luật vi cảnh. Bên cạnh đó, những người giầu do có liên quan tới gia đình vợ tổng thống thì lại thể hiện tất sự xa hoa một cách nhức mắt, thô bạo trước bàn dân thiên hạ, trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn hơn. Tất nhiên cái hình thái này khiến người ta liên tưởng tới gia đình ông Ngô Đình Diệm hơn, nhưng nó cũng là lời cảnh báo cho những sự khoe mẽ kiểu như vậy.
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.