Langven.com Forum

Full Version: Đại Nghi đại Ngộ?
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
voiconlontalonton
Chào các bác,

Trong khi ở kinh sách nguyên thủy đức phật dạy có 5 nguồn gốc, 5 sức mạnh dẫn tới tăng trưởng trong pháp và luật này là tín, tấn, niệm, định, tuệ. Tín là niềm tin, kể cả các trưởng lão arahant vẫn còn có niềm tin vào đức phật về những điều mình chưa biết. Điều kiện để nhập định là không còn 5 thứ sau: dục tham, sân, hôn trầm thụy niêm, trạo cử hối quá và cuối cùng là nghi. Nhập định không phải là quá cao nhưng cũng đã loại bỏ nghi ngờ.

Trong khi đó thiền tông dạy đại nghi đại ngộ. Vậy phải chăng thiền tông đi ngược lại lời dạy của đức phật?
NVT2002
QUOTE(voiconlontalonton @ Sep 25 2012, 01:16 PM)
Chào các bác,

Trong khi ở kinh sách nguyên thủy đức phật dạy có 5 nguồn gốc, 5 sức mạnh dẫn tới tăng trưởng trong pháp và luật này là tín, tấn, niệm, định, tuệ. Tín là niềm tin, kể cả các trưởng lão arahant vẫn còn có niềm tin vào đức phật về những điều mình chưa biết. Điều kiện để nhập định là không còn 5 thứ sau: dục tham, sân, hôn trầm thụy niêm, trạo cử hối quá và cuối cùng là nghi. Nhập định không phải là quá cao nhưng cũng đã loại bỏ nghi ngờ.

Trong khi đó thiền tông dạy đại nghi đại ngộ. Vậy phải chăng thiền tông đi ngược lại lời dạy của đức phật?
*


Bác Voicon trích dẫn lại đoạn kinh nguyên thủy có liên quan đến thắc mắc này để em tiện thảo luận với bác hơn.
Skywalker
Tôi thì hiểu "đại nghi đại ngộ" nhà Thiền là một lời nhắc nhở thiền giả phải biết tự mình phán xét mọi thứ, kể cả lời của Đức Phật. Nghi đến cùng cực thì mới có cơ hội "ngộ" mục đích tối thượng là Pháp (mà Phật đã tuyên bố rằng nói 49 năm mà vẫn chưa từng nói).

Còn bát chính tam giới ngũ lực ...etc là cột mốc chỉ đường, không mâu thuẫn gì với đích đến.
NVT2002
QUOTE(Skywalker @ Sep 25 2012, 06:53 PM)
Tôi thì hiểu "đại nghi đại ngộ" nhà Thiền là một lời nhắc nhở thiền giả phải biết tự mình phán xét mọi thứ, kể cả lời của Đức Phật. Nghi đến cùng cực thì mới có cơ hội "ngộ" mục đích tối thượng là Pháp (mà Phật đã tuyên bố rằng nói 49 năm mà vẫn chưa từng nói).

Còn bát chính tam giới ngũ lực ...etc là cột mốc chỉ đường, không mâu thuẫn gì với đích đến.
*



Bác giải thích như vậy thì về mặt ngữ nghĩa cũng chưa đúng!
voiconlontalonton
QUOTE(NVT2002 @ Sep 25 2012, 02:19 PM)
QUOTE(voiconlontalonton @ Sep 25 2012, 01:16 PM)
Chào các bác,

Trong khi ở kinh sách nguyên thủy đức phật dạy có 5 nguồn gốc, 5 sức mạnh dẫn tới tăng trưởng trong pháp và luật này là tín, tấn, niệm, định, tuệ. Tín là niềm tin, kể cả các trưởng lão arahant vẫn còn có niềm tin vào đức phật về những điều mình chưa biết. Điều kiện để nhập định là không còn 5 thứ sau: dục tham, sân, hôn trầm thụy niêm, trạo cử hối quá và cuối cùng là nghi. Nhập định không phải là quá cao nhưng cũng đã loại bỏ nghi ngờ.

Trong khi đó thiền tông dạy đại nghi đại ngộ. Vậy phải chăng thiền tông đi ngược lại lời dạy của đức phật?
*


Bác Voicon trích dẫn lại đoạn kinh nguyên thủy có liên quan đến thắc mắc này để em tiện thảo luận với bác hơn.
*



QUOTE
1. - Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này của bậc Hữu học. Thế nào là năm? Tín lực, tàm lực, quý lực, tinh tấn lực, tuệ lực.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín lực?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn". Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là tín lực.

QUOTE
2. - Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này, cuả bậc Hữu học. Thế nào là năm? Tín lực, tàm lực, quý lực, tinh tấn lực, tuệ lực. Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này của bậc hữu học.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau:

3. "Tôi sẽ thành tựu tín lực, được gọi là hữu học lực. Tôi sẽ thành tựu tàm lực, được gọi là hữu học lực. Tôi sẽ thành tựu quý lực, được gọi là hữu học lực. Tôi sẽ thành tựu tinh tấn lực, được gọi là hữu học lực. Tôi sẽ thành tựu tuệ lực, được gọi là hữu học lực". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

QUOTE
1. - Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không cung kính, không tôn trọng, không có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này. Thế nào là năm?

2. Không có lòng tin, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không cung kính, không tôn trọng, không có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này. Không có lòng hổ thẹn... không có lòng sợ hãi... biếng nhác... có ác trí tuệ, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không cung kính, không tôn trọng, không có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không cung kính, không tôn trọng, không có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này.

3. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này. Thế nào là năm?

4. Có lòng tin, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có cung kính, có tôn trọng, có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này. Có lòng hổ thẹn... có lòng sợ hãi... tinh tấn... có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có cung kính, có tôn trọng, có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có cung kính, có tôn trọng, có thể lớn lên, tăng trưởng, lớn mạnh trong Pháp và Luật này.

QUOTE
- Này các Tỷ-kheo, có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Này các Tỷ-kheo, có năm lực này.

QUOTE
1. Một thời, Thế Tôn ở tại Nàlandà, trong rừng Pàvàrikambavana. Lúc bấy giờ, tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) đến tại chỗ Thế Tôn ở, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại, không thể có một vị Sa môn, một vị Bà-la-môn khác nào có thể vĩ đại hơn Thế Tôn, sáng suốt hơn Thế Tôn, về phương diện giác ngộ.

- Này Sàriputta, lời nói của Ngươi thật là đại ngôn, thật là gan dạ. Ngươi thật là rống tiếng rống con sư tử khi Ngươi nói: "Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại, không thể có một vị Sa môn, một vị Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn Thế Tôn, sáng suốt hơn Thế Tôn, về phương diện giác ngộ." Này Sàriputta, có phải Ngươi đã được biết, trong quá khứ, các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, với tâm của Ngươi biết được tâm của tất cả các vị Thế Tôn - Giới đức chư vị Thế Tôn là như vậy, Pháp chư vị Thế Tôn là như vậy, Trí tuệ chư vị Thế Tôn là như vậy, An trú chư vị Thế Tôn là như vậy, Giải thoát chư vị Thế Tôn là như vậy?

QUOTE
Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm, thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm và thụy miên; với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm, thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.

69. Này Ðại vương, như một người mắc nợ, liền làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia mắc nợ nên làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, ta không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.

70. Này Ðại vương, như một người bị bệnh, đau đớn, trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Sau một thời gian người ấy khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Nay ta khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

71. Này Ðại vương, như một người bị nhốt trong ngục. Người ấy sau một thời gian, được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

72. Này Ðại vương, như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Người ấy, sau một thời gian, thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người được giải thoát, được tự do đi lại. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Nay ta thoát cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người được giải thoát, được tự do đi lại". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

73. Này Ðại vương, như một người giàu có, nhiều tài sản, đang đi qua bãi sa mạc, thiếu lương thực, đầy những nguy hiểm. Người ấy, sau một thời gian đã đi khỏi sa mạc, đến đầu làng vô sự, yên ổn, không có nguy hiểm. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia giàu có, nhiều tài sản, đi qua bãi sa mạc thiếu lương thực, đầy những nguy hiểm. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy, đến đầu làng vô sự, yên ổn, không có nguy hiểm". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.

74. Như vậy, này Ðại vương, Tỷ-kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc. Này Ðại vương, cũng như không mắc nợ, như không bệnh tật, như được khỏi tù tội, như được tự do, như đất lành yên ổn, này Ðại vương, Tỷ-kheo quán năm triền cái khi diệt trừ chúng.

75. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
NVT2002
Bác Voi con ơi, bác đừng có copy từng đoạn kinh như vậy. Bác hãy đưa link luôn cả bài kinh thì em đọc em mới thấy cái tổng thể của nó chứ?
voiconlontalonton
Nếu bác muốn tìm link gốc bác có thể copy một phần đoạn trích rồi search là ra. Phần lớn những đoạn trích ở trên trong link này
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo...gchi05-0106.htm

Link sau có nói về lòng tin của trưởng lão Sariputta đối với Thế Tôn, trưởng lão là một trong hai đệ tử đứng đầu, và là đệ tử đứng đầu về trí tuệ:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong28.htm

Link dưới đây nói về toàn bộ sa môn quả, kết quả của hạnh sa môn, trong đó có phần nói về thiền thứ nhất có được sau khi loại bỏ nghi ngờ:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong02.htm
Skywalker
QUOTE(NVT2002 @ Sep 25 2012, 09:53 PM)
QUOTE(Skywalker @ Sep 25 2012, 06:53 PM)
Tôi thì hiểu "đại nghi đại ngộ" nhà Thiền là một lời nhắc nhở thiền giả phải biết tự mình phán xét mọi thứ, kể cả lời của Đức Phật. Nghi đến cùng cực thì mới có cơ hội "ngộ" mục đích tối thượng là Pháp (mà Phật đã tuyên bố rằng nói 49 năm mà vẫn chưa từng nói).

Còn bát chính tam giới ngũ lực ...etc là cột mốc chỉ đường, không mâu thuẫn gì với đích đến.
*



Bác giải thích như vậy thì về mặt ngữ nghĩa cũng chưa đúng!
*



Ồ, NVT nhận xét đúng rồi. Chữ "nghi" và chữ "tín" là cặp mâu thuẫn, vậy tôi xin nói lại: "tín" là cam kết của Đức Phật về giá trị của Pháp (siêu việt tới mức phải đại nghi). Thời ấy chưa có hệ thống chuẩn mực khoa học để người ta có căn cứ khách quan mà kiểm chứng, chân lý của Phật chỉ do thực hành thiền định (duy tâm chủ quan) nên Phật kêu gọi hãy tin Ngài như một ngọn hải đăng duy nhất trên biển. Tín là để có cái sơ đồ tổng quát (12 duyên, 5 uẩn, 8 chính, 4 đế ....vv), Nghi là để tự mình kiểm tra lại sơ đồ và chứng thực chân lý.
NVT2002
QUOTE(Skywalker @ Sep 26 2012, 09:47 AM)
QUOTE(NVT2002 @ Sep 25 2012, 09:53 PM)
QUOTE(Skywalker @ Sep 25 2012, 06:53 PM)
Tôi thì hiểu "đại nghi đại ngộ" nhà Thiền là một lời nhắc nhở thiền giả phải biết tự mình phán xét mọi thứ, kể cả lời của Đức Phật. Nghi đến cùng cực thì mới có cơ hội "ngộ" mục đích tối thượng là Pháp (mà Phật đã tuyên bố rằng nói 49 năm mà vẫn chưa từng nói).

Còn bát chính tam giới ngũ lực ...etc là cột mốc chỉ đường, không mâu thuẫn gì với đích đến.
*



Bác giải thích như vậy thì về mặt ngữ nghĩa cũng chưa đúng!
*



Ồ, NVT nhận xét đúng rồi. Chữ "nghi" và chữ "tín" là cặp mâu thuẫn, vậy tôi xin nói lại: "tín" là cam kết của Đức Phật về giá trị của Pháp (siêu việt tới mức phải đại nghi). Thời ấy chưa có hệ thống chuẩn mực khoa học để người ta có căn cứ khách quan mà kiểm chứng, chân lý của Phật chỉ do thực hành thiền định (duy tâm chủ quan) nên Phật kêu gọi hãy tin Ngài như một ngọn hải đăng duy nhất trên biển. Tín là để có cái sơ đồ tổng quát (12 duyên, 5 uẩn, 8 chính, 4 đế ....vv), Nghi là để tự mình kiểm tra lại sơ đồ và chứng thực chân lý.
*



Bác giải thích như vậy lại càng xa rời vấn đề!
NVT2002
QUOTE(voiconlontalonton @ Sep 25 2012, 10:25 PM)
Nếu bác muốn tìm link gốc bác có thể copy một phần đoạn trích rồi search là ra. Phần lớn những đoạn trích ở trên trong link này
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo...gchi05-0106.htm

Link sau có nói về lòng tin của trưởng lão Sariputta đối với Thế Tôn, trưởng lão là một trong hai đệ tử đứng đầu, và là đệ tử đứng đầu về trí tuệ:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong28.htm

Link dưới đây nói về toàn bộ sa môn quả, kết quả của hạnh sa môn, trong đó có phần nói về thiền thứ nhất có được sau khi loại bỏ nghi ngờ:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong02.htm
*



Em đọc xong kinh Sa Môn Quả rồi. Trong kinh này nói về các kết quả đạt được, chứ không phải nói về con đường để đi đến chỗ đạt được các kết quả đó. Trong khi đó, vấn đề đại nghi đại ngộ của Thiền Tông thì lại nói về giai đoạn khác, khi chưa đạt được các kết quả của hạnh Sa Môn.
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Thiền Học & Tôn Giáo
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.